Vấn đề sử dụng một số thuốc nhó mA

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 80 - 82)

Các thuốc hạng A chiếm tỉ trọng lớn về chi phí sử dụng thuốc, phân tích cơ cấu các thuốc hạng A theo TDDL cho thấy các nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sử dụng thuốc là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc tim mạch, nhóm Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, nhóm thuốc đường tiêu hóa, nhóm thuốc tác dụng đối với máu, nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Cả 5 nhóm thuốc đều có thuốc chứa hoạt chất đắt tiền, hầu như là các thuốc nhập khẩu. Đây cũng chính là lý do các thuốc hạng A tuy chiếm số khoản mục khiêm tốn (22,21%) nhưng lại có giá trị sử dụng cao (79,99%). Kết quả này giúp xác định rõ nhóm thuốc các đơn vị cần tìm thay thế có chi phí điều trị thấp hơn sẵn có trong danh mục thuốc. Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước đặc biệt là các thuốc có khả năng đáp ứng yêu cầu điều trị sẽ làm giảm chi phí sử dụng thuốc.

Trong số 189 thuốc nhóm A có 01 thuốc khoáng chất và vitamin, 24 thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu là những thuốc không cần thiết trong các thuốc nhóm A, cần đưa các thuốc này ra khỏi danh mục các thuốc nhóm A.

70

Việc một tỉ lệ lớn số lượng thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỉ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng trong mô hình bệnh tật của Việt Nam nói chung, cũng như mô hình bệnh tật của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Hiện nay chưa có một quy định chặt chẽ nào cho việc sử dụng nhóm thuốc này. Do đó dễ xảy ra tình trạng lạm dụng kháng sinh trong điều trị, làm gia tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng dẫn đến các bệnh viện đang phải đối mặt nguy cơ các vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

Cụ thể trong 10 thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất trong nhóm A gồm có 06 thuốc kháng sinh (03 thuốc nhóm Cephalosporin (Cefatam 750 thế hệ 1, Ceftibiotic 2000 và Cefoperazone ABR thế hệ 3), 01 thuốc nhóm Penicillin (Moxacin), 01 thuốc nhóm Quinolon (Biviflox), 01 thuốc nhóm aminoglycosid (Medphatobra 80), có 01 thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu (Cerecaps), 01 thuốc tim mạch (S-Lopilcar 2.5), 01 thuốc giảm đau, hạ sốt (Tatanol) và 01 thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase (Nivalin). Do đó để giảm thiểu chi phí sử dụng thuốc thì có thể lựa chọn những thuốc trong cùng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật có giá thành thấp hơn mà vẫn đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Trong 189 thuốc nhóm A, có 24 thuốc thuộc nhóm thuốc cổ truyền và 01 thuốc thuộc nhóm Khoáng chất và vitamin, cần lưu ý đặc biệt và kiểm soát việc sử dụng các thuốc này.

4.2.7. Vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có giá trị sử dụng đứng đầu tại các đơn vị y tế trên địa bàn Tuyên Quang năm 2019-2020. Trong đó Cephalosporin là nhóm được sử dụng nhiều nhất chiếm 25,00% số khoản mục và 37,28% giá trị sử dụng, tiếp theo là nhóm Penicillin chiếm 22,62% số khoản mục và 32.65% giá trị sử dụng của nhóm kháng sinh. Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase chiếm tỉ lệ sử dụng gần 50% trong các kháng sinh nhóm Cephalosporin. Lý do có sự

71

chênh lệch này là do chất lượng thuốc tốt (nhóm 1, nhóm 2), hiệu quả điều trị, thói quen kê đơn của bác sĩ, tác động của trình dược viên… Tuy nhiên việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin như hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngày càng gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Do tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase là cao nhất, nên đề tài tiếp tục phân tích việc sử dụng nhóm thuốc này theo từng phân tuyến, hạng bệnh viện. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase ở tuyến tỉnh là 39,06% thấp hơn so với tuyến huyện là 60,94%. Điều này được giải thích rằng, tại Tuyên Quang, tổng số các cơ sở tuyến huyện nhiều, nên tổng giá trị thuốc sử dụng sẽ lớn, các cơ sở tuyến tỉnh thì chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh là sử dụng nhiều, còn các đơn vị khác đều nhỏ, là các BV chuyên khoa và trung tâm chuyên khoa, nên tổng giá trị sử dụng thuốc nhỏ hơn.

Tỷ lệ sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase ở các bệnh viện Hạng II cao nhất, đạt 45,47%, bệnh viện hạng I là 36,44%, bệnh viện Hạng III là 14,81% và bệnh viện hạng IV là 14,81%.

Từ đó thấy được tình hình sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và Cephalosporin thế hệ 3 kết hợp beta-lactamase của bệnh viện tuyến huyện cao hơn tuyến tỉnh, như vậy là chưa thật hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung tại sở y tế tuyên quang năm 2019 2020 (Trang 80 - 82)