Hiện nay, vấn đề về phân tích kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc theo hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế và phân tích việc thực hiện kết quả trúng thầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài về phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 - 2019 thông qua việc so sánh danh mục thuốc trúng thầu với việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế; bước đầu tìm hiểu một số nguyên nhân các đơn vị không đảm bảo cung ứng đủ 80% hoặc thực hiện vượt 120% giá trị trúng thầu. Từ đó đưa ra kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Sở Y tế Hưng Yên, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc trong những năm tiếp theo.
27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- DMT trúng thầu năm 2018-2019 của Sở Y tế Hưng Yên.
- Báo cáo cung ứng thuốc kỳ thầu 2018-2019 của các cơ sở y tế công lập có trong kế hoạch ĐTMTTT.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2020.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Sở Y tế Hưng Yên. Đại học Dược Hà Nội
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Biến số nghiên cứu 2.2.1. Biến số nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 - 2019.
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu của Mục tiêu 1
STT Biến Định nghĩa/Giải thích Phân loại biến
Kỹ thuật thu thập 1 Thuốc trúng thầu được thực hiện
Khoản mục thuốc trúng thầu được các đơn vị KCB thực hiện
Biến phân loại: 1. Được thực hiện 2. Không được thực hiện Dựa trên tài liệu sẵn có 2 Nhóm tiêu chí kỹ thuật của thuốc
Nhóm tiêu chí kỹ thuật của các thuốc trong danh mục thuốc trúng thầu và danh mục thuốc được thực hiện,
Biến phân loại 1. Nhóm1 G1 2. Nhóm2 G1 3. Nhóm3 G1 Dựa trên tài liệu sẵn có
28
STT Biến Định nghĩa/Giải thích Phân loại biến
Kỹ thuật thu thập
gồm nhóm 1, 2, 3, 4, 5 (trong gói 1: cung ứng thuốc theo tên generic); BDG (trong gói 2: cung ứng thuốc thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị); nhóm 1, 2 (trong gói 3: cung ứng thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu) 4. Nhóm4 G1 5. Nhóm5 G1 6. BDG G2 7. Nhóm1 G3 8. Nhóm2 G3 3 Nhóm tác dụng dược lý của thuốc Nhóm tác dụng dược lý của thuốc được phân chia theo Thông tư số 40/2014/TT- BYT ngày 17/11/2014
1. Thuốc gây tê, gây mê 2. Thuốc giãn cơ, thuốc giải giãn cơ 3. Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid… Dựa trên tài liệu sẵn có 4 Nguồn gốc của thuốc
Xác định theo nguồn gốc của thuốc trúng thầu và được thực hiên mua: sản xuất tại Việt Nam (thuốc trong nước) hoặc sản xuất tại nước ngoài (thuốc nhập khẩu)
Biến phân loại: 1. Thuốc trong nước (sản xuất tại Việt Nam)
2. Thuốc nhập khẩu (sản xuất tại nước ngoài) Dựa trên tài liệu sẵn có 5 Hạng bệnh viện Xác định theo hạng bệnh viện (hạng 1, hạng 2, hạng 3) được phân bổ và thực hiện thuốc trúng thầu
Biến phân loại 3. Hạng 1 4. Hạng 2 5. Hạng 3 Dựa trên tài liệu sẵn có
* Mục tiêu 2: Phân tích một số tồn tại trong việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 – 2019
29
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu của Mục tiêu 2
STT Biến Định nghĩa/Giải thích Phân loại biến thuật Kỹ thu thập
1
Tỷ lệ thực hiện thuốc trúng thầu
Là tỷ lệ giá trị thuốc được thực hiện so với giá trị trúng thầu của từng thuốc, sau đó phân thành 4 nhóm: không thực hiện, thực hiện dưới 80%, thực hiện từ 80% đến 120%, thực hiện trên 120%
Biến phân loại: 1. Không thực hiện 2. < 80% 3. 80-120% 4. > 120% Dựa trên tài liệu sẵn có 2 Nhóm VEN
Phân loại danh mục thuốc theo VEN
Thuốc cấp cứu: V Thuốc thiết yếu: E
Thuốc không cần thiết: N
Biến phân loại: V, E, N Dựa trên tài liệu sẵn có 3 Nhóm kháng sinh
Thuốc trúng thầu được phân loại theo các phân nhóm kháng sinh: cephalosporin, penicillin, carbapenem…
Biến phân loại
Dựa trên tài liệu sẵn có 4 Nhóm cephalosporin theo thế hệ Thuốc kháng sinh cephalosporin trúng thầu được phân loại theo các thế hệ: Thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 3 kết hợp beta- lactamase…
Biến phân loại: 1. Thế hệ 1 2. Thế hệ 2 3. Thế hệ 3 4. Thế hệ 3 kết hợp beta- lactamase 5. Thế hệ 4… Dựa trên tài liệu sẵn có
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu phân tích việc thực hiện thuốc theo kết quả trúng thầu tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh năm 2018-2019.
30
Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 -2019
Phân tích việc thực hiện thuốc theo kết quả trúng thầu tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018-2019
Phân tích một số tồn tại trong việc thực hiện kết quả trúng thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018-2019
- Tỷ lệ thuốc được thực hiện theo số khoản mục và giá trị
- Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nhóm tiêu chí kỹ thuật
- Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nhóm TDDL - Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nguồn gốc - Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo hạng bệnh viện - Cơ cấu thuốc được thực hiện theo phân tích ABC
- Vấn đề về danh mục 74 thuốc không được thực hiện
- Vấn đề về danh mục 4 thuốc thực hiện vượt 120%
- Vấn đề về việc thực hiện thuốc theo nhóm tiêu chí kỹ thuật
- Vấn đề về việc thực hiện thuốc theo nhóm TDDL
- Vấn đề về việc thực hiện thuốc kháng sinh cephalosporin
- Vấn đề về việc thực hiện các thuốc hạng A và hạng B
Nhận xét, so sánh
Bàn luận, kết luận, kiến nghị
Hình 2.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
+ Kỹ thuật thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các tài liệu sẵn có (Kết quả trúng thầu thuốc năm 2018-2019 của Sở Y tế Hưng Yên và báo cáo cung ứng thuốc kỳ thầu 2018-2019 của các cơ sở y tế công lập có trong kế hoạch ĐTMTTT)
+ Công cụ thu thập: Xây dựng biểu mẫu để thu thập dữ liệu từ mẫu
31
2.2.4. Mẫu nghiên cứu
Danh mục thuốc trúng thầu năm 2018-2019 và các báo cáo thực hiện kết quả trúng thầu năm 2018-2019 của các cơ sở y tế công lập bao gồm 958 khoản mục thuốc.
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
* Các số liệu nghiên cứu được thu thập trên tài liệu sẵn có bằng bản giấy có tính pháp lý và bản điện tử của các tài liệu đó. Dữ liệu trên bản điện tử là dữ liệu trên excel
- Bước 1: Đánh mã số từng thuốc trong DMT trúng thầu. Mã số theo nguyên tắc: “Mã thuốc. STT HSMT”
“Mã thuốc”: G1 (Gói 1: cung ứng thuốc generic); G2 (Gói 2: cung ứng thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị); G3 (Gói 3: cung ứng thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu)
STT HSMT là số thứ tự của mỗi thuốc trong hồ sơ mời thầu
Việc đánh mã số như vậy đảm bảo không có thuốc nào trong danh mục thuốc trúng thầu bị trùng lặp
- Bước 2: Làm sạch dữ liệu từng mẫu nghiên cứu bằng cách: so sánh các dữ liệu trùng nhau do báo cáo sai, nhầm lẫn, loại bỏ thông tin thừa.
- Bước 3: DMT trúng thầu làm gốc, có các trường thông tin: mã số thuốc, nhà thầu trúng thầu, tên thuốc, nồng độ hàm lượng, đường dùng - dạng bào chế, nhóm thuốc, hãng - nước sản xuất, đơn vị tính, đơn giá trúng thầu, tổng số lượng trúng thầu, số lượng trúng thầu phân bổ cho từng đơn vị. Các đơn vị xếp lần lượt theo cột dọc. Mỗi mã số thuốc là một hàng ngang.
- Bước 4: Dùng Excel, lệnh Vlookup để đánh mã số thuốc vào các mẫu nghiên cứu Báo cáo thực hiện kết quả thầu năm 2018-2019 của các đơn vị.
32
- Bước 5: Dùng lệnh Vlookup để thu thập dữ liệu vào Biểu mẫu từ các báo cáo thưc hiện kết quả thầu năm 2018-2019 của từng đơn vị.
Sau khi thu thập theo biểu mẫu thông tin của từng đơn vị, kiểm tra lại số liệu để phát hiện sai số do đơn vị báo cáo sai. Ví dụ: có báo cáo số lượng mua nhưng không có phân bổ trong Quyết định trúng thầu.
Sử dụng Pivot Tablet và các hàm Excel để lọc ra các giá trị cần tính. Đọc giá trị, số lượng vào các bảng phụ để tính tỷ lệ %.
* Các phương pháp phân tích số liệu: - Phương pháp thống kê, mô tả
- Phương pháp tỷ trọng Cách tính kết quả:
Bảng 2.3. Các chỉ số sử dụng trong nghiên cứu
TT Chỉ số Cách tính
1 Giá trị thuốc Giá trị = Đơn giá x Số lượng
2
Tỷ lệ % SKM (giá trị) thực hiện/ trúng thầu
SKM (giá trị) thuốc được thực hiện
x 100% SKM (giá trị) thuốc trúng thầu
3 Cơ cấu tỷ lệ % theo giá trị
Giá trị tiền thuốc của từng nhóm
x 100% Tổng giá trị tiền thuốc của các nhóm
* Sử dụng Pivot table để tính số khoản mục thuốc không thực hiện, thực hiện không đạt 80%, từ 80-120%, trên 120%.
* Phương pháp phân tích ABC: Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và tiến hành phân tích ABC với các bước sau
- Bước 1: Liệt kê các khoản mục được thực hiện - Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi khoản mục
33
+ Đơn giá của thuốc
+ Số lượng khoản mục được thực hiện
- Bước 3: Tính giá trị khoản mục bằng cách nhân đơn giá và số lượng thực hiện. Tổng giá trị bằng tổng tất cả các mặt hàng.
- Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi mặt hàng bằng cách lấy giá trị của mỗi khoản mục chia cho tổng giá trị.
Sắp xếp lại các mặt hàng theo thứ tự phần trăm giảm dần
- Bước 5: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi mặt hàng, bắt đầu với mặt hàng số 1, sau đó cộng với mặt hàng tiếp theo trong danh sách
- Bước 6: Phân hạng cho các mặt hàng như sau:
+ Hạng A: gồm những mặt hàng chiếm 75-80% tổng giá trị + Hạng B: gồm những mặt hàng chiếm 10-15% tổng giá trị + Hạng C: gồm những mặt hàng chiếm 5-15% tổng giá trị tiền * Phương pháp phân loại VEN các thuốc không sử dụng.
2.2.6. Trình bày và báo cáo kết quả
Các kết quả nghiên cứu được trình bày bằng phần mềm Microsoft Word 2010 dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, đồ thị và sơ đồ.
34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích việc thực hiện thuốc theo kết quả trúng thầu tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 – 2019 cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 – 2019
3.1.1. Tỷ lệ thuốc được thực hiện theo số khoản mục và giá trị
Phân tích số khoản mục và giá trị thuốc trúng thầu và được các cơ sở y tế thực hiện tại tỉnh Hưng Yên năm 2018-2019, kết quả như sau:
Bảng 3.1. Tỷ lệ thuốc trúng thầu được thực hiện và không được thực hiện
TT Nội dung Trúng thầu Được thực
hiện Tỷ lệ (%) Không thực hiện Tỷ lệ (%) 1 SKM 958 884 92,28 74 7,72 2 Giá trị (triệu VNĐ) 412.578 308.472 74,77 104.106 25,23 Nhận xét:
Trong tổng giá trị khoảng 412.578 triệu đồng trúng thầu tại Sở Y tế Hưng Yên năm 2018-2019, các đơn vị đã thực hiện được khoảng 308.472 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 74,77%. Tỷ lệ giá trị thực hiện này tuy khá cao, nhưng vẫn chưa đạt được 80% theo quy định. Vẫn còn khoảng 104 tỷ tiền thuốc chưa được thực hiện.
Tính theo số khoản mục, trong số 958 khoản mục trúng thầu, chỉ có 884 khoản mục được thực hiện (tương ứng 92,28%). Tỷ lệ thực hiện theo SKM đã đạt được trên 80%. Tuy nhiên vẫn còn 74 khoản mục chưa được thực hiện. Trong số 74 khoản mục chưa được thực hiện đó có thể bao gồm các thuốc cấp cứu mặc dù không sử dụng nhưng vẫn phải có mặt trong danh mục thuốc tại bệnh viện, và có thể bao gồm cả những mặt hàng thuốc không cần thiết. Vấn đề này sẽ được làm rõ tại Mục tiêu 2 khi phân tích VEN 74 thuốc không được thực hiện nêu trên.
35
3.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nhóm tiêu chí kỹ thuật tiêu chí kỹ thuật
Phân tích số khoản mục và giá trị của các thuốc được thực hiện so với trúng thầu theo nhóm tiêu chí kỹ thuật trên danh mục thuốc của các đơn vị báo cáo, kết quả như sau:
Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và được thực hiện theo nhóm TCKT
TT Nhóm thuốc
Số khoản mục Giá trị (triệu VNĐ) Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ (%) Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ (%) I Gói thuốc generic
1 Nhóm 1 261 244 93,49 151.677 121.010 79,78 2 Nhóm 2 113 101 89,38 88.819 64.765 72,92 3 Nhóm 3 324 299 92,28 71.161 48.355 67,95 4 Nhóm 4 34 33 97,06 13.901 9.068 65,23 5 Nhóm 5 44 40 90,91 12.941 10.289 79,51 Tổng 776 717 92,40 338.500 253.487 74,89
II Gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
6 BDG 95 92 96,84 44.788 34.073 76,08
III Gói thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu
7 Nhóm 1 77 65 84,42 26.927 19.245 71,47 8 Nhóm 2 10 10 100,00 2.363 1.667 70,54 Tổng 87 75 86,21 29.290 20.912 71,39
Tổng số 958 884 92,28 412.578 308.472 74,77
Nhận xét:
Về số khoản mục, tỷ lệ các thuốc được thực hiện ở cả 3 gói là 92,28%. Trong đó gói thuốc generic đạt 92,40%; gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đạt 96,84%; gói thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đạt 86,21%.
36
Về tổng giá trị thực hiện, gói thuốc generic đạt tỷ lệ 74,89%; gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đạt 76,08%; gói thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền đạt 71,39%. Cả 3 gói đều có tỷ lệ giá trị thực hiện chưa đạt 80%.
Trong gói thuốc generic, tính theo số khoản mục nhóm 2 có tỷ lệ thấp nhất trong 5 nhóm (89,38%). Tuy nhiên, tính theo giá trị, nhóm 3 lại có tỷ lệ thực hiện thấp thứ 2 (với tỷ lệ 67,95%), chỉ cao hơn nhóm 4 (có tỷ lệ 65,23%). Tỷ lệ này thấp hơn hẳn tỷ lệ tính theo giá trị thực hiện trung bình của cả 3 gói thuốc (74,77%). Có thể thấy nhóm 3 là nhóm các thuốc sản xuất trong nước, là những mặt hàng được nhà nước khuyến khích sử dụng thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu, do đó tỷ lệ thực hiện của các thuốc nhóm 3 gói generic như vậy chưa hợp lý. Vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong Mục tiêu 2.
3.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý tác dụng dược lý
Phân tích số khoản mục và giá trị thuốc được thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý trên danh mục thuốc báo cáo của các đơn vị, kết quả như sau:
Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và được thực hiện theo nhóm TDDL
TT Nhóm tác dụng dược lý
Số khoản mục Giá trị (triệu VNĐ) Trúng thầu Thực hiện Tỷ lệ TH/TT (%) Trúng thầu Tỷ lệ cơ cấu (%) Thực hiện Tỷ lệ cơ cấu (%) Tỷ lệ TH/TT