Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
252,58 KB
Nội dung
Phần VI CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ Câu 1: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần ,số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng: A Sinh học phân tử B. Giải phẫu so sánh C. Phôi sinh học D. Địa lí sinh vật học. Câu 2: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật ? A Cánh bướm và cánh dơi B. Tay người và vây cá C. Tay người và cánh dơi D. Cánh dơi và cánh ong mật. Câu 3: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau D. Thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 4: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả? A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn các đặc điểm thích nghi giống nhau. D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn các đặc điểm thích nghi giống nhau, từ đó phát sinh đột biến giống nhau. Câu 5: Sự tương đồng về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng cho thấy: A. Chúng được tiến hóa từ một loài tổ tiên chung. B. Chúng được tiến hóa từ nhiều loài tổ tiên. C. Chúng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau. D. Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo cùng một hướng. Câu 6: Ruột thừa, xương cùng, răng khôn của người được xem là: A.Hiện tượng lại tổ. B.Cơ quan thoái hóa. C.Cơ quan tương tự. D.Cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự Câu 7: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, người ta không dựa vào: A.Sự so sánh các cơ quan tương tự. B.Sự so sánh các cơ quan tương đồng. C.Các bằng chứng phôi sinh học. D.Các bằng chứng sinh học phân tử. Câu 8: Ví dụ nào là cơ quan tương tự? A.Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. D.Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. Câu 9: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hóa theo hướng: A.vận động B. Hội tụ C. Đồng quy D. Phân li. Câu 10: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống trong môi trường nước? A.Phôi cá, kì giông, rùa, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang. B.Não bộ hình thành 5 phần như não cá. C.Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có đuôi. D.Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn. Câu 11: Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh: A.Nguồn gốc chung của chúng. B.Sự tiến hóa đồng quy. C. Ảnh hưởng của môi trường. D.Tiến hóa thích ứng. Câu 12: Nh ững cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng như nhau là: A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan tương đồng. C. Cơ quan thoái hóa. D. Hiện tượng lại tổ. Câu 13:Ví dụ nào là cơ quan thoái hóa? A.Gai ở cây xương rồng. B.Nhụy trong hoa đực của cây ngô. C.Ngà voi. D.Gai của cây hoàng liên. Câu 14: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau: A.Phản ánh sự tiến hóa phân li. B.Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống. C.Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới. D.Phản ánh mức độ quan hệ giữa các nhóm loài. Câu 15: Nội dung cơ bản của định luật phát sinh sinh vật A.Sự giống nhau trong phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. B. Sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút gọn lịch sử phát triển của loài. C.Toàn bộ sinh giới đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung. D.Trong quá trình phát triển phôi, mỗi loài đều diễn lại tất cả những giai đoạn chính mà loài đó đã trải qua trong lịch sử phát triển của nó. Câu 16: Định luật phát sinh sinh vật phản ánh: A.Nguồn gốc chung của sinh vật. B.Sự tương phản giữa cơ quan tương đồng và tương tự. C.Sự hình thành cơ quan thoái hóa. D.Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại. Câu 17: Cơ quan tương tự là kết quả của quá trình A. Tiến hóa đồng quy. B. Tiến hóa phân li C. Tiến hóa vận động. D. Tiến hóa vận động và phân li. Câu 18: Các đảo đại lục cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng? A Đảo đại lục có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương. B. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú hơn, ít các loài chim và côn trùng. C. Đảo đại dương hình thành loài đặc hữu. D. Đảo đại lục có nhiều loài tương tự với đại lục gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự ở lục địa châu Âu. Câu 19: Vì sao hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng? A. Đầu tiên tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau. B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau. C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự như nhau nên dẫn đến sự hình thành hệ thực vật và động vật giống nhau, các loài đặc trưng là do thích nghi với điều kiện địa phương. D .Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay. Câu 20: Sự khác nhau về trình tự axit amin trong một đoạn polipeptit bêta của phân tử hemôglôbin ở một số loài động vật có vú như sau: 1: Lợn: -Val – His – Leu – Ser – Ala – Glu – Glu – Lys – Ser - 2: Ngựa: -Val – His – Leu – Ser – Gly – Glu – Glu – Lys – Ala – 3: Đười ươi: -Val – His – Leu – Thr – Pro – Glu – Glu – Lys - Ser – Nếu lấy trình tự các nuclêôtit của đười ươi làm gốc để sắp xếp mức độ gần gũi về nguồn gốc thì trật tự đó là: A . 1-2-3. B . 2-1-3. C . 3-2-1 D . 3-1-2 Câu 21: Trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người như sau: 1- Người : - XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – 2- Gorila : - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT - 3- Đười ươi: - TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT - 4- Tinh tinh: - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – Nếu lấy trình tự các nuclêôtit của người làm gốc để sắp xếp mức độ gần gũi về nguồn gốc thì trật tự đó là: A . 1-2-3-4. B . 1-3-2-4. C . 1-4-2-3. D . 1-4-3-2. Câu 22: Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc nhân tạo là quá trình: A. Đào thải những biến dị bất lợi cho con người. B. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người. C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người. D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Câu 23: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là: A.Quần thể. B.Loài. C.Quần xã. D.Cá thể. Câu 24: Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa của sinh vật là: A.Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B.Sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật. C.Sự tích lũy các đột biến trung tính. D.Các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào sinh vật, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. Câu 25: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm: A. Đột biến trung tính. B. Biến dị tổ hợp. C. Bi ến dị cá thể. D. Đột biến. Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên? A Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. B. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. C. Chỉ có đột biến gen mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là: A.Đấu tranh sinh tồn. B.Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người. C.Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài. D.Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường. Câu 28: Câu nào sau đây nói về chọn lọc tự nhiên là đúng với quan niệm của Đacuyn: A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen. C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau. D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. Câu 29: Theo quan niệm của Đacuyn chọn lọc tự nhiên là quá trình: A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Câu 30: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là: A .Đấu tranh sinh tồn. B .Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người. C .Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài. D .Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường. Câu 31: Theo Đacuyn, quá trình nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật? A. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài. B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. C. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị có lợi, không liên quan tới chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 32: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn: A.Xuất hiện các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản. B.Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. C.Sự phân hóa khả năng sống của các kiểu gen khác nhau D.Trực tiếp dẫn đến hình thành loài mới. Câu 36: Những nội dung nào dưới đây không thuộc học thuyết tiến hóa của Lamac: A. Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho sinh vật biến đổi. B. Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật biến đổi kịp thời để thích nghi. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, từ đó hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật. D. Tất cả những biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. Câu 33: Hạn chế lớn nhất trong học thuyết tiến hóa cuả Đacuyn là: A.Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. B.Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chưa rõ ràng. C.Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. D.Chưa phân tích rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên. Câu 34: Cơ chế tiến hóa theo Lamac là gì? A.Đó là sự tiến hóa do tác động của chọn lọc tự nhiên. B.Đó là sự tiến hóa nhờ tích lũy các đột biến có lợi. C.Đó là sự tiến hóa nhờ phần lớn các đột biến là trung tính. D.Đó là sự tiến hóa do di truyền tính tập nhiễm. Câu 35: Theo quan điểm của Lamac, sự hình thành các đặc điểm thích nghi là: A.Kết quả của quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên B.Kết quả của quá trình phân li tính trạng dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. C.Quá trình tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của môi trường. D.Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật biến đổi kịp thời để thích nghi và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Câu 36: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là A. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng. B. Chọn lọc nhân tạo. C. Chọn lọc tự nhiên. D.Sự thích nghi cao độ của vật nuôi, cây trồng với môi trường. Câu 37: Theo Lamac, phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình hình thành loài mới ? A. Loài mới được hình thành từ từ, từ loài này sang loài khác tương ứng với sự biến đổi của ngoại cảnh. B.Loài mới được hình thành dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng. C.Các loài ngày nay đều có chung nguồn gốc. D.Các loài trong tự nhiên liên tục biến đổi nhưng ranh giới giữa các loài vẫn khá rõ ràng. Câu 38: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do: A.Sự xuất hiện các đột biến cổ dài. B.Sự tích lũy các đột biến cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên. C.Hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao. D.Sự chọn lọc các đột biến cổ dài. Câu 39: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A.Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B.Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung. C.Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thay đổi kịp thời. D.Loài m ới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng Câu 40: Theo quan niệm của Lamac, tiến hóa là quá trình : A. Phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. B.Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. C.Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới ảnh hưởng gián tiếp của môi trường. D.Củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. Câu 41: Quan niệm của Lamac về biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại? A.Thường biến. B.Biến dị. C.Đột biến. D.Di truyền. Câu 42: Theo Lamac, ngoại cảnh là nhân tố chính: A.Làm tăng tính đa dạng của loài. B.Làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi. C.Làm phát sinh các biến dị không di truyền. D.Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục. Câu 43: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hóa là: A.Sự củng cố nhiều những đột biến trung tính. B.Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền. C.Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh. D.Các biến đổi nhỏ, riêng rẽ tích lũy thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của CLTN Câu 44: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn so với học thuyết tiến hóa của Lamac là: A.Giải thích cơ chế tiến hóa ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm Lamac. B.Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. C.Giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D.Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh. Câu 45: Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành là do: A. Sự thích ứng bị động của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau. B. Sự tương tác giữa sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời, không di truyền lại cho thế hệ sau. C. Sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau. D. Sinh vật vốn có sự thích nghi với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau. Câu 46: Điều nào không phải là cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác, theo Lamac? A.Mỗi loài sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. B. Mỗi sinh vật thích ứng với sự thay đổi của môi trường một cách bị động bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. C.Cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến. D.Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển. Câu 47: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo dựa trên cơ sở là: A .Đào thải và tích lũy. B .Biến dị và di truyền. C . Phân li tính tr ạng. D . Biến dị tổ hợp. Câu 48: Theo Đacuyn, thì tất cả các loài sinh vật có nguồn gốc từ: A . Một vài dạng tổ tiên chung trong tự nhiên. B . Thần thánh tạo ra. C . Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. D . Nhiều dạng tổ ti ên riêng. Câu 49 Tiến hóa lớn là A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trên qui mô rộng lớn. B. Quá trình hình thành loài mới, diễn ra trên qui mô rộng lớn . C. Quá trình hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp . D. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp. Câu 50. Tiến hóa nhỏ là A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn . B. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp . C.Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn . D. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành loài m ới,diễn ra trên qui mô rộng lớn . Câu 51. Các nhân tố tiến hóa gồm: A.Đột biến , thường biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. B.Đột biến , di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và sự cách li. C.Đột biến , di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. D.Đột biến , di-nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên. Câu 52. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là A.Chọn lọc tự nhiên B.Biến dị tổ hợp. C.Đột biến. D.Di-nhập gen. Câu 53. Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là: A.Biến dị tổ hợp. B.Đột biến gen. C.Đột biến nhiễm sắc thể. D.Di-nhập gen. Câu 54. Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể là: A.Đột biến. B.Di-nhập gen. C.Chọn lọc tự nhiên. D.Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 55. Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là A.Đột biến , giao phối không ngẫu nhiên. B.Di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên . C. Đột biến , chọn lọc tự nhiên . D.Đột biến , di nhập gen . Câu 56. Nhân tố tiến hóa dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể là: A.Giao phối không ngẫu nhiên. B.Đột biến. C.Di-nhập gen. D.Giao phối ngẫu nhiên. Câu 57. Các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể l à A.Đột biến , di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên. B.Đột biến , di- nhập gen , chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên . C.Đột biến , chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên . D.Đột biến , di-nhập gen , các yếu tố không ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên. Câu 58. Nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hư ớng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp là: A.Giao phối không ngẫu nhiên. B.Các yếu tố ngẫu nhiên. C.Quá trình đột biến. D.Chọn lọc tự nhiên . Câu 59. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên ? A.Làm thay đổi tần số các alen không theo một chiều hướng nhất định . B.Dễ làm thay đổi tần số các alen ở những quần thể có kích thước nhỏ . C.Làm tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột . D.Làm cho quần thể luôn ở trạng thái cân bằng . Câu 60. Nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường là A.Đột biến. B.Di-nhập gen. C.Chọn lọc tự nhiên. D.Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 61. Đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa là: A.Cá thể . B.Quần thể. C.Quần xã. D.Loài. Câu 62. Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần thể l à: A.Đột biến . B.Di-nhập gen. C.Biến động di truyền. D.Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 63: Mặt chủ yếu của CLTN là: A. tác động vào từng cá thể. B. đảm bảo sự sống sót các kiểu gen thích nghi. C. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. các quần thể có vốn gen thích nghi thay thế các quần thể có vốn gen kém thích nghi. Câu 64: Hiện tượng di nhập gen là: A. có sự trao đổi cá thể giữa các quần thể. B. không có sự trao đổi cá thể giữa các quần thể. C. xãy ra đột biến trong quần thể. D. dưới tác động của CLTN. Câu 65: Di nhập gen có tác dụng: A. không làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. đối với quần thể có kích thước lớn. D. . đối với quần thể giao phối ngẫu nhiên. Câu 66: Thế nào là sự cân bằng đa hình? A. Một alen tồn tại trên một lôcút. B. Nhiều alen của một lôcút gen cùng tồn tại. C. Mỗi gen cùng nằm trên một NST. D. Các gen không alen nằm trên một NST. Câu 67. Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là A.10 -6 đến 10 -2 . B.10 -6 đến 10 -4 . C.10 -2 đến 10 -4 . D.10 -2 đến 10 -6 . Câu 68. Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản? A.Vì tạo ra những tổ hợp gen thích nghi . B. Vì làm thay đổi tần số alen trong quần thể . C. Vì tạo ra vô số biến dị tổ hợp . D. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể . Câu 69. Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen trong quần thể theo hư ớng xác định là A. Đột biến B. Di-nhập gen . C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Chọn lọc tự nhiên . Câu 70. Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là A. Đột biến , biến động di truyền . B. Di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên . C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên . D. Đột biến , di-nhập gen . Câu 71: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên? A. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ . B. Chọn lọc tự nhiên tác động đối với toàn bộ kiểu gen . C. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ . D. Chọn lọc tự nhiên tác động đối với cả quần thể . Câu 72. Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về quần thể? A. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên . B. Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa . C. Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa lớn . D. Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ . Câu 73. Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò, tác dụng của giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối)? A. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp . B. Phát tán đột biến trong quần thể . C. Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể . D. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể . Câu 74. Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa? A. Vì làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể . B. Vì tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp . C. Vì làm thay đổi tần số các alen trong quần thể . D. Vì t ạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể . Câu 75. Nhân tố tiến hóa quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là A. Đột biến . B. Chọn lọc tự nhiên . C. Biến động di truyền . D. Di-nhập gen . Câu 76. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là A. Quá trình đột biến và biến động di truyền . B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối . C. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên . D. Biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên . Câu 77. Vai trò của biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ là A. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên . B. Làm cho tần số tương đối các alen thay đổi theo một hướng xác định . C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột . D. Làm cho quần thể trở nên cân bằng hơn . Câu 78: Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi rất lớn tần số tương đối các alen thuộc một gen trong quần thể nhỏ là A. Đột biến . B. Di-nhập gen . C. Chọn lọc tự nhiên . D. Biến động di truyền . Câu 79. Nhân tố tiến hóa phát huy vai trò chủ yếu trong quần thể có kích thước nhỏ là: A. Đột biến . B. Biến động di truyền . C. Chọn lọc tự nhiên . D. Giao phối không ngẫu nhiên . Câu 80. Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa? A. Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa . B. Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp . C. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn . D. Vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể . Câu 81. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là: A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất . B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể . C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình ti ến hóa . Câu 82. Chọn lọc tự nhiên tác động như thế nào vào sinh vật? A. Tác động trực tiếp vào kiểu gen. B. Tác động trực tiếp vào các alen. C. Tác động trực tiếp vào kiểu hình. D. Tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội. Câu 83. Những hình thức giao phối nào sau đây làm thay đổi tần số các kiểu gen qua các thế hệ? A.Ngẫu phối và giao phối có lựa chọn. B. Ngẫu phối và giao phối gần. C. Ngẫu phối và giao phối cận huyết. D. Giao phối gần và giao phối có lựa chọn. Câu 84. Biến động di truyền là hiện tượng: A. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó trong quần thể gốc . B. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi từ từ , khác dần với tần số của các alen đó trong quần thể gốc . C. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen trội . D. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo hướng tăng alen lặn . Câu 85. Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách A. Làm cho đột biến phát tán trong quần thể. B. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. C. Trung hòa tính có hại của đột biến. D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Câu 86: Vai trò không phải của các cơ chế cách ly là: A. giúp cho CLTN diễn ra theo nhiều hướng. B. ngăn ngừa sự giao phối tự do. C. phân hóa các kiểu gen trong quần thể gốc. D. không chỉ tác dụng đối với từng gen riêng rẽ mà tác dụng đến toàn bộ kiểu gen. Câu 87. Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì: A. Sự kết hợp của hai quá trình đột biến và giao phối tạo ra. B. Số cặp gen đồng hợp trong quần thể giao phối là rất lớn. C. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể là rất lớn. D. Tính có hại của đột biến đã được trung hòa. Câu 88. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là: A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể . B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể . C. Biến dị tổ hợp . D. Đột biến gen . Câu 89. Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tính chất và vai trò của đột biến ? A.Đột biến thường ở trạng thái lặn. B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen. C. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa. D. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể. Câu 90 Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ? A. Diễn ra trên quy mô của một quần thể (trong phạm vi của loài). B. Làm bi ến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. C. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài. Câu 91. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với tiến hóa lớn? A. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài. B. Quá trình biến đổi trên quy mô lớn. C. Làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. D. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. Câu 92. Vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên là A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. B . Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. C. Làm nghèo vốn gen của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền. D. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Câu 93. Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực? A. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh mẽ và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen. C. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn. D. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình. Câu 94. Các nhân tố dưới đây , nhân tố nào không được xem là nhân tố tiến hóa? A. Quá trình đột biến . B. Giao phối không ngẫu nhiên . C. Giao phối ngẫu nhiên . D. Các yếu tố ngẫu nhiên . Câu 95. Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa? A. Phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể. B.Luôn tạo ra tổ hợp gen thích nghi. C. Phần lớn là có hại cho cơ thể. D. Ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến nhiễm sắc thể. Câu 96. Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là A. Chọn lọc chống lại thể dị hợp . B. Chọn lọc chống lại alen lặn. C. Chọn lọc chống lại alen trội. D. Chon lọc chống lại thể đồng hợp. Câu 97. Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là A. chọn lọc chống lại thể dị hợp . B. Chọn lọc chống lại alen lặn . C. Chọn lọc chống lại alen trội . D. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp . Câu 98. Tác động của chọn lọc sẽ tạo ra ưu thế cho thể dị hợp tử là A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp . B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp . C. Chọn lọc chống lại alen lặn . D. Chọn lọc chống lại alen trội . Câu 99. Phát biểu nào dưới đây về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên là không đúng ? A. Gây sự biến đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định . B. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể . C. Một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể . D. Không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể . Câu 100. Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu: A. Tự thụ phấn và ngẫu phối. B. Giao phối cận huyết và ngẫu phối. C. Giao phối có chọn lọc và ngẫu phối. D. Tự thụ phấn, giao phối gần và giao phối có chọn lọc. Câu 101. Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng tron g quá trình tiến hóa? I- Tần số đột biến gen trong tự nhiên là đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất lớn. II- Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trư ờng khác . III- Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác . IV- Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại Câu trả lời đúng nhất là: A.I và II . B.I và III . C.II và III . D.III và IV . Câu 102. Đơn vị tiến hóa cơ sở của loài trong tự nhiên là A. Cá thể . B. Quần thể . C. Loài . D. Quần xã . Câu 103. Vì sao quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở? A. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất , là nơi hạn chế diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ B. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản chưa nhỏ nhất , là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ . C. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản nhỏ nhất , là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ . D. Vì quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, là đơn vị sinh sản chưa nhỏ nhất , là nơi hạn chế diễn ra quá trình ti ến hóa nhỏ. Câu 104. Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng? A.Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. B.Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. C.Chọn lọc tự nhiên không tác động đến từng gen riêng rẽ mà tác động đến toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đến từng cá thể riêng rẽ mà còn tới cả quần thể . D.Trong quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 105. Thuyết tiến hóa trung tính của Kimura đề cập tới: A. Sự tiến hóa ở cấp phân tử. B. Sự tiến hóa ở cấp cá thể. C. Sự tiến hóa ở cấp quần thể. D. Sự tiến hóa ở cấp loài. Câu 106. Áp lực của chọn lọc tự nhiên so với áp lực của quá trình đột biến như thế nào? A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn áp lực của quá trình đột biến. B. Áp lực của chọn lọc tự nhiên bằng áp lực của quá trình đột biến . C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến . D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn một ít so với áp lực của quá trình đột biến . Câu 107. Phát biểu nào dưới đây là không đúng với chọn lọc vận động ? A. Bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình , đào th ải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình. B. Tần số kiểu gen biến đổi theo hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng C. Diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc củng thay đổi D. Đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới. Câu 108. Phát biểu nào dưới đây là không đúng với chọn lọc ổn định? A. Bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình , đào th ải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình . B. Diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ , do đó hư ớng chọn lọc trong quần thể ổn định . C. Đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới. D. Chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được. Câu 109. Các nòi, các loài thường phân biệt nhau bằng A. Các đột biến nhiễm sắc thể. B. Các đột biến gen lặn. C. Sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ. D. Một số đột biến lớn. Câu 110. Hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình , đào th ải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình là A.chọn lọc vận động . B. chọn lọc phân hóa . C. chọn lọc ổn định . D. Chọn lọc gián đoạn . Câu 111. Tần số tương đối của các alen ở quần thể gốc là 0,5A ; 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,8A; 0,2a ở quần thể mới. Hiện tượng này xảy ra do tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Biến động di truyền. Câu 112. Sự tiêu giảm cánh của các sâu bọ trên các hải đảo có gió mạnh là kết quả của chọn lọc A. Chọn lọc vận động. B. Chọn lọc phân hóa. C. Chọn lọc ổn định. D. Chọn lọc gián đoạn. Câu 113. Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến hóa nhỏ là: A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, và biến động di truyền. B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và di-nhập gen. C. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình đột biến, biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên. Câu 114: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là: A. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài; B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài; C. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá; D.Trở ngại do sự phát sinh giao tử. Câu 115: Lúa mì (A) lai với lúa mì hoang dại (hệ gen DD, 2n = 14), thu được con lai ABD = 21. Để có kết quả này loài lúa mì (A) phải có: A. Hệ gen AB, 2n = 16 B. Hệ gen AB, 2n = 14 C . Hệ gen AABB, 4n = 28 D. Hệ gen AABB, 2n = 14 Câu 116: Lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài phổ biến ở nhóm sinh vật: A.Động vật B.Thực vật bậc cao C. Thực vật bậc thấp và nấm D. Vi sinh vật [...]... đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường B sinh thái C lai xa và đa bội hoá D các đột biến lớn A địa lí 45 Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau Đây là bằng chứng về A cơ quan tương đồng B cơ quan tương ứng D cơ quan thoái hoá C cơ quan tương tự 46 Trường hợp nào sau đây gọi là cơ quan thoái hoá? A Cánh của dơi tương tự như cánh của chim... bằng chứng chứng tỏ A cùng một gốc chung nhưng đã tiến hoá phân li, thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau B có nguồn gốc khác nhau nhưng đã tiến hoá phân li, thích nghi với các điều kiện môi trường giống nhau C các loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và đã tiến hoá theo các hướng khác nhau D cả A và B 49 Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là A bằng chứng địa... quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau 62 Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất? a bằng chứng sinh học phân tử b bằng chứng phôi sinh học so sánh c bằng chứng giải phẫu học so sánh d bằng chứng tế bào học 63 Hiện tượng tăng cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào a tác động của đột biến b tác động của giao phối c tác động... các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là A đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi B đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá C chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá D các cơ chế cách li thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc 20 Tiến hoá nhỏ là quá trình A hình thành các nhóm phân loại trên loài B biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn... sinh giới là A bằng chứng địa lí sinh vật học B bằng chứng phôi sinh học C bằng chứng giải phẩu học so sánh D bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử 50 Theo Lamac thì xu hướng tiến hoá chung của sinh giới là A nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp B ngày càng đa dạng và phong phú hơn C thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường D cơ thể sinh vật biến đổi theo ngoại cảnh 51 Mỗi giống... thời điểm và chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên 18 Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa A hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị B giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật C đi sâu vào các con đường hình thành loài mới D làm rõ tổ chức của loài sinh học 19 Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng... dạng và phong phú B nâng cao dần tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp C Tổ chức ngày càng cao D thích nghi ngày càng hợp lí 60 Các cơ chế cách li có vai trò A củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt B hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật C củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong loài D kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ, hình thành loài mới 61 Cơ. .. đồng là a những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể hiện các chức năng rất khác nhau b những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi c những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau d những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn... nhau 2 Trong tiến hoá cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A sự tiến hoá phân li B sự tiến hoá đồng qui C sự tiến hoá song hành D phản ánh nguồn gốc chung 3 Theo Lamac, nguyên nhân tiến hoá là do A chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi B ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi C... Trở về thăm quê hương và tổ tiên 78 Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì A Chúng bắt nguồn từ một cơ quan của loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm B chúng có hình dạng giống nhau giữa các loài C chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài D chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng 79 Nội dung cơ bản của định luật . Phần VI CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ Câu 1: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần ,số lượng và đặc biệt là trật tự sắp. giống nhau 62. Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất? a. bằng chứng sinh học phân tử b. bằng chứng phôi sinh học so sánh c. bằng chứng giải phẫu học so sánh d. bằng chứng tế bào học. A. bằng chứng địa lí sinh vật học. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng giải phẩu học so sánh. D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử. 50. Theo Lamac thì xu hướng tiến hoá chung