1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu Nhật Bản pps

34 481 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Nhật Bản Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Mục từ "Nhật" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Nhật (định hướng). 日本国 Nihon-koku nghe (trợ giúp·chi tiết) Nhật Bản Cờ Khẩu hiệu 平和と進歩 (Hòa bình và Tiến bộ) Quốc ca Kimi Ga Yo (君が代) Thủ đô Tōkyō (Đông Kinh đô) 35°41′B, 139°46′Đ Ngôn ngữ chính thức Tiếng Nhật Ngôn ngữ địa phương được công nhận Aynu itak, tiếng Nhật phía Đông, tiếng Nhật phía Tây, Ryukyuan, và các tiếng Nhật địa phương khác Nhóm dân tộc 98.5% Nhật, 0.5% Hàn, 0.4% Hoa, 0.6% khác [1] Chính phủ - Thiên hoàng Akihito (明仁 Minh Nhân) - Thủ tướng Hatoyama Yukio (鳩山由紀夫) Lập pháp Quốc hội - Thượng viện Tham nghị viện - Hạ viện Hạ nghị viện Thành lập - Ngày lập nước 11 tháng 2, 660 CN [2] - Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản 29 tháng 11, 1890 - Hiến pháp hiện nay 3 tháng 5, 1947 - Hiệp ước San Francisco 28 tháng 4, 1952 Diện tích - Tổng số 377,944 km² (hạng 61 ) - Nước (%) 0,8% Dân số - Ước lượng 2010 127.380.000 [3] (hạng 10 ) - Điều tra 2005 127.417.244 (hạng 10 ) - Mật độ 337 /km² GDP (PPP) Ước tính 2009 - Tổng số $4,159 nghìn tỉ [4] (hạng 3 ) - Theo đầu người $32.608 [4] (hạng 23 ) GDP (danh nghĩa) Ước tính 2009 - Tổng số $5.068 nghìn tỉ [4] (hạng 2) - Theo đầu người $39.731 [4] (hạng 17 ) Gini ? 38,1 (2002) [5] HDI (2007) 0,960 [6] (rất cao) (hạng 10 ) Đơn vị tiền tệ Yen (JPY) (Kí hiệu quốc tế ¥ Kí hiệu Nhật 円) Múi giờ JST (UTC+9) Cách ghi ngày tháng yyyy-mm-dd yyyy 年 m 月 d 日 Era yy 年 m 月 d 日 (CE−1988) Lái xe bên Trái Tên miền Internet .jp Mã số điện thoại +81 Tokyo là một thủ đô sửa bảng tóm tắt Nhật Bản (chữ Hán: 日日, tiếng Nhật: 日本歩 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc, chữ Bản (本) trong các văn bản cũ cũng được đọc là Nhật Bổn), cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Hokkaido (北海道 Bắc Hải Đạo), Honshu (本州 Bản Châu), Shikoku (四 歩 Tứ Quốc) và Kyushu (九州 Cửu Châu) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa, tiêu biểu như núi Phú Sĩ, cao nhất ở Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng thủ đô Tōkyō, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ; và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC. Mục lục [ẩn] • 1 Tên nước • 2 Xuất xứ Nhật Bản • 3 Lịch sử • 4 Ngôn ngữ • 5 Phân cấp hành chính • 6 Địa lý • 7 Khí hậu • 8 Chính trị Nhật Bản o 8.1 Hiến pháp o 8.2 Hoàng thất Nhật Bản o 8.3 Cơ quan lập pháp o 8.4 Các đảng phái chính trị o 8.5 Các cơ quan Hành pháp và Tư pháp • 9 Kinh tế • 10 Khoa học và công nghệ • 11 Giáo dục • 12 Y tế • 13 Quốc phòng • 14 Dân số • 15 Văn hóa o 15.1 Di sản văn hóa UNESCO o 15.2 Hình ảnh • 16 Thể thao • 17 Chính sách đối ngoại • 18 Quan hệ với Việt Nam • 19 Chú thích • 20 Đọc thêm • 21 Liên kết ngoài [sửa] Tên nước Tên "Nhật Bản" viết theo Rōmaji là Nihon theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nhật Bản còn có các mĩ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (歩 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ; "đất nước hoa cúc" (xin xem: Hoa cúc và thanh kiếm, của Ruth Benedict, nhà dân tộc học người Mỹ năm 1946) vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ). Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭歩 "nước lùn"), người Nhật là Nụy nhân (倭人 "người lùn"), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (倭 寇 "giặc lùn"). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc [7] . Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. [sửa] Xuất xứ Nhật Bản Hoa Anh Đào (歩; Prunus). Nhật Bản có mĩ danh là xứ sở hoa Anh Đào, vì người Nhật rất thích nên trồng cây hoa anh đào khắp nước Hạc Nhật Bản (Grus japonensis). Loại hạc (タンチョウ tancho) rất đẹp này của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa nhiều thế kỷ trước Cho đến nay người ta vẫn chưa chắc chắn về xuất xứ và thời gian xuất hiện của những cư dân đầu tiên trên quần đảo Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các học giả đều cho rằng người Nhật đã có mặt tại quần đảo từ xa xưa và định cư liên tục từ đó cho đến thời nay. Những phát hiện trong nghiên cứu cổ vật, xương đã củng cố thêm sự nghi ngờ đối với thuyết trước kia cho rằng người Nhật là con cháu của những người xâm chiếm đến sau "thổ dân" Ainu và đã đẩy bộ tộc này ra khỏi quần đảo. Ngày nay, người ta tin rằng tổ tiên của người Nhật là những người đã làm nên đồ gốm mang tên Jomon. Những người này được biết là đã có mặt trên quần đảo ít nhất từ năm 5000 TCN, sau đó theo thời gian, pha trộn với các giống người khác, phát triển qua lịch sử thành dân tộc Nhật Bản ngày nay. Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hóa của cả phương Bắc lẫn phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam. Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản. [sửa] Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Nhật Bản • Từ 15.000 năm trước Công Nguyên, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống. • Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm [8] [9] [10] , sống định cư. • Từ 300 năm trước Công Nguyên đã sử dụng đồ kim khí [11][12][13][14] . • Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Thần đạo phát triển khắp cả nước. Nước Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato. • Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi thành Nhật Bản. Cũng trong khoảng thời gian này, thành lập nhà nước phong kiến Nhật, với cuộc cải cách Đại Hóa do Thiên hoàng Hiếu Đức đề xướng. • Giữa thế kỷ thứ 8, Phật giáo đã thiết lập cơ sở vững chắc ở Nhật Bản [15] . • Từ thế kỷ thứ 9 đến cuối thế kỷ 12, các dòng họ quý tộc hùng mạnh ở Heian thay nhau nắm sức mạnh chính trị của đất nước, lấn át quyền lực của Thiên hoàng. Cuối thời này, tầng lớp võ sĩ bắt đầu hình thành và tranh giành quyền lực với các dòng tộc quý tộc. • Cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 14, quyền lực thực sự nằm trong tay tầng lớp võ sĩ ở Kamakura. Vào các năm 1271 và 1281, các võ sĩ Nhật Bản với sự trợ giúp của bão và sóng thần đã đánh bại hải quân Nguyên - Mông định xâm lược nước mình. • Từ thế kỷ 14 đến cuối thế kỷ 16, nước Nhật trong tình trạng mất ổn định do nội chiến và chia rẽ. Nhật Bản cũng từng đánh bán đảo Triều Tiên và nhà Minh (Trung Quốc) trong thời kỳ này, nhưng thất bại. • Sau đó, nước Nhật có một thời kỳ thực hiện chính sách đóng cửa ổn định kéo dài ba thế kỷ dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa. Kinh tế, văn hóa và kỹ thuật có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Người phương Tây, khởi đầu là người Hà Lan, được phép giao thương với Nhật Bản thông qua một thương cảng nhỏ. • Giữa thế kỷ 19, với cuộc Minh Trị Duy Tân do Thiên hoàng Minh Trị đề xướng, Nhật mở cửa triệt để với phương Tây. Chế độ Mạc phủ và các phiên do đại danh đứng đầu bị bãi bỏ, quyền lực được tập trung tối cao trong tay Thiên hoàng. Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị dời đô từ Kyōto về Tōkyō. Công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển, xâm chiếm Đài Loan, Lưu Cầu, đánh bại đế quốc Nga, xâm lược Triều Tiên [16] . Theo Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản được ban hành năm 1889, Nhật là nước theo chính thể quân chủ lập hiến. • Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật đứng về phe đồng minh. Sang Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật đứng về phe Trục [17] . Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1945, Nhật thất bại và phải chịu sự chiếm đóng của nước ngoài [18] . • Sau chiến tranh, Nhật tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Cuối thập niên 1960 Nhật hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, trở thành một nước tư bản phát triển. Manh nha những dấu hiệu đình trệ kinh tế đầu tiên sau khủng hoảng dầu lửa đầu thập niên 1970. • Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản ưu tiên hơn đến những chính sách quốc gia để gia tăng vị thế về chính trị và quân sự trên trường quốc tế. Nâng cấp Cục phòng vệ quốc gia thành Bộ quốc phòng vào tháng 1 năm 2007. [sửa] Ngôn ngữ Bài chi tiết: Tiếng Nhật Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến. [sửa] Phân cấp hành chính Bài chi tiết: Tỉnh Nhật Bản Đơn vị phân vùng hành chính cấp 1 của Nhật Bản là đô đạo phủ huyện, cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện. Các đô thị lớn tùy theo số dân và ảnh hưởng mà được chỉ định làm thành phố chính lệnh chỉ định, thành phố trung tâm, thành phố đặc biệt. Phân vùng hành chính dưới đô đạo phủ huyện là thị định thôn, ngoài ra còn có các đơn vị như quận, chi sảnh, khu, đặc biệt khu,… Căn cứ vào địa lý và nhân văn, đặc trưng kinh tế, Nhật Bản thường được chia thành 8 khu vực lớn, bao gồm: vùng Hokkaidō, vùng Đông Bắc, vùng Kantō, vùng Trung Bộ, vùng Kinki (còn gọi là vùng Kansai), vùng Chūgoku, vùng Shikoku và vùng Kyushu-Okinawa. Mấy năm gần đây Nhật Bản thi hành chính sách sáp nhập thị đinh thôn, số lượng đinh thôn đã giảm nhiều. Hiện nay để giảm bớt sự tập trung một cực của Tōkyō và tăng cường phân quyền địa phương, Nhật Bản đang nghiên cứu bỏ đô đạo phủ huyện, chuyển sang chế độ đạo châu (thảo luận chế độ đạo châu Nhật Bản). Năm 1968, Nhật Bản ban hành chế độ mã số bưu chính đoàn thể công khai địa phương. Hiện thời đô đạo phủ huyện và các thị đinh thôn đều có mã số bưu chính của mình. Mã số bưu chính của đô đạo phủ huyện ăn khớp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 31166-2:JP. [sửa] Địa lý Bài chi tiết: Địa lý Nhật Bản Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km². Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (Fujisan) (3.776 m). Nhật Bản có hơn 3.000 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là đảo Honshu (本州) chiếm khoảng 60% toàn thể diện tích [19] , đảo Hokkaido (北海道), đảo Kyushu (九州) và đảo Shikoku (四歩). Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa (沖歩) là lớn nhất và quan trọng nhất, nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn. Sóng thần, động đất, núi lửa, bão nhiệt đới khá phổ biến ở Nhật Bản. Đặc biệt, do thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, Nhật Bản là một trong những vùng có nhiều động đất nhất thế giới. Mỗi năm có hàng trăm dư chấn, có những trận động đất gây tổn thất nặng nề. Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương. Chủ đề địa lý Nhật Bản Vị trí các Tỉnh Nhật Bản Hokkai do Aomor i Akita Iwate Niigata Yamag ata Miyagi Ishika wa Toyam a Tochig i Fukushi ma Fukui Nagan o Gunma Saitam a Ibaraki Shiman e Tottori Hyōgo Kyoto Shiga Gifu Yaman ashi Tokyo Chiba Yamag uchi Hiroshi ma Okaya ma Osaka Nara Aichi Shizuo ka Kanaga wa Saga Fukuok a Wakay ama Mie Nagasa ki Kumam oto Ōita Ehime Kagaw a Kagosh ima Miyaza ki Kochi Tokush ima Okina wa [sửa] Khí hậu Nhật Bản nhìn từ không gian, tháng 5 năm 2003 Núi Phú Sĩ Nhật Bản là quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi "Quần đảo Nhật Bản". Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển, khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Điều này đã dẫn đến một nền mật độ dân số rất cao tại các vùng có thể sinh sống được, chủ yếu nằm ở các vùng eo biển. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới. [...]... luận chung tỏ đồng tình với việc Nhật Bản cần có vai trò to lớn hơn, đặc biệt trong những vấn đề kinh tế và các vấn đề toàn cầu vì Nhật Bản có ưu thế về tài chính [sửa] Quan hệ với Việt Nam • • • • • • Bài chi tiết: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Từ thế kỷ 16 đã có những thương gia Nhật Bản đến sinh sống và buôn bán tại Việt Nam Những thương gia Nhật Bản cùng cộng đồng dân cư bản xứ đã hình thành nên khu... lượng Phòng vệ Nhật Bản của Nhật có 180.000 người, trong đó mạnh nhất là lực lượng hải quân Với ngân sách 50 tỉ USD/năm (kể cả chi phí cho quân đội Mỹ ở Nhật Bản) , chi tiêu quân sự của Nhật Bản đứng hàng thứ ba sau Mỹ-400 tỷ, trên cả Nga15 tỷ Từ năm tài khoá 2002, ngân sách quốc phòng Nhật đã vượt con số 1% GDP, vươn lên hàng thứ hai trên thế giới[48] Hướng phát triển quân đội Nhật Bản chủ yếu tập... chính sử Nhật Bản Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko có 3 người con (hai trai và một gái) Thái tử Naruhito sinh ngày 23 tháng 2 năm 1960, đã kết hôn với cô Masako và có một con gái Hoàng tử Akishono có hai con gái và một con trai Theo Hiến pháp Nhật Bản, chỉ nam giới mới được thừa kế ngai vàng [sửa] Cơ quan lập pháp Tổng thống Hoa Kỳ George Bush phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản Quốc hội Nhật Bản (歩歩... đại nghị Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc về mỗi người dân nam nữ trên 20 tuổi[21] [sửa] Các đảng phái chính trị Bài chi tiết: Đảng phái Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái Những đảng phái chính trị lớn gồm có: • Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (自由民主歩 Jiyū Minshu-tō)... chủ Tự do Nhật Bản (自由民主歩 Jiyū Minshu-tō) • Đảng Dân chủ Nhật Bản (民主歩 Minshu-tō) • Đảng Tân Komei (公明歩 Kōmei-tō, Công Minh) • Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản (社歩民主歩 Shakai Minshu-tō), thường gọi tắt là Đảng Xã Dân (社民歩 Shamin-tō) • Đảng Cộng sản Nhật Bản (日本共産歩 Nihon Kyōsan-tō) [sửa] Các cơ quan Hành pháp và Tư pháp Bài chi tiết: Chính phủ Nhật Bản Quyền hành pháp được giao cho Nội các, gồm Thủ tướng... cao Pháp viện gồm Chánh án được Thiên hoàng Nhật Bản bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền [sửa] Kinh tế Bài chi tiết: Kinh tế Nhật Bản Trụ sở chính của Sumitomo Mitsui tại quận Shibuya, Tokyo, một trong các biểu tượng của sự phồn vinh Nhật Bản Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại... đóng góp công nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất[33] Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn... chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo Biểu đồ thể hiện đặc trưng khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản [sửa] Chính trị Nhật Bản Bài chi tiết: Chính trị Nhật Bản Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của... đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Thần đạo và Phật giáo Đại thừa[21][57] Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật Có 1 triệu người Nhật theo Đạo Cơ Đốc Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ 19, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như Shinshūkyō và Tenrikyo; các tôn giáo này chiếm khoảng 3% dân số Nhật Bản 99% dân số nói tiếng Nhật Đây là loại... Bài chi tiết: Thể thao Nhật Bản Sumo, một môn võ truyền thống của Nhật Bản Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật[ 83] Các môn võ như judo, karate và kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước Sau thời kỳ Minh Trị, rất nhiều môn thể thao phương Tây đã du nhập vào Nhật và lan truyền nhanh . bảng tóm tắt Nhật Bản (chữ Hán: 日日, tiếng Nhật: 日本歩 Nihon-koku/Nippon-koku; Hán-Việt: Nhật Bản quốc, chữ Bản (本) trong các văn bản cũ cũng được đọc là Nhật Bổn), cũng được gọi tắt là Nhật, là tên. Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. [sửa] Xuất xứ Nhật Bản Hoa Anh Đào (歩; Prunus). Nhật Bản có. khí hậu tại một số thành phố lớn theo Cục Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản. [sửa] Chính trị Nhật Bản Bài chi tiết: Chính trị Nhật Bản Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến,

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w