Chiêu 'bẩn' trong kinh doanh Cài cắm gián điệp để nắm bắt tình hình hoạt động công ty khác, ép giá, tung tin đồn… được nhiều doanh nghiệp sử dụng để diệt đối thủ trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt. Giới kinh doanh địa ốc miền Bắc lâu nay không lạ gì chiêu của các 'cò' thuộc diện cỡ bự. Một nhà môi giới thuộc hàng đại gia thường có trong tay vài đệ tử chuyên làm nhiễu thị trường. Khi cần mua vài căn nhà ở một khu phố, nếu đàm phán với tất cả các hộ gặp khó khăn, đại gia này chỉ tung tiền mua một căn, rồi đưa người đến ở, gây rối. Việc phá đám này sẽ kết thúc cho đến khi nào hàng xóm không chịu nổi phải bán nhà. Khi muốn nâng giá, nhóm tung tiền ra mua gom hàng loạt nhà, rồi giả mua đi bán lại với các mức cao ngất ngưởng, tung tin tạo tâm lý khu đó đang sốt đất. Khi có người bên ngoài đến hỏi mua, trong khoảng thời gian nhất định, nhóm quyết không bán ra ngoài, gây khan hiếm ảo và đẩy giá lên thật cao mới bán. Trong lĩnh vực quảng cáo, ngoài việc ngụ ý xỏ xiên, "hiểm" hơn, có doanh nghiệp còn bê cả biển quảng cáo công ty mình treo trước cửa văn phòng đối thủ cạnh tranh. Chưa hết, doanh nghiệp này còn cử nhân viên gọi điện mời khách hàng của đối thủ tới ký lại hợp đồng cung cấp dịch vụ. Chỉ có điều, nơi mà khách hàng được hướng dẫn đến "ký lại hợp đồng" là chi nhánh doanh nghiệp này. Giữa năm 2009, rất nhiều khách hàng dùng di động cực kỳ bức xúc vì tin nhắn quảng cáo gửi từ các sim rác. Cũng vì thế, các hãng viễn thông quyết định mở đợt "truy quét" các thuê bao làm phiền khách hàng, đồng thời tuyên bố sẽ cắt liên lạc với đầu số cung cấp dịch vụ nội dung bị quá nhiều khách hàng phản ánh có trong tin nhắn rác. Trong đợt truy quét này, có ít nhất 2 nhà cung cấp nội dung bị một hãng viễn thông lớn cắt đầu số nhưng không phải do họ gửi tin nhắn rác. Giám đốc doanh nghiệp bị cắt đầu số bức xúc: "Đây là trò bẩn của đối thủ cạnh tranh". Ông khẳng định đã có ai đó mua sim rác sau đó gửi một loạt tin nhắn tới các thuê bao di động. "Trong nội dung tin nhắn có để đầu số do công ty kinh doanh. Thế là chúng tôi dính chưởng", ông nói. Cuối năm 2008, thị trường hàng không đón nhận sự ra đời của 2 hãng tư nhân. Thế nhưng, hãng hàng không đầu tiên cất cánh đã nhanh chóng rơi vào tình cảnh nợ nần và có nguy cơ bị rút giấy phép, sau đúng một năm hoạt động. Ngoài lý do thiếu kinh nghiệm, sức ép cạnh tranh của thị trường, còn do các chiêu cạnh tranh cực "độc" khác. Đối thủ cạnh tranh xây dựng một "đội quân tác chiến" nằm tại sân bay và cài cắm vào nội bộ doanh nghiệp để thăm dò tình hình đối phương. Mọi sự cố hoạt động nhỏ nhất của doanh nghiệp này từ việc hoãn hủy chuyến bay, khách hàng phàn nàn, hay chuyện phòng vé bị mất điện, mất nước đều được đối thủ cập nhật chi tiết và tung ra bên ngoài. Chủ một đại lý bán vé máy bay ở Hà Nội tiết lộ với VnExpress.net hiện có nhiều đại lý đang hoạt động kiểu “2 mang”. Nghĩa là họ làm đại lý cấp I cho một hãng hàng không nọ nhưng kiêm luôn đại lý cấp 2 cho một hãng khác. Thông thường khi chính sách giá vé của hãng này ban hành và chuyển tới đại lý, những người này cũng làm nhiệm vụ chuyển tiếp tới hãng đối thủ để nghiên cứu. Khoảng 70% vé bán ra từ các đại lý. Chính vì vậy, việc nâng hoa hồng cho các đại lý cũng là chiêu mà doanh nghiệp sử dụng để gây sức ép với đối thủ theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé". . Chiêu 'bẩn' trong kinh doanh Cài cắm gián điệp để nắm bắt tình hình hoạt động công ty khác, ép giá, tung tin đồn… được nhiều doanh nghiệp sử dụng để diệt đối thủ trong bối. tranh khốc liệt. Giới kinh doanh địa ốc miền Bắc lâu nay không lạ gì chiêu của các 'cò' thuộc diện cỡ bự. Một nhà môi giới thuộc hàng đại gia thường có trong tay vài đệ tử chuyên. phản ánh có trong tin nhắn rác. Trong đợt truy quét này, có ít nhất 2 nhà cung cấp nội dung bị một hãng viễn thông lớn cắt đầu số nhưng không phải do họ gửi tin nhắn rác. Giám đốc doanh nghiệp