1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN HDNG LL 9

40 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 531 KB

Nội dung

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9. (Hoạt động ngoài giờ 9) TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Bầu cán bộ lớp. 2. Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối bậc Trung học cơ sở. 3. Thảo luận về kỉ vật lưu niệm nhà trường. 4. Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường. Hoạt động thứ nhất. BẦU CÁN BỘ LỚP. A.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này. - Lựa chon được đội ngũ cán bộ lớp nămg động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp. - Tự giác, tích cự hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp. B. Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung. - Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học mới. - Bầu cán bộ lớp. 2. Hình thức hoạt động: - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bỏ phiếu hoặc lấy biểu quyết. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Mỗi cán bộ lớp chuẩn bị một báo cáo về nhiệm vụ được giao trong năm và kết quả thực hiện. b. Câu hỏi thảo luận: - Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thế nào? - Bạn góp ý gì cho các bạn lớp phó của lớp? - Bạn có nhận xét gì về hoạt động của thư kí lớp? - Ý kiến của bạn về hoạt động của bạn tổ trưởng? - Cách thức bầu cán bộ lớp trong năm học này như thế nào? c. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. GVCN họp cán bộ lớp để: - Thống nhất câu hỏi thảo luận. - Thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công người điều khiển hoạt động. - Phân công người điều khiển văn nghệ. - Phân công trang trí. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động * Hoạt động mở đầu: Người điều khiển nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động. 1 * Hoạt động 1: - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi nhằm định hướng dẫn dắt cả lớp thảo luận. - Một thư kí ghi lên bảng các ý kiến về yêu cầu, tiêu chuẩn đối với cán bộ lớp để mọi HS có thể theo dõi lựa chon đội ngũ các bộ cho năm mới. - Một thư kí ghi biên bản thảo luận và giúp lps trưởng bổ xung, hoàn thiện báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của lớp và phương hướng, tiêu chuẩn cán bộ lớp trong năm học mới. * Hoạt động 2:Chốt lại kết quả thảo luận. - Người điều khiển giới thiệu lớp trưởng chốt lại kết quả thảo luận và trình bày báo cáo tổng kết hoạt động lớp trong năm lớp 8. Sau đó lớp trưởng nêu phương hướng hoạt động của cán bộ lớp và tiêu chuẩn cán bộ lớp trong năm học mới. - HS phát biểu ý kiến bổ xung hoặc nêu thắc mắc, lớp trưởng sẽ trả lời hoặc giải đáp. * Hoạt động 3:Tổ chức bầu cán bộ lớp. -Sau khi thống nhất phương thức, người điều khiển tổ chức cho lớp tiến hành bầu hoặc lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp mới. - Đội ngũ cán bộ lớp mới ra mts, cử đại diện phát biểu ý kiến. - Mời một bạn HS trong lớp phát biểu cảm tưởng. * Hoạt động 4: - GVCN phát biểu ý kiến. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động Hoạt động thứ hai THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ A. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Hiểu được nhiệm vụ và quyền của HS cuối cápp THCS. - Tự xác định trách nhiêm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Nhiệm vụ và quyền của HS cuối cấp THCS. - Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. - Các biện pháp thực hiện. 2. Hình thức hoạt động. Trao đổi, thảo luận. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Bản nội qui và nhiệm vụ năm học. b.Câu hỏi thảo luận: Câu1: Trong năm học cuối cấp này, bận phải thực hiện những nhiệm vụ nào? Câu 2: Thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS lớp cuối cấp có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Câu 3: Theo bạn, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp này, tập thể lớp và mỗi HS cần phải có những biện pháp gì? c. Chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy khổ to , bút dạ để ghi kết quả thảo luận của tổ. 2 d. Một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức: - HS tự nghiên cứu trước nội qui và nhiệm vụ năm học. - GVCN hội ý với cán bộ để phân công chuẩn bị các công công việc cụ thể. - Cán bộ lớp bàn bạc chuẩn bị các công việc cho hoạt động. - Lớp trưởng tập hợp cán bộ lớp để bàn bạc, phân công công việc phải chuẩn bị. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người điều khiển nêu lí do và chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận theo tổ. Người điều khiển yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi1 và câu hỏi 2. Thời gian cho mỗi tổ là 15 phút. Tổ trưởng điều khiển thảo luận. * Hoạt động2: Thảo luận chung cả lớp. - Mỗi tổ cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình, các tổ khác bổ xung. - Người điều khiển chốt lại kết quả thảo luận của các tổ. - Người điều khiển nêu câu hỏi 3 và 4 cho cả lớp thảo luận. - Kết quả thảo luận được ghi tóm tắt lên bảng. * Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ. Người dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp mà cá nhân và các tổ đã đăng kí. * Kết thúc hoạt động. GVCN phát biểu ý kiến. Người điều khiển nhận xét hoạt động. Hoạt động thứ ba. THẢO LUẬN VỀ KỈ VẬT LƯU NIỆM NHÀ TRƯỜNG A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu ý nghĩa của tặng kỉ vật lưu niệm cho trường của HS cuối cấp THCS. - Có tình cảm lưu luyến, gắn bó vpí trường, lớp, vố thầy cô giáo và bạn bè; mong muốn để lại kỉ niệm đẹp cho trường. - Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệmcho nhà trường. - Xây dựng kế hoạch thực hiện. 2. Hình thức hoạt động - Thảo luận cả lớp. - Xây dựng kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động: a. Bản dự thảo phương án xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường. b. Một số câu hỏi thảo luận: 3 Câu hỏi 1: Theo ban, việc để lại kỉ vật lưu niệm nhà trường đối với lớp cuối cấp có cần thiết không?Vì sao? Câu hỏi 2: Trong tình hình thực tế của lớp và nhà trường, theo bạn lớp ta cần xây dựng kỉ vtj gì để lại cho nhà trường? Bạn hãy kể những kỉ vật bạn cho là cần thiết. Câu hỏi 3: Để xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường mà lớp ta đã chọn, chúng ta cần phải tiến hành những công việc gì? Câu hỏi 4: Theo bạn, lớp ta nên có kế hoạch, thời gian chuẩn bị như thế nào? c. Một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: - Giao cho cán bộ lớp xây dựng bản dự thảo phương án về kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Góp ý kiến cho bản dự thảo phương án. - Giúp lớp xây dựng các câu hỏi thảo luận. b. Cán bộ lớp: - Bàn bạc nội dung phương án xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Phân công người xây dựng phương án dự thảo. - Cử thư kí. - Phân công mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. - Cử người điều khiển. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. - Hoạt động mở đầu: Người điều khiển: - Nêu lí do hoạt động; - Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận chung cả lớp về kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu cả lớp thảo luận. - Lớp phát biểu ý kiến. - Thư kí ghi biên bản thảo luận tổng hợp các ý kiến. * Hoạt động 2:Hoàn thiện phương án và phân công triển khai. - Người điều khiển mời lớp trưởng lên báo cáo toàn diện phương án xây dựng kỉ vật lưu niệm nhà trường. - Các thành viên trong lớp bổ xung ý kiến và cả lớp biểu quyết. - Lớp trưởng phân công công việc cụ thể cho từng nhóm, tổ hoặc cá nhân HS. - Các tổ thảo luận đề ra được bản kế hoạch của tổ. - Các tổ trình bày kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch của lớp. - Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. - Lớp thảo luận, bổ xung, hoàn thiện kế hoạch của lớp. * Hoạt động 3: Chương trình văn nghệ. Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình diễn. * Kết thúc hoạt động. - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. 4 Hoạt động thứ tư. THI VIẾT , VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG A. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu về truyền thống của lớp, của trường. - Tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát huỷtuyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. - Phát triển tư duy ngôn ngữ, kĩ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: Thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường. 2. Hình thức hoạt động. Thi viết, vẽ, làm thơ. Trò chơi. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Phiếu ghi các chủ đề cho cuộc thi các thể loại như: viết văn, làm thơ, vẽ . b. Giấy khổ Ao, bút dạ, bút màu, băng dính. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu mục đích cuộc thi viết, vẽ về truyền thống nhà trường theo các chủ đề, yêu cầu mọi HS trong lớp đều tham gia. - Nêu phương thức cuộc thi giúp cả lớp định hướng tâm thể chuẩn bị và sẵn sàng hoạt động. - Giao cho cán bộ lớp hội ý, bàn bạc công tác chuẩn bị cho hoạt động. b. Cán bộ lớpbàn bạc: - Thống nhất lựa chọn chủ đề chocuộc thi. - Phân công một nhóm chuẩn bị phiếu, trên mỗi phiếu ghi các chủ đề khác nhau. Chuẩn bị hộp đựng phiếu để các đọi thi bốc thăm. - Cử người dẫn chương trình. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Cử ban giám khảo. - Nếu có điều kiện nê chuẩn bị quà tặng. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người dẫn chương trình: - Tuyên bố lí do; - Giới thiệu chương trình hoạt động thi; - Giới thiệu Ban giám khảo và cố vấn cuộc thi; - Giới thiệu hình thức thi và cách thức cho điểm. - Giới thiệu các đội thi. * Hoạt động 1: Sáng tác theo chủ đề. - Các đội thi nhận giấy, bút vẽ. - Người dẫn cho các đội bốc thăm. - Các đội lên bốc thăm và đọc to chủ đề dự thi của đội mình. 5 - Các đội bàn bạc, phân công, khẩn trương xây dựng tác phẩm dự thi. * Hoạt động 2: Trưng bày và bình luận tác phẩm dự thi. - Các đội trưng bày tác phẩm của đội mình lên vị trí qui định - Các đội trình bày giới thiệu các sáng tác của đội mình. - Các đội khác có ý kiến nhận xét. - Ban giám khảo chấm điểm cho các đội. * Kết thúc hoạt động: - Người dẫn chương trình công bố kết quả cuộc thi. - Trao thưởng cho các tổ. - Nhận xét kết quả hoạt động. Chủ điểm tháng 10. CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Lễ đăng kí thi đua học tốt. 2. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ. 3. Sh hoạt chủ đề ‘Em là nhà khoa học’’. 4. Thi tài năng văn nghệ. Hoạt động thứ nhất. LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TẬP TỐT. A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tập tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao. - Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên. - Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Đưa ra các chỉ tiêu thi đua học tập và dự thảo chương trình hành động của lớp, các biện pháp thực hiện. - Các tổ và cá nhân đăng kí thi đua. - Một số tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết. 2. Hình thức hoạt động. Lễ đăng kí thi đua và văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Bản đăng kí thi đua của từng cá nhântheo các chỉ tiêu chính như: + Chuẩn bị tốt bài học, làm bài tập về nhà đầy đủ. + Thực hiện tốt trật tự, kỉ luật trong giờ học. + Tích cực tham gia xây dựng bài. + Đạt kết quả cao trong học tập. + Những biện pháp cơ bản thực hiện nội dung giao ước. 6 - Bản giao ước thi đua của tổ, lớp. - Những câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 1: Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy chỉ tiêu nào phù hộ, những chỉ tiêu nào không? Vì sao các bạn lại nghĩ như vây? Câu hỏi 2: Lớp, tổ, bản thân bạn có thể gặp những khó khăn gì trong việc thực hiện? Làm thế nào để khắc phục chúng? Câu hỏi 3: Lớp ta, tổ bạn và chính bản thân ban có thể làm những việc gì để thực hiện chỉ tiêu đè ra? - Một số tiết mục văn nghệ. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. GVCN : - Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức hoạt động. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội, tổ phối hợp với nhau để xác định những chỉ tiêu thi đua, trên cơ sở đó viết bản dăng kí thi đua của tổ mình. - Phân công: + Người điều khiển chương trình. + Người điều khiển thảo luận. + Những người đọc đăng kí của các tổ. + Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Trang trí lớp. - Dự kiến thời gian. b. Cán bộ lớp, tổ: - Bàn bạc với nhau thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. - Xây dựng các bản giao ước thi đua của các tổ, lớp. - Đôn đốc, gợi ý các bạn viết bản giao ước thi đua cá nhân. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động1: Giao ước thi đua - Người điều khiển nêu thể lệ giao ước thi đua, lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ đọc giao ước thi đua. - Từng tổ đọc bản giao ước thi đua. - Một số HS đọc bản giao ước thi đua của mình. - Lớp trưởng trình bày “Chương trình thi đua của lớp”. * Hoạt động 2:Thảo luận kế hoạch hành động. - Người điều khiển nêu câu hỏi để các bạn thảo luận. - HS phát biểu ý kiến của mình, bổ xung, tranh luận; người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. - Thông qua chương trình thi đua của lớp. * Hoạt động 3: Vui văn nghệ. Một số HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. * Kết thúc hoạt động: - Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị và thái độ của từng cá nhân tham gia báo cáo. - GV phát biểu động viên HS vận dụng những kinh nghiệm tốt của các bạn để nâng cao kết quả học tập của mình. 7 Hoạt động thứ hai. THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của HS và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư củ Bác. - Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em. - Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ đẻ thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16-10- 1968. - Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác. 2. Hình thức hoạt động: - Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ. - Một số tiết mục văn nghệ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. - Hai bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm 1945 và năm 1968. - Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, tổ. - Bản giao ước thi đua chung của cả lớp. - Những câu hỏi thảo luận. - Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức: a. Giáo viên chủ nhiệm: - Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức sinh hoạt lớp. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội viết đăng kí thi đua của tổ mình và giao ước thi đua của cả lớp. - Dự kiến khách mời. b. Học sinh. - Cán bộ lớp bàn bạc thống nhất phân công: + Người điều khiển hoạt động. + người đọc đăng kí thi đua. + Người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, kể chuyện. + Trang trí lớp. - Xây dựng các bản giao ước thi đua của tổ, lớp. - Viết bản thi đua cá nhân. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. - Hoạt động mở đầu. a.Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ. b. Tuyên bố lí do. c.Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động1:Nghe đọc thư Bác và thảo luận. 8 - Cán bộ lớp đọc thư Bác. - Theo từng câu hỏi do ban giám khảo nêu. Đại diện các tổ lên trình bày;sau đó những HS khác có thể bổ xung, nêu ý kiến tranh luận. Ban giám khảo cho điểm. - Cán bộ lớp đọc lì hứa danh dự. * Hoạt động 2:vui văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ được trình bày theo dự kiến. *Kết thúc hoạt động. - Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá nhân có trách nhiệm, về ý thức tham gia của các cá nhân trong giờ sinh hoạt. - Giáo viên phát biểu ghi nhận giao ước thi đua của từng tổ và của lớp. - Động viên HS cố gắng làm theo thư Bác. Hoạt động thứ ba. Sinh hoạt chủ đề: EM LÀ NHÀ KHOA HỌC A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Nâng cao quyền được phát triển khả năng trí tuệ, vân dụng tri thức đã học để giải thíh một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội, trong đời sống. - Từ đó càng yêu thích các môn học, hăng sy học tập, có thái độ học tập đúng đắn. - Rèn luyện các kĩ năng tham gia vào hoạt động, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: - Kiến thức các môn học như: Toán, lí, hoá, sinh… - Một số hiện tượng khoa học xảy ra trong tự nhiên và đời sống, các bài toán vui, câu đó có nội dung khoa học… 2. Hình thức hoạt động. - Bắt thăm, hỏi – đáp. - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động: - Những câu hỏi, câu đố liên quan đến chủ đề cuôc thi. Câu hỏi 1: Điều 12 có ghi, trẻ em có quyền có quan điểm riêng, bày tỏ ý kiến của mình. Các em có thể làm gì để thực hiện quyền đó của mình trong học tập, tranh luận khoa học? Câu hỏi 2: Điều 15 có ghi, trẻ em có quyền tham gia các câu lạc bộ. Các em mong muốn tham gia những câu lạc bộ nào để phát triển năng khiếu, khả năng của mình? Câu hỏi 3: Điều 17 nêu rõ, trẻ em có quyền tiếp cận các thông tin, tư liệu có lợi. Các em biết gì về thư viện của trường ta? Theo các em, thư viện cần có những loại sách gì để phục vụ nhu cầu học tập và phát triển năng khiếu của HS? Câu hỏi 4: Điều 29 ghi, trẻ em có quyền được phát triển tối đa nhân cách, phát huy được những tiềm năng và khả năng trí tuệ của bản thân các em. Theo các em, HS phải làm gì, học tập như thế nào để hưởng quyền đó của mình? - Phiếu ghi các câu hỏi. - Hộp đựng phiếu. - Đáp án, thang điểm. - Một số lá cờ nhỏ hoặc chuông cho các tổ làm tín hiệu trả lời. 9 - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp để phổ biến kế hoạch hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức tổ chức hoạt động. - Yêu cầu mỗi tổ tự tổ chức việc tìm hiểu của mình theo các câu hỏi đã được gợi ý. - Hướng dẫn, gợi ý cho HS tìm nguồn tư liệu, cách trả lời những câu hỏi liên quan. - Gợi ý về cách tổ chức. - Nêu qui định về thời gian tổ chức, thời gian dành cho mỗi câu trả lời. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dợng chương trình hoạt động. b.Nhiệm vụ của cán bộ tổ, lớp: - Hội ý thống nhất về công việc - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu cho các tổ chuẩn bị trả lời câu hỏi. - Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho hoạt động. - Mỗi tổ cử một đội thi. c. Nhiệm vụ của HS trong lớp: - Sưu tầm tài liệu, câu đó khoa học. - Một số HS thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho: trang trí, văn nghệ… II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do. c. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thi hiểu biết. - Người điều khiển nêu thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu ban giám khảo và thư kí cuộc thi. - Cuộc thi được tổ chức theo dự kiến. - Cuối cùng GVCN trao ơhần thưởng cho các đội. * Hoạt động 2: Vui văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ được trình bày. *Kết thúc hoạt động: - Đại diện BGK nêu nhận xét chung về quá trình chuẩn bị, chất lượng các câu trả lời của các tổ. - Lớp nhận xét về việc chuẩn bị, sự điều khiển của cán bộ lớp, tổ, sự đánh giá của BGK và sự tham gia của các bạn. - GVCN bày tỏ hi vọng các em sẽ học được nhiều điều bổ ích qua những tấm gương mà mình tìm hiểu được. Hoạt động thứ tư. THI TÀI NĂNG VĂN NGHỆ A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Thể hiện tài năng văn nghệ trước lớp với các thể loại: hat, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm… - Tạo không khí sôi nổi, vui tươi, yêu cuộc sống, yêu trường, yêu lớp. - Sẵn sàng tham gia các hội diễn, các hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: Các bài hát, bài thơ về nhà trường, về quê hương, về tuổi học trò. 10 [...]... tháng 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Các hoạt động của chủ điểm: 1 Lễ đăng kí “Tuần học tốt, tháng học tốt” 2 Thảo luận về chủ đề truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” 3 Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20-11 4 Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 11 Hoạt động thứ nhất LỄ ĐĂNG KÍ”TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT” A Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Nhận thức được ý nghĩa của tuần học tốt, tháng... Đại diện cán bộ lớp nhân xét về kết quả của tiết sinh hoạt lớp 14 Hoạt động thứ ba TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM A Yêu cầu giáo dục Giúp Hs: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt nam 20-11 - Có thái độ trân trọng, yêu quí và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô giáo - Biết lễ pháp, nghe lời thầy cô giáo B Nội dung và hình thức hoạt động 1 Nội dung: - Tóm tắt ý nghĩa của ngày nhà giáo Việy... thiếu ánh mặt trời”? Câu 5: Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy, cô giáo Câu 6: Bạn hãy hát một bài hát về thầy, cô giáo Câu 7: Bạn có biết những thầy giáo nào được đặt tên cho đường phố ở địa phương mình? - Tư liệu tham khảo cho HS - Một số tiết mục văn nghệ về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò… 2 Chuẩn bị về tổ chức a Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động - Nêu nội dung,... luận và đáp án dự kiến Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào là một tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt? Câu hỏi 2: Tác dụng của những tuần học tốt, tháng học tốt là gì? Câu hỏi 3: Để có những tuần học tốt, tháng học tốt, HS cần phải làm gì? - Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn 2 Chuẩn bị về tổ chức a Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ... vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và xây dựng, phát triển đất nước - Lòng bíêt ơn các thầy cô giáo của các thế hệ HS 2 Hình thức hoạt động - Tặng hoa, chúc mừng thầy cô giáo - Trao đổi, thảo luận , tâm sự những kỉ niệm tình thầy trò - Văn nghệ chúc mừng thầy cô giáo I Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động 1 Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt nam - Lịch... của nhà giáo đối với sự phát triển xã hội - Công lao của thầy, cô giáo đối với HS - Giới thiệu một số nhà giáo tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp… - Lời chúc mừng các thầy, cô giáo - Một số câu hỏi thảo luận: Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo”? Câu hỏi 2: Nhân ngày nhà giáo Việt nam bạn hãy nói một dự định mình muốn thực hiên đối với thầy cô giáo mình... thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò… - NHững câu hỏi dành cho thảo luận: Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được tổ chức ở Việt nam như thế nào? Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… về người thầy Câu 3: Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình 13 Câu 4: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “HS thiếu thầy giáo như cây xanh thiếu ánh mặt trời”?... trí lớp - Mời các thầy cô giáo cũ, bộ môn tới dự - Dự kiến thời gian II Hướng dẫn tiến hành hoạt động 15 * Hoạt động mở đầu a Hát tập thể một bài hát về thầy cô giáo b Tuyên bố lí do c Giới thiệu đại biểu d Giới thiệu chương trình của tiết * Hoạt động1: Chúc mừng thầy cô giáo - Người điều khiển đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt nam - Đại diện HS đọc lời chúc mừng thầy cô giáo - Đại diện các tổ HS... tặng hoa cho các thầy cô giáo - Đại diện ban phụ huynh phát biểu chúc mừng thầy cô giáo - Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề giáo, đối với HS * Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng 20-11 - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị - Xen kẽ là câu hỏi thảo luận như đã chuẩn bị *Kết thúc hoạt động Ban tổ chức cảm ơn sự có mặt của các thầy cô giáo, của đại diện ban... giáo, của đại diện ban phụ huynh trong buổi lễ Chúc sức khoẻ các thầy cô giáo và các vị đại diện Hoạt động thứ tư BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM A Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt nam - Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá - nghệ thuật - Rèn luyện kĩ năng hoạt . nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 194 5 và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16-10- 196 8. - Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác. 2 người thầy, cô giáo cũ của mình. 13 Câu 4: Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “HS thiếu thầy giáo như cây xanh thiếu ánh mặt trời”? Câu 5: Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy, cô giáo. Câu 6: Bạn. CHỦ ĐIỂM THÁNG 9. (Hoạt động ngoài giờ 9) TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG. Các hoạt động của chủ điểm: 1. Bầu cán bộ lớp. 2. Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh

Ngày đăng: 11/07/2014, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w