gioi thieu tp Đông Hà

7 250 0
gioi thieu tp Đông Hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thành lập thành phố Đông Hà - Ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết 33/NQ-CP về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị. Theo nội dung của Nghị quyết, thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Đông Hà; có diện tích tự nhiên 7.306 ha và 93.756 nhân khẩu. Thành phố có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5 và các phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và Đông Lễ. Trong đó, địa giới hành chính thành phố Đông Hà: phía đông và nam giáp huyện Triệu Phong, phía tây giáp huyện Cam Lộ, phía bắc giáp huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Đông Hà- thành phố ngã ba đường Thành phố Đông Hà- đấy chỉ là dự phóng yêu thương về cái thị xã bên sông Hiếu này trong một tương lai gần. Phố không lớn, nhà không cao nhưng nhịp sống lại vô cùng sôi động. Có khi là thành phố nhưng nhịp sống chậm buồn như một thị xã, lại có thị xã nhưng hối hả, tất bật giữa dòng đời với nhịp sống của một thành phố. Đông Hà là một thị xã như thế. Nằm ngay ngã ba đường thiên lý quốc lộ I Bắc Nam và quốc lộ 9 nối Đông Hà với Lao Bảo băng qua những cánh rừng Hạ Nam Lào đến thành phố Xavanakhẹt của bạn Lào bên bờ Mê Kông - cửa ngõ vào vùng Đông Bắc Thái Lan. Khi xa lộ Liên á A3 từ Myanmar chạy qua ngõ Đông Bắc Thái, xuyên Hạ Lào vào Việt Nam rồi ra biển Đông qua ngã đường 9 xuôi về Cửa Việt thì không nghi ngờ gì vị trí của Đông Hà, sẽ là thành phố - thành phố ngã ba đường. Khởi thuỷ Đông Hà chỉ là một xóm nhỏ hồi đầu thế kỷ 20, với một ga xép vắng vẻ cho những chuyến hoả xa Bắc - Nam ghé lại chở hàng của những nhà tư bản ngươì pháp. Manpouech, vốn là công sứ ở Xavanakhẹt, đã từ quan để theo nghiệp kinh doanh. Khi người Pháp vận động phu phen đi mở đường nối Đông Hà lên tận sông Mêkông và đường 9 nên hình hài vóc dạng thì ông Manpouech đã lập một đoàn xe chuyên chạy tuyến này chở tài nguyên khai thác từ Lào về đây theo đường 9, xuống ga Đông Hà rồi theo tàu hoả chở ra tận cảng Hải Phòng. Những năm kháng Pháp, Đông Hà cũng chỉ là một thị trấn nhỏ với khoảng hơn ngàn dân. Phải đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bắt đầu, khi sông Hiền Lương thành giới tuyến quân sự tạm thời thì Đông Hà mới trở thành vị trí tiền đồn cho quân đội Sài Gòn. Thị xã với ngổn ngang sắc lính, xe cộ, ầm ào bụi bặm, những mái tôn nhà dân bên mái tôn trại lính. Một quân trấn ô hợp nhếch nhác và kinh khủng. Tất cả chìm trong hầm hập nắng và gió Lào táp lửa vào mặt người. Những năm ấy, tỉnh lỵ Quảng Trị nằm ở Thành Cổ Quảng Trị, một thị xã đẹp và hiền thương soi bóng bên dòng Thạch Hãn. “Chợ tỉnh”, “ga tỉnh”, “trường tỉnh”, bao nhiêu là dấu ái ngọt ngào dành cho thị xã nơi thành cổ như để đối trọng với cái thị trấn bụi bặm chỉ cách dó hơn chục cây số về phía Bắc. Sau giải phóng, như nhiều thị trấn khác với số phận bị quên lãng sau những cuộc sáp nhập, hoán chuyển, chia tách địa giới hành chính, Đông Hà lại được người ta nhớ tới như là nơi dừng chân cho hàng triệu chuyến xe xuyên Bắc Nam và đặc biệt một thời trứ danh với đoàn xe tải chở hàng quá cảnh từ cảng Đà Nẵng qua Lào bằng quốc lộ 9. Thuở ấy từ chỗ là con đường được bạn Lào mượn quá cảnh mà Đông Hà trở nên nổi tiếng với dân buôn lậu từ khắp nơi đổ về. Những năm ấy thị xã giàu có lên trên những phù hoa rối bời xuôi ngược. Ngờm ngợp hàng Thái với xà bông Pamolive, thuốc lá Samit, quần Jean, mì chính, mỹ phẩm, đường hoá học, vải vóc Thời ấy kinh tế đang bao cấp, những mặt hàng ngay cả các thành phố lớn cũng đang khan hiếm, dẫu có vàng chưa chắc đã mua được thì ở Đông Hà nó theo những chuyến xe quá cảnh lén lút chảy về. Nhiều người hẳn không quên một từ rất lạ nhưng thịnh hành ở Đông Hà những năm ấy là từ “xơng lẹc”- đấy là chỉ nguồn hàng được gùi cõng qua biên giới tuyến Lao Bảo - Sêpôn mà luồn suối băng rừng về tận Đông Hà. Trên con đường xơng lẹc ngày nào lầm trong bụi đỏ, lốc xốc ổ gà ấy khó ai ngờ sẽ có ngày phẳng phiu phố xá, rợp mát bóng cây xanh Hơn mười năm sau giải phóng thị xã đã có những tháng ngày “đoạn trường” như thế. Năm 1989, khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra, trở lại địa giới cũ, khác với Đồng Hới của Quảng Bình hay nhiều tỉnh khác, Quảng Trị đã không trở lại với tỉnh lỵ ngày xưa là thị xã có Thành Cổ bên sông Thạch Hãn mà chuyển ra Đông Hà, chọn cái thị xã trẻ trung ồn ào làm nơi đặt trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá. Và từ đấy Đông Hà tự tin bước vào danh mục “thị xã tỉnh lỵ” của đất nước, không hề mặc cảm với cái tầm vóc còn bé nhỏ của mình. Còn nhớ những ngày hè đầu tiên sau khi tái lập tỉnh, giữa một Đông Hà xô bồ ngổn ngang công trường xây dựng, gã nhà thơ lãng tử Phương Xích Lô đã đạp chiếc xe xích lô cà mèng của anh vượt hơn bảy chục cây số từ Huế ra Đông Hà để rồi có hai câu thơ xứng đáng được gọi là tuyệt bút về thị xã bấy giờ: “Thị xã của em dùng toàn đồ ngoại Đến gió thôi cũng xài tới gió Lào! Mà quả thế, cái vị trí ngã ba đường vơí một chợ đầu mối sầm uất từng được mệnh danh là “bệ phóng hàng lậu” đã khiến cho Đông Hà đượm màu đồ ngoại. Nhưng “đồ ngoại” chỉ là phần phô phang trần ai của thị xã gió bụi này, còn trong lòng nó giữa những quả đồi lúp xúp sim mua và chằng chịt cây xấu hổ thì vẫn nhiều nhiều những mái nhà tôn, che chắn bởi ghi sắt rỉ rét như Đông Hà trại lính năm nào. Vẫn những gương mặt người khắc khổ âu lo áo cơm sinh kế. Và với cái gia tài ngổn ngang rách rưới âý, người Đông Hà bắt đầu gầy dựng tương lai cho mình. Dẫu còn bầm dập đớn đau nhưng niềm hy vọng về tương lai vẫn cháy khôn nguôi trong ánh mắt mỗi người dân nơi đây. Thoáng chốc đã ba mươi năm từ ngày giải phóng, thoáng chốc hơn mười năm vèo trôi từ ngày Đông Hà thành tỉnh lỵ. Cho dẫu có khiêm tốn thì nhìn phường phố hôm nay người Đông Hà không thể không nở nụ cười tự hào. Nhiều người Quảng Trị ly hương biệt xứ tận trời Nam đất Bắc nay trở về quê không còn nhận ra đâu là phố xưa bom đạn, nhìn thị xã quê nhà phổng phao hình hài một thiếu nữ đang độ xuân thì mà mừng đến khóc. Không phải đi đâu xa, hãy bắt đầu từ cái ngôi chợ bề thế toạ lạc ngay nơi ngã ba quốc lộ 9 và đường xuyên Việt bên dòng Hiếu Giang thơ mộng. Mỗi đình chợ là dáng vóc một con thuyền chuẩn bị ra khơi. Con thuyền ấy cũng là hình ảnh một Đông Hà tươi mới đang ăm ắp hy vọng và tự tin. Người ta bảo muốn biết rõ nhất đời sống kinh tế của một miền đất hãy vào ngôi chợ của vùng đất âý. Chợ như là cái “kinh tế kế”. Và nhiều khi đi giữa chợ Đông Hà chợt nhớ ngày Đông Hà mới giải phóng, khi nhà thơ Chế Lan Viên về thăm quê nhà đã nhắc rằng ông thấy chợ khi ấy chỉ bán hai mặt hàng là cau khô và rau má. Cau khô và rau má nghe thật nghèo và thương chi lạ. Giờ thì nhiều người khách xa ghé Đông Hà việc đầu tiên có lẻ là đi chợ. Ngôi chợ bề thế bậc nhất miền Trung không hề thua kém một chợ chị em nào trên dải đất này. Và hàng hoá đa dạng hơn, phong phú hơn vẫn nhờ vào vị thế ngã ba của nó. Hồi sang Thái Lan tôi mua quà về cho bà xã, vợ tôi bảo: Thương cái công anh mang từ bên xứ người về của một đồng, công một nén thôi chứ hàng này chợ Đông Hà cũng không hiếm. Hình như đấy cũng là lý do nhiều khách du lịch xuyên Việt không thể không dừng chân nơi chợ này bởi hàng từ Thái Lan sang Xavanakhẹt theo đường 9 về Đông Hà không còn là điều gì quá khó khăn như thời “xơng lẹc”. Nhưng Đông Hà không chỉ tự hào về hàng hoá sản vật, về con đường giao thương thuận lợi. Ngày tách tỉnh gia tài đô thị chừng đâu chỉ có vài trăm mét đường tráng nhựa thì nay một đại lộ Hùng Vương đã xuyên suốt một chiều Bắc Nam thị xã, con phố băng qua những đồi cỏ khô cháy, chen chúc cây dại, ngày mở đường các loài chồn cheo nghe tiếng xe san ủi gầm rú còn chạy tứ tán, bây giờ đã thành trung tâm hành chính với nhiều nhà cao tầng, các cơ quan quan trọng, các công sở đều tập trung ở đây. Và một công trình nối dài con phố này sắp hoàn thành để chào mừng 30 năm ngày giải phóng, đường Hùng Vương nối dài theo dự tính ban đầu sẽ bán một lô mặt tiền 6x20 mét khoảng 90 triệu đồng thì nay giá đấu đã lên hơn 250 triệu. Giá đất như thế trên con đường mới hôm qua còn là đồi hoang cỏ dại đã không còn là chuyện đất đai, nó nói lên một điều về tốc độ đô thị của thị xã và hơn thế đó còn là tiềm lực kinh tế của người Đông Hà. Nhiều khi đi trên những con đường mới mở của thị xã tôi vẫn cứ ngỡ như có một phép màu nào đó đã biến cô lọ lem trong cổ tích phút chốc hoá thân thành công chúa. Đông Hà chưa là cô công chúa thật trang đài nhưng cũng không thể không xúc động khi nhớ rằng từ cái quân trấn lổn nhổn vỏ bom miểng pháo năm xưa, nay mọc lên công viên, đại lộ và nhà hát đêm đêm thường xuyên sáng đèn chính là ký hiệu, là hơi thở cuộc sống thị dân đang phả vào từng khoảnh khắc đời sống Đông Hà. Trong nỗi nhớ pha lẫn ngán ngại của nhiều người khi nghĩ về Đông Hà chính là những cơn gió Lào táp lửa mặt người thì giờ đây nghĩ về những thành tựu của năm tháng qua có lẽ nên tự hào về chuyện cải tạo gió Lào. Những cơn gió vẫn tràn qua thị xã nhưng không còn lồng lộn tung bờm như đàn ngựa chiến, gió đã dịu dàng hơn. Có ai hay để cải tạo ngọn gió âý mang thoảng dịu hơi nước mát lành qua lòng thị xã, ba mươi năm qua người Đông Hà đã đào một loạt những hồ nước lớn nhỏ vây quanh thị xã như một máy điều hoà không khí, và những rừng cây, lâm viên mọc lên như một thách thức với ngọn gió hoang hoải khô nóng kia. Bây giờ ở khu vực phía Tây thị xã, bên hồ Khe Mây một công trình thuỷ lợi không chỉ tưới tắm cho hàng trăm hecta ruộng mà còn một chức năng khác là cải tạo môi sinh cho thị xã. Bên hồ là khu trường cao đẳng sư phạm với những toà nhà cao tầng soi bóng. Nhiều biệt thự đẹp đã mọc lên ven hồ. ở đấy có một phố nhỏ mà hầu như những chuyên gia nước ngoài đến đây làm việc đều chọn để ở. Một khu nhà bên hồ, thấp thoáng dưới bóng thông reo và thơm nhẹ mùi hương hoa tràm vàng, không ai nghĩ đấylà hình ảnh có được ở miền đất này. Nhiều khi nghĩ về những đổi thay của từng phận đời, phận người của Đông Hà tôi thường nhớ đến o Hà bán cháo bò ở phường 5. Hơn phần tư thế kỷ trước cả phường 5 là một dãy đồi đầy kẽm gai và cây dại. ở đó có cả sân bay dã chiến và những nhà vòm đúc bê tông kiên cố để làm nơi bảo vệ máy bay. Hoà bình, những người dân trở về và chẳng biết làm gì để sống, không nhà cửa, không ruộng vườn, bom đạn cứ rình rập dưới từng tấc đất. Những người dân ở đây đã quần tụ về bên dãi đồi này và nhặt nhạnh tôn, ghi sắt, bao cát công sự che chắn cho mình một túp lều. O Hà cũng có một ngôi nhà bằng tôn, ghi sắt, bao cát như thế. Dưới nếp nhà nặng dấu ấn chiến tranh ấy o Hà ngày ngày chọn nghiệp cho mình là nấu một nồi cháo bò rất đỗi bình dân để bán cho bà con chòm xóm, những người phần nhiều sống bằng nghề đồng nát hay đào bới phế liệu. Hơn mười năm trước, một trưa nắng tháng 7 ngày Quảng Trị vừa tái lập tỉnh chúng tôi nghe danh cháo của o Hà và tìm lên. Đường lên nhà o y như đường lên Lương Sơn Bạc, khuất khúc hiểm trở . Nhưng hình như nhờ hữu xạ tự nhiên hương mà thành ra đông khách. Quán cháo chính là ngôi nhà của o, mái tôn hầm hập nóng, những tấm ghi sắt níu nhau, những chiếc đòn cho khách ngồi cũng là những vỏ thùng đạn nhặt ra từ đống phế liệu để lấy cái ngồi cho khách. Nồi cháo cũng nóng nghi ngút như muốn đọ với cái nóng của mái nhà tôn thấp lè tè, chúngtôi xì xụp ăn, mồ hôi vã ra như tắm. Quả là ngon, ngon và đúng “gu” Quảng Trị. Cuộc đời với bao nhiêu biến động khôn lường đã đưa tôi xa Đông Hà gần chục năm có lẻ, một ngày tình cờ về lại quán cháo ngày xưa thấy o Hà đã xây được nhà, nuôi một đàn con nên bề gia thất từ nồi cháo bò bình dân ấy. O Hà bảo: bây giờ có nhà xây, quán đã ghế bàn đàng hoàng, nhưng nồi cháo thì vẫn vậy, nóng, ngon, cay, nhiều thịt cho “thập loại chúng sinh”. Hình như ở cái dáng ngồi bán cháo tự tại của o, ở cái hàng rào quanh vườn còn vương dấu sắt thép chiến trường xưa và ngôi nhà mới cất của o toát ra một cái gì rất đổi giản dị mà cũng thâm hậu như một triết lý về sự hồi sinh của đất. O Hà là hình ảnh trong muôn hình ảnh về những người dân tảo tần hôm sớm thương chồng nuôi con nơi vùng đất nắng lửa này. Đông Hà cũng tảo tần như thế, đất này không có những “đại gia”, cũng không có cái gì thật kinh hoàng thành dấu ấn. Thị xã bảy vạn dân và có hơn nửa vạn hộ tiểu thương. Chính những người dân ấy đã tạo lập nên một Đông Hà như bây giờ. Còn lam lũ cần lao, còn nhọc nhằn tằn tiện nhưng so với thuở nào “trại lính” thì hiện thực Đông Hà còn hơn một giấc mơ. Cuộc đổi đời ấy không một người dân Đông Hà nào không hiểu rằng nó chỉ có được khi ngọn gió hoà bình thổi qua miền đất này vào một chiều hè năm 1972, khi khói súng còn bay theo cơn gió Lào quần quật qua hoang tàn thị xã. Ba mươi năm. Vâng, ba mươi năm đã qua rồi Đông Hà, tháng Tư 2002 . khẩu. Thành phố có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5 và các phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và Đông Lễ. Trong đó, địa giới hành chính thành phố Đông Hà: phía. Thành lập thành phố Đông Hà - Ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết 33/NQ-CP về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị. Theo nội dung của Nghị quyết, thành. Đông Hà, sẽ là thành phố - thành phố ngã ba đường. Khởi thuỷ Đông Hà chỉ là một xóm nhỏ hồi đầu thế kỷ 20, với một ga xép vắng vẻ cho những chuyến hoả xa Bắc - Nam ghé lại chở hàng của những nhà

Ngày đăng: 11/07/2014, 09:00

Mục lục

  • Thành lập thành phố Đông Hà

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan