Du lịch Hoàng Su Phì – Hà Giang Sơ lược Hoàng Su Phì là huyện vùng cao, núi đất, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang hơn 100 km. Phía Đông giáp với huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp với huyện Bắc Quang, phía Tây giáp với huyện Xín Mần, phía Bắc giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện có 4 xã biên giới với tổng chiều dài đường biên 34,5 km. Địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi đỉnh núi Tây Côn lĩnh và Chiu Liều Thi dẫn đến địa hình có độ dốc cao, có độ cao khoảng từ 1.000 - 2.000m. Năm 1831, châu Vị Xuyên tách thành huyện Vị Xuyên (thuộc phủ Tương An) và huyện Vĩnh Tuy (nay là huyện Hoàng Su Phì). Ngày 18/11/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành quyết định số 136/HĐBT, tách xã Bản Máy của huyện Xín Mần để sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì, tách các xã Trung Thịnh, Nàng Đôn của huyện Hoàng Su Phì để sáp nhập vào huyện Xín Mần, tách các xã Thông Nguyên, Tiên Nguyên, Xuân Minh của huyện Bắc Quang để sáp nhập vào huyện Hoàng Su Phì. Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Su Phì trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên, từ 1991, Hà Giang tái lập tỉnh, Hoàng Su Phì trở thành huyện của tỉnh Hà Giang. Ngắm ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì Hoàng Su Phì có cái đẹp vừa duyên dáng của những dải ruộng bậc thang mềm mại ôm ấp quanh những con đường núi, vừa có cái đẹp hùng vĩ của thác khe và những đồi thông điệp trùng. Có lẽ đây là nơi có ruộng bậc thang nhiều và đẹp nhất VN. Bạn có thể đi bộ băng qua những con đường núi vào buổi sáng, ngắm nhìn những đồi thông chập chùng giấu mình trong mây sớm, ghé thăm những cây cầu bắc qua con suối lớn dưới thung lũng, hoặc rửa mặt bằng dòng nước mát rượi chảy ra từ suối khe trên đường từ thị trấn Vinh Quang đi Xín Mần. Nếu lên đúng ngày chủ nhật, bạn sẽ có cơ hội dự chợ phiên Hoàng Su Phì - một phiên chợ huyện dài đến hàng cây số. Người mua người bán tấp nập tạo nên một bức tranh đầy sắc màu đặc trưng của vùng cao. Này những váy áo người Mông sặc sỡ như cánh bướm, này những áo xanh đặc trưng của người Nùng, này những khăn vấn đầu màu đen của người La Chí Hoàng Su Phì vẫn còn rất sơ nguyên, chưa bị "du lịch hóa" như những Sa Pa, Bắc Hà. Đây là nơi lưu giữ hầu như còn nguyên vẹn những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Nùng, Dao, Mông Người dân vùng này rất dễ thương và mến khách. Từ những em bé, thanh niên cho đến cụ già đều sẵn sàng tặng bạn những nụ cười và lời hỏi thăm thân thiện "Chụp nhiều ảnh chưa?", "Bao giờ về?". Đã đến nơi này, bạn cũng đừng quên thử món cá chép nuôi ở ruộng bậc thang rán giòn, ăn món cải nương chấm nước mắm trứng và nhấp môi đôi chén rượu thóc Nàng Đôn lâng lâng ngọt nhẹ trong một đêm Su Phì nhiều sương núi Ngắm thu ở Hoàng Su Phì Địa hình huyện bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi đá cao và khe, suối tạo nên một khung cảnh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, tráng lệ, phù hợp cho những ai thích đi bộ ngắm cảnh. Thu về, lúa nương chín vàng khoác lên Hoàng Su Phì một chiếc hoàng bào lộng lẫy, làm tốn không biết bao nhiêu pin và thẻ nhớ của những tay máy cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. . huyện Hoàng Su Phì. Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Su Phì trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên, từ 1991, Hà Giang tái lập tỉnh, Hoàng Su Phì trở thành huyện. Du lịch Hoàng Su Phì – Hà Giang Sơ lược Hoàng Su Phì là huyện vùng cao, núi đất, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang hơn 100 km. Phía Đông. Giang tái lập tỉnh, Hoàng Su Phì trở thành huyện của tỉnh Hà Giang. Ngắm ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì Hoàng Su Phì có cái đẹp vừa duyên dáng của những dải ruộng bậc thang mềm mại ôm ấp quanh