Chợ tình Khâu Vai ppt

4 205 0
Chợ tình Khâu Vai ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chợ tình Khâu Vai “Chợ tình Khâu Vai (Mèo Vạc, Hà Giang) dành cho những đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Cứ mỗi năm một lần, họ sẽ tụ họp về đây, để tìm lại người xưa”, độc giả có nickname Zane Zane viết.Chiều muộn, chúng tôi đổ đèo từ Mèo Vạc xuống Khâu Vai. Đoạn đường đèo 17 km lên xuống, quanh co uốn lượn. Lác đác những nếp nhà nơi lưng chừng núi, nhìn từ xa chỉ như những bao diêm bé nhỏ xếp gần nhau. Mặt trời lặn hẳn khi chúng tôi đi được chừng một phần ba quãng đường. Cảnh hoàng hôn ở xứ núi không rực sáng, lan toả như hoàng hôn trên biển, nhưng cũng không kém phần lãng mạn, sau khi tạo nên những vệt sáng đỏ xa xa trên đỉnh những dãy núi đá tai mèo hùng vĩ, mặt trời chìm vào núi và mây. Màn đêm dần buông xuống, mọi người hối hả tiến nhanh về Khâu Vai bằng đủ mọi phương tiện ôtô, xe máy hay đi bộ. Người dân tộc ở vùng ven đi bộ từ khá sớm để kịp đến phiên chợ tình, các chàng trai cô gái, diện những bộ quần áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất đi tìm bạn. Nhanh nhanh xuống chợ Khâu Vai. Ảnh: Zane Zane. Có mặt ở Khâu Vai vào khoảng 7h30 tối, lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh tấp nập của một phiên chợ vùng cao. Thoáng một chút buồn, vì thấy người Kinh nhiều quá, dọc hai bên đường đi là hàng quán bán phục vụ khách đến chơi chợ, nhưng xem ra thì người Kinh đến thăm chợ nhiều hơn người dân tộc đi chợ tình. Cả hai con đường chạy dọc Khâu Vai dùng để bán đồ ăn và quà lưu niệm, tôi ngỡ mình lạc vào một chợ thương mại chứ không phải chợ tình, giờ buồn đã chuyển thành thất vọng. Lang thang khắp hai con đường chính, tôi bèn thử đi tắt qua các con đường nhỏ, chính nơi đây là hồn của Khâu Vai. Đâu đó trong bóng tối, các đôi trai gái mà trời nhá nhem tối không thể nhìn rõ mặt để đoán tuổi, đang đứng, ngồi tâm sự. Có đôi tình tứ nắm tay nhau. Cảnh tượng khác hẳn sự xô bồ trong 2 con đường chính. Các đôi đã gặp được nhau, đã tìm được nhau, hay đã hẹn được nhau từ trước, lần lượt tìm một chỗ kín đáo để tâm sự. Sợ làm gián đoạn chuyện tình của các đôi, chúng tôi đi đường tối mà không dám soi đèn pin, cũng không dám nán lại lâu trong những con đường nhỏ, gập ghềnh, chỉ dám bước nhanh qua, đủ để hoà mình vào không khí tĩnh mịch hiếm có trong khu chợ này. Nhộn nhịp nơi khu nhà sàn, chúng tôi được thưởng thức điệu múa khèn đặc sắc của hai anh người Mông. Đó như là một trò chơi, một anh vừa khèn vừa múa, một anh khác ra sức dùng chân múa để cản đường bạn, nhưng anh múa khèn vẫn vừa múa, vừa khèn, vừa tránh những cú gạt chân của bạn mình một cách thích thú. Trò này khá là vui nhộn và được các khản giả cổ vũ nhiệt tình. 10h tối, ông trời tự nhiên đổ mưa, đúng là cơn mưa rừng, đến rất nhanh, mạnh, một phút trước trời còn đầy sao hứa hẹn một ngày sau nắng gắt, mà giờ đây, mây đã mang mưa, che khuất hết các vì sao trên bầu trời. Mưa như táp nước vào mặt, mọi người nhanh chóng tìm chỗ trú mưa. Đa số các bạn tôi trốn được ngay vào một trường học, còn tôi cùng 2 người bạn may cũng may mắn được một anh dân tộc mời vào trong một phòng nơi mà anh và các bạn dân tộc khác đã ở trong đó từ lâu, sáng ra mới biết đó là một phòng ở nội trú cho các em học sinh vùng cao. Anh dân tộc mời chúng tôi vào nói chuyện và trú mưa, kể ra mới biết là anh Phình, Bí thư xã Pả Vi. Anh giới thiệu cho chúng tôi một số anh em trong xã cùng đi chợ tình, và mời chúng tôi uống rượu, nghe anh nói là rượu Hà Sủng. Anh giải thích là rượu làm từ men lá, do chính người dân tộc làm để uống chứ không phải như mấy loại rượu làm để bán, uống không ngon và dễ đau đầu. Biết là phụ nữ lại là phụ nữ dưới xuôi nên các anh cũng chỉ mời rượu chứ không ép uống nhiều, mấy anh chị em, người miền xuôi người miền ngược, cùng nhâm nhi ly rượu, và tâm sự chuyện ngược xuôi. Thú thực không phải là chuyện của anh không hay, nhưng tai tôi đang dỏng nghe một chàng trai và một cô gái dân tộc hát đối, giọng hát cất cao, nhưng trầm ấm, ngay trong căn phòng trú mưa này. Tiếng hát mời gọi, nỉ non. Anh Phình tạm dịch là: “Người con trai hát thương người con gái, người con gái đáp lại là muốn thương thì phải hỏi trưởng bản, vì cô là người của bản, phải theo luật lệ của bản, anh muốn thương thì phải đi xin phép trưởng bản”. Rồi anh nói, tiếng dân tộc khác lắm, nhiều cái anh không dịch được. Cứ thế đôi nam nữ hát đối đáp rất lâu, tôi nghe không hiểu họ hát gì, nhưng cảm nhận được cái tình qua từng câu hát. Anh bí thư ngoài việc có tài kể nhiều chuyện, còn thổi sáo rất hay, nhưng anh rất khiêm tốn, hoặc do ngại ngùng, chỉ thổi cho chúng tôi nghe 2 bài. Trong đó một bài tôi rất thích là bài hát về chàng trai ở làng dưới thích cô gái ở làng trên, ngày ngày chàng trai hát và thổi sáo để làm quen và mời cô gái xuống nhà mình chơi. Trong bài hát có đoạn: “Em ơi anh thương em, em xuống đây chơi cùng với anh, nếu em không xuống được thì cho anh lên cùng em nhé!”. Nghe anh Phình dịch lại lời hát thật đơn giản, mộc mạc mà trữ tình. Tấp nập chợ Khâu Vai. Ảnh: Zane Zane Khoảng 12h đêm, đã ngớt mưa, các bạn người Kinh đến chơi chợ đã quay về Mèo Vạc ngủ đêm, một số ít người ở lại cùng các bạn dân tộc đều đã thấm mệt, đôi trái gái cũng thôi không hát đối, mọi người đi tìm góc ngủ cho riêng mình. Nhóm chúng tôi gồm có 3 người, được ưu tiên cho riêng một cái phản, trước khi đi ngủ anh Phình dặn, khi ngủ có thể ôm nhau nhưng không được nằm đối chân vào nhau và để lòng bàn chân người nam chạm vào người nữ. Hỏi anh tại sao thì anh chỉ tủm tỉm cười không trả lời… 1h sáng, trời lại mưa tiếp, mưa như trút nước, cánh cửa của phòng trọ học này thủng một mảng to bằng 4 bàn tay, gió lùa rét buốt. Có mỗi một manh áo mỏng, tôi nép nhẹ vào bạn đồng hành lấy thêm hơi ấm. Cố chợp mắt để 5h sáng mai tiếp tục phiên chợ Khâu Vai ngày 27 tháng 3 âm lịch, rực rỡ sắc màu của các cô gái chàng trai Mông… 5h sáng, một không khí trong lành mát mẻ, khác hẳn không khí tấp nập bụi bặm ở thủ đô. Các đôi trai gái, các nhóm bạn, hay cả một gia đình bố mẹ con cái dắt díu nhau ra chợ. Quần áo họ sặc sỡ đủ mọi sắc màu. Một số người có vẻ mệt mỏi vì không ngủ dành cả đêm tâm sự với bạn mình, nhưng khuôn mặt luôn tươi cười tràn ngập hạnh phúc. Phiên chợ sáng khác hẳn không khí của phiên chợ đêm qua. Dạo chơi quanh chợ chủ yếu là người dân tộc, lác đác một vài người Kinh và vài ba bạn khách ngoại quốc, còn lại cả chợ như một rừng hoa đủ sắc màu bởi những bộ váy áo rực rỡ của các chàng trai cô gái dân tộc. Mọi người mua mua bán bán, ăn uống, tâm sự nốt cùng nhau cho đến khi mặt trời lên đỉnh, trước khi chia tay nhau để quay về cuộc sống thường nhật. Bịn rịn, quyến luyến, hẹn năm sau ta lại gặp ở Khâu Vai… . Chợ tình Khâu Vai Chợ tình Khâu Vai (Mèo Vạc, Hà Giang) dành cho những đôi trai gái yêu nhau nhưng không đến được. chơi chợ, nhưng xem ra thì người Kinh đến thăm chợ nhiều hơn người dân tộc đi chợ tình. Cả hai con đường chạy dọc Khâu Vai dùng để bán đồ ăn và quà lưu niệm, tôi ngỡ mình lạc vào một chợ thương. tìm bạn. Nhanh nhanh xuống chợ Khâu Vai. Ảnh: Zane Zane. Có mặt ở Khâu Vai vào khoảng 7h30 tối, lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh tấp nập của một phiên chợ vùng cao. Thoáng một chút

Ngày đăng: 11/07/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan