Vấn đề về việc thực hiện các thuốc hạn gA và hạng B

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh hưng yên năm 2018 2019 (Trang 69 - 83)

Theo kết quả đã nghiên cứu trong danh mục thuốc được thực hiện, các thuốc hạng A có tỷ lệ SKM chiếm 19,01% phù hợp với lý thuyết (chiếm từ 10-20% tổng số sản phẩm). Tuy nhiên nghiên cứu vẫn tiếp tục phân tích sâu hơn cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.20. Cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng dược lý

Nhóm thuốc

Số khoản mục Giá trị ( triệu VNĐ) Số lượng Tỷ lệ

(%) Giá trị

Tỷ lệ (%)

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống

nhiễm khuẩn 36 21,43 71.027 28,79 Thuốc tim mạch 46 27,38 66.334 26,89 Hocmon và các thuốc tác động vào

hệ thống nội tiết 26 15,48 54.569 22,12 Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu 18 10,71 14.973 6,07 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải,

cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

7 4,17 8.710 3,53

Thuốc tác dụng đối với máu 7 4,17 6.492 2,63 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 8 4,76 5.275 2,14 Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm

không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

4 2,38 5.160 2,09

Thuốc đường tiêu hóa 6 3,57 3.775 1,53 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 1 0,60 3.605 1,46 Khoáng chất và vitamin 2 1,19 2.453 0,99 Thuốc dùng chẩn đoán 2 1,19 1.816 0,74 Thuốc giãn cơ và ức chế 2 1,19 840 0,34

60

cholinesterase

Thuốc giải độc và các thuốc dùng

trong trường hợp ngộ độc 1 0,60 641 0,26 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu

sau đẻ và chống đẻ non 1 0,60 537 0,22 Thuốc chống rối loạn tâm thần 1 0,60 487 0,20

Tổng số 168 100 246.692 100

Nhận xét:

Trong số 168 khoản mục thuốc hạng A được các đơn vị thực hiện có 02 khoản mục thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin; 18 khoản mục thuốc thuộc nhóm thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị (28,79%), nhưng chỉ chiếm 21,43% tính theo số khoản mục, xếp sau nhóm thuốc tim mạch (27,38%). Nhóm thuốc tim mạch có tỷ lệ tính theo giá trị các thuốc được thực hiện là 26,89%. Tiếp theo là nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với 26 thuốc chiếm 15,48% tính theo số khoản mục và 22,12% tổng giá trị các thuốc hạng A.

Thuốc hạng A là tập hợp các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất, nhưng lại bao gồm 20 thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin; nhóm thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu. Điều này là không hợp lý. Vì vậy đề tài tiến hành phân tích sâu hơn các mặt hàng thuộc 2 nhóm thuốc này nằm trong thuốc hạng A, có số liệu sau:

Bảng 3.21. Danh mục 20 thuốc không hợp lý thuộc hạng A

TT Tên thuốc Đơn vị tính Giá trị thực hiện (triệu VNĐ)

1 Tuần hoàn não Thái Dương Viên 1.703 2 Hoạt huyết thông mạch

P/H Viên 1.405 3 Setblood (B1+B6+B12) Viên 1.364

61

4 Cerecaps Viên 1.176 5 Hoạt huyết dưỡng não Viên 1.119 6 Hoạt huyết Thephaco Viên 1.107 7 3B-Medi (B1+B6+B12) Viên 1.089 8 Bổ Gan P/H Viên 1.046 9 Thanh nhiệt tiêu độc

LiverGood Viên 851 10 Crila Forte Viên 809 11 Cebraton Viên 764 12 Actiso PV Viên 659 13 Diệp hạ châu - Medi Viên 637 14 Hoạt huyết dưỡng não Viên 611 15 Dưỡng tâm an thần Viên 576 16 Phyllantol Viên 541 17 Bài thạch Viên 533 18 Atiliver Diệp hạ châu Viên 529 19 Thuốc Ho P/H Lọ 496 20 Hoạt huyết dưỡng não Viên 414

Tổng 17.425

Nhận xét:

Tổng giá trị thực hiện của 20 khoản mục thuốc thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin, nhóm thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu trong hạng A chiếm hơn 17 tỉ đồng.

Theo kết quả nghiên cứu, hạng B chiếm 25,90% tổng số khoản mục, như vậy không hợp lý so với lý thuyết các thuốc hạng B (chiếm 10% - 20%). Phân tích sâu hơn các nhóm tác dụng dược lý thuộc hạng B, thu được kết quả như sau:

62

Bảng 3.22. Cơ cấu thuốc hạng B theo nhóm tác dụng dược lý

Nhóm TDDL SKM Tỷ lệ Giá trị thực hiện

(triệu VNĐ) Tỷ lệ

Thuốc tim mạch 44 19,21 9.936 21,46

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm

khuẩn 36 15,72 7.411 16,01

Thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu 19 8,30 4.235 9,15

Thuốc đường tiêu hóa 23 10,04 4.060 8,77

Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 16 6,99 3.233 6,98

Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội

tiết 15 6,55 3.052 6,59

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng

acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác 10 4,37 1.779 3,84

Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

10 4,37 1.770 3,82

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường

hợp ngộ độc 6 2,62 1.318 2,85

Thuốc tác dụng đối với máu 5 2,18 1.258 2,72

Thuốc chống rối loạn tâm thần 7 3,06 1.080 2,33

Khoáng chất và vitamin 6 2,62 987 2,13

Thuốc gây tê, mê 6 2,62 966 2,09

Thuốc chống co giật, chống động kinh 5 2,18 904 1,95

Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 4 1,75 762 1,65

Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 3 1,31 653 1,41

Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và

chống đẻ non 4 1,75 651 1,41

Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch 3 1,31 548 1,18

Thuốc lợi tiểu 2 0,87 512 1,11

Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 2 0,87 416 0,90

Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 1 0,44 371 0,80

Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,44 276 0,60

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường

hợp quá mẫn 1 0,44 121 0,26

Tổng 229 100,0 46.297 100,0

63

Kết quả cho thấy, trong các thuốc hạng B có 6 khoản mục thuốc thuộc nhóm khoáng chất và vitamin, 19 khoản mục thuốc thuộc nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Giá trị tiền thuốc được thực hiện của cả 2 nhóm này chiếm 11,28% tổng giá trị tiền thuốc của hạng B.

Nghiên cứu tiếp tục phân tích 25 mặt hàng thuộc 2 nhóm khoáng chất, vitamin và thuốc cổ truyền trong các thuốc hạng B, kết quả được chỉ ra trong bảng sau:

Bảng 3.23. Danh mục 25 thuốc không hợp lý thuộc hạng B

TT Tên thuốc Đơn vị

tính Giá trị thực hiện (triệu VNĐ) 1 Dubemin Injection (Vitamin B1 + B6 + B12) Ống 314 2 Vitamin B1 TW3 (Vitamin B1) Viên 201 3 Milgamma N (Vitamin B1 + B6 + B12) Ống 151 4 Methycobal Injection 500µg (Mecobalamin) Ống 119 5 Calcium Folinat Inj 10mg/ml 5ml 1's

(Calcium folinate, 10mg/ml Folinic acid) Lọ 106

6

Vitasmooth

(Calci (Calci carbonat) + Cholecalciferol (vitamin D3))

Viên 95,9

7 Bibiso Tab Viên 380

8 Bibiso Viên 341

9 Đại tràng hoàn P/H Gói 332 10 Frentine Viên 315

11 Hyđan Viên 296

12 Siro trị ho Slaska Lọ 285 13 Hoạt huyết dưỡng não ACP Viên 269 14 Phong tê thấp Viên 267 15 Viên sáng mắt Viên 258 16 Kim tiền thảo HM Gói 222

64

17 Hoastex Chai 220 18 Vạn xuân hộ não tâm Viên 182 19 Thuốc Ho bổ phế chai 158 20 Thuốc ho bổ phế chỉ khái lộ Chai 148 21 Thuốc ho thảo dược Chai 135 22 Kim tiền thảo Viên 127 23 Hoa đà tái tạo hoàn Gói 108 24 An Thần Viên 98,4 25 Thuốc cam Hàng Bạc gia truyền Tùng

Lộc Gói 95,5

Tổng 5.222

Nhận xét:

Kết quả cho thấy 25 mặt hàng thuốc thuộc nhóm khoáng chất, vitamin và nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu thuộc hạng B có tổng giá trị thực hiện khoảng hơn 5 tỉ đồng.

20 mặt hàng không hợp lý thuộc hạng A và 25 mặt hàng không hợp lý thuộc hạng B được nêu ra trong mục này là những mặt hàng các đơn vị cần cân nhắc hạn chế sử dụng trong những năm tiếp theo để giảm tình trạng sử dụng quá dàn trải nhiều loại thuốc, nên tập trung nguồn lực để tăng giá trị sử dụng các loại thuốc điều trị thiết yếu.

65

Chương 4. BÀN LUẬN

Sở Y tế Hưng Yên đã thực hiện đấu thầu thuốc tập trung từ năm 2011 cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác đấu thầu thuốc và việc thực hiện thuốc theo kết quả trúng thầu tại Sở Y tế Hưng Yên. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 -2019”.

Kết quả đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc năm 2018-2019 tại tỉnh Hưng Yên sẽ là một trong các cơ sở để giúp hoàn thiện hơn công tác tổ chức đấu thầu tại Sở Y tế và công tác thực hiện kết quả trúng thầu tại các đơn vị y tế trên địa bàn cho những năm sau.

4.1. Phân tích việc thực hiện thuốc theo kết quả trúng thầu tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 – 2019 cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2018 – 2019

4.1.1. Tỷ lệ thuốc được thực hiện theo số khoản mục và giá trị

Thông tư số 11/2016 về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập quy định yêu cầu các đơn vị y tế đảm bảo sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc đã báo cáo về Đơn vị mua thuốc tập trung (trừ thuốc cấp cứu, thuốc chống độc và thuốc hiếm). Theo kết quả nghiên cứu, tổng số khoản mục thuốc được thực hiện chiếm 92,28% so với tổng số khoản mục thuốc trúng thầu; tổng giá trị các thuốc được thực hiện chiếm 74,77% tổng giá trị trúng thầu. Kết quả này vẫn chưa đạt theo quy định tại Thông tư số 11/2016.

So sánh với việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung tại một số tỉnh khác cho thấy: kết quả tại Sở Y tế Hưng Yên cao hơn kết quả thực hiện tại Sở Y tế Đồng Nai năm 2017 với tỷ lệ thực hiện theo số khoản mục là 88%, theo tổng giá trị là 61,6% [21] và Sở Y tế Nghệ An năm 2017-2018 với tỷ lệ thực hiện theo số khoản mục là 80,04%, theo tổng giá trị là 40,3% [20]. So sánh với việc thực hiện kết quả trúng thầu tại Sở Y tế Thanh Hóa năm

66

2018 cho thấy tỷ lệ thuốc được thực hiện theo tổng số khoản mục của tỉnh Hưng Yên tương đương (92%) nhưng lại cao hơn về tỷ lệ thuốc được thực hiện theo tổng giá trị tại tỉnh Thanh Hóa (58%) [10].

Mặc dù tỷ lệ thuốc được thực hiện tính theo tổng giá trị chưa đạt 80%, nhưng với tỷ lệ khá cao (74,23%) cho thấy việc thực hiện thuốc thực tế tại các đơn vị cũng tương đối sát với số lượng trúng thầu mà các đơn vị được phân bổ.

4.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nhóm tiêu chí kỹ thuật tiêu chí kỹ thuật

Không có nhóm thuốc nào trong 3 gói thầu được thực hiện đạt 80% so với giá trị trúng thầu.

Trong ba gói thầu, gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có tỷ lệ thực hiện lớn nhất cả về số khoản mục và giá trị (lần lượt là 96,84% và 76,08%). Điều này cũng phù hợp vì theo ý kiến của hội đồng xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, nhóm thuốc biệt dược gốc là nhóm thuốc bị giới hạn sử dụng tại đơn vị, tuy nhiên đây lại là những thuốc các bác sĩ lựa chọn đầu tay do hiệu quả điều trị cao hơn so với các thuốc thuộc gói generic.

Gói thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có tỷ lệ thực hiện thấp nhất trong 3 gói, lần lượt là 86,21% tính theo số khoản mục và 71,39% tính theo tổng giá trị. Điều này hợp lý vì các thuốc tân dược là thuốc điều trị bệnh cấp tính và mãn tính, ngược lại, các thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu chủ yếu điều trị các bệnh mãn tính hoặc dùng để hỗ trợ điều trị, sử dụng ít trong các trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh cấp tính.

Trong các nhóm thuốc thuộc gói thầu generic, nhóm thuốc có nhóm tiêu chí kĩ thuật là nhóm 1 có tỷ lệ được thực hiện tính theo giá trị cao nhất (79,78%) vì các thuốc thuộc nhóm này là các thuốc cần thiết trong quá trình điều trị, tính hiệu quả điều trị chỉ đứng sau thuốc thuộc nhóm biệt dược gốc

67

hoặc tương đương điều trị. Nhóm 5 có số khoản mục thuốc trúng thầu thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 4,59% so với tổng số khoản mục của danh mục trúng thầu, nhưng tỷ lệ thực hiện tính theo giá trị thuốc của các thuốc thuộc nhóm 5 khá cao (79,51%), chỉ đứng sau nhóm 1. Có thể do nhóm 5 đa số bao gồm các thuốc có đơn giá thấp so với thuốc thuộc nhóm 1, 2, 3, 4 cùng hoạt chất, nồng độ hàm lượng, nên tính về hiệu quả kinh tế, đơn vị ưu tiên dùng thuốc thuộc nhóm 5.

Gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có tỷ lệ thực hiện thấp nhất. Đây là nhóm thuốc thuốc dự trù không chính xác nhiều nhất. Các đơn vị cần lưu ý khi dự trù và Sở Y tế cần lưu ý khi xây dựng danh mục đấu thầu.

Khi so sánh với kết quả thực hiện tại Sở Y tế Thanh Hóa năm 2018, có thể thấy, tác giả Lê Anh Hiếu cũng chỉ ra trong 3 gói thầu, gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị tại Thanh Hóa cũng có tỷ lệ thực hiên cao nhất cả về số khoản mục và giá trị. Còn gói thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu lại có tỷ lệ thấp nhất. Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện về giá trị thuốc ở tỉnh Thanh Hóa năm 2018 thấp hơn ở tỉnh Hưng Yên: gói thuốc generic 56%, gói thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị 62%, gói thuốc cổ truyền thuốc dược liệu 51% [10].

4.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nhóm tác dụng dược lý tác dụng dược lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ giá trị thực hiện là 66,64% không đạt 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng cao hơn tỷ lệ giá trị thuốc được thực hiện tại Sở Y tế Nghệ An năm 2017-2018 (34,30%) và tại Sở Y tế Thanh Hóa năm 2018 (55,6%). Vấn đề này có thể là do đây là nhóm thuốc điều trị quan trọng, các đơn vị đã dự trù nhiều khoản mục cho mỗi loại hoạt chất để có thêm sự lựa

68

chọn thay thế trong trường hợp nguồn cung không đảm bảo do yếu tố khách quan từ phía nhà thầu.

Trong các nhóm thuốc, nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch; nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần có tỷ lệ giá trị thuốc được thực hiện cao nhất (lần lượt 93,94%, 93,81%). Hai nhóm thuốc này có số khoản mục trúng thầu ít so với tổng số khoản mục (8/958 KM và 22/958 KM). Nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch chỉ được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên là đơn vị duy nhất đã có chuyên khoa Ung bướu đi vào hoạt động. Nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần được sử dụng chủ yếu tại Bệnh viện Tâm thần kinh. Như vậy cho thấy hai bệnh viện đã dự trù số lượng khá sát trong hai nhóm thuốc nêu trên.

Nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, nhóm thuốc tim mạch có giá trị trúng thầu cao nhất đồng thời có tỷ lệ giá trị thuốc được thực hiện cao trên 80% (87,67% và 83,03%). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế và mô hình bệnh tật tại Việt Nam với các bệnh phổ biến là các bệnh mãn tính không lây như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch.

Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin nằm trong nhóm các chế phẩm bổ sung được sử dụng nhằm duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu chưa cho thấy lợi ích rõ rệt trong việc phòng ngừa tiên phát và thứ phát các bệnh mãn tính không liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng. Tuy nhiên nhóm thuốc này có giá trị trúng thầu khá cao (5,78 tỉ đồng), chiếm 1,4% tổng giá trị trúng thầu và tỷ lệ giá trị thuốc được thực hiện của nhóm này là 69,41%. Đây là nhóm thuốc các đơn vị cần cân nhắc khi dự trù trong danh mục đấu thầu.

69

4.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu và thuốc được thực hiện theo nguồn gốc gốc

Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu có tỷ lệ số khoản mục được thực hiện tương đương nhau

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh hưng yên năm 2018 2019 (Trang 69 - 83)