Văn 8 - Tuần 21

7 261 0
Văn 8 - Tuần 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 21 - Tiết 81 Ngày soạn: 17/1/2010 Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) A. Mục tiêu. - Giúp hs cảm nhận đợc niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó qua đó hiểu đợc vẻ đẹp tâm hồn của Bác : vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa nh một "khách lâm tuyền" ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên. - Hiểu đợc giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ. - G/dục tình yêu thiên nhiên, niềm kính yêu đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. B. Chuẩn bị. - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu - HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi sgk C. Tiến trình dạy - học. - Tổ chức. - Kiểm tra: ? Đọc thuộc lòng bài Khi con tu hú? Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật? - Bài mới. - Gv gọi hs đọc phần chú thích (*) sgk. ? Nêu sự hiểu biết của em về tác giả? ? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? - Gv giới thiệu tranh minh hoạ sgk. - Gv yêu cầu hs nhận diện thể thơ và cách đọc (ngắt nhịp, giọng điệu ) - Hs đọc - Gv nhận xét và rút ra cách đọc chính xác, sau đó gv đọc mẫu. ? Em hiểu ntn về tiêu đề bài thơ "Tức cảnh Pác Bó " ? ?Em đồng ý với nhận xét nào sau đây về giọng điệu của bài thơ ? ? Bài thơ đợc làm theo thể thơ nào? ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? ? Câu 1 nói về việc gì? ? Hãy quan sát câu thơ thứ nhất? ? Nêu nội dung của câu thơ? ? Tìm yếu tố nghệ thuật có trong câu thơ ? ? Phép đối đó có sức diễn tả sự việc và con ngời ntn ? I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả - Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu và là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. 2. Tác phẩm - Tháng 2-1941 Bác Hồ về nớc trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nớc, cuộc sống và điều kiện làm việc hết sức gian khổ song Bác lại cảm thấy rất thoải mái. Tức cảnh Pác Bó đợc sáng tác trong điều kiện nh vậy. II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Đọc, chú thích. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc nhng vẫn toát lên ý phóng khoáng, mới mẻ, nên khi đọc ngắt nhịp 4/3, giọng thơ thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái, vui tơi. - Cảnh Pác Bó tạo nên cảm xúc để Bác cất thành lời thơ tức cảnh - Nhẹ nhàng, vui tơi. * Thể thơ. - Thất ngôn tứ tuyệt đờng luật (viết chữ quốc ngữ) 2. Bố cục. - Cảnh sinh hoạt và làm việc ở Pác Bó (Câu 123) - Cảm nghĩ của Bác (Câu 4) 3. Phân tích. a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó. Sáng ra bờ suối tối vào hang - Nói về việc ở và sinh hoạt hàng ngày của Bác. - Nghệ thuật: phép đối Đối vế câu: sáng ra bờ suối / tối vào hang. Đối thời gian: sáng / tối. Đối sự vật: suối / hang. Đối hoạt động: ra / vào. Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng ? Hành động ra suối, vào hang có ý nghĩa gì ? ? Câu thơ cho ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó ? ? ở câu thơ thứ hai cho biết trong bữa ăn của Bác luôn có sẵn những thức ăn gì ? Đó là bữa ăn nh thế nào ? ? Hình ảnh thơ đó gợi cho em suy nghĩ gì về con ngời cách mạng với thiên nhiên ở Pác Bó ? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ đầu ? Từ đó giúp em hiểu gì về tâm trạng của ngời làm thơ ? ? Hãy tìm phép đối có trong câu thơ thứ 3? ? Phép đối đó có ý nghĩa gì ? ? Từ những phân tích trên cho em hiểu ntn về hình ảnh ngời cách mạng ? ? Câu thơ cuối cùng Bác đã nhận xét ntn về cuộc sống ở Pác Bó ? ? Em hiểu cái "sang" của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này là thế nào ? ? Hãy tìm ra sự khác nhau giữa quan niệm của Bác Hồ và ngời x- a về cách sống ? ? Niềm vui trớc cái "sang" của cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu gì về vẻ đẹp trong cách sống của Bác? ? Bài thơ giúp chúng ta hiểu gì về những ngày Bác sống và làm việc ở Pác Bó ? ? Qua đó, giúp em hiểu thêm điều cao quý nào ở con ngời HCM ? ? Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? của con ngời. - Ra suối: ra nơi làm việc. - Vào hang: vào nơi sinh hoạt hàng ngày. Cuộc sống hài hoà, th thái và có ý nghĩa của ngời cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng - Bữa ăn của Bác luôn có sẵn cháo ngô và măng rừng Bữa ăn đơn sơ, giản dị nhng chan chứa tình cảm bởi đó là những thứ do thiên nhiên ban tặng và con ngời cung cấp. Con ngời cách mạng luôn biết sống gắn bó hoà hợp với thiên nhiên, đất nớc, nhân dân lao động nghèo khổ của mình. Giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng, vui tơi thể hiện trạng thái tâm hồn lạc quan, tự tin, luôn say mê cuộc sống cách mạng, hoà hợp với thiên nhiên và con ngời Pác Bó. * Phép đối: - Đối ý: điều kiện làm việc/ tính chất công việc. Bàn đá chông chênh/ dịch sử Đảng - Đối thanh: Bằng (chông chênh) / Trắc (dịch sử Đảng ) - Lời thơ vừa giàu nhạc điệu, vừa mềm mại, khoẻ khoắn thể hiện ý nghĩa khó khăn vật chất không thể cản trở tinh thần cách mạng, ngời cách mạng có thể hoà hợp với thiên nhiên trong bất kì hoàn cảnh nào và thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng. - Yêu và hoà hợp với thiên nhiên, yêu công việc cách mạng, luôn làm chủ cuộc sống trong bất kì hoàn cảnh nào . b. Cảm nghĩ của Bác. - Cuộc đời cách mạng thật là sang - Sang vì : +Vui vầy và gắn bó với thiên nhiên. + Tinh thần sảng khoái, lạc quan , lấy lí t- ởng cứu nớc làm lẽ sống, không hề bị khó khăn gian khổ thiếu thốn khuất phục. + Tự tin vì thấy mình còn hữu ích cho cách mạng cả trong gian khổ thiếu thốn. - Ngời xa thờng lấy thiên nhiên để trốn tránh vì thấy mình bị bất lực trớc thực tế xã hội, họ luôn tự an ủi bằng lối sống "an bần lạc đạo" - Bác Hồ luôn muốn sống hoà hợp với thiên nhiên nhng vẫn giữ nguyên vẹn cốt cách của ngời chiến sĩ cách mạng. - Lạc quan, tin tởng vào sự nghiệp cách mạng mà Ngời đang theo đuổi. 4. Tổng kết. - Cảnh sinh hoạt và làm việc đơn sơ nhng tràn đầy niềm vui cách mạng và đợc sống hoà hợp với thiên nhiên. - Tâm hồn lạc quan trong cách sống, kiên trì trong hoạt động cách mạng và rất yêu thiên nhiên. - Giọng thơ đùa vui, dí dỏm kết hợp với các phép đối của thơ Đờng đã tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ. * Ghi nhớ: Hs đọc. D. Củng cố - Hớng dẫn. ? Đọc diễn cảm bài thơ? ? Nêu nội dung nghệ thuật của bài? - Về nhà học bài. - Tìm hiểu trớc bài Câu cầu khiến _____________________________ Tuần 21 - Tiết 82 Ngày soạn: 18/01/2010 Tiếng Việt: Câu cầu khiến A. Mục tiêu. - Giúp hs hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. - Phân biệt đợc câu cầu khiến với các loại câu khác. - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp. B. Chuẩn bị. - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu - HS: Đọc vd và trả lời câu hỏi sgk C. Tiến trình dạy - học. - Tổ chức. - Kiểm tra: ? Câu nghi vấn có những chức năng nào? - Bài mới. - Hs đọc và quan sát các ví dụ để trả lời câu hỏi phần nhận xét. ? Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến ? ? Tơng tự nh câu nghi vấn, đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ? ? CCK trong những đoạn trích trên dùng để làm gì? ? Hãy đặt hai câu "mở cửa" trong hai hoàn cảnh của ví dụ để phân biệt sự khác nhau trong cách đọc ? ? Tìm mục đích của các câu "mở cửa" trong hai văn cảnh đó ? ? Khi viết câu cầu khiến kết thúc bằng dấu nào ? ? Thế nào là câu cầu khiến? Chức năng của câu cầu khiến? ? Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến? Nhận xét về chủ ngữ trong câu trên? I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét. * Câu cầu khiến: - Thôi đừng lo lắng. - Cứ về đi. - Đi thôi con. * Đặc điểm hình thức: có những từ cầu khiến nh : đừng, đi, thôi * Chức năng: Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo - Câu mở cửa 1 : giọng bình thờng vì là câu trần thuật. - Câu mở cửa 2: giọng nhấn mạnh vì là câu cầu khiến dùng để ra lệnh, đề nghị. - Kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc dấu chấm khi ý cầu khiến không cần nhấn mạnh. 3. Ghi nhớ: - Hs đọc - Gv nhấn mạnh. II. Luyện tập. Bài tập 1 + Đặc điểm hình thức của các câu cầu khiến : có các từ cầu khiến ( hãy, đi, đừng ) + Các chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ ngời đối thoại (hay ngời tiếp nhận câu nói) hoặc một nhóm ngời trong đó có ngời đối thoại, nh- ng có đặc điểm khác nhau: a. Vắng chủ ngữ, chắc chắn chỉ ngời đối thoại, đặt trong ngữ cảnh đó là Lang Liêu. b. Chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít. c. Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều. * Có thể thay đổi CN của các câu trên: - Hs thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ và xác định trờng hợp nào ý nghĩa của câu thay đổi, trờng hợp nào không. ? Tìm câu cầu khiến, nhận xét về sự khác nhau? ? So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau? ? Dế Choắt nói với Dế Mèn nhằm mục đích gì? - Hs đọc yêu cầu bài 5 a. Thay: Con hãy lấy gạo (Không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tợng tiếp nhận đợc thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm hơn ) b. Bỏ: Hút trớc đi (ý cầu khiến mạnh hơn, kém lịch sự hơn) c. Thay: Nay các anh đừng làm gì nữa (Thay đổi cơ bản ý nghĩa của câu, trong số những ng- ời tiếp nhận lời đề nghị không có ngời nói) Bài tập 2 - Các câu cầu khiến: a. Thôi, im cái điệu hát ma dầm sùi sụt ấy đi. (có từ cầu khiến, vắng chủ ngữ) b. Các em đừng khóc. (Có từ cầu khiến, có chủ ngữ là ngôi thứ hai số nhiều) c. Đa tay cho tôi mau!Cầm lấy tay tôi này! (không có từ cầu khiến chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ) Bài tập 3 - Câu a: vắng chủ ngữ - Câu b: có chủ ngữ ngôi thứ 2 số ít. Nhờ có chủ ngữ nên câu 2 ý nghĩa cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm của ngời nói đối với ngời nghe. Bài tập 4 - Mục đích Dế Choắt nói với Dế Mèn muốn cầu khiến Dế Mèn đào một cái ngách sang nhà của Dế Mèn. - Vì Dế Choắt tự coi mình là vai dới so với Dế Mèn và lại là ngời yếu đuối, nhút nhát nên ngôn từ khiêm nhờng, có sự rào trớc, đón sau. Bài tập 5 - Không thể thay thế đợc vì trong ngữ cảnh cụ thể câu đi đi con có chức năng khuyên bảo, động viên còn đi thôi con có chức năng yêu cầu. D. Củng cố - Hớng dẫn. ? Muốn tỏ ý cầu khiến có nhất thiết cần phải dùng câu cầu khiến không ? - Về nhà học bài. Hoàn thiện các bài tập còn lại. - Tìm hiểu trớc bài Thuyết minh một danh lam thắng cảnh" ____________________________________ Tuần 21 - Tiết 83 Ngày soạn: 19/01/2010 Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh A. Mục tiêu. - Giúp hs biết cách viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh. - Nhận biết phơng pháp thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Có ý thức tìm hiểu đặc điểm các danh lam thắng cảnh của đất nớc. B. Chuẩn bị. - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu - HS: Đọc vd và trả lời câu hỏi sgk C. Tiến trình dạy - học. - Tổ chức. - Kiểm tra: - Bài mới. - Hs đọc và quan sát kĩ các ví dụ sgk. ? Bài viết này đã giúp em hiểu biết những gì về hồ H/Kiếm và đền Ngọc Sơn ? I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét. - Hồ là một đoạn của dòng cũ sông Hồng - Cho biết lịch sử các tên của hồ Hoàn Kiếm ? Muốn viết bài giới thiệu một danh thắng nh vậy, cần có những kiến thức gì ? ? Làm thế nào để có những kiến thức về danh thắng ? ? Bài viết này đợc sắp xếp theo thứ tự, bố cục nào ? Theo em , bài này có thiếu sót gì về bố cục ? ? Theo em, về nội dung bài thuyết minh còn thiếu những nội dung gì ? ? Phơng pháp thuyết minh ở đây là gì? ? Muốn viết bài văn thuyết minh về một danh thắng ta phải chú ý những điều gì ? ? Lập lại bố cục bài giới thiệu - Sắp xếp lại? - HHK: vị trí địa lí, lịch sử các tên gọi khác nhau của hồ, trong hồ có những gò đảo công trình kiến trúc gì? - Đền Ngọc Sơn: vị trí địa lí, lịch sử hình thành, miêu tả chi tiết từ ngoài vào trong. ? Em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích thắng cảnh? ? Em có thể sử dụng câu văn đó vào phần nào trong bài viết của mình? ? HS đọc yêu cầu của đề? và đền N/Sơn, đồng thời giới thiệu, miêu tả vị trí của các công trình kiến trúc của đền N/Sơn. - Kiến thức về lịch sử, kiến trúc, văn hoá - Phải trực tiếp đến thăm, đọc sách, tra cứu, hỏi han - Bài viết đợc sắp xếp theo thứ tự không gian: thuyết minh về hồ Hoàn Kiếm, sau đó thuyết minh về đền Ngọc Sơn Bài viết còn thiếu phần mở bài. - Thiếu miêu tả, vị trí, độ rộng, hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nớc xanh Nội dung bài viết còn khô khan, không đầy đủ. - Phân loại không gian để miêu tả, liệt kê các sự vật địa danh - Dùng các số liệu của lịch sử, giải thích 3 Ghi nhớ: - Gv nhấn mạnh - Hs đọc. II. Luyện tập. Bài tập 2 * Cần phải sắp xếp theo trình tự: - Hồ Hoàn Kiếm: cao trông xuống nh chiếc g- ơng bầu dục lớn; bên bờ rất nhiều cây xanh to, đặc biệt là những cây si; Có những con đờng nhỏ lát gạch sạch sẽ; bờ hồ đợc kè đá rất đẹp; nớc có màu xanh rất đặc trng; giữa hồ có một ngôi đền nhỏ tơng truyền là nơi vua hoàn kiếm cho rùa vàng - Đền Ngọc Sơn: Ngọn tháp bút cao, bên cạnh là đài nghiên mực, vào trong phải qua cầu Thê Húc cong cong nh con tôm sơn màu đỏ, khoảng sân rộng với nhiều cây xanh bao quanh toả bóng mát cho ngôi đền, trong đền có thờ các vị anh hùng và đặc biệt là có di tích về Cụ rùa tơng truyền chính là rùa vàng từng lấy gơm của Lê Lợi thuở nào Bài tập 3 * MB: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là một địa danh gắn bó trong một quần thể kiền trúc nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. * KB: Qua bao cơn bể dâu của lịch sử, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn nh là chứng nhân cho bề dày của truyền thống văn hoá dân tộc. Hồ Gơm gợi cho ta khát vọng hoà bình, đề Ngọc Sơn gợi cho ta truyền thống hiếu học và giàu đạo nghĩa dân tộc. Đây quả là địa danh biểu tợng cho Hà Nội, cho niềm tự hào dân tộc Việt Nam. Bài tập 4 - Đa vào phần mở bài hoặc kết bài. D. Củng cố - Hớng dẫn. ? Muốn viết bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh cần phải làm gì? - Về nhà học bài. - Hoàn thành các bài tập và viết lại thành dàn ý chi tiết. - Chuẩn bị bài:Ôn tập văn thuyết minh. _____________________________________________ Tuần 21 - Tiết 84 Ngày soạn: 20/01/2010 Tập làm văn: ôn tập về văn bản thuyết minh A. Mục tiêu. - Giúp hs ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh. - Phân biệt đợc kiểu bài thuyết minh . - Giáo dục ý thức viết bài phù hợp với từng thể loại thuyết minh cụ thể. B. Chuẩn bị. - GV: Sgk,sgv, giáo án, tài liệu - HS: Đọc vd và trả lời câu hỏi sgk C. Tiến trình dạy - học. - Tổ chức. - Kiểm tra: Xen kẽ trong giờ học - Bài mới. ? Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong đời sống ? ? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ? ? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì ? ? Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật điều gì ? ? Những phơng pháp thuyết minh nào thờng đợc chú ý vận dụng ? ? Cách lập ý và lập dàn bài cho từng kiểu đề thuyết minh sau: - Hs vận dụng những kiến thức đã học để lập thành các dàn bài cụ thể. - Gv gọi hs nhận xét và nhấn mạnh mô hình của các kiểu bài. I. Lí thuyết. * Vai trò: thông dụng trong mọi lĩnh vực đ/sống. * Tác dụng: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của hiện tợng và sự vật trong tự nhiên, xã hội. * So sánh: - Tự sự: trình bày sự việc, diễn biến nhân vật. - Miêu tả: trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận đợc sự vật con ngời. - Nghị luận: trình bày ý kiến luận điểm. - Thuyết minh: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho con ngời. (Hs tự lấy ví dụ để minh hoạ và phân biệt với các kiểu văn bản khác - Gv nhận xét). * Yêu cầu đối với ngời viết: Chuẩn bị kiến thức, hiểu biết về đối tợng thuyết minh thông qua quan sát, tìm hiểu, tích luỹ tri thức từ nhiều nguồn thông tin sách, báo, đài * Yêu cầu đối với bài viết: Cần phải làm nổi bật đợc bản chất, đặc trng của đối tợng thuyết minh, giới thiệu. * Những phơng pháp thờng đợc sử dụng: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân tích, phân loại, dùng số liệu II. Luyện tập. Bài tập 1 * Thuyết minh về một thứ đồ dùng: - MB: Giới thiệu đối tợng thuyết minh. - TB: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, cách bảo quản, sử dụng của đối tợng. - KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tợng. * T.minh về một văn bản, thể loại văn học: - MB: Nêu định nghĩa chung về thể loại hoặc nhận định chung về văn bản. - TB: Nêu các đặc điểm của thể loại hoặc giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - KB: Cảm nhận của em . * TM về cách làm 1 đ.dùng, tr/chơi, thí nghiệm - MB: Giới thiệu khái quát về đối tợng. - TB: Các nguyên vật liệu cần dùng. Thuyết minh cách làm. Yêu cầu thành phẩm. - KB: Cảm nhận của em. * Thuyết minh về một danh thắng. (Hs tự nêu) Bài tập 2 ? Hãy lập dàn ý và viết đoạn văn cho đề bài sau: Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hơng em. - Gv gợi ý thuyết minh về Đền Cao, Côn Sơn, Kiếp Bạc * Hs tự chọn các ý để viết đoạn văn cho phù hợp. - Gv gọi hs đọc to, nhận xét và cho điểm. * Lập dàn ý T/M về đền Côn Sơn - MB: Giới thiệu k/quát về NgTrãi và đền C/Sơn. - TB: + Giới thiệu về nguồn gốc lịch sử của đền : là nơi thờ NgTrãi do sinh thời ông sống ở đây, thành lập từ thế kỉ XV, sau khi NT bị án oan + Giới thiệu đặc điểm của đền: vị trí các công trình kiến trúc theo thứ tự, đặc điểm kiến trúc, cách bài trí + Vai trò của đền trong cuộc sống tinh thần của nhân dân Hải Dơng. - KB: Nêu cảm xúc của em về ngôi đền. D. Củng cố - Hớng dẫn. - Gv nhấn mạnh trọng tâm kiến thức về văn bản thuyết minh. - Về nhà học bài, ôn tập về văn bản thuyết minh. - Soạn bài Ngắm trăng" và Đi đ ờng" Xác nhận đã soạn đủ bài tuần 21 Ngày 23 tháng 1 năm 2010 Tổ trởng Vũ Thị Liễu . tiết. - Chuẩn bị bài:Ôn tập văn thuyết minh. _____________________________________________ Tuần 21 - Tiết 84 Ngày soạn: 20/01/2010 Tập làm văn: ôn tập về văn bản thuyết minh A. Mục tiêu. - Giúp. thuật của bài? - Về nhà học bài. - Tìm hiểu trớc bài Câu cầu khiến _____________________________ Tuần 21 - Tiết 82 Ngày soạn: 18/ 01/2010 Tiếng Việt: Câu cầu khiến A. Mục tiêu. - Giúp hs hiểu. cảnh" ____________________________________ Tuần 21 - Tiết 83 Ngày soạn: 19/01/2010 Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh A. Mục tiêu. - Giúp hs biết cách viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh. - Nhận biết

Ngày đăng: 11/07/2014, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan