Nguyễn Tuân đưa cái đẹp thăng hoa

2 745 3
Nguyễn Tuân đưa cái đẹp thăng hoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Tuân đưa cái đẹp thăng hoa Hoài Anh "Nguyễn cảm thấy cái khô khan của cuộc đời chỉ chú trọng về óc, buổi sớm người ta làm triết lý, buổi chiều người ta ngồi nghe tiếng thu không để lựa chọn tôn giáo. Trái tim bị hắt hủi nhiều, nhiều đêm xuân đã chồm dậy trong người Nguyễn để đòi lại cái quyền sở hữu. Những thị dục bắt đầu nổi dậy và mọc như nấm. Chúng đã tìm được phép mới trong đạo sống. Sống bây giờ đối với chàng có nghĩa là yêu chứ không phải chán nản, là thèm muốn chứ không phải hủy hoại cuộc sống trong cái chết mòn của triết lý khuất phục. Chàng lấy làm lạ sao từ trước đến giờ mình chỉ mỏi mệt sầu muộn, không chịu sống, không biết sống, không dám sống. Phải chăng những triết lý với tôn giáo kia đã gieo mầm tiêu cực trong người chàng. Cái gì mà lại trốn sự sống. Cái gì mà lại trốn tránh cuộc sống khi mình được đấng cấu tạo đặt mình vào giữa cuộc sống của động vật cao đẳng Xưa kia Nguyễn khinh rẻ đời mình, khinh rẻ đời mọi người mà tưởng như là thực hành một tư tưởng rất cao. Tâm tưởng và xác thịt không được đếm xỉa đến mảy may. Bây giờ chàng tự hỏi sự ngu muội kia đối với cuộc sống trong mấy năm nay đã dẫn chàng đi tới đâu. Bài toán đặt ra để tìm lấy câu trả lời có ý nghĩa, đã vẽ cho chàng thấy một "số không" rất tròn và to. Trời ơi! thế thì bây giờ chàng còn đợi gì mà không cho giác quan mình mở rộng để nhận, để hưởng thụ kỳ cùng lấy hương vị đời nồng nàn. Lúc này là lúc cần phải chụm lửa cho nhiều để hun nóng một quả tim đã thiu, ỉu trong sự thờ ơ". Tôi sở dĩ phải trích một đoạn dài trong cuốn Nguyễn để vẽ ra chân dung của Nguyễn Tuân trước 1945, vì chỉ có Nguyễn Tuân nói về Nguyễn Tuân là hay hơn người khác nói về Nguyễn Tuân. Chả trách hồi đó có người đã phê bình cuốn Nguyễn như sau: "Nguyễn đặt Nguyễn lên bàn thờ rồi Nguyễn sì sụp vái Nguyễn". Ở đời, có những người nói về người khác thì rất hay, nhưng nói về mình thì rất tồi; nhưng Nguyễn Tuân nói về mình thì lại thành thật và sâu sắc vì ông đã tự mổ xẻ mình không thương tiếc. Về chuyện mở rộng các giác quan ra để hưởng thụ cái hương vị nồng nàn của đời sống, ngoài Nguyễn Tuân ra còn có một số nghệ sĩ khác như Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương Nhưng Thế Lữ đi vào cuộc sống với tư thế của một diễn viên sân khấu vừa nhập vai vừa thoát vai, một họa - nhạc - thi - văn sĩ chỉ muốn "mượn thanh sắc trần gian làm tài liệu" để sáng tác thôi, nên nhiều khi ông quá tỉnh. "Thiên Thai tỉnh giấc mơ mòng". Vũ Hoàng Chương thì chỉ muốn say sưa dĩ tận vi độ, say cả thanh, cả sắc, cả rượu "rượu rượu nữa và quên quên quên hết", cả thuốc phiện "rồi em hãy dìu anh trên cánh khói, đưa hồn anh về tận cuối trời Quên". Nhưng Nguyễn Tuân thì say để tìm cảm giác, ông biết phân tích các cảm giác khi thưởng thức, say đến hết mình nhưng các giác quan của ông vẫn tỉnh để mở ra đón nhận hương vị cuộc đời; sau đó không quên, mà nhớ hết, để ghi lại tâm trạng và ấn tượng của riêng cá nhân mình, trong giờ phút mà ông gọi là "phóng túng hình hài". Ông không phải là một người ăn chơi trác táng trụy lạc như nhiều nghệ sĩ khác đương thời, mà là một nghệ sĩ đi tìm Cái Đẹp trong mọi biểu hiện của đời sống trần gian. Đọc đoạn văn trích trên, có người cho rằng ông chỉ là một tín đồ của André Gide, tác giả cuốn "Les Nourritures terrestre" (Thực phẩm trần gian), một gidien; nhưng đọc kỹ văn ông mới thấy ông không chỉ chịu ảnh hưởng trào lưu cá nhân chủ nghĩa cực đoan phương Tây, mà có cốt cách của một tài tử, một kẻ giang hồ lạc phách phương Đông kiểu Lý Bạch, Đỗ Mục, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát Trong hồi ký Một chuyến đi, ông viết: "Tôi cúi mặt nhìn sàn tàu ẩm ướt và lắng giọt mưa lộp độp trên vai như cảnh ở cạn, giọt mưa thất tịch thánh thót vỗ tàu tiêu. Âm điệu giọt mưa rơi không khác gì âm điệu giọt hồ đồng. Lắng mưa rơi như khóc, nhầm nó với giọt thời gian cứ đều đều rút với mực nước đồng hồ, tôi minh định tôi là một triết nhân muốn tắt lửa lòng. Rồi trạnh tưởng đến quê nhà bây giờ đang mỗi phút một xê gần lại, tôi tưởng đến cha tôi, một ông già cũ kỹ, trong những đêm xuân mưa phùn nặng hạt thường bắt tôi gây một lư trầm Quảng Nam. Cha tôi vặn trục đàn nguyệt kêu cót két, trong gian nhà gác vắng vẻ ở môt tỉnh xép kia phố xá lèo tèo. Và ngâm xong hai câu thơ: Cứ đốt lò hương cho đến sáng, Thử xem mưa gió đến bao giờ. Cha tôi bảo tôi: - Đánh đàn kỵ nhất huyên náo và nên kỵ nhất là trời nồm trời mưa: nếu đánh dây tơ, dây hay dão và ải. Đốt than ở lư trầm tức như sấy dây cho nó se lại và khỏi đứt. Đêm mưa gió, muốn lấy nhạc để diễn tâm sự, phải đốt lò hương rồi mới so tơ phiếm". Chính sự say mê những thú chơi thanh nhã của dân tộc với tâm hồn tài tử phương Đông, đã kìm Nguyễn Tuân khỏi sa ngã xuống vực sâu của sự hưởng lạc. Ông đã chăm chỉ ghi lại những nét đẹp như "Chén trà trong sương sớm", "Hương cuội", "Thả thơ", "Đánh thơ", rồi chuyện làm đèn Trung thu, đánh cờ tưởng, lấy bầu nậm trong Vang bóng một thời, tuy nhiều lúc cũng đi quá đà như ca ngợi cả tài nghệ "ném bút chì" của bọn ăn cướp, hay kỹ thuật "chém treo ngành" của tên đao phủ Nhưng chính nhờ sự tìm về những nét đẹp của dân tộc ấy, đã khiến Nguyễn Tuân trở về với lòng Dân tộc, với Quê hương, mà không phiêu lưu đến những chân trời xa lạ theo tiếng gọi của cảm giác đơn thuần. Nguyễn Tuân đi với Cách mạng chủ yếu nhờ cái tâm hồn dân tộc của kẻ trong thời mất nước đã thấy mình "thiếu quê hương", chỉ mong tìm cảm giác lạ trong sự xê dịch, bất kể theo phương hướng nào. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân đã xác định được hướng Đời và hướng Đi. Vẫn là người say mê khao khát cái Đẹp, nhưng Nguyễn Tuân đã biết tìm kiếm và khai thác Cái Đẹp trong lòng cuộc sống mãnh liệt của cả dân tộc. Với lời tuyên ngôn: "Mày hãy lấy mày ra làm lửa để đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày" Nguyễn Tuân dựng lên phong cảnh dữ dội của chiều tà Việt Bắc Đông Bắc thời kháng chiến chống Pháp: "Các bốt nhô lên giữa các triền núi như một xâu mũ đỏ đánh rơi ven đường. Chiều tà Việt Bắc Đông Bắc rừng rực lên những đồn Pháp, chiếu ống nhòm trông như những mâm cà độc dược, như những kim tự tháp loét ngọn Mở bản đồ Bắc Bộ thấy vô số khuyên tam tài, thấy nhiều nốt ruồi rớm máu mọc hai bên gân trán Việt Bắc" Sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, Nguyễn Tuân viết Sông Đà, trong đó có những đoạn tả phong cảnh: "Núi Quỳnh Nhai đẹp như núi trong tranh ảnh trong men sứ, sông đẹp, núi đẹp, cả con đò cả mày mắt vóc dáng cô đò đều rất tạo hình, lịch sử chính trị và xây dựng cơ sở phong trào cũng đẹp". Ở đây là Cái Đẹp toàn diện, Cái Đẹp đã được nâng cao bằng tâm hồn, chứ không phải chỉ đẹp ở bề ngoài. Đã đành rằng các nghệ sĩ đều nhằm mục tiêu Chân Thiện Mỹ, nhưng có người cho cái Chân quan trọng hơn, như Nam Cao (qua truyện ngắn Trăng sáng ta thấy Nam Cao không coi trọng vẻ đẹp bề ngoài), có người tôn thờ cái Thiện hơn hết như Nguyên Hồng (văn ông thiết tha chứ ít khi hoa mỹ); còn Nguyễn Tuân lại là người quan tâm đầu tiên đến cái Mỹ (kể cả bề trong lẫn bề ngoài). Cả những đoạn tả cảnh đau thương, văn của Nguyễn Tuân cũng rất đẹp như đoạn tả múa Xòe ở Tây Bắc dưới chế độ cũ: "Ngoài sàn múa xòe kia, tiếng thác sông Đà vẫn xô đá ào ào. Và trong đêm tiệc, máu đồng trinh cứ rỏ theo bước đi của đôi chân khiêu vũ, cô gái xòe cứ giẫm lên máu mình mà múa, rồi máu tươi ấy khô dần một đống trên một cuộc đời đã biến thành một cái đệm, lớp máu đêm sau đóng vẩy lên lớp máu đêm đầu, và cứ thế cứ thế". Ở đây vẫn có sự cầu kỳ nhưng về nội dung đã khác xa Chém treo ngành, vì tác giả đã gửi lòng thương xót và thông cảm đến những con người nghèo khổ bị áp bức, nên dù biểu hiện cái Mỹ, mà vẫn có cái gốc từ Thiện, có trải nghiệm từ Chân. Nếu Nguyễn Tuân trước kia tự thấy mình là người "xoay lưng ngoảnh mặt đi với cuộc đời", "một người hành khách lậu vé trên xe lửa đế quốc, lủi thủi đi tìm một cái quê hương ngoài trần gian", thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã hòa mình vào cuộc sống lao động, như của các đơn vị bộ đội ở Tây Bắc "nhộn nhịp như mùa xuân của ngàn ngàn bộng ong đang ra mật, đang làm sáp hương" và có ý thức đóng góp phần mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Tỉnh lỵ Sơn La sớm chiều rừng rực thứ bụi đỏ, phấn gạch bay lên như sương hồng. Lòng tôi lúc này cũng là một viên gạch mới, một hòn ngói giòn giã góp vào tỉnh mới". Từ người nghệ sĩ chỉ biết "độc tấu" đã ngời sáng lên phẩm chất công dân, tham gia vào cuộc "hòa tấu" của nhân dân, của đất nước. Nếu trước đây tả về nghệ thuật, Nguyễn Tuân thấy Cái Đẹp gắn liền với sự hủy hoại, với cái chết, như trong Chùa Đàn: "Người ta vừa hát vừa khóc và người ta đàn đến cái mức hộc máu ra mà gục chết dưới gốc nhạc khí", thì trong Sông Đà, Nguyễn Tuân tả một đêm xòe ở Tây Bắc ngày nay: "Các bà các chị ở Quỳnh Nhai xòe với một phong cách êm lướt và có một giọng nói thật là dịu ngọt mà say ấm". Cái đẹp không chỉ ở hình thức mà còn toát ra từ bên trong con người. Người "hay hát" đã gặp được người "hay nghe hát". Nếu quan niệm về Cái Đẹp của Nguyễn Tuân trước 1945 chỉ là "tôi muốn mỗi ngày có được cái say sưa như là men rượu tối tân hôn", thì sau 1945, Nguyễn Tuân nhận thấy: "Phong cảnh tự nhiên của ta thật là lớn đẹp, con người mình cũng phải lớn đẹp theo lên với nó. Núi sông như lúc nào cũng nhắc nhở ta mỗi ngày trưởng thành lại đem thêm cái đẹp hình học, cái đẹp kỹ thuật, cái đẹp nhân tạo và hiện đại vào giữa cái đẹp thiên tạo đủ cả núi dựng thành, sông uốn khúc ". Cái Đẹp của Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng, mà là cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi dữ dội. Nếu trước kia Nguyễn Tuân đã viết những truyện phảng phất không khí "liêu trai" như trong Chùa Đàn, Yêu ngôn, Xác ngọc lam thì sau 1945, Nguyễn Tuân cũng có những trang tả cảnh đầy quái ảo, như trận Gió Lào năm 1947: "Khí trời ong ong, khí người ráo kiệt. Chao ôi, còn thứ giống đực giống cái nào dám nghĩ đến nhau lúc gió Lào đang về này! Xưa kia có những người hễ thấy gió Lào nổi về là ôm chầm lấy con mình mà khóc, khóc như con chết, khóc như gào thi với gió độc. Gió từ nẻo lưng đèo ùa về, đưa tiếng khóc đàn bà qua những cồn cát trắng một cách ngao ngán, qua những rú xanh truông cằn, trên đó còn phất phơ cái ú ớ hoang vu từ vạn cổ. Nay ở đó, gió Lào rên ngân thêm nữa cái đau thương của chiếm đóng, hãm hiếp, bắn chém" Hay cái Gió Than Uyên, năm 1960: "Gió mạnh như sóng bão mùi gió nhạt nhạt, vị gió ngai ngái. Gió đổ nhà, đổ người, gió chém vào móng ngựa thồ, cuốn rối đuôi và bờm tóc ngựa. Gió giúi gục đầu ngựa. Ngựa bạt hơi. Người ngồi ngựa hộc máu cam trên yên. Gió quẩn mã hồi nổi lên, đá to bằng hột gà cũng bay vù Lịch gió Than Uyên là cuối đông sang đầu xuân, lồng lộn từ trưa cho đến chiều, càng nắng càng động cỡn" cũng như con Sông Đà với 73 cái thác hiểm nghèo, hung dữ: "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoài khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền" Nghe mường tượng như hơi văn bài "Thục đạo nan" của Lý Bạch, thơ "biên tái" của Quang Dũng. Nhưng bên cạnh đó cũng có những đoạn văn dạt dào chất thơ và nhạc điệu: "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng ngàn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én mình dài cổ điển trên dòng trên" (Người lái đò sông Đà). Xưa Nguyễn Tuân chỉ biết "Thèm đi": "Nhìn núi xanh một vệt dài sơn hệ kéo theo hướng Bắc Nam, nhìn bể sông nhìn cát bờ đất bãi, trong cái lòng phiêu lưu "bất đắc chí" thấy còn dâng lên cái thèm khát bao giờ được làm chủ lấy giang sơn đất nước mình" thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đi các chiến dịch, đi đến các công trường, nông trường, lâm trường, bến cảng, nông thôn, các trận địa pháo bắn máy bay Mỹ để lấy chất liệu sáng tác. Đi để có cái mà viết, viết để có cái mà đi. Văn Nguyễn Tuân dù là truyện hay tùy bút, bao giờ cũng mang tính chất du ký, được hoàn thành sau một chuyến đi cụ thể nào đó. Những nhan đề sách đã nói lên tính chất du ký đó: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1953), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), hay những bài viết về Sông tuyến Hiền Lương, Bến Hải sự việc bao giờ cũng gắn liền với không gian, thời gian nhất định, nhưng ngoài việc khai thác cảm giác, cảm xúc, ấn tượng, tâm trạng, nhà văn còn huy động cả cái khối vốn sống phong phú và kiến thức uyên bác về các mặt lịch sử, địa lý, sinh vật học, văn hóa học đồ sộ và bề bộn, đủ Đông Tây, cổ, kim, của mình. Đọc Nguyễn Tuân không chỉ để thưởng thức, mà còn học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Nếu trước kia Nguyễn Tuân chỉ chế giễu những người chung quanh và tự chế giễu mình, thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã biết hướng mục tiêu châm biếm, đả kích vào những kẻ thù của dân tộc như bọn xâm lược Pháp Mỹ, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, với bút pháp trào lộng chua chát mà sắc sảo ông đã học tập được từ truyện tiếu lâm và ca dao tục ngữ Việt Nam. Việc tả cái ác, cái xấu cũng chỉ để đối chiếu với Cái Đẹp, làm nổi bật thêm Cái Đẹp mà thôi. Hình ảnh của anh chiến sĩ pháo binh ngồi tít cù lèo trên nóc cầu Long Biên mà cơm, nước phải được kéo lên bằng dây ròng rọc, ngày đêm chờ bắn máy bay Mỹ, đối lập với hình ảnh tên phi công Mỹ bị bắt sống bị giải đi rong phố chói mắt trước ánh đèn điện Hà Nội và ánh nhìn căm thù của mọi người. Hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp gánh gạo, gánh đạn tiễn bộ đội băng qua đường tiến tới khu an toàn, mắt rưng rưng lệ tiễn biệt, đối lập với hình ảnh "cái thằng cha béo sị đội fléchet, tóc gọng kính" chuyên môn ra vào Hà Nội "lúc vào nó đóng khố, lúc ra nó quấn hàng may sẵn vào đầy người" Có lẽ không ai căm ghét cái ác, cái xấu, cái ti tiện, cái phàm tục như Nguyễn Tuân, ông nói đến những cái ấy như là "mặt trái của Cái Đẹp" mà ông hết sức trân trọng và gìn giữ. Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa Cái Đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam. R.M. Albérès trong cuốn "Tổng hết văn học thế kỷ 20" đã nhận định nguyên nhân người đọc ưa thích lối văn tùy bút, là bởi: "bao lâu văn chương của chúng ta hiện nay dựa trên những cảm xúc, những nhiệt tình, những giá trị và những mô thức chưa được mọi người thừa nhận do tập quán và giáo dục, và chưa tự nhiên quen thuộc với mọi người, thì nó vẫn khiến những độc giả không am tường cảm thấy cần phải tìm hiểu thêm, cần được soi sáng thêm Vậy nên lối văn tùy bút không phải là để thỏa mãn phương diện trí thức của văn chương, mà là phương diện suy tư (aspect méditatif) Nó ứng đáp với nhu cầu diễn tả trong nháy mắt một nhãn quan về thế giới, không phải dùng hình ảnh giả tưởng văn nghệ làm trung gian, tuy cụ thể hơn nhưng lại chậm chạp hơn. Với tính chất nóng nảy, khô khan, nó chỉ là một cái chớp sáng lòe, một định kiến có hiệu lực hơn là có hệ thống, làm sáng tỏ trong chốc lát một quang cảnh của tâm linh Tùy bút thay thế cho lối viết có hệ thống. Nó không có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ tung ra như một hỏa tiễn giữa đêm tối. Vì thế nên, tự bản chất, nó rất quang minh, thoát ra bên ngoài sự bàn cãi và không phải ngừng lại ở một chỗ nhất định: nó là một tia sáng của thiên tài, một hình ảnh hay một cảm xúc quyến rũ, mà khi nổ tung ra là để lộ một phương diện giống như đêm khuya của thế giới chúng ta Tóm lại, giữa tiểu thuyết và tùy bút, biên giới vẫn không rõ rệt, nhất là khi chính tiểu thuyết lại có tính chất suy tưởng. Những tác phẩm Đất của con người, Phi công thời chiến của Saint-Exupéry đích thực là những tùy bút mà ở đó phần diễn tả cụ thể vẫn không thiếu sót. Phạm vi của tùy bút rộng rãi lạ lùng, nó rút đề tài, tìm cảm hứng, trong bất cứ hiện tượng hay sự kiện nào, như một vầng thái dương mau lẹ, nó bật sáng lên những ý tưởng nhẹ nhàng, thanh thoát Đó là "thể văn" tự do hơn hết, vì nó ít hình thức hơn hết mà lại "khó tính" hơn hết, nó chỉ đòi hoạt động và thiên tài". Đọc đoạn văn này, tôi mới hiểu những tác phẩm của Nguyễn Tuân của Tóc chị Hoài, Nguyễn, Nhà bác Nguyễn, Chiếc lư đồng mắt cua, Thiếu quê hương muốn xếp vào loại tùy bút hay tiểu thuyết đều được cả. Một lần vào cuối những năm 60, anh Văn Cao có nói với tôi, ông Nguyễn đã viết những "truyện không có chuyện" trước những tác giả "Tiểu thuyết Mới" ở Pháp rất lâu, từ trước đại chiến thứ hai. Tôi cũng hiểu thêm về những nhận xét mà người ta cho là "nóng nảy, bực dọc" của ông Nguyễn trong những bài Phở, Tình rừng, Tôi bán năm cành hoa Tết Nếu nhà phê bình Nam Mộc viết: "Đọc sông Đà nhiều lúc ta có cảm tưởng như lạc trong một khu rừng già cổ sơ hoang dại hay một cánh đồng ma âm khí nặng nề, màu sắc của hiện tại như mờ nhạt đi, ánh lửa của tương lai khó khăn lắm mới le lói lên được", thì tôi nghĩ ngược lại, con người đang tiến đến tương lai nhiều khi cũng phải dựa vào những ánh chớp của suy tư để nhận đường, chứ nếu bất cứ lúc nào cũng có sẵn một bó đuốc lửa lớn rừng rực dẫn đường thì còn có khó khăn gian khổ gì đáng để tự hào là những kẻ mở đường. Giá bác Nguyễn còn sống thì thế nào tôi cũng mang mấy trang cuối này thay mấy lát giò lụa phố Huế hay nắm phá xang tháp đền Bà Kiệu đến hầu rượu và hầu chuyện bác như ngày nào Đường Cổ Tân, Nam Bộ. Nguyễn Tuân đưa cái đẹp thăng hoa Hoài Anh "Nguyễn cảm thấy cái khô khan của cuộc đời chỉ chú trọng về óc, buổi sớm người ta làm triết lý, buổi chiều người ta ngồi nghe tiếng thu không để lựa chọn tôn giáo. Trái tim bị hắt hủi nhiều, nhiều đêm xuân đã chồm dậy trong người Nguyễn để đòi lại cái quyền sở hữu. Những thị dục bắt đầu nổi dậy và mọc như nấm. Chúng đã tìm được phép mới trong đạo sống. Sống bây giờ đối với chàng có nghĩa là yêu chứ không phải chán nản, là thèm muốn chứ không phải hủy hoại cuộc sống trong cái chết mòn của triết lý khuất phục. Chàng lấy làm lạ sao từ trước đến giờ mình chỉ mỏi mệt sầu muộn, không chịu sống, không biết sống, không dám sống. Phải chăng những triết lý với tôn giáo kia đã gieo mầm tiêu cực trong người chàng. Cái gì mà lại trốn sự sống. Cái gì mà lại trốn tránh cuộc sống khi mình được đấng cấu tạo đặt mình vào giữa cuộc sống của động vật cao đẳng Xưa kia Nguyễn khinh rẻ đời mình, khinh rẻ đời mọi người mà tưởng như là thực hành một tư tưởng rất cao. Tâm tưởng và xác thịt không được đếm xỉa đến mảy may. Bây giờ chàng tự hỏi sự ngu muội kia đối với cuộc sống trong mấy năm nay đã dẫn chàng đi tới đâu. Bài toán đặt ra để tìm lấy câu trả lời có ý nghĩa, đã vẽ cho chàng thấy một "số không" rất tròn và to. Trời ơi! thế thì bây giờ chàng còn đợi gì mà không cho giác quan mình mở rộng để nhận, để hưởng thụ kỳ cùng lấy hương vị đời nồng nàn. Lúc này là lúc cần phải chụm lửa cho nhiều để hun nóng một quả tim đã thiu, ỉu trong sự thờ ơ". Tôi sở dĩ phải trích một đoạn dài trong cuốn Nguyễn để vẽ ra chân dung của Nguyễn Tuân trước 1945, vì chỉ có Nguyễn Tuân nói về Nguyễn Tuân là hay hơn người khác nói về Nguyễn Tuân. Chả trách hồi đó có người đã phê bình cuốn Nguyễn như sau: "Nguyễn đặt Nguyễn lên bàn thờ rồi Nguyễn sì sụp vái Nguyễn". Ở đời, có những người nói về người khác thì rất hay, nhưng nói về mình thì rất tồi; nhưng Nguyễn Tuân nói về mình thì lại thành thật và sâu sắc vì ông đã tự mổ xẻ mình không thương tiếc. Về chuyện mở rộng các giác quan ra để hưởng thụ cái hương vị nồng nàn của đời sống, ngoài Nguyễn Tuân ra còn có một số nghệ sĩ khác như Thế Lữ, Vũ Hoàng Chương Nhưng Thế Lữ đi vào cuộc sống với tư thế của một diễn viên sân khấu vừa nhập vai vừa thoát vai, một họa - nhạc - thi - văn sĩ chỉ muốn "mượn thanh sắc trần gian làm tài liệu" để sáng tác thôi, nên nhiều khi ông quá tỉnh. "Thiên Thai tỉnh giấc mơ mòng". Vũ Hoàng Chương thì chỉ muốn say sưa dĩ tận vi độ, say cả thanh, cả sắc, cả rượu "rượu rượu nữa và quên quên quên hết", cả thuốc phiện "rồi em hãy dìu anh trên cánh khói, đưa hồn anh về tận cuối trời Quên". Nhưng Nguyễn Tuân thì say để tìm cảm giác, ông biết phân tích các cảm giác khi thưởng thức, say đến hết mình nhưng các giác quan của ông vẫn tỉnh để mở ra đón nhận hương vị cuộc đời; sau đó không quên, mà nhớ hết, để ghi lại tâm trạng và ấn tượng của riêng cá nhân mình, trong giờ phút mà ông gọi là "phóng túng hình hài". Ông không phải là một người ăn chơi trác táng trụy lạc như nhiều nghệ sĩ khác đương thời, mà là một nghệ sĩ đi tìm Cái Đẹp trong mọi biểu hiện của đời sống trần gian. Đọc đoạn văn trích trên, có người cho rằng ông chỉ là một tín đồ của André Gide, tác giả cuốn "Les Nourritures terrestre" (Thực phẩm trần gian), một gidien; nhưng đọc kỹ văn ông mới thấy ông không chỉ chịu ảnh hưởng trào lưu cá nhân chủ nghĩa cực đoan phương Tây, mà có cốt cách của một tài tử, một kẻ giang hồ lạc phách phương Đông kiểu Lý Bạch, Đỗ Mục, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát Trong hồi ký Một chuyến đi, ông viết: "Tôi cúi mặt nhìn sàn tàu ẩm ướt và lắng giọt mưa lộp độp trên vai như cảnh ở cạn, giọt mưa thất tịch thánh thót vỗ tàu tiêu. Âm điệu giọt mưa rơi không khác gì âm điệu giọt hồ đồng. Lắng mưa rơi như khóc, nhầm nó với giọt thời gian cứ đều đều rút với mực nước đồng hồ, tôi minh định tôi là một triết nhân muốn tắt lửa lòng. Rồi trạnh tưởng đến quê nhà bây giờ đang mỗi phút một xê gần lại, tôi tưởng đến cha tôi, một ông già cũ kỹ, trong những đêm xuân mưa phùn nặng hạt thường bắt tôi gây một lư trầm Quảng Nam. Cha tôi vặn trục đàn nguyệt kêu cót két, trong gian nhà gác vắng vẻ ở môt tỉnh xép kia phố xá lèo tèo. Và ngâm xong hai câu thơ: Cứ đốt lò hương cho đến sáng, Thử xem mưa gió đến bao giờ. Cha tôi bảo tôi: - Đánh đàn kỵ nhất huyên náo và nên kỵ nhất là trời nồm trời mưa: nếu đánh dây tơ, dây hay dão và ải. Đốt than ở lư trầm tức như sấy dây cho nó se lại và khỏi đứt. Đêm mưa gió, muốn lấy nhạc để diễn tâm sự, phải đốt lò hương rồi mới so tơ phiếm". Chính sự say mê những thú chơi thanh nhã của dân tộc với tâm hồn tài tử phương Đông, đã kìm Nguyễn Tuân khỏi sa ngã xuống vực sâu của sự hưởng lạc. Ông đã chăm chỉ ghi lại những nét đẹp như "Chén trà trong sương sớm", "Hương cuội", "Thả thơ", "Đánh thơ", rồi chuyện làm đèn Trung thu, đánh cờ tưởng, lấy bầu nậm trong Vang bóng một thời, tuy nhiều lúc cũng đi quá đà như ca ngợi cả tài nghệ "ném bút chì" của bọn ăn cướp, hay kỹ thuật "chém treo ngành" của tên đao phủ Nhưng chính nhờ sự tìm về những nét đẹp của dân tộc ấy, đã khiến Nguyễn Tuân trở về với lòng Dân tộc, với Quê hương, mà không phiêu lưu đến những chân trời xa lạ theo tiếng gọi của cảm giác đơn thuần. Nguyễn Tuân đi với Cách mạng chủ yếu nhờ cái tâm hồn dân tộc của kẻ trong thời mất nước đã thấy mình "thiếu quê hương", chỉ mong tìm cảm giác lạ trong sự xê dịch, bất kể theo phương hướng nào. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân đã xác định được hướng Đời và hướng Đi. Vẫn là người say mê khao khát cái Đẹp, nhưng Nguyễn Tuân đã biết tìm kiếm và khai thác Cái Đẹp trong lòng cuộc sống mãnh liệt của cả dân tộc. Với lời tuyên ngôn: "Mày hãy lấy mày ra làm lửa để đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày" Nguyễn Tuân dựng lên phong cảnh dữ dội của chiều tà Việt Bắc Đông Bắc thời kháng chiến chống Pháp: "Các bốt nhô lên giữa các triền núi như một xâu mũ đỏ đánh rơi ven đường. Chiều tà Việt Bắc Đông Bắc rừng rực lên những đồn Pháp, chiếu ống nhòm trông như những mâm cà độc dược, như những kim tự tháp loét ngọn Mở bản đồ Bắc Bộ thấy vô số khuyên tam tài, thấy nhiều nốt ruồi rớm máu mọc hai bên gân trán Việt Bắc" Sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, Nguyễn Tuân viết Sông Đà, trong đó có những đoạn tả phong cảnh: "Núi Quỳnh Nhai đẹp như núi trong tranh ảnh trong men sứ, sông đẹp, núi đẹp, cả con đò cả mày mắt vóc dáng cô đò đều rất tạo hình, lịch sử chính trị và xây dựng cơ sở phong trào cũng đẹp". Ở đây là Cái Đẹp toàn diện, Cái Đẹp đã được nâng cao bằng tâm hồn, chứ không phải chỉ đẹp ở bề ngoài. Đã đành rằng các nghệ sĩ đều nhằm mục tiêu Chân Thiện Mỹ, nhưng có người cho cái Chân quan trọng hơn, như Nam Cao (qua truyện ngắn Trăng sáng ta thấy Nam Cao không coi trọng vẻ đẹp bề ngoài), có người tôn thờ cái Thiện hơn hết như Nguyên Hồng (văn ông thiết tha chứ ít khi hoa mỹ); còn Nguyễn Tuân lại là người quan tâm đầu tiên đến cái Mỹ (kể cả bề trong lẫn bề ngoài). Cả những đoạn tả cảnh đau thương, văn của Nguyễn Tuân cũng rất đẹp như đoạn tả múa Xòe ở Tây Bắc dưới chế độ cũ: "Ngoài sàn múa xòe kia, tiếng thác sông Đà vẫn xô đá ào ào. Và trong đêm tiệc, máu đồng trinh cứ rỏ theo bước đi của đôi chân khiêu vũ, cô gái xòe cứ giẫm lên máu mình mà múa, rồi máu tươi ấy khô dần một đống trên một cuộc đời đã biến thành một cái đệm, lớp máu đêm sau đóng vẩy lên lớp máu đêm đầu, và cứ thế cứ thế". Ở đây vẫn có sự cầu kỳ nhưng về nội dung đã khác xa Chém treo ngành, vì tác giả đã gửi lòng thương xót và thông cảm đến những con người nghèo khổ bị áp bức, nên dù biểu hiện cái Mỹ, mà vẫn có cái gốc từ Thiện, có trải nghiệm từ Chân. Nếu Nguyễn Tuân trước kia tự thấy mình là người "xoay lưng ngoảnh mặt đi với cuộc đời", "một người hành khách lậu vé trên xe lửa đế quốc, lủi thủi đi tìm một cái quê hương ngoài trần gian", thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã hòa mình vào cuộc sống lao động, như của các đơn vị bộ đội ở Tây Bắc "nhộn nhịp như mùa xuân của ngàn ngàn bộng ong đang ra mật, đang làm sáp hương" và có ý thức đóng góp phần mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: "Tỉnh lỵ Sơn La sớm chiều rừng rực thứ bụi đỏ, phấn gạch bay lên như sương hồng. Lòng tôi lúc này cũng là một viên gạch mới, một hòn ngói giòn giã góp vào tỉnh mới". Từ người nghệ sĩ chỉ biết "độc tấu" đã ngời sáng lên phẩm chất công dân, tham gia vào cuộc "hòa tấu" của nhân dân, của đất nước. Nếu trước đây tả về nghệ thuật, Nguyễn Tuân thấy Cái Đẹp gắn liền với sự hủy hoại, với cái chết, như trong Chùa Đàn: "Người ta vừa hát vừa khóc và người ta đàn đến cái mức hộc máu ra mà gục chết dưới gốc nhạc khí", thì trong Sông Đà, Nguyễn Tuân tả một đêm xòe ở Tây Bắc ngày nay: "Các bà các chị ở Quỳnh Nhai xòe với một phong cách êm lướt và có một giọng nói thật là dịu ngọt mà say ấm". Cái đẹp không chỉ ở hình thức mà còn toát ra từ bên trong con người. Người "hay hát" đã gặp được người "hay nghe hát". Nếu quan niệm về Cái Đẹp của Nguyễn Tuân trước 1945 chỉ là "tôi muốn mỗi ngày có được cái say sưa như là men rượu tối tân hôn", thì sau 1945, Nguyễn Tuân nhận thấy: "Phong cảnh tự nhiên của ta thật là lớn đẹp, con người mình cũng phải lớn đẹp theo lên với nó. Núi sông như lúc nào cũng nhắc nhở ta mỗi ngày trưởng thành lại đem thêm cái đẹp hình học, cái đẹp kỹ thuật, cái đẹp nhân tạo và hiện đại vào giữa cái đẹp thiên tạo đủ cả núi dựng thành, sông uốn khúc ". Cái Đẹp của Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng, mà là cái đẹp tạo hình, có góc cạnh, nhiều khi dữ dội. Nếu trước kia Nguyễn Tuân đã viết những truyện phảng phất không khí "liêu trai" như trong Chùa Đàn, Yêu ngôn, Xác ngọc lam thì sau 1945, Nguyễn Tuân cũng có những trang tả cảnh đầy quái ảo, như trận Gió Lào năm 1947: "Khí trời ong ong, khí người ráo kiệt. Chao ôi, còn thứ giống đực giống cái nào dám nghĩ đến nhau lúc gió Lào đang về này! Xưa kia có những người hễ thấy gió Lào nổi về là ôm chầm lấy con mình mà khóc, khóc như con chết, khóc như gào thi với gió độc. Gió từ nẻo lưng đèo ùa về, đưa tiếng khóc đàn bà qua những cồn cát trắng một cách ngao ngán, qua những rú xanh truông cằn, trên đó còn phất phơ cái ú ớ hoang vu từ vạn cổ. Nay ở đó, gió Lào rên ngân thêm nữa cái đau thương của chiếm đóng, hãm hiếp, bắn chém" Hay cái Gió Than Uyên, năm 1960: "Gió mạnh như sóng bão mùi gió nhạt nhạt, vị gió ngai ngái. Gió đổ nhà, đổ người, gió chém vào móng ngựa thồ, cuốn rối đuôi và bờm tóc ngựa. Gió giúi gục đầu ngựa. Ngựa bạt hơi. Người ngồi ngựa hộc máu cam trên yên. Gió quẩn mã hồi nổi lên, đá to bằng hột gà cũng bay vù Lịch gió Than Uyên là cuối đông sang đầu xuân, lồng lộn từ trưa cho đến chiều, càng nắng càng động cỡn" cũng như con Sông Đà với 73 cái thác hiểm nghèo, hung dữ: "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoài khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền" Nghe mường tượng như hơi văn bài "Thục đạo nan" của Lý Bạch, thơ "biên tái" của Quang Dũng. Nhưng bên cạnh đó cũng có những đoạn văn dạt dào chất thơ và nhạc điệu: "Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng ngàn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én mình dài cổ điển trên dòng trên" (Người lái đò sông Đà). Xưa Nguyễn Tuân chỉ biết "Thèm đi": "Nhìn núi xanh một vệt dài sơn hệ kéo theo hướng Bắc Nam, nhìn bể sông nhìn cát bờ đất bãi, trong cái lòng phiêu lưu "bất đắc chí" thấy còn dâng lên cái thèm khát bao giờ được làm chủ lấy giang sơn đất nước mình" thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đi các chiến dịch, đi đến các công trường, nông trường, lâm trường, bến cảng, nông thôn, các trận địa pháo bắn máy bay Mỹ để lấy chất liệu sáng tác. Đi để có cái mà viết, viết để có cái mà đi. Văn Nguyễn Tuân dù là truyện hay tùy bút, bao giờ cũng mang tính chất du ký, được hoàn thành sau một chuyến đi cụ thể nào đó. Những nhan đề sách đã nói lên tính chất du ký đó: Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1953), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), hay những bài viết về Sông tuyến Hiền Lương, Bến Hải sự việc bao giờ cũng gắn liền với không gian, thời gian nhất định, nhưng ngoài việc khai thác cảm giác, cảm xúc, ấn tượng, tâm trạng, nhà văn còn huy động cả cái khối vốn sống phong phú và kiến thức uyên bác về các mặt lịch sử, địa lý, sinh vật học, văn hóa học đồ sộ và bề bộn, đủ Đông Tây, cổ, kim, của mình. Đọc Nguyễn Tuân không chỉ để thưởng thức, mà còn học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Nếu trước kia Nguyễn Tuân chỉ chế giễu những người chung quanh và tự chế giễu mình, thì sau Cách mạng, Nguyễn Tuân đã biết hướng mục tiêu châm biếm, đả kích vào những kẻ thù của dân tộc như bọn xâm lược Pháp Mỹ, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, với bút pháp trào lộng chua chát mà sắc sảo ông đã học tập được từ truyện tiếu lâm và ca dao tục ngữ Việt Nam. Việc tả cái ác, cái xấu cũng chỉ để đối chiếu với Cái Đẹp, làm nổi bật thêm Cái Đẹp mà thôi. Hình ảnh của anh chiến sĩ pháo binh ngồi tít cù lèo trên nóc cầu Long Biên mà cơm, nước phải được kéo lên bằng dây ròng rọc, ngày đêm chờ bắn máy bay Mỹ, đối lập với hình ảnh tên phi công Mỹ bị bắt sống bị giải đi rong phố chói mắt trước ánh đèn điện Hà Nội và ánh nhìn căm thù của mọi người. Hình ảnh người phụ nữ Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp gánh gạo, gánh đạn tiễn bộ đội băng qua đường tiến tới khu an toàn, mắt rưng rưng lệ tiễn biệt, đối lập với hình ảnh "cái thằng cha béo sị đội fléchet, tóc gọng kính" chuyên môn ra vào Hà Nội "lúc vào nó đóng khố, lúc ra nó quấn hàng may sẵn vào đầy người" Có lẽ không ai căm ghét cái ác, cái xấu, cái ti tiện, cái phàm tục như Nguyễn Tuân, ông nói đến những cái ấy như là "mặt trái của Cái Đẹp" mà ông hết sức trân trọng và gìn giữ. Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa Cái Đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam. R.M. Albérès trong cuốn "Tổng hết văn học thế kỷ 20" đã nhận định nguyên nhân người đọc ưa thích lối văn tùy bút, là bởi: "bao lâu văn chương của chúng ta hiện nay dựa trên những cảm xúc, những nhiệt tình, những giá trị và những mô thức chưa được mọi người thừa nhận do tập quán và giáo dục, và chưa tự nhiên quen thuộc với mọi người, thì nó vẫn khiến những độc giả không am tường cảm thấy cần phải tìm hiểu thêm, cần được soi sáng thêm Vậy nên lối văn tùy bút không phải là để thỏa mãn phương diện trí thức của văn chương, mà là phương diện suy tư (aspect méditatif) Nó ứng đáp với nhu cầu diễn tả trong nháy mắt một nhãn quan về thế giới, không phải dùng hình ảnh giả tưởng văn nghệ làm trung gian, tuy cụ thể hơn nhưng lại chậm chạp hơn. Với tính chất nóng nảy, khô khan, nó chỉ là một cái chớp sáng lòe, một định kiến có hiệu lực hơn là có hệ thống, làm sáng tỏ trong chốc lát một quang cảnh của tâm linh Tùy bút thay thế cho lối viết có hệ thống. Nó không có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ tung ra như một hỏa tiễn giữa đêm tối. Vì thế nên, tự bản chất, nó rất quang minh, thoát ra bên ngoài sự bàn cãi và không phải ngừng lại ở một chỗ nhất định: nó là một tia sáng của thiên tài, một hình ảnh hay một cảm xúc quyến rũ, mà khi nổ tung ra là để lộ một phương diện giống như đêm khuya của thế giới chúng ta Tóm lại, giữa tiểu thuyết và tùy bút, biên giới vẫn không rõ rệt, nhất là khi chính tiểu thuyết lại có tính chất suy tưởng. Những tác phẩm Đất của con người, Phi công thời chiến của Saint-Exupéry đích thực là những tùy bút mà ở đó phần diễn tả cụ thể vẫn không thiếu sót. Phạm vi của tùy bút rộng rãi lạ lùng, nó rút đề tài, tìm cảm hứng, trong bất cứ hiện tượng hay sự kiện nào, như một vầng thái dương mau lẹ, nó bật sáng lên những ý tưởng nhẹ nhàng, thanh thoát Đó là "thể văn" tự do hơn hết, vì nó ít hình thức hơn hết mà lại "khó tính" hơn hết, nó chỉ đòi hoạt động và thiên tài". Đọc đoạn văn này, tôi mới hiểu những tác phẩm của Nguyễn Tuân của Tóc chị Hoài, Nguyễn, Nhà bác Nguyễn, Chiếc lư đồng mắt cua, Thiếu quê hương muốn xếp vào loại tùy bút hay tiểu thuyết đều được cả. Một lần vào cuối những năm 60, anh Văn Cao có nói với tôi, ông Nguyễn đã viết những "truyện không có chuyện" trước những tác giả "Tiểu thuyết Mới" ở Pháp rất lâu, từ trước đại chiến thứ hai. Tôi cũng hiểu thêm về những nhận xét mà người ta cho là "nóng nảy, bực dọc" của ông Nguyễn trong những bài Phở, Tình rừng, Tôi bán năm cành hoa Tết Nếu nhà phê bình Nam Mộc viết: "Đọc sông Đà nhiều lúc ta có cảm tưởng như lạc trong một khu rừng già cổ sơ hoang dại hay một cánh đồng ma âm khí nặng nề, màu sắc của hiện tại như mờ nhạt đi, ánh lửa của tương lai khó khăn lắm mới le lói lên được", thì tôi nghĩ ngược lại, con người đang tiến đến tương lai nhiều khi cũng phải dựa vào những ánh chớp của suy tư để nhận đường, chứ nếu bất cứ lúc nào cũng có sẵn một bó đuốc lửa lớn rừng rực dẫn đường thì còn có khó khăn gian khổ gì đáng để tự hào là những kẻ mở đường. Giá bác Nguyễn còn sống thì thế nào tôi cũng mang mấy trang cuối này thay mấy lát giò lụa phố Huế hay nắm phá xang tháp đền Bà Kiệu đến hầu rượu và hầu chuyện bác như ngày nào Đường Cổ Tân, Nam Bộ. . cuốn Nguyễn để vẽ ra chân dung của Nguyễn Tuân trước 1945, vì chỉ có Nguyễn Tuân nói về Nguyễn Tuân là hay hơn người khác nói về Nguyễn Tuân. Chả trách hồi đó có người đã phê bình cuốn Nguyễn. và hiện đại vào giữa cái đẹp thiên tạo đủ cả núi dựng thành, sông uốn khúc ". Cái Đẹp của Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp mơ mộng, nhàn nhạt, phẳng lặng, mà là cái đẹp tạo hình, có góc. cái xấu, cái ti tiện, cái phàm tục như Nguyễn Tuân, ông nói đến những cái ấy như là "mặt trái của Cái Đẹp& quot; mà ông hết sức trân trọng và gìn giữ. Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa

Ngày đăng: 11/07/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan