Quản lý hàng hoá của bạn (VnEcon.vn) Hàng hoá (stock ) là tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn có để bán và tất cả các nguyên vật liệu hay phụ tùng mà doanh nghiệp lưu giữ và sử dụng để làm ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ Các loại hình kinh doanh khác nhau có các loại hàng hoá khác nhau. Quản lý hàng hoá là tổ chức thực hiện những việc sau: -Nhận hàng -Ghi sổ hàng -Dự trữ hàng -Sắp xếp hàng -Kiểm tra hàng -Đặt mua thêm hàng Và sau đây là một số hướng dẫn để giúp bạn tăng cường công tác quản lý hàng hoá trong doanh nghiệp của mình. 1. Dự trữ vừa đủ số lượng hàng hoá Hiện tượng mua thiếu hoặc thừa hàng có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ: -Bạn không biết những loại hàng hoá nào bán chậm. Do đó có thể bạn cứ tiếp tục đặt mua những hàng hoá hoặc nguyên vật liệu không bán được. -Bạn không kiểm hàng thường xuyên nên không nắm được lượng hàng hiện có. Kết quả là có thể bạn sẽ đặt thêm hàng quá muộn hoặc quá sớm. -Hàng của bạn sắp xếp không ngăn nắp nên rất khó quan sát và kiểm đếm. Vậy có thể bạn sẽ đặt hàng quá nhiều hoặc quá ít và không đúng thời điểm. Lúc nào bạn cũng phải nghĩ tới cái mà khách hàng cần. Muốn đáp ứng được nhu cầu của họ thì luôn phải để dư ra một lượng hàng, nhưng chỉ ở mức hợp lý tối thiểu mà thôi. Càng ít hàng dự trữ thì vốn đọng càng ít và càng có nhiều tiền để phục vụ cho kinh doanh như : -Mua hàng hoá khác mà khách hàng cần: hoặc -Gửi ngân hàng để lấy lãi. 2. Mua dự trữ những hàng hoá bán chạy -Nên mua và kinh doanh những hàng hoá bán chạy. -Mua hàng bán chạy thì doanh nghiệp sẽ bán được số lượng hàng lớn hơn và thu được nhiều tiền hơn. -Tránh mua những mặt hàng bán chậm, nó sẽ làm đọng vốn kinh doanh. -Với những mặt hàng bán chậm, nếu khách hàng không mua với mức giá thông thường thì nên giảm giá. 3. Sắp xếp và trưng bầy hàng hóa -Sắp xếp và trưng bầy hàng ngăn nắp để khách hàng dễ nhìn đồng thời giúp bạn dễ kiểm đếm. -Để những hàng hoá và nguyên vật liệu thuộc cùng một nhóm mặt hàng ở gần nhau. -Đựng những loại hàng bé như kim và đinh trong hộp nhỏ - mỗi hộp một loại và một cỡ. -Để hàng hoá và nguyên vật liệu dễ bị mất cắp ở nơi an toàn, ví dụ như để gần quầy. -Bán hoặc sử dụng hết đợt hàng cũ rồi mới nhập thêm hàng mới, đặc biệt là với hàng mau hỏng. Hàng tồn quá lâu sẽ bị cũ không bán hoặc không sử dụng được nữa. Khi đó khách hàng sẽ phàn nàn và cơ sở kinh doanh của bạn sẽ bị thiệt hại về tiền của. Bạn nên xếp hàng mới nhập ở phía sau để hàng đợt cũ bầy ở phía trước giá đựng hàn được bán trước. 4. Kiểm tra hàng hoá thường xuyên -Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có đủ lượng hàng hoá và nguyên vật liệu mà bạn cần. -Kiểm tra để phát hiện hàng hoá có thất thoát không. -Kiểm tra để phát hiện hàng hư hỏng hoặc kém phẩm chất. Nếu có, cố gắng sử dụng hết hoặc bán hạ giá chứ đừng để thành quá cũ. -Kiểm tra để biết khi nào cần phải mua thêm hàng và mua thêm bao nhiêu. 5. Ghi chép dữ liệu về hàng hoá -Nếu cơ sở kinh doanh của bạn có nhiều hàng hoá hoặc nguyên vật liệu thì nên ghi chép dữ liệu về hàng hoá. -Nếu cơ sở kinh doanh của bạn chỉ bán một vài hàng hoá hoặc nguyên vật liệu thì bạn chỉ cần ghi chépvề một số mặt hàng hoặc nguyên vật liệu đắt tiền. -Sử dụng những ghi chép đó để xem mặt hàng nào bán chạy và ngược lại. Như vậy bạn sẽ quyết định được nên mua loại hàng hoá hoặc nguyên vật liệu nào. -Sử dụng dữ liệu về hàng hoá để nắm được cần đặt mua thêm hàng hoá hoặc nguyên vật liệu nào, vào thời điểm nào, với số lượng bao nhiêu. Theo VCCI . nhau có các loại hàng hoá khác nhau. Quản lý hàng hoá là tổ chức thực hiện những việc sau: -Nhận hàng -Ghi sổ hàng -Dự trữ hàng -Sắp xếp hàng -Kiểm tra hàng -Đặt mua thêm hàng Và sau đây. Quản lý hàng hoá của bạn (VnEcon.vn) Hàng hoá (stock ) là tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn có để bán và tất cả các nguyên vật liệu. giúp bạn tăng cường công tác quản lý hàng hoá trong doanh nghiệp của mình. 1. Dự trữ vừa đủ số lượng hàng hoá Hiện tượng mua thiếu hoặc thừa hàng có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ: -Bạn