1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thơ bỏ tôi đi" pptx

7 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 116,62 KB

Nội dung

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thơ bỏ tôi đi" Nhà thơ Nguyễn Duy, sinh năm 1948, tại Thanh Hóa, từ thuở nhỏ ông được bà ngoại đọc cho nghe rất nhiều hò vè, ca dao và những truyện nôm khuyết danh..

Trang 1

Nhà thơ Nguyễn Duy: "Thơ

bỏ tôi đi"

Nhà thơ Nguyễn Duy, sinh năm 1948, tại Thanh Hóa, từ thuở nhỏ ông được bà ngoại đọc cho nghe rất nhiều hò vè, ca dao và

những truyện nôm khuyết danh Bà ngoại Nguyễn Duy không biết chữ nhưng những gì bà thuộc lòng và đọc cho cậu bé Nguyễn Duy Nhuệ (tên khai sinh của Nguyễn Duy) đã ăn sâu vào tiềm thức của nhà thơ sau này Nhiều người không hiểu tại sao

Nguyễn Duy chuyên trị thể loại lục bát một cách điêu luyện và vận dụng ca dao vào thơ mình thần sầu như vậy Đơn giản thôi, vì từ nhỏ thể thơ truyền thống này thông qua ca dao đã biến thành

máu thịt, tâm hồn ông rồi

Những năm 1956 – 1957, thơ thiếu nhi ngoài miền Bắc phát triển rất mạnh Cuốn theo phong trào đó, mới 9 tuổi, Nguyễn Duy đã

Trang 2

tập tành làm thơ với những bài tả cảnh trường em, ruộng vườn, người thân Bài thơ Nguyễn Duy in báo đầu tiên vào năm 1957 khi đang học lớp 2

Năm 1962, Nguyễn Duy vào học cấp 2 ở Hà Nội, thời gian này ông đọc thêm được một số sách báo và cũng là lúc ông gởi thơ cho báo chí nhưng không thấy nơi nào in Không biết có phải bị nhiễm lối thơ người lớn trên các báo hay không, cậu thiếu niên choai choai Nguyễn Duy cao hơn cái bàn học một chút đã bày đặt làm những bài thơ “giàu tưởng tượng” nhưng cũng nhiều sự

“tưởng bở”: Người vợ của tôi (1963) Tất nhiên bài thơ Người vợ của tôi chỉ viết theo trí tưởng tượng của một cậu nhóc và theo thể thơ mới Hiển nhiên, bài thơ này cũng chỉ có mỗi Nguyễn Duy thuộc lòng và các báo thì không nơi đâu chịu in Do đó, dù làm thơ rất sớm nhưng nhà thơ Nguyễn Duy chưa bao giờ được

bước chân đến cửa “thần đồng”, dù tài thơ của ông đến nay

không ai phủ nhận

Trang 3

Trở về lục bát ta thôi

Mấy năm sau, Nguyễn Duy nhập ngũ cho mãi đến khi chuyển công tác về Báo Văn Nghệ Thời gian ở lính, Nguyễn Duy đã trở

về với thơ lục bát Bài thơ lục bát đầu tiên của thời kỳ này được Nguyễn Duy sáng tác trong hai năm bắt đầu từ năm 1969 Và đến nay, bài thơ đó nằm trong chương trình giảng dạy sách giáo

khoa, rất nhiều thế hệ học trò thuộc nằm lòng với những câu: “Tre xanh xanh tự bao giờ/ Tự ngàn xưa đã có bờ tre xanh” (Tre Việt Nam) Bài Tre Việt Nam cùng với Bầu trời vuông, Hơi ấm ổ rơm

đã mang lại cho ông giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ năm

1973, giải thưởng này thời đó uy tín lắm, nên tên tuổi Nguyễn Duy đã có chỗ đứng trên văn đàn

Nhớ những ngày đầu dò đường vào làng thơ, Nguyễn Duy ngơ ngác thấy gì cũng lạ, gặp gì cũng kính Năm 1971, nghe đài gặp Hoài Thanh bàn chuyện ca dao hiện đại, trong đầu cậu lính trẻ Nguyễn Duy ghi nhớ mãi câu nói của Hoài Thanh: “Cái gì còn tồn

Trang 4

tại đến hôm nay thì hiện đại” Chính câu nói đó của Hoài Thanh góp thêm niềm tin mãnh liệt vào thể thơ lục bát Nguyễn Duy đang làm Vì rằng ca dao chưa bao giờ mất đi, vậy thì lục bát luôn luôn hiện đại Sau lần nghe Hoài Thanh bàn chuyện, Nguyễn Duy viết thư gởi qua đài nhưng Hoài Thanh hồi âm từ Báo Văn Nghệ vì ông đang công tác ở đây Trong thư hồi âm, Hoài Thanh mời

Nguyễn Duy đến Báo Văn Nghệ bàn chuyện in một trang thơ Cùng lúc nhận thư Hoài Thanh, nhà thơ Phạm Hổ (trưởng ban thơ của báo) cũng viết thư cho Nguyễn Duy với cùng nội dung Thời đó, cầm trịch ở tuần Báo Văn Nghệ là Xuân Diệu, Hoài

Thanh nên việc gặp được họ như được diện kiến “thánh thần”

và được in cả một trang thơ phải nói là “hách” vô cùng Số báo tết năm 1972, Nguyễn Duy được in 2 bài thơ trên Văn Nghệ trong khi nhiều nhà thơ tên tuổi chỉ có 1 bài

Thời thơ đang lên, Nguyễn Duy bùi ngùi nhớ lại những năm gởi thơ cho tờ báo duy nhất của giới văn nghệ lúc ấy đều bị ném sọt rác “Mình viết chữ rất đẹp nhờ có ông thầy khó tính kèm cặp từ

Trang 5

lớp 1 Vậy mà bài nào gởi đến báo vào tay Xuân Quỳnh đều bị vứt đi Nhưng khi vào tay Hoài Thanh thì lại khác” - Nguyễn Duy hồi nhớ Với Hoài Thanh, Nguyễn Duy nhớ mãi, không chỉ vì Hoài Thanh “phát hiện” ông Hơn thế, Hoài Thanh cũng là người trao đổi từng câu, từng chữ thật cẩn trọng trước khi cho thơ Nguyễn Duy in báo

“Thơ bỏ tôi!”

Sau 30 năm làm thơ với nhiều tập thơ được in, với nhiều bài thơ gây tiếng vang cũng như gây “tai họa” cho bản thân Nhà thơ

Nguyễn Duy tuyên bố không làm thơ nữa?! Sự thực không phải vậy, Nguyễn Duy chân thành: “Thơ bỏ tôi, chứ tôi không bỏ thơ” Thơ bỏ Nguyễn Duy vì bản thân ông nhận ra rằng mình cứ lặp lại mình nên không làm nữa Nhiều nhà văn trẻ ngồi nghe rỉ tai nhau:

“Ông Nguyễn Duy sòng phẳng nhỉ, chứ không ráng sức gồng mình lên!” Trại bồi dưỡng viết văn trẻ lần này cũng bàn đến các

xu hướng văn chương đang và sẽ thịnh hành Một nhà văn trẻ hỏi

Trang 6

Nguyễn Duy có quan tâm đến các trào lưu? Ông nói ngay: “Tôi không hiểu hậu hiện đại là gì Cứ làm, cứ sống, cứ đọc, cứ viết rồi ra sao thì ra Có đi ắt có đường”

Những cái “cứ” của Nguyễn Duy chính là hành động mà ông đã thực hiện gần như suốt đời mình, như một câu thơ “phản biện” của ông: “Xin đừng hót những lời chim chóc mãi” Năm 1995, phát hiện mình bị bệnh đường huyết nặng, Nguyễn Duy quyết tâm xây nhà cho vợ con Xây nhà xong ông nợ đến 200 triệu đồng, hơn mười năm trước số tiền này là con số khổng lồ Xây nhà cho vợ con đã xong rồi, vậy nợ tính sao đây? Một ngày ngồi lục lại trong đống đồ cũ những nong nia, soong, chậu và ông chụp hình Nguyễn Duy chụp hình những món đồ cũ không còn hợp “dáng em” trong căn nhà mới rồi đề thơ lên đó

Trong một dịp tình cờ, một công ty làm lịch đã mua với giá

khoảng 30 triệu đồng Chưa bao giờ Nguyễn Duy cầm được số tiền nhờ làm thơ lớn như vậy Phấn khởi quá, ông làm liên tiếp 5

Trang 7

mùa lịch thì đủ tiền trả nợ Đến nay, Nguyễn Duy đã phát hành 9 mùa lịch thơ và ông nói sẽ làm lịch đủ 12 con giáp thì ngừng hẳn Còn nhớ nhà thơ Nguyễn Duy từng mở quán bán tiết canh vịt mà như ông tự trào là “quán máu” “Quán máu” Nguyễn Duy khách vào ra tấp nập vì món tiết canh do chính tay ông đánh ngon đến

“nhức răng” Nhưng sau một năm, Nguyễn Duy tự đóng cửa

quán, vì ai đến quán cũng đòi cụng ly với chủ quán khiến ông

“không chịu nổi” “Quán máu” không còn nhiều người tiếc, lịch thơ Nguyễn Duy rồi sẽ hết cũng có nhiều người tiếc Vậy còn thơ, Nguyễn Duy không làm nữa sẽ có những ai thấy thiếu vắng điều gì?

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w