Chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27.3 âm lịch; gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa, gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán
Trang 1Khau Vai nằm trong một thung lũng đẹp, xung quanh là những dãy núi cao chót vót, xa hơn một chút là đỉnh Mã Pí Lèng quanh năm mây khói Từ thị xã Hà Giang, đi thêm gần 150 cây số là đến Mèo Vạc,
khoảng 30 cây số đường núi nữa là đến Khâu Vai.“Đợi anh hết mùa lanh, đợi anh qua mùa đào / Vượt đỉnh Mã Pí Lèng, ta tìm về với chợ tình Khâu Vai ”,
Chợ tình Khau Vai còn gọi là “Chợ phong lưu”, có từ năm 1919, chợ họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang Chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27.3 (âm lịch); gọi là chợ, nhưng không phải nơi để buôn bán hàng hóa, gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ
có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ
Vì đây là địa điểm, là nơi để người ta tìm đến với nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình chắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm, sự nhớ nhung do xa cách Có rất nhiều đôi
vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không gen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời Nhưng sự cho phép đó, những phút giây
“ngoài chồng, ngoài vợ” đó chỉ có và được phép diễn ra trong ngày chợ đó, hết ngày 27.3 “Cửa lòng” phải đóng lại, mọi hành vi tương tự đều bị coi là vi phạm luật tục và pháp luật, đều có thể bị trừng phạt tùy theo mức độ vi phạm (thực tế tại Chợ tình Khau Vai, các đôi bạn tình có thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, cả ngày 27.3, chợ tình bắt đầu từ đêm 26 kết thúc vào chiều tối ngày 27)
Người đến chợ chủ yếu là các cặp tình nhân các dân tộc: Tày, Nùng, Giấy từ các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng Phùng, từ các xã của huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) sang
Trang 2Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng… trong bộ quần áo mới phẳng phiu, đủ màu sắc phục trang của các dân
tộc khiến cả phiên chợ cứ rực lên như hoa rừng mùa xuân
Chuyện kể rằng ngày xưa ở vùng Khau Vai có một chàng trai dân tộc Nùng, xuất thân nhà nghèo, làm ruộng, là con thứ 3 nên gọi là chàng Ba Chàng Ba đẹp trai, khôi ngô, tuấn tú, thổi sáo rất hay, chăm làm, thương người, được rất nhiều cô gái trong làng trộm nhớ thầm yêu Tại nhà tộc trưởng người Giấy có cô con gái út: Đến tuổi trăng rằm, xinh đẹp nhất làng, nàng hát rất hay, con nhà giầu nhưng thích đi chăn trâu, cắt cỏ, làm ruộng cùng chúng bạn; đã có biết bao nhiêu chàng trai trong vùng ngỏ lời, nhưng nàng đều khước từ, vì nàng và chàng Ba
đã mê say nhau ngay từ lần đầu tiên chạm mặt Biết tin nàng yêu chàng Ba, bố mẹ, họ hàng nhà nàng đều phản đối vì không “môn đăng hộ đối”; hơn nữa, tục lệ làng không cho lấy người khác dân tộc; càng cấm đoán, mối tình họ càng bùng cháy và họ đã hẹn nhau, trốn lên hang núi Khau Vai để sống cùng nhau Sự việc diễn ra, đã châm ngòi cho hai bên gia đình, 2 dòng tộc tranh cãi, xô xát máu đã đổ thương cha mẹ, họ hàng, dòng tộc, không muốn thù hận giữa hai gia đình, dòng tộc nên hai người đã gạt nước mắt, chia tay nhau, về nhà Họ hẹn nhau kiếp sau sẽ nên vợ nên chồng và hàng năm cứ đúng ngày chia tay này sẽ tìm về gặp lại nhau tại núi Khau Vai ngày họ chia tay là ngày 27.3 (âm lịch)