1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp ERP trong quản lý ngân hàng thương mại pot

4 391 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 315,88 KB

Nội dung

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 93 GIẢI PHÁP ERP TRONG QUẢN LÝ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ERP IN COMMERCIAL BANK MANAGEMENT SVTH: LÊ NGUYỄN ANH THƯ Lớp 30K5.2 Khoa Thống kê tin học Trường Đại học Kinh Tế GVHD: TS. LÊ DÂN Khoa Thống kê tin học Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng TÓM TẮT ERP là một giải pháp quản trị doanh nghiệp tống thể, giúp cho doanh nghiệp quản lý toàn bộ các nguồn lực một cách toàn diện. Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề như: Nghiên cứu bản chất của ERP và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi triển khai ERP, nghiên cứu những mô hình ERP trong nước và trên thế giới. Từ đó, xây dựng mô hình ERP tổng quát cho ngân hàng thương mại Việt Nam, và cuối cùng là đề xuất để hoàn thiện hệ thống ERP cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. SUMMARY ERP is a solution to the perfect resource management. The thesis focuses on such issues as researching into the nature of ERP and difficulties that businesses face when they carry out implement ERP as well as researching into domestic and international ERP modules, which leads to building a general ERP module for Vietnamese commercial banks. Finally, there are some proposed approaches in improving the ERP system for Vietnamese businesses in general and commercial banks in particular. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Sức ép cạnh tranh là rất lớn khi chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO. Đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thay đổi phương thức quản lý cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao và phù hợp với các doanh nghiệp trên thế giới. Hiện nay đa số các ngân hàng trong nước đều đã sử dụng một số phần mềm chuyên dụng nhưng hầu như các phần mềm này tồn tại và hoạt động độc lập, do đó các luồng thông tin rời rạc, chắp vá mà không đồng bộ với nhau. Các cấp quản lý không thể có cái nhìn toàn diện đối với hệ thống của mình nên các quyết định và tầm nhìn cũng bị hạn chế. Dữ liệu phân tán làm lãng phí tài nguyên, hiệu quả làm việc của các nhân viên cũng không cao do các quy trình nghiệp vụ còn mang tính thủ công và không được chuẩn hoá. Vì vậy nhu cầu đặt ra là phải có một giải pháp quản lý toàn các nguồn tài nguyên doanh nghiệp, hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc ra các quyết định và tiết kiệm tài nguyên cũng như mang lại hiệu quả tối ưu hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và một trong những giải pháp mới có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên và được nhiều nhà quản lý lựa chọn, đó là “Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể - ERP” Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp mô hình hoá. Mục đích nghiên cứu - Tìm một giải pháp quản lý toàn diện và hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng - Khái quát các quan điểm về ERP - Xây dựng mô hình ERP cho ngân hàng thương mại Việt Nam - Tìm hiểu một số giải pháp cho việc triển khai ERP Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 94 NỘI DUNG 1. Tổng quan về giải pháp ERP 1.1. Các quan điểm về ERP và lợi ích của một hệ thống ERP Có 6 quan điểm phổ biến về hệ thống ERP và theo đó có thể định nghĩa ERP như sau: ERP là một hệ thống ứng dụng đa phân hệ giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp. Giải pháp ERP cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và điều hành tài chính - kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm, , .v.v. ERP cung cấp cho các doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên. Lợi ích của ERP: ERP giúp tăng năng suất lao động, các thông tin của DN được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ. Bên cạnh đó, các thông tin có tính an toàn cao. Hơn thế nữa ERP giúp tổ chức lại các hoạt động của DN theo các quy trình chuyên nghiệp 1.2. ERP trong mối liên hệ với ISO 9000 và CRM Một chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp đã ví von rằng: “Nếu coi hệ thống quản lý kinh doanh là một chiếc xe đạp thì khung xe (mang tính nền tảng) là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, bánh trước (mang tính định hướng) là hệ thống CRM và bánh sau (mang tính động lực) là hệ thống ERP.” Có thể khẳng định rằng, việc bắt đầu triển khai đồng thời cả ba hệ thống là một sự đầu tư không hợp lý, nhưng việc áp dụng đồng thời cả ba hệ thống thì nên làm 1.3. Các giai đoạn cơ bản trong quá trình triển khai giải pháp ERP Quá trình triển khai giải pháp ERP cho một tổ chức bao gồm các giai đoạn cơ bản sau: Tìm hiểu yêu cầu Đề xuất cải tiến Cấu hình phần mềm Chuyển đổi dữ liệu Đào tạo người sử dụng Mô phỏng thử nghiệm Sử dụng chính thức Theo dõi và hỗ trợ Hình 1 Các giai đoạn cơ bản trong quá trình triển khai giải pháp ERP 1.4. Mô hình ERP trong các doanh nghiệp Việt Nam Mô hình ERP phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện trong hình 1 Quản trị kho hàng- Đặt hàng Quản trị nhân sự- Tiền lương Quản trị tài chính Hoạch định chiến lược, lên kế hoạch & kiểm tra thực hiện Quản trị mối quan hệ KH, NCC Quản trị cung ứng nguyên vật liệu Kiểm soát điều độ sản xuất Quản lý phân phối & bán hàng Quản trị kiểm soát chất lượng Theo dõi bảo dưỡng sửa chữa Thương mại điện tử GIẢI PHÁP ERP : Hình 2 Mô hình ERP trong doanh nghiệp 1.5. Những khó khăn của tổ chức trong việc triển khai hệ thống ERP Việc đầu tiên và khó khăn nhất cho các doanh nghiệp triển khai ERP là dự án này sẽ tác động mình đến đâu, mục tiêu của nó là gì.Thứ hai, ERP thực sự là một hệ thống phức tạp, có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và quyết định triển khai.Chi Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 95 phí cho một dự án ERP khá cao cũng là một vấn đề trở ngại cho các doanh nghiệp. Ngoài ra còn có vấn đề khó khăn trong việc đào tạo con người và thay đổi văn hoá doanh nghiệp - 2. Xây dựng mô hình hệ thống ERP cho ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1. Mô hình ERP trong các ngân hàng thương mại Trong các ngân hàng thương mại, hệ thống ERP được xây dựng theo mô hình như hình 2.1 Hình 3 Mô hình ERP trong ngân hàng thương mại Theo mô hình này, hệ thống ERP cho NH sẽ chia các mảng ứng dụng theo các loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau của NH như: kinh doanh NH, ứng dụng nội bộ, QL thuê mua tài chính, QL chứng khoán, QL nợ và khai thác tài sản, QL bất động sản Từ đó, các số liệu sẽ được tổng hợp và tập trung tại một lõi, mà bản chất là một hệ thống sổ cái tổng hợp (general ledger). Từ hệ thống sổ cái này, NH có thể khai thác số liệu qua hệ thống báo cáo tác nghiệp, báo cáo QL, các báo cáo phải nộp cho NH Nhà Nước và các báo cáo phục vụ lãnh đạo. 2.2. Mô hình hệ thống ERP cho ngân hàng ACB-ĐN Với vai trò là chi nhánh trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng ACB- ĐN có thể có các phân hệ như sau: - Phân hệ quản lý cấp tín dụng - Phân hệ quản lý tiền gửi - Phân hệ quản lý thanh toán - Phân hệ quản lý tài chính - Phân hệ quản lý nhân sự - Phân hệ quản trị hệ thống - Phân hệ tự động văn phòng - Phân hệ quản lý hành chính - Phân hệ hỗ trợ thông tin lãnh đạo 2.3. Những lợi ích thu được từ hệ thống mới - Tính an toàn thông tin cao - Nâng cao hiệu quả làm việc mức tác nghiệp - Hỗ trợ chocấp lãnh đạo trong việc ra các quyết định về sách lược cũng như chiến lược… Quản lý về mặt pháp luật Quản lý các ứng dụng ngân hàng Cấp tín dụng, thanh toán, tiền gửi Quản lý bất động sản Quản lý dịch vụ kinh doanh chứng khoán Quản lý nội bộ Quản lý dịch vụ cho thuê tài chính ERP Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 96 3. Một số kiến nghị và đề xuất cho hệ thống ERP Một hệ thống thông tin được cấu thành bởi các nhân tố phần cứng, phần mềm và con người. Dưới đây là một số đề xuất để hoàn thiện các thành phần đó: 3.1. Đề xuất về phần cứng Phần cứng song hành với hệ thống ERP thường không có gì đặc biệt như hệ thống máy chủ, máy trạm, tủ đĩa, bộ lưu điện Tuy nhiên, về máy chủ, một hệ thống ERP cần tối thiểu các loại sau: - Máy chủ hệ thống - Máy chủ CSDL - Máy chủ dự phòng CSDL Ngoài ra là các máy chủ khác cần thiết cho hoạt động của DN như máy chủ quản lý thư điện tử, máy chủ quản lý các dịch vụ Internet, máy chủ quản lý các tài liệu dùng chung. 3.2. Đề xuất về phần mềm 3.2.1. Các phần mềm chuyên dụng - Phần mềm bảng tính - Phần mềm thống kê - Phần mềm quản lý dự án - Các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho việc ra quyết định sản xuất và kinh doanh… 3.2.2. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Với một hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thị phần lớn trên thế giới hiện nay. Đó là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle và Microsoft SQL Server . 3.3. Đề xuất về con người - Ý thức của nhân viên - Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo . KẾT LUẬN Tóm lại, mặc dù ERP là giải pháp được xem là tối ưu trong công tác quản lý doanh nghiệp trên thế giới. Thế nhưng việc triển khai một giải pháp ERP đối với doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng là một bài toán khó ngay cả với các công ty đa quốc gia. Vấn đề đặt cần phải khắc phục đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết định triển khai một giải pháp ERP cho đơn vị mình chính là chi phí, công nghệ, con người và văn hoá doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Nguyễn Minh Kiều (2006), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê. [2] Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. [3] Tô Văn Nam (2004), Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống, NXB Giáo dục [4] Hàn Viết Thuận (2001), Phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin trong quản lý, NXB Thanh Niên. [5] Trương Văn Tú (2000), Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, NXB Thống kê [6] Nguyễn Văn Vỵ, Phân tích thiết kế các hệ thống thông tin hiện đại, NXB Thống Kê. Tiếng Anh [7] Dimitris N. Chorafas (2000), Integrating ERP, CRM, Supply Chain Management and Smart Materials, CRC Press LLC, USA [8] Liaquat Hossain, John David Patrick and M.A Rashid (2000), Enterprise Resource Planning:Global Opportunities & Challenges, Idea Group Publishing, USA. . cho ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1. Mô hình ERP trong các ngân hàng thương mại Trong các ngân hàng thương mại, hệ thống ERP được xây dựng theo mô hình như hình 2.1 Hình 3 Mô hình ERP. quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp. Giải pháp ERP cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp khả năng quản lý và điều hành tài chính - kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản. đạo trong việc ra các quyết định về sách lược cũng như chiến lược… Quản lý về mặt pháp luật Quản lý các ứng dụng ngân hàng Cấp tín dụng, thanh toán, tiền gửi Quản lý bất động sản Quản lý

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w