1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương 12- Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển kinh tế potx

5 618 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 77 KB

Nội dung

TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 12:Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển KT Chương 12 CÁC LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. Mục đích, yêu cầu : Giúp sinh viên nắm được: - Khái niệm tăng trưởng, phát triển kinh tế và mối quan hệ của chúng. - Nguyên nhân hình thành và nội dung cơ bản của các giai đoạn phát phát triển lý thuyết về tăng trưởng, phát triển kinh tế. - Nội dung cơ bản của các lý thuyết tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các nước đnang phát triển và sự vận dụng ở Việt Nam. B. Nội dung : I. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ Hiện nay, mỗi quốc gia đều có những mục tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Sự tiến bộ của mỗi quốc gia trong những thời gian nhất định thường được đánh giá ở hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi về xã hội. Sự tiến bộ ở hai mặt đó được thể hiện thông qua hai thuật ngữ tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.1. Tăng trưởng kinh tế Thuật ngữ này có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể đinh nghĩa khái quát như sau: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân đầu người. Hiện nay, các quốc gia quan tâm đến tăng trưởng liên tục trong một thời kỳ tương đối dài, tức tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng kinh tế bền vững là sự tăng trưởng đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài (thường một thế hệ từ 20 – 30 năm). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế, song chủ yếu là các yếu tố sau: Một là, vốn: Là yếu tố quan trọng. Vai trò quan trọng của vốn gồm cả về số lượng vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Hai là, con người: Là yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Đó phải là con người có sức khỏe, có trí tuệ, có tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình lao động được tổ chức chặt chẽ. Ba là, kỹ thuật và công nghệ: kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại là nhân tố quyết định chất lượng của sự tăng trưởng vì nó tạo ra năng suất lao động cao, do đó tích lũy đầu tư lớn. Bốn là, cơ cấu kinh tế: Xây dựng được cơ cấu kinh tế càng hiện đại thì càng tăng trưởng kinh tế càng nhanh và bền vững. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 1 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 12:Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển KT Năm là, thể chế chính trị và quản lý nhà nước: thể chế chính trị càng ổn định, tiến bộ ; Nhà nước đề ra đường lối, chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, quản lý có hiệu quả thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh. 1.2. Phát triển kinh tế Cũng là thuật ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng hiện nay định nghĩa sau đây được chấp nhận một cách phổ biến: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất: đó là sự tăng trưởng - sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình quân đầu người. Thứ hai: là sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong tổng sản phẩm quôc dân, theo hướng: tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Thứ ba: mức sống của người dân, bao gồm: phúc lợi xã hội, giáo dục, sức khỏe, bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng đươc nâng cao. Tuy nhiên, mục tiêu của các quốc gia không phải chỉ là sự phát triển mà là phát triển bền vững. Và, nội dung được nhất trí cao về điều đó là: phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: Một là, lực lượng sản xuất: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – công nghệ hiện đại, trình độ con người – càng cao thúc đẩy phát triển kinh tế càng nhanh. Hai là, quan hệ sản xuất: sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ngược lại sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ba là, kiến trúc thượng tầng: mỗi yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có sự tác động khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, như: pháp luật tác động một cách trực tiếp, tư tưởng, đạo đức . . . tác động gián tiếp. Nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất là chính trị. Giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ: tăng trưởng chưa phải là phát triển, song tăng trưởng là cơ sở nền tảng của phát triển. Không thể nói phát triển kinh tế mà trong đó không có tăng trưởng kinh tế. II. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Lịch sử hình thành và phát triển các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế dến nay đã trải qua 4 giai đoạn phát triển với các lý thuyết kinh tế khác nhau trong từng giai đoạn. Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 2 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 12:Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển KT 2.1. Giai đoạn một: từ TK XVIII đến thập kỷ 50 của TK XX với thuyết « Tích lũy tư bản ». + Được khởi nguồn từ « lý luận tư bản » của A.Smith, nhà kinh tế học cổ điển người Anh. Ông cho rằng của cải xã hội tăng lên chủ yếu do hai con đường: trình độ phát triển của sự phân công làm tăng năng suất lao động và tăng lượng người lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Và, việc phân công dẫn đến sử dụng máy móc, sự gia tăng số lượng lao động cần phối hợp với tư bản. Vậy, tích lũy tư bản trở thành vấn đề then chốt, quyết định cho sản xuất vật chất. + Tuy nhiên, địai biểu điển hình của thuyết này là mô hình của Harrod (người Anh) – Dormar (người Mỹ). Lý thuyết này cho rằng tích lũy tư bản là nhân tố duy nhất quyết định sự tăng trưởng kinh tế. 2.2. Giai đoạn hai : từ cuối những năm 50 đến đầu những năm 60 TK XX, thời kỳ « lên ngôi » của thuyết « kỹ trị » của Robert Solow (1924), nhà kinh tế học người Mỹ, đạt giải Nobel 1987. Chống lại thuyết « tích lũy tư bản », Solow khẳng định yếu tố kỹ thuật trở thành nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế. 2.3. Giai đoạn ba: từ cuối 60s – 70s.XX với sự thịnh hành của thuyết « tư bản nhân lực » của Theodore Schultz (người Mỹ, giải Nobel 1979). Vận dụng khái niệm tư bản của kinh tế học cổ điển, chia tư bản thành hai hình thức : tư bản thông thường và tư bản nhân lực và cho rằng thông qua đầu tư cho phát triển y tế, giáo dục sẽ nâng cao chất lượng người lao động, do đó nguồn tư bản thông thường sẽ dần dần trở thành tư bản nhân lực. Tư bản nhân lực sẽ sản sinh ra thu nhập tăng dần làm cho tăng trưởng kinh tế lâu dài, liên tục. Tư bản nhân lực là sự bổ sung cho thuyết kỹ trị, nhấn mạnh vai trò của cả hai nhân tố con người và kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, về tổng thể được đánh giá là không giải quyết được các vấn đề kinh tế mang tính quốc tế, toàn cầu hóa nên cuối những năm 80-XX xuất hiện lý thuyết mới. 2.4. Gai đoạn bốn: từ 80s – XX đến nay với lý thuyết « tăng trưởng mới » do hai nhà kinh tế học Romo Rucas (người Mỹ) và Scost (người Anh) đưa ra. Cho rằng: + Tiến bộ kỹ thuật được cụ thể hóa thành tri thức chuyên nghiệp hóa thể hiện trong kỹ năng của người lao động là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi tri thức chuyên nghiệp hóa và tích lũy tư bản nhân lực làm cho thu nhập tăng dần. + Mối quan hệ nhân quả của đầu tư tư bản và tiến bộ kỹ thuật giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng. + Đồng thời nhấn mạnh vai trò của mậu dịch quốc tế trong việc tích lũy tri thức mang tính thế giới nhằm thúc đẩy tăng trưởng. III. LÝ THUYẾT VỀ TANG TRƯỞNG VA PHAT TRIỂN KINH TẾ Ở CAC NƯỚC ĐANG PHAT TRIỂN 3.1. Lý thuyết cất cánh Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 3 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 12:Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển KT Nhà kinh tế Mỹ W. Rostow đưa ra lý thuyết cất cánh nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế trong lịch sử xã hội. Ông cho rằng, để phát triển kinh tế những nước này phải trải qua 5 giai đoạn: Giai đoạn xã hội truyền thống: Giai đoạn này năng suất lao động thấp, đời sống vô cùng thiếu thốn, xã hội kém năng động, đại bộ phận dân cư tập trung ở nông thôn. Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí thống trị. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Trong giai đoạn này tầng lớp chủ xí nghiệp nhỏ xuất hiện, họ có khả năng thực hiện đổi mới, xây dựng phát triển cơ cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông,điện nước Xuất hiện các nhân tố tăng trưởng và một số lĩnh vực có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng Giai đoạn cất cánh: Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định, giống như chiếc máy bay chỉ có thể bay sau khi đã có được một vận tốc tới hạn. Để đạt tới giai đoạn này, phải tăng tỉ lệ đầu hàng năm từ 5-10%GDP; phải xây dựng những lĩnh vực công nghiệp có khả năng phát triển nhanh, có hiệu quả, đóng vai trò như “lĩnh vực đầu tầu”. Một khi “lĩnh vực đầu tầu” tăng nhanh thì tăng trưởng sẽ được duy trì và xuất hiện cất cánh. Tăng trưởng đem lại lợi nhuận, lợi nhuận được tái đầu tư, vốn, năng suất và thu nhập theo bình quân đầu người tăng vọt. Vòng tăng trưởng kinh tế bắt đầu chuyển động, phải xây dựng bộ máy chính trị xã hội, tạo điều kiện phát huy năng lực các khu vực hiện đại, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Muốn vậy giới lãnh đạo phải là những người vững về chính trị, biết sử dụng kỹ thuật và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại Giai đoạn chín muồi về kinh tế: giai đoạn này cần tiếp tục tăng đầu tư lên từ 10-2º % GDP. Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại được xây dựng như: Luyện kim, hóa chất, điện lực Cơ cấu kinh tế xã hội biến đổi, đời sống vật chất, tinh thần của xã hội được cải thiện Giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt: đây là giai đoạn quốc gia hưng thịnh, xã hội hóa sản xuất và năng suất tăng cao. Hàng hóa được sản xuất ra với số lượng lớn, giá thành hạ, chất lượng cao, chủng loại đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quần chúng. Nhưng đây cũng là giai đoạn xuất hiện sự giảm sút của tăng trưởng. 3. 2. Lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và cú huých từ bên ngoài. Theo P.Samuelson, đối với những nước đang phát triển, muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải dựa vào bốn nhân tố: Nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn và công nghệ. Nguồn nhân lực: So với các nước tiên tiến, các nước đang phát triển mức thu nhập theo đầu người thấp, sức khỏe của nhân dân kém, tuổi thọ trung bình thấp nên thành tựu văn hóa còn thấp. Do đó phải cải thiện đời sống, tăng mức dinh dưỡng nâng cao sức khỏe cho người lao động để họ làm việc có năng suất cao hơn. Muốn vậy phải xây dựng bệnh viện, mở rộng hệ thống phục vụ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường Đồng thời phải chú trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo, xóa nạn mù chữ, đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 4 TL hướng dẫn học tập môn Lịch sử các học thuyết kinh tế C 12:Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển KT Nguồn tài nguyên thiên nhiên: Nguồn tài nguyên có giá trị nhất của các nước đang phát triển là đất canh tác. Phần lớn lực lượng lao động ở các nước đang phát triển được thu hút vào nghề nông. Do đó việc sử dụng đất có hiệu quả, nghĩa là kết hợp quá trình khai thác với việc bảo vệ, bồi bổ đất đai tránh sự lãng phí nguồn tài nguyên sẽ góp phần to lớn để nâng cao sản lượng của một nước nghèo. Hơn nữa, nên có hình thức sở hữu thích hợp để kích thích các chủ trang trại đầu tư vốn, kỹ thuật để sản xuất kinh doanh. Về vốn: Cùng với nguồn nhân lực và tài nguyên, vốn là một nhân tố quan trọng quyết định thành bại của một nền kinh tế. Muốn có vốn phải có tích lũy vốn và hạn chế tiêu dùng. Đối với các nước nghèo tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế thấp. Có thể vay vốn của nước ngoài dưới nhiều hình thức, song cũng đề phòng nợ và khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Gần đây vấn đề đầu tư của các nước giàu sang các nước nghèo trở nên khó khăn hơn, vì vậy tư bản đang là vấn đề nan giải đối với nước nghèo. Về công nghệ: Kỹ thuật công nghệ là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật rất kém nhưng có lợi thế tiềm năng lớn là dựa vào tiến bộ công nghệ của các nước tiên tiến. Đây là con đường rất hiệu quả để nắm bắt được khoa học công nghệ quản lý và kinh doanh của các nước tiên tiến phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Như vậy, ở các nước đang phát triển, cả bốn nhân tố trên đều ở tình trạng khan hiếm. Việc kết hợp các yếu tố này gặp nhiều trở ngại. Các nước này đều nằm trong cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Biểu hiện ở sơ đồ sau: Đối với các nước nghèo, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi có một “cú huých từ bên ngoài” Nghĩa là phải có đầu tư tư bản từ bên ngoài vào các nước nghèo. Để thu hút đầu tư, họ phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi để kích thích đầu tư. C. Nội dung ôn tập 1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế và mối quan hệ giữa chúng. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. 2. Nội dung cơ bản của các lý thuyết tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Việt Nam vận dụng như thế nào là thích hợp? Bùi Thị Minh Hồng Giảng viên khoa Lý luận chính trị 5 Tiết kiệm và đầu tư thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích lũy vốn thấp Năng suất thấp . không có tăng trưởng kinh tế. II. SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Lịch sử hình thành và phát triển các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế dến. sử các học thuyết kinh tế C 12 :Các lý thuyết tăng trưởng, phát triển KT Chương 12 CÁC LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ A. Mục đích, yêu cầu : Giúp sinh viên nắm được: - Khái niệm tăng. dung cơ bản của các lý thuyết tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các nước đnang phát triển và sự vận dụng ở Việt Nam. B. Nội dung : I. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ Hiện nay, mỗi

Ngày đăng: 11/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w