1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx

105 2,8K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 7,19 MB

Nội dung

Du lịch là mộtngành kinh tế tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậyphát triển du lịch góp phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tàinguyên thiên nhiên và

Trang 1

y ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒ HUYỀN TRANG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với sự cố gắng của bản thân cùng

sự giúp đỡ của thầy, cô giáo và bạn bè trong khoa chúng tôi đã hoàn thành đề

tài: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầygiáo TS Nguyễn Xuân Trường và các thầy, cô giáo trong khoa Địa lý, TrườngĐại Học Sư Phạm thuộc Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi chochúng tôi thực hiện đề tài của mình

Chúng tôi cung xin chân thành cảm ơn: UBND tỉnh Hà Giang, Cục thống

kê tỉnh Hà Giang, Sở văn hóa – du lịch và thể thao tỉnh Hà Giang… đã giúp

đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài do khó khăn về thời gian

và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô vàcác bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2012

Nhóm sinh viên thực hiện

Trần Thị Hương Nguyễn Thị Liên

Hồ Huyền Trang

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ i

Mục lục ii

Lời cảm ơn ii

Các từ viết tắt trong đề tài v

Danh mục bảng vi

Danh mục hình vi

MỞ ĐẦU 7

PHẦN NỘI DUNG 14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH14 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 14

1.1.1 Các khái niệm về du lịch 14

1.1.2 Chức năng của du lịch 19

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch 20

1.1.4 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch 24

1.2 Cơ sở thực tiễn 26

1.2.1 Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam 26

1.2.2 Thực tiễn phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc28 Chương 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG33 2.1 Khái quát chung về Hà Giang 33

2.1.1 Vài nét về lịch sử Hà Giang 33

2.1.2 Tổng quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 33

2.2 Tài nguyên du lịch 36

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 36

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 48

2.2.4 Văn hóa ẩm thực vùng cao Hà Giang 59

2.3 Cơ sở hạn tầng và chính sách phát triển du lịch 61

2.3.1 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 61

2.3.2 Bưu chính viễn thông 64

Trang 4

2.3.3 Thực trạng phát triển hệ thống đô thị 64

2.3.4 Đường lối, chính sách phát triển du lịch 66

2.4 Đặc điểm dân cư, dân tộc 66

Chương 3 HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 69

3.1 Hiện trạng phát triển du lịch 69

3.1.1 Đánh giá chung phát triển du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2011 69

3.1.2 Số lượng và thành phần du khách 72

3.1.3 Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch74 3.1.4 Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch74 3.2 Tổ chức lãnh thổ theo các tuyến và điểm du lịch Hà Giang 77

3.2.1 Các khu và điểm du lịch 77

3.2.2 Các tuyến du lịch 82

3.3 Những hạn chế phát triển du lịch Hà Giang 88

3.4 Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế 89

3.4.1 Định hướng phát triển du lịch Hà Giang 89

3.2.4 Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang 93

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 101

Trang 5

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói”

- đang trở thành hoạt động kinh tế sôi động hàng đầu thế giới Du lịch là mộtngành kinh tế tương đối nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, vì vậyphát triển du lịch góp phần khai thác có hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tàinguyên thiên nhiên và văn hóa của đất nước, bảo vệ môi trường tự nhiên.Cùng với xu hướng đó, Việt Nam với tiềm năng du lịch rất phong phú, đadạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và khẳng định vịthế trong nền kinh tế quốc dân

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có vị trí chiến lượcquan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đốingoại Phía bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với Trung Quốc, phíađông, tây và nam Hà Giang giáp với các tỉnh có tiềm năng du lịch như: CaoBằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việcphát triển các tuyến du lịch liên tỉnh Hà Giang là một vùng đất có tiềm năngrất lớn về du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.Cùng với đó là lợi thế tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc và nhiều địa bànnội địa có ngành du lịch đang phát triển mạnh như Lào Cai, Tuyên Quang,Bắc Cạn, Cao Bằng… Hà Giang còn có bản sắc văn hoá của cộng đồng 22dân tộc anh em, được bảo lưu khá tốt Vì thế, trên đường hội nhập, du lịch HàGiang có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch mà đông đảokhách du lịch quốc tế đang hướng tới hiện nay đó là: Du lịch tham quan nghỉdưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng… Trongnhững năm qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển du lịch, đưa du lịchtrở thành thế mạnh của Hà Giang Một trong những nỗ lực đó chính là sự tíchcực chuẩn bị các bước cần thiết để cao nguyên đá Đồng Văn được thế giới

Trang 8

công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu Đây sẽ là tiền đề hết sức quantrọng trong phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới Chính vì lý do đó,được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Xuân Trường, nhóm đề tài chọn hướng

nghiên cứu, tìm hiểu: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trên thế giới

Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mìnhtrong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngànhđịa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trênthế giới dưới nhiều gióc độ và mức độ khác nhau

Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành

và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Những công trình nghiêncứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là nhữngnghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch

sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser(1939), Christaleer (1955)…được tiến hành ở Đức năm 1930 Tiếp theo đó làcác công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí củaMukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch củaKhadaxkia (1972) và Sepfer (1973) Các nhà địa lý cảnh quan học củaTrường Đại học Tổng hợp Matxcova như E.D Xmirnova, V.B Nhefedova…

đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ).Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như Bôhart (1971), nhà địa lý Anh H.Robison(1976), các nhà địa lý Canada)… cũng đã tiến hành đánh giá các loại tàinguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch Bên cạnh đó, một khía cạnhquan trọng trong nghiên cứu du lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnhthổ du lịch Các nhà địa lý du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổitiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ nam - là cơ sở lý luận có tính kế

Trang 9

thừa cho các nghiên cứu về sau Các công trình nghiên cứu đã xác định đốitượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặcthể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địabàn để phát triển du lịch.

Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ rànghơn cũng như tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tínhtoàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trởnên cần thiết Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụđiểm du lịch Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ dulịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể Nhìn chung,nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệthống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thốngđịa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu

tố trên địa bàn để phát triển du lịch

2.2 Ở Việt Nam

Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960,

từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưanhiều Phần lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở

lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu nhưPGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trìnhnghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổchức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lýluận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịchbiển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quyhoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do

Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); 2 cuốn sách “Địa lý du lịch”(1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên;

Trang 10

“Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủbiên (2000)…Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đềtài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc hộithảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các cácnhà khoa học địa lý, cá luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước.Tiêu biểu như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố HảiPhòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch thành phố Hồ ChíMinh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông(2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền vững” - Phạm

Lê Thảo (2006); và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du lịch ViệtNam, Nghiên cứu kinh tế Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về

du lịch của Hà Giang của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Dulịch Hà Giang

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dulịch trên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đánh giátiềm năng phát triển du lịch, bước đầu tìm hiểu thực trạng hoạt động dulịch của tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến khuyến nghị chophát triển du lịch Hà Giang

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch

và tài nguyên du lịch

- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch Hà Giang

- Bước đầu phân tích kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hà Giang

- Đề xuất một số giải pháp có tính khuyến khích nhằm phát triển dulịch của tỉnh Hà Giang

Trang 11

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, một số kếtquả hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ

- Về phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh HàGiang Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch,trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ củađịa bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận

- Về thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2010, giảipháp phát triển đến năm 2020

5 Quan điểm, phương pháp nghiên cứu đề tài

5.1 Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm lãnh thổ

Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu các vấn đề địa lý Nếu coicác đối tượng nghiên cứu của du lịch là thể thống nhất có sự phân bố trên mộtkhông gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này có tác động qua lạivới nhau và với các thành phần kinh tế - xã hội khác một cách chặt chẽ trêncùng phạm vi lãnh thổ Do vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch Hà Giang,cần chú ý đến các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và với môi trường trênlãnh thổ

5.1.2 Quan điểm hệ thống

Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đóphân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên,nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng Mặt khác, cần đặt

hệ thống trong các cấp phân vị cao hơn để thấy được vị trí của hệ thống cũngnhư các mối liên hệ ra ngoài

5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Vận dụng quan điểm này là hết sức cần thiết trong việc khai thác tàinguyên du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch Cần có sự kết thừa chọn

Trang 12

lọc và phát huy những điểm, tuyến, loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả,đồng thời tìm ra những mặt yếu kém và khắc phục nhược điểm ở những điểm

có tiềm năng khai thác chưa hiệu quả

5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, tuynhiên tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên không phải làmãi mãi, vô hạn Quan điểm cho rằng du lịch là ngành kinh tế ít ảnh hưởng vớimôi trường đã không còn đúng nữa, đã có nhiều minh chứng về sự cạn kiệt tàinguyên và những nguy hại tới môi trường xuất phát từ khai thác du lịch bất hợp

lý Do vậy cần có những chiến lược phát triển du lịch mà trong đó bảo vệ môitrường được chú trọng, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu Việc thu thập tàiliệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện cácphương pháp khác đạt hiệu quả cao

5.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chấtlượng, sự phân bố, thực trạng khai thác Tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Giang.Phương pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng, khả năngtôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch của Hà Giang

5.2.3 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học

am hiểu về lĩnh vực du lịch, từ lý luận cho đến thực tiễn của Trường Đại học

Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Sở VHTT&DL Hà Giang đã đóng góp nhiều ýkiến vô cùng quý báu giúp giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc của đề tài

Trang 13

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các hình ảnh, cácbảng biểu, các tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiệntrong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch

Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh hà giang

Chương 3: Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch hà giang trong

xu thế hội nhập

Trang 14

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

Quan niệm về du lịch luôn là một vấn đề được tranh luận trong suốtmột thời gian dài Từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịchInternational Union of Official Travel Organization (IOUTO) năm 1925 tại

Hà Lan, theo Hiệp hội IOUTO khái niệm du lịch được hiểu một cách đầy đủnhư sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liênquan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trứ thường xuyênnhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độnhận thức về văn hóa kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế,văn hóa (P.I.pirogionic)

Theo điểm 1, điều 10, trang 8, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1992thì: “Du lịch là hoạt động con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm thảo mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời giannhất định” Theo sổ tay Thuật ngữ Địa lý: “Du lịch là ngành dịch vụ chuyên

lo khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để tổ chức các cuộc tham

Trang 15

quan, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí , bồi dưỡng sức khỏe nâng cao hiểubiết cho nhân dân trong nước cũng như khách nước ngoài”.

Như vậy, Du lịch là một ngành kinh tế dựa trên các tài nguyên du lịchphục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng của con người.1.1.1.2 Khách du lịch

Đã có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về khách du lịch Tuynhiên, về cơ bản chúng còn phiến diện và chưa phản ánh đầy đủ nội hàm củakhái niệm Một số mới chỉ dừng lại ở việc phân tích động cơ du lịch, hoặc bóctách du lịch khỏi các chức năng kinh tế - xã hội…Năm 1993, theo đề nghị của

Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Thống kê Liên hợp quốc (UNSC) đãcông nhận thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:

- Khách du lịch quốc tế (International tourist) bao gồm: khách du lịchquốc tế đến: gồm những người nước ngoài đến du lịch một quốc gia; và khách

du lịch quốc tế ra nước ngoài: gồm những người đang sống trong một quốcgia đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch trong nước: gồm những người là công dân của mộtquốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó

đi du lịch trong nước

Ở nước ta, theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) thì “Khách du lịch

là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Tại điều 34, chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế

là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

Trang 16

1.1.1.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồngnhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ

sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên

du lịch Theo Michael M Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng

cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ,bầu không khí tại nơi nghỉ mát Cơ cấu của sản phẩm du lịch:

- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồmnhóm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn

- Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ

sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữanhững tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt độngtương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổchức cung ứng du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Như vậy, hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp

những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du

lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch Dịch vụ du lịch gồm có: dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận

chuyển; ăn uống; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thông

tin, hướng dẫn; dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung

1.1.1.4 Tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt.Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hìnhthành chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch Về thực

Trang 17

chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa – lịch

sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội vàkhả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch Theo Nguyễn Minh Tuệ,

“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động vào sức khỏe của họ…”.

Theo Phạm Trung Lương và nnk “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộnggồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất vàtrong không gian vũ trụ liên quan, mà con người có thể sử dụng phục vụ chocuộc sống và sự phát triển của mình”

Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “ Tài nguyên là tất cả thông tin vậtchất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xãhội loài người Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, nhữngcông trình, những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, nhữngkhả năng của loài người…Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và

xã hội cộng đồng.”

Mỗi khái niệm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Tài nguyên

có thể quan niệm một cách dễ hiểu và đơn giản là: “Tất cả những gì thuộc về

tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con người tạo ra, có thể được con người

sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội vàmôi trường trong quá trình lịch sử phát triển của loài người.”

Nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoài nước đã tiến hành phân loại tàinguyên theo một số cách khác nhau:

- Theo nguồn gốc hình thành: gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyênnhân văn

+ Tài nguyên thiên nhiên: gồm các thành phần của tự nhiên là tàinguyên địa hình, địa chất, khí hậu, nước…khoảng không ngoài vũ trụ và cácthể tổng hợp tự nhiên

Trang 18

+ Tài nguyên nhân văn: gồm các loại tài nguyên nhân văn hữu thể như:các di tích lịch sử, di tích LSVH, công trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo vậtquốc gia.

Một số chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch là:

- Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánhgiá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn

có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phongcảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch

tự nhiên và nhân văn

- Tính an toàn: Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn

về sinh thái và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xãhội, vệ sinh môi trường

- Tính bền vững: Tính bền vững nói lên khả năng bền vững củacác thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và cáchiện tượng tự nhiên tiêu cực như thiên tai

- Tính thời vụ: Thời vụ hoạt động du lịch được xác định bởi sốthời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đốivới sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việctriển khai các hoạt động du lịch Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnhhưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịchđược đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn

- Tính liên kết

1.1.1.5 Các loại hình du lịch

Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng Tùy theo yêu cầu vàmục đích khác nhau mà hoạt động đó được phân loại thành các loại hình khácnhau Các loại hình du lịch chủ yếu là:

Trang 19

- Theo nhu cầu của khách: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, thểthao, chữa bệnh, MICE…

- Theo lãnh thổ hoạt động: du lịch nội địa, du lịch quốc tế

- Theo vị trí địa lý: du lịch biển, núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê…

- Theo thời gian: du lịch ngắn ngày, dài ngày, cuối tuần…

- Theo lứa tuổi: thanh niên, gia đình…

- Theo phương tiện sử dụng: du lịch bằng ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máybay, xe đạp…

- Theo hình thức tổ chức: du lịch cá nhân, theo đoàn…

1.1.2 Chức năng của du lịch

1.1.2.1 Chức năng xã hội

Du lịch giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống nhândân Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe củacon người Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật,kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức sống và khả năng lao động của con người

Du lịch có khả năng góp phần tái tạo sức lao động của con người thôngqua nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần Hàng năm, đa số tổchức và doanh nghiệp đều thực hiện những kỳ nghỉ ngắn ngày và dài ngàynhằm phục hồi sức khỏe, gắn kết thành viên Ngoài ra, nhờ có sự phát triểncủa du lịch, nhiều di sản văn hóa, lịch sử của các dân tộc được quảng bá,nhiều người biết đến hơn Điều này đã tạo ra một nguồn thu có thể được dùngcho mục đích tôn tạo các di sản đó, đồng thời nâng cao ý thức của cư dân sởtại về việc bảo tồn các di sản

1.1.2.2 Chức năng kinh tế

Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành “xuấtkhẩu vô hình” mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng thu

Trang 20

triển Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý Đó là sự tăng dần tỉ trọng ở khu vựcdịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó có du lịch Có thể khẳng định rằng

du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với các ngành kinh tế khác.1.1.2.3 Chức năng sinh thái

Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môitrường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trựctiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người Du lịch tạo cho con người

có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đốivới đời sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cựcvào việc giáo dục môi trường Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực dulịch có mối quan hệ chặt chẽ Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưucủa du lịch, nhưng mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác độngxâm hại của dòng khách du lịch cũng như của việc xây dựng cơ sở vật chất –

kỹ thuật phục vụ du lịch Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mốiquan hệ qua lại với nhau

1.1.2.4 Chức năng chính trị

Du lịch là phương tiện hữu hiệu để giáo dục về truyền thống dân tộc, vềlòng yêu quê hương đất nước Du lịch cũng là nhân tố mở rộng sự hiểu biết giữacác dân tộc, thúc đẩy giao lưu quốc tế, củng cố hòa bình giữa các quốc gia Dulịch quốc tế khiến cho những con người ở những vùng khác nhau trên thế giớihiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau và tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch

1.1.3.1 Vị trí địa lý

Đây là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển

du lịch Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (các chỉ tiêu về giớihạn tọa độ, giới hạn lãnh thổ…) và vị trí địa lý kinh tế - xã hội, chính trị Đối

Trang 21

với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằmtrong khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đếntới nơi phát sinh cầu du lịch ngắn hay dài

1.1.3.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng cácthành phần của chúng có sức hấp dẫn du khách đã, đang và sẽ được khaithác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả

và bền vững

- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các đối tượng, hiện tượng tựnhiên và mối liên hệ giữa chúng được lôi cuốn vào để phục vụ cho mục đích

du lịch Các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật

là các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hoạt động du lịch Trong tài nguyên dulịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên thế giới, công viên địa chất có ý nghĩaquan trong trong phát triển du lịch

- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác,

nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo Đây cũng lànguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khácbiệt nhiều so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II:

“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Trong tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa vật chất và phivật thể được UNESSCO công nhận, bảo tồn có ý nghĩa quan trọng trong việcphát triển du lịch

Trang 22

1.1.3.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

a) Dân cư và lao động

Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội.Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch Sốdân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều.Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố

và mật độ dân có có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch Ngoài ra, cầnnghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉngơi du lịch

b) Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế

Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làmxuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực Nềnsản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn,chất lượng dịch vụ càng đa dạng

c) Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội

Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triểnđược trong bầu không khí hòa bình, ổn định trong tình hữu nghĩ giữa các dântộc Ngược lại, du lịch có tác dụng ngược trở lại đến việc củng cố hòa bình.Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng của mình đượcsống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị Điều kiện đảm bảo về y tếtrước các dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và nhu cầu của du khách.Bên cạnh đó, các tai biến thiên nhiên (động đất, sóng thần…) gây mất an toàncũng là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của cacquốc gia, vùng lãnh thổ

d) Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch

Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian vàkhông gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá

Trang 23

trình ra đời và phát triển du lịch Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch mang tính chấtkinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của conngười về khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bịhao phí trong quá trình sống.

e) Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tếNhững tiến bộ tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trongthế kỷ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là những yếu

tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch

f) Đô thị hóa

Trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những đóng góp tích cực, còn rấtnhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tiếng ồn, lao độngcăng thẳng… Từ những mặt trái đó, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trongnhững nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố Nhu cầunày đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắnngày đã trở nên phổ biến

g) Điều kiện sống

Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độnhất định Một trong những yếu tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗingười trong xã hội Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việcnghỉ ngơi, du lịch Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bìnhquân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ

h) Thời gian rỗi

Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con ngườithiếu thời gian rỗi Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọngthúc đẩy hoạt động du lịch Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con ngưuờinâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúcvới bạn bè và vui chơi giải trí

Trang 24

1.1.3.4 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển của bất cứ ngànhkinh tế nào, du lịch cũng không ngoại lệ bởi nó cần phải có các nền tảngthuận lợi để phục vụ du khách, bao gồm:

- Hệ thống giao thông vận tải

- Hệ thống thông tin liên lạc

- Hệ thống điện và cấp thoát nước

1.1.4 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được sử dụng rất khác nhaugiữa các nước Đối với nước ta, trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể Du lịchViệt Nam đến năm 2010, các nhà khoa học đã đưa ra 5 cấp phân vị trên quy

mô lãnh thổ quốc gia bao gồm: điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng dulịch - á vùng du lịch - vùng du lịch Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam(2005) còn đưa thêm khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch trong thực tế ởquy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh Trong khuôn khổ đề tài có đề cập đến một sốhình thức chính sau:

nguyên du lịch

hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạtầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10nghìn lượt khách tham quan một năm

Trang 25

1.1.4.2 Tuyến du lịch

“Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở liên kết dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005) Như vậy, để

phát triển các tuyến du lịch thì trước hết phải hoàn thiện hệ thống giao thông

và xây dựng các điểm nhấn là các điểm du lịch có sức thu hút Tuyến du lịch

về mặt không gian lãnh thổ có thể chia làm nhiều loại như: tuyến du lịch quốc gia nối các điểm, các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia, với các cửa khẩu quốc tế; tuyến du lịch nội vùng; tuyến du lịch liên vùng; các tuyến du lịch địa

phương, nội tỉnh…

1.1.4.3 Khu du lịch

“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005) Hiện nay, ở nước ta phổ biến các khu

du lịch được xây dựng trên nền tảng các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, các ditích hoặc cụm di tích văn hóa – lịch sử, nơi có các danh lam thắng cảnh… vàxây dựng thêm các công trình nhân tạo khác để phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ vàvui chơi của du khách

Trang 26

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam

Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạtđộng kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng Vì thế nước ta có nhiềuđiều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Bên cạnh vị trí thuận lợi, nước ta còn

có sự đa dạng về nguồn tài nguyên Bao gồm cả tài nguyên về tự nhiên như bãibiển, hang động, sinh vật hay nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điểnhình…; tài nguyên nhân văn có các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phongtục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc vănhóa của các dân tộc… Đây là điều kiện để nước ta phát triển nhiều loại hình dulịch với nhiều sản phẩm khác nhau, trong thời gian dài ngắn khác nhau Ngành

du lịch nước ta chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh

tế khi đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX

Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (Chỉ thị số 46 - CT/TW của

Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam)

Sự phát triển của du lịch gắn bó mật thiết với dòng khách du lịch.Trước hết là dòng khách quốc tế đến nước ta ngày càng tăng Cuối năm 1994,lần đầu tiên nước ta đón người khách quốc tế thứ 1 triệu, mở đầu cho sự giatăng mạnh Nếu năm 2000, lượng khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 2,1triệu lượt khách thì đến năm 2010, con số này đã tăng hơn 2 lần, đạt 5,05 triệulượt khách So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về sốkhách du lịch quốc tế đến (sau Thái Lan, Malaixia, Singapo, Indonexia,Philippin) Qua một số cuộc khảo sát đã đưa ra 5 lý do để khách lựa chọn đến

Trang 27

Việt Nam, đó là: giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp (49%), phong cảnh thiênnhiên (44%), văn hóa Việt Nam (41%), du lịch mạo hiểm (38%) và con ngườithân thiện Đây là điều đáng mừng với du lịch nước ta, nhưng cũng là điều rấtđáng lo ngại vì phần lớn khách du lịch quốc tế đến nước ra chỉ một lần, 85%không muốn quay trở lại Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này như thiếuhụt cơ sở vui chơi giải trí, trình độ của lao động du lịch còn thấp… Vì thế,ngành cần có những giải pháp để khắc phục những nhược điểm trên Trong cơcấu nguồn khách thì khách nội địa luôn chiếm vị trí áp đảo Do mức sống củamột bộ phận dân cư được cải thiện nhờ thích ứng với cơ chế thị trường Nênsau những ngày lao động căng thẳng, họ cần nghỉ ngơi, du lịch để phục hồisức khỏe Chính vì thế số khách du lịch nội địa ở nước ta tăng liên tục, từ 11,2triệu lượt khách năm 2000 lên 28 triệu lượt khách vào năm 2010.

Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội Hoạt động du lịchthu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân,mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch

mà còn gián tiếp đối với những ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thunhập cho cộng đồng dân cư địa phương Doanh thu du lịch tăng trưởng nhanh

và liên tục qua các năm Nếu năm 2000, doanh thu mới đạt hơn 17 nghìn tỷđồng, thì đến năm 2010 đã đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 5 lần Sốlượng cơ sở lưu trú cũng tăng cả về chất lượng và số lượng Năm 2010, ngành

du lịch Việt Nam có khoảng 11.000 cơ sở lưu trú với hơn 200 nghìn buồng.Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô,đường sắt, đường hàng không, đường thủy và dần được hiện đại hóa Một sốkhu nghỉ dưỡng, sân golf, công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vàohoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân dân

Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, cáctuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch,khu du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo Hìnhthành các loại hình du lịch mới, đặc thù… Chú trọng khai thác giá trị nhân văngiàu bản sắc dân tộc, tổ chức các cuộc thi để nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 28

1.2.2 Thực tiễn phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềmnăng du lịch đặc sắc, mang đậm các đặc trưng cơ bản về đất nước và conngười Việt Nam Nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Đền Hùng, Điện Biên, Sa

Pa, Ba Bể, Bản Giốc, cao nguyên dá Đồng Văn….đã và đang là điểm đến hấpdẫn của du khách trong và ngoài nước Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cónhững nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta

Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núiHoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnhcao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trêndưới 3.000m Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và cótính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồmcác thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm Ngoài Sa Pa là thịtrấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danhkhác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang),Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) được ví như bức tranh tuyệt tác vừahùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuậnlợi để xây dựng các khu du lịch miền núi

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những rừng

cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng vàcánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên mộtcảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm

và môi trường trong lành, vùng này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ vàcảm xúc sâu đậm cho mọi du khách

Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hìnhKarst thuộc vùng núi đá vôi Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang cógiá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu

Trang 29

và Hòa Bình Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tíchhoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng).

Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồnthiên nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia

và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường, với những danh lam thắng cảnh

hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, ThácBạc Đặc biệt, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất có ý nghĩa về lịch sửcội nguồn Nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như ĐềnMẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cáchmạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Cây đa Tân Trào và An toàn khu ởTuyên Quang, Di tích lịch sử Điện Biên Phủ đang tạo điều kiện cho đồngbào các dân tộc trên vùng đất này phát triển mạnh về du lịch để xóa nghèovươn lên làm giàu bền vững

- Du lịch thể thao-mạo hiểm: Leo núi Fanxipan, vượt thác ghềnh trên

hệ thống sông Hồng, các tuyến du lịch dã ngoại

Các khu du lịch quốc gia (có vai trò động lực thúc đẩy phát triển dulịch vùng TDMNBB): Pác Bó, Bản Giốc (Cao Bằng); Ba Bể (Bắc Kạn); caonguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); Điện Biên Phủ- Pá Khoang- Mường Phăng(Điện Biên); Sa Pa (Lào Cai); Thác Bà (Yên Bái); Hồ Hòa Bình (Hòa Bình),Đền Hùng (Phú Thọ); ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn); ĐịnhHóa (Thái Nguyên); Mộc Châu (Sơn La) Hình thành các tuyến du lịch gồm:

- Các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế gồm:

Trang 30

+ Lạng Sơn-Hà Nội-các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (sau đây viết tắt là cáctỉnh ĐBBB).

+ Cao Bằng-Bắc Kạn-Thái Nguyên-Hà Nội-các tỉnh ĐBBB

+ Hà Giang (Đồng Văn) - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội- các tỉnhĐồng bằng sông Hồng

+ Tây Bắc - Hà Nội - các tỉnh Đồng bằng sông Hồng

+ Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.+ Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng-Quảng Ninh

+ Thái Nguyên - Ba Bể - Cao Bằng (Bản Giốc) - Lạng Sơn

+ Bắc Giang Lạng Sơn Cao Bằng Bắc Kạn Thái Nguyên Tuyên Quang - Hà Giang

-+ Sơn La - Điện Biên (Điện Biên Phủ) - Lai Châu - Lào Cai (Sa Pa).+ Phú Thọ (Việt Trì)-Yên Bái-Lào Cai (Sa Pa)

+ Phú Thọ (Việt Trì)-Sơn La-Điện Biên (Điện Biên Phủ)-Lào Cai (Sa Pa).Nhằm tạo ra sự liên kết du lịch giữa các tỉnh trong vùng, các chươngtrình phát triển du lịch đã được thực hiện khá bài bản trong những năm gầnđây Chương trình “Qua miền Tây Bắc - Sơn La 2011” được tổ chức tạihuyện Mộc Châu từ ngày 27/8-2/9 với sự tham gia của ngành du lịch 8 tỉnhTây Bắc gồm: Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,Điện Biên, Phú Thọ Nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn sẽ được triển khai trongdịp này như: Khảo sát cung đường du lịch Tây Bắc; tổ chức các tour, điểm dulịch điển hình tại khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, Yên Châu, Mường La như

Trang 31

các tour hang động, tham quan lòng hồ thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á, tourbản làng…; hội trại văn hoá và hội chợ thương mại với các gian hàng trưngbày và bán các sản vật địa phương Lần đầu tiên, tỉnh Sơn La giới thiệu sảnphẩm du lịch sinh thái, cộng đồng và du lịch văn hóa lịch sử, tạo điểm nhấnliên kết vùng miền giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, ĐiệnBiên, Lai Châu) Để giới thiệu quảng bá loại hình du lịch này một cách rộngrãi, Sơn La đã xây dựng ý tưởng và mời các tỉnh bạn như Hòa Bình, ĐiệnBiên, Lai Châu cùng tham gia liên kết thực hiện chương trình du lịch mangtên “Qua miền Tây Bắc”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,Chương trình “Du lịch qua những miền di sản” lần thứ nhất được tổ chức tạitỉnh Hà Giang năm 2009, lần thứ 2 tại tỉnh Tuyên Quang năm 2010 Mặc dùmới hình thành khối liên kết hợp tác nhưng Chương trình du lịch qua nhữngmiền di sản 4 tỉnh bước đầu đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ như:Năm 2009, doanh thu hoạt động du lịch của 4 tỉnh đạt gần 2.000 tỷ đồng, năm

2010 doanh thu đạt trên 2.500 tỷ đồng; công tác tuyên truyền quảng bá trêncác phương tiện truyền thông đại chúng không ngừng được đẩy mạnh; chấtlượng hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch từng bước được nâng cao; sốlượng các nhà đầu tư, khách du lịch đến hợp tác, tham quan, nghỉ dưỡng ngàymột tăng góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đóigiảm nghèo ở các địa phương Đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trịvăn hoá truyền thống, di sản văn hoá các dân tộc của các tỉnh

Từ hiệu quả của việc mở rộng hợp tác phát triển du lịch, ngày13/8/2010, tại Hội nghị xúc tiến Chương trình hợp tác phát triển du lịch 6tỉnh: Cao Bằng - Bắc Kạn- Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - HàGiang, đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 6 tỉnh đã họp bàn

và ký kết biên bản ghi nhớ làm cơ sở tham mưu cho UBND các tỉnh về côngtác phát triển du lịch trên địa bàn Trong đó thống nhất việc đề xuất với Bộ

Trang 32

Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa 2 tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn tham giavào cụm hợp tác phát triển du lịch Tiếp đó tại văn bản số 692/TCDL-LHngày 12/7/2011 của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đãchấp thuận cho 2 tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn tham gia nhóm hợp tác pháttriển du lịch vùng cùng với các địa phương trên để tạo thành vùng du lịchChiến khu Việt Bắc.

Trang 33

Chương 2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG

2.1 Khái quát chung về Hà Giang

2.1.1 Vài nét về lịch sử Hà Giang

Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng một trong 15 bộ của nước VănLang Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái.Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ XV, được gọi là huyện Bình Nguyên,đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu VịXuyên Vào cuối thế kỷ XVII, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa,đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ TụLong đến sông Lô Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trênbản đồ ngày nay

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 theo Quyết định của Toànquyền Đông Dương Trước năm 1975, Hà Giang có các huyện Đồng Văn, VịXuyên, Xín Mần, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Thanh Thủy và Quản

Bạ Năm 1976, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh HàTuyên tỉnh Hà Giang tái thành lập ngày 1/10/1991 theo Nghị quyết của kỳ họpthứ IX, Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiện nay, tỉnh có 1 thành phố Hà Giang và 10 huyện: Bắc Mê, BắcQuang, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Quảng Bạ, Quảng Bình, VịXuyên, Xín Mần, Yên Minh với 22 dân tộc anh em cùng chung sống

2.1.2 Tổng quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, có vị tríchiến lược đặc biệt quan trọng Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây,nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phíaNam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái Tại

Trang 34

điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23015’00”,điểm cực nam có vĩ độ 2101’0” Điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ

104024'05” và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ l05030’04”

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang

(Nguồn: Tập bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ, H, 2010)

Trang 35

Toàn tỉnh có 22 dân tộc với dân số trên 724.353 người (thời điểm1/4/2009) Hiện nay, Hà Giang có 11 huyện, thị và 195 xã, phường, thị trấn, cóđường biên giới dài trên 274km tiếp giáp với nước Cộng hoà Nhân dân TrungHoa, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế và thuhút đầu tư đồng thời phát triển du lịch bề vững Tổng diện tích đất tự nhiên: là7.914,88 km2, tỉnh Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểmtrở, bị chia cắt mạnh mẽ, độ cao trung bình từ 800 đến 1.200m so với mựcnước biển Phía Tây với dải núi cao Tây Côn Lĩnh án ngữ và Cao nguyên đáĐồng Văn ở phía Bắc đã tạo cho Hà Giang có địa thế cao dần về phía Tây Bắc,thấp dần về phía Đông Nam Địa hình chia cắt nhiều, do đó hình thành các tiểuvùng mang những đặc điểm khác nhau về độ cao và khí hậu

Lãnh thổ Hà Giang phân hóa thành ba tiểu vùng với những điều kiện tựnhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía bắc, gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo

Vạc, Yên Minh và Quản Bạ Diện tích toàn vùng là 2.356,0 Km2, dân số trên25,6 vạn người, chiếm xấp xỉ 35,3% dân số toàn tỉnh Đặc điểm chung củavùng là địa hình núi đá có độ đốc lớn, điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông,mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đớinhư cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; cây ăn quả như mận, đào, lê, táo Câylương thực chính ở vùng này là cây ngô Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa vànuôi ong Những giống gia súc trên đây là giống riêng của khí hậu cận nhiệtđới, có đặc điểm to khỏe và chịu được rét

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm 02 huyện Hoàng Su Phì và

Xín Mần Diện tích tự nhiên 1.217,3 km2; dân số trên 11,6 vạn người, chiếm16,2% dân số toàn tỉnh Đặc điểm chung của địa hình là núi đất dốc, có nhiềunguồn nước thuận lợi cho sinh hoạt và canh tác lúa nước, phát triển nghề rừng

và trồng cây ăn quả cận nhiệt như đào, lê, mận… Cây lương thực chính vùngnày là lúa nước và ngô Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia

Trang 36

cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó làngười Dao, một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên,

Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của HàGiang Diện tích tự nhiên 4.372,6 km2; dân số trên 35,1 vạn người, chiếm48,5% số dân của tỉnh Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệtđới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệugiấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhấttrong tỉnh Ngoài ra, đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi nhưcam, quýt, chanh

Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục

vụ đời sống cư dân và thuận tiện cho tưới tiêu đồng ruộng Ngoài những sôngchính chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam(Trung Quốc) chảy qua Thanh Thuỷ, Thị xã Hà Giang và sông Gâm bắtnguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng, Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn

có một số sông ngắn và nhỏ chảy trong tỉnh như đoạn nguồn sông Chảy, sôngNho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng cùng với nhiều suối to, nhỏ nằmxen giữa núi rừng Sông ở Hà Giang có độ nông sâu không đều, độ dốc lớnnhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, nhưng đó cũng

là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng, đảm bảomôi trường sinh thái. 

Trang 37

nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m) Nhìn chung diện tích HàGiang không rộng, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tậptrung các ngọn núi cao khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao từ 500

- 1.000 m; 24 ngọn núi cao từ 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao từ1.500 - 2.000 m; 5 ngọn núi cao từ 2.000 m trở lên

Hà Giang là một tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc bộ, địa hình kháphức tạp, có thể chia 3 vùng Vùng cao núi đá phía bắc, có độ dốc khá lớn,thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều Vùng cao núi đất phía tây thuộckhối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòngsuối hẹp Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô vàthành phố Hà Giang Núi đá vôi Hà Giang có đặc điểm phân bố gần như songsong với nhau và kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam, điển hình là từ ĐồngVăn đến Vị Xuyên Tỉnh có 4 quần thể núi cao, mỗi quần thể được đặc trưngbởi 1 ngọn cao nhất: Quần thể Đồng Văn - Mèo Vạc là đỉnh 1901m (cáchMèo Vạc 13 km về phía bắc), quần thể Quản Bạ - Bắc Mê có đỉnh 2274m (PuTha Ca), quần thể vòm nâng song Chảy có đỉnh 2419( Tây Côn Lĩnh) và quầnthể giữa vòm nâng sông Chảy là đỉnh 2402( Kiều Liên Ti) Những quần thểnúi đá này có hướng đông bắc - tây nam đã tạo ra đường phân thủy, hìnhthành nên các con sông uốn lượn theo những sườn núi của Hà Giang

Tương phản với hành lang cao của Hà Giang là 2 thung lũng lớn: BắcQuang - Cốc Pàng ở phía tây nam và Sâu Dang ở phía bắc( thuộc đất TrungQuốc) Với địa hình đa dạng núi đá cao đồ sộ xen kẽ giữa thung lũng vànhững dòng sông uốn lượn quanh co theo chân núi, tất cả đã tạo nên sức hấpdẫn cho khách du lịch tới đây thám hiểm thưởng ngoạn cảnh sông nước mâytrời nơi địa đầu tổ quốc

Bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang gồm các huyện Đồng Văn,Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ, có tổng diện tích tự nhiên 2.356,0 Km2.Bốn huyện nằm trọn vẹn trong một phạm vi lãnh thổ phía bắc tỉnh Hà Giang

Trang 38

Địa hình của 4 huyện vùng cao chủ yếu là núi đá có xen lẫn núi đất bị chia cắtmạnh, núi cao, vực sâu; độ cao tuyệt đối phổ biến từ 800m - 1.200m so vớimặt nước biển Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuốngTây Nam Phần lớn các xã đều nằm trên các sườn núi đá vôi có độ dốc lớn và

là thượng nguốn của sông Miện và sông Nho Quế Do địa hình phức tạp nêngiao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, khả năng khai thác đất đai phát triểnnông nghiệp và khai thác nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt có nhiều hạnchế, đồng thời cũng tạo thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau

2.2.1.2 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang

về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn,song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc,nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc  .Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trongngày cũng từ 6 - 70C Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6,7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l)

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượngmưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, làmột trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa cácvùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đođược ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì

là 1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ởBắc Mê là 1,4 mm.  .Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sựdao động cũng không lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 -88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đâyranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiềumây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và

Trang 39

tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ítchỉ có 74 giờ).

Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều

và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống

Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 700 - 1000 m, trong

đó có nhiều đỉnh cao trên 2000m; khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độtrung bình năm 200C - 230C, một số nơi xuống đến 0oC Lượng mưa trungbình năm 1400mm nhưng do địa hình kaster nên nước mưa nhanh chóng thẩmthẩu xuống các hang động ngầm, độ ẩm trung bình 80 % Khí hậu của vùngkhá khắc nhiệt, thời tiết có nhiều biến động bất thường, những tháng mùađông thường có sương muối và mưa phùn, thậm chí có tuyết và băng giá.Mùa mưa thường có mưa đá, gió lốc, lũ quét gây sạt lở đất ảnh hưởng đến sảnxuất và sinh hoạt của người dân trong vùng Nhìn chung, khí hậu mang sắcthái ôn đới và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại cây trồng có nguồn gốc ônđới, có ưu thế trồng cây dược liệu, cây ăn quả, sản xuất hạt rau giống, nuôiong mật, chăn nuôi bò, dê…

2.2.1.3 Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng Ở đây có mật độsông, suối tương đối dày Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, có độdốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông Những sông lớn chảyqua Hà Giang như sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế đều chảy theohình chữ “S” ngược

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (TrungQuốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy Sông chảy qua thành phố

Hà Giang đến Làng Hung Từ Làng Hung đến Ngô Khê thì đổi hướng chảy

Trang 40

theo đông bắc bắc - tây tây nam Đây là nguồn cung cấp nước sông chính chovùng trung tâm tỉnh.

Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc),chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc, chừng 30km thì chuyểntheo hướng đông bắc - tây nam, rồi theo hướng bắc nam đến gần thị xã TuyênQuang mới nhập vào sông Lô Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phầnđông của tỉnh

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419 vàsườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, rồi chảy tiếp một đoạn chừng 50kmgần tới Mường Khương (Lao Cai) Tại đây, sông ngoặt theo vòng cung chữ

“V” chảy theo hướng đông nam một đoạn dài 75km qua Bảo Yên, rồi LụcYên về Đoan Hùng Mật độ các dòng nhánh ở đây cao (1,1km/km2), hệ số tậptrung nước đạt (2,0km/km2) Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnhnhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơnnhư sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớnnhỏ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư

2.2.1.4 Sinh vật

Hà Giang một địa danh du lịch với những cảnh quan thiên nhiên hùng

vĩ, những nét sinh hoạt truyền thống lâu đời đặc sắc của đồng bào các dân tộc

mà nhiều khách du lịch còn chưa biết đến Một trong những thế mạnh kháccủa Hà Giang chính là tài nguyên du lịch sinh thái Trước hết phải kể đếnthảm thực vật phong phú và đa dạng cùng nhiều chủng loại quý hiếm như: cácloại cây dẻ, re, ngát, sến, lim, sồi, gụ, lim…, các loại động vật hoang dã như

hổ, báo, hoẵng, gấu ngựa, gấu chó, sơn dương, lợn rừng, khỉ cùng các loạichim quý, bò sát… Chính đây là nguồn lợi đáng kể đóng góp vào kinh tế địaphương đồng thời cũng là tiềm năng để xây dựng những khu bảo tồn thiên

Ngày đăng: 07/03/2014, 01:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bùi Thị Hải Yến – Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên du lịch
Nhà XB: NXB Giáo dục
4. Nguyễn Dược – Trung Hải, 2008, Sổ tay thuật ngữ địa lý, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thuật ngữ địa lý
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Nguyễn Thị Phương Nga. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Gian trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hà Gian trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
7. Tỉnh ủy Hà Giang. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01 của Ban CH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch, Hà Giang, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 01 của Ban CH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch
11. UBND tỉnh Hà Giang, tháng 9/2003, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kì 2003 – 2010.12. Một số trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kì 2003 – 2010
1. Bản tin số 2 -2010: Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, Ban quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, 2010 Khác
2. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, phương hướng năm 2011 - Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang Khác
5. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
9. Tổng quan du lịch Hà Giang, tài liệu hội thảo du lịch Hà Giang giai đoạn 2010-2015, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Hà Giang Khác
10. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2002-2010 và định hướng 2020, UBND tỉnh Hà Giang, năm 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang (Trang 35)
Hình 3.1: Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 3.1 Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang (Trang 89)
Hình 1. Cột cờ trên đỉnh Núi Rồng xã Lũng Cú - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 1. Cột cờ trên đỉnh Núi Rồng xã Lũng Cú (Trang 103)
Hình 2. Bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 2. Bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú (Trang 103)
Hình 4. Đường đèo Mã Pí Lèng trên cung đường Hạnh Phúc - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 4. Đường đèo Mã Pí Lèng trên cung đường Hạnh Phúc (Trang 104)
Hình 3. Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 3. Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn (Trang 104)
Hình 5. Hẻm vực sông Nho Quế nhìn từ đèo Mã Pí Lèng - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 5. Hẻm vực sông Nho Quế nhìn từ đèo Mã Pí Lèng (Trang 105)
Hình 6. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Ảnh: Nhân Dân) - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 6. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (Ảnh: Nhân Dân) (Trang 106)
Hình 7. Bài đá cổ Nấm Dần (Xín Mần, Hà Giang) (Ảnh: Báo Đất Việt) - Đề tài " TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG " pptx
Hình 7. Bài đá cổ Nấm Dần (Xín Mần, Hà Giang) (Ảnh: Báo Đất Việt) (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w