1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

GIỐNG LÚA NẾP ĐẶC SẢN CỰC SỚM 101 (ĐSCS 101) pot

4 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 163,96 KB

Nội dung

- Kháng rầy nâu khá, nhiễm đạo ôn từ trung bình - nặng, nhiễm khô vằn vừa.. - Nhược điểm chính của giống ĐSCS 101 là : Độ thuần giống chưa cao, gạo hơi gẫy, nhiễm khô vằn, Đạo ôn nhẹ...

Trang 1

GIỐNG LÚA NẾP ĐẶC SẢN CỰC

SỚM 101 (ĐSCS 101)

Trang 2

1 Nguồn gốc:

- Tác giả: Hoàng Văn Phần và CTV - Viện CLT & CTP, Viện KHNN

VN

- Nguồn gốc: Giống lúa nếp đặc sản cực sớm được tạo ra từ tổ hợp lai kép: IRi352/nếp 415/TK90/Ir

- Khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2001 -2002

- Công nhận tạm thời (công nhận sản xuất thử) năm 2004

- Từ năm 2004 giống lúa nếp ĐSCS 101 đã đưa sản xuất thử tại nhiều điểm thuộc các tỉnh: Hà Tây, Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Điện Biên, Lào và Viện lúa ĐBSCL

2 Đặc điểm giống:

-Là giống cảm ôn, có TGST cực ngắn: 125-130 ngày vụ Xuân, 95-100 ngày vụ Mùa (ngắn hơn giống IRi352 từ 10-15 ngày)

- Cây cao trung bình (85-90 cm)

- Đẻ nhánh khá, góc lá hẹp, gọn khóm, trỗ bông tập trung

- Bông hơi ngắn, số hạt/bông: 75-80 hạt, tỷ lệ lép thấp (5,6%)

Trang 3

- Hạt bầu, màu vàng sáng, khối lượng 1000 hạt: 25-26g

- Chịu rét tốt, chống đổ yếu

- Kháng rầy nâu khá, nhiễm đạo ôn từ trung bình - nặng, nhiễm khô vằn vừa

- Năng suất: giống lúa nếp ĐSCS 101 có năng suất bình quân 40-45tạ/ha, cao nhất là 50-55 tạ/ha (thấp hơn IRi 352:3-4%)

Chất lượng gạo: giống lúa nếp ĐSCS 101 có chất lượng thương phẩm tương đương với giống nếp 415 và TK 90, cpm dẻo, thơm, nhẹ

- Nhược điểm chính của giống ĐSCS 101 là : Độ thuần giống chưa cao, gạo hơi gẫy, nhiễm khô vằn, Đạo ôn nhẹ

3 Quy trình kỹ thuật:

- Thời vụ gieo trồng:

Vụ Xuân muộn: gieo từ 25/1 đến 5/2, cấy khi tuổi mạ 4 lá (đối với với

mạ dợc) và khoảng 14-16 ngày (đối với mạ gieo sân)

Vụ Mùa: gieo trà Mùa sớm hoặc Mùa trung, gieo từ 6-25/6, cấy khi tuổi mạ 18-20 ngày (mạ dược)

Trang 4

- Kỹ thuật chăm sóc:

Mật độ cấy: 45-50 khóm/m2, mỗi khóm 2-3 dảnh

Lượng phân bón cho mỗi sào bắc bộ (360m2): 400-500 kg phân chuồng, 7-8kg đạm urê, 7-8kg kali

- Cách bón: Bón tập trung giai đoạn đầu cụ thể bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và 1/3 lượng đạm trước khi bừa cấy

- Bón thúc khi lúa hồi xanh bén rễ (sau cấy 10 -15 ngày): 2/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali kết hợp làm cỏ sục bùn lần 1 Làm cỏ lần 2 sau lần 1 từ

15 đến 20 ngày

- Bón đón đòng khi lúa đứng cái: bón kết hợp lượng kali còn lại

- Giống lúa nếp ĐSCS 101 là giống lúa đặc thù có TGST cực ngắn, có thể đưa vào cơ cấu giống lúa Mùa sớm, Xuân muộn trên chân đất 3 vụ (trồng cây vụ Đông) ở các tỉnh phía Bắc, hoặc Hè thu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w