Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
320 KB
Nội dung
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DIỄN BIẾN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Bùi Nghĩa Hoàng GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng, có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội của con người cũng như hệ sinh thái trên phạm vi toàn cầu. Công tác nghiên cứu quy mô toàn cầu cũng đã được triển khai từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX cùng với nhiều bài báo xuất hiện trên các tạp chí khoa học uy tín. Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã được thành lập, thu hút sự tham gia của hàng ngàn nhà khoa học và các nhà quản lý. Nhiều hội thảo và báo cáo đã được tổ chức và công bố. Hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Jio de Janero năm 1992 đã thông qua một hiệp định khung và một chương trình hành động quốc tế nhằm cứu vãn tình trạng xấu đi nhanh chóng của bầu khí quyển trái đất (được coi là nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng biến đổi khí hậu và thiên tai). Nghị định thư quốc tế Kyoto (1997) đã được thông qua. Đến đầu tháng 2/2005, Nghị định thư đã được nguyên thủ 165 quốc gia phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư Kyoto ngày 25/9/2005. Mới đây, hội nghị lần thứ 12 của 159 nước tham gia hiệp định khung về khí hậu đã được Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Nairobi, thủ đô Kenya. Bộ phim tài liệu đề cập đến vấn đề này “An Inconvenient Truth” được giải Oscar gần đây minh chứng cho sự quan tâm của thế giới cũng như ở Mỹ đến biến đổi khí hậu. Báo cáo đầu tiên của IPCC là vào năm 1990. Báo cáo đánh giá lần thứ 3 đã được ấn hành năm 2001 và được coi là tổng hợp các thông tin dẫn hướng cho các nghiên cứu và trao đổi về biến đổi khí hậu và biện pháp giảm thiểu trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, IPCC đang tiếp tục chuẩn bị báo cáo tổng hợp lần thứ 4 và dự kiến ấn hành vào năm 2007. IPCC đã trình tài liệu bản thảo và thư gửi các nước thành viên, lấy ý kiến để chuẩn bị cho việc hoàn thành báo cáo cuối cùng. Nhân dịp sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu chuyên đề nhằm cung cấp tới bạn đọc những thông tin về diễn biến biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó ở các quy mô khác nhau trên toàn cầu và thông qua đó có các chính sách, bước đi phù hợp nhằm giảm thiểu tác động có hại do biến đổi khí hậu gây ra trên các cấp khác nhau, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi. Phần thông tin này được trích dẫn từ Báo cáo số 3 của IPCC. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi mang tính thời sự: “Biến đổi khí hậu – sự thật hay giả tưởng?”. Chuyên đề cũng chọn lọc giới thiệu các chính sách, hành động cũng như kinh nghiệm của một số nước trong việc thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu gây ra đến phát triển kinh tế xã hội với hy vọng là kinh nghiệm của các nước và vùng lãnh thổ có thể đưa vào áp dụng trong thực tế ở nước ta. Sơ đồ phương pháp tiếp cận vấn đề được minh họa ở Hình 1. Hình 1: Tiếp cận tổng hợp với Biến đổi khí hậu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Để hiểu rõ về biến đổi khí hậu thì câu hỏi đầu tiên đặt ra cần trả lời là biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra như thế nào? Hậu quả của vấn đề này đối với môi trường, kinh tế xã hội ra sao? Các nhà khoa học đã chứng minh biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây dựa trên các khía cạnh và bằng chứng sau: - Biến đổi khí hậu thay đổi cả ở cấp độ toàn cầu và khu vực từ khi trước cách mạng công nghiệp và một vài thay đổi là do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người. - Hoạt động của con người làm tăng mật độ không khí khí quyển như khí các bon, mê tan, ô xít nitơ, ô zôn tới mức cao nhất trong những năm 1990. Nguyên nhân cơ bản do đốt nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất. Số liệu đo đạc chứng minh sự nóng dần của trái đất và các biến đổi khí hậu (xem Bảng 1). - Theo thống kê thì những năm 1990 là thập kỷ nóng nhất trong toàn bộ chuỗi đo đạc từ năm 1861- 2000 - Một bằng chứng chắc chắn rằng hiện tượng ấm dần của trái đất quan trắc trong 50 năm qua là do hoạt động của con người gây ra. - Cùng với việc ấm dần của trái đất thì các thay đổi về mực nước biển, tuyết phủ, băng tan và lượng mưa cũng diễn ra. Ví dụ về hiện tượng này như vòng tuần hoàn thủy văn nhanh hơn với trận mưa lớn và chuyển dịch của mưa, băng tan và nước biển dâng cao. (xem Bảng 1) - Sự thay đổi khí hậu vùng đã ảnh hưởng đến các hệ thống vật lý và sinh vật cũng như các ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội. Sự thay đổi khí hậu vùng nhất là sự ấm dần lên ảnh hưởng đến hệ thống thủy văn và hệ sinh thái biển ở nhiều vùng trên thế giới (xem Bảng 1). - Phí tổn kinh tế xã hội cho việc khắc phục hậu quả và thay đổi thời tiết tăng. Lũ lụt, hạn hán là các thiên tai do thời tiết gây ra làm tăng thiệt hại. Tuy nhiên hệ thống tự nhiên lại bị ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế như thay đổi sử dụng đất nên rất khó định lượng ảnh hưởng tương tác của thay đổi khí hậu đến các yếu tố kinh tế xã hội. Vậy biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào để chúng ta có thể xác định tác động đến khí hậu toàn cầu cũng như ảnh hưởng kinh tế xã hội từ đó có chính sách và hành động thích hợp. Việc định lượng các yếu tố khí hậu trong vòng 25, 50 và 100 năm tới là hết sức cần thiết và được IPCC nghiên cứu với việc đưa ra các bối cảnh khác nhau nhằm cung cấp một bức tranh về khí hậu thế giới trong thế kỷ 21 này. Bảng 1: Thay đổi khí quyển trái đất, khí hậu và hệ thống vật lý và sinh vật Yếu tố Thay đổi Khí quyển Mật độ CO 2 Từ 280 ppm trong thời gian 1000-1750 tới 368 ppm năm 2000 (tăng 31±4%) Mật độ CH 4 Từ 700 ppb trong thời gian 1000-1750 tới 1750 ppb năm 2000 (tăng 151±25%) Mật độ N 2 O Từ 270 ppb trong thời gian 1000-1750 tới 316 ppb năm 2000 (tăng 15±5%) Mật độ O 3 Tăng 35±15% trong thời gian 1750-2000 tùy vùng Khí hậu Nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất Tăng 0.6±0.2 o C trong thế kỷ XX; mặt đất ấm nhiều hơn so với mặt đại dương Mưa lớn Tăng lên ở bắc bán cầu có vĩ độ lớn Tần suất xuất hiện và mức độ hạn kiệt Tăng hạn kiệt ở một số vùng nhất là ở châu Á và Phi Hệ s.vật và vật lý Mức nước biển Tăng trung bình 1 đến 2 mm/năm trong thế kỷ XX Mức độ tuyết phủ Giảm 10% diện tích so với năm 1960 El Ninô Tăng về tần suất và mật độ trong vòng 20-30 năm trở lại đây Mùa trồng cấy Kéo dài hơn từ 1-4 ngày/1 thập kỷ trong vòng 40 năm trở lại đây nhất là ở vĩ độ lớn Phân bố thực động vật Chuyển về phía cực và lên vùng đất cao hơn đối với cây cối, côn trùng, chim và cá. Sinh sản, nở hoa và di trú Thực vật nở hoa sớm, động vật di trú và sinh sản sớm hơn Bảng 2: Các bối cảnh trong tương lai Bối cảnh A2 với số dân tăng lên 15 tỷ người vào năm 2100 và tốc độ phát triển công nghệ và kinh tế tương đối chậm. Bối cảnh này nhấn mạnh vào việc nâng cao giá trị văn hóa, gia đình, tập tục, dân số tăng nhanh và ít quan tâm đến phát triến nhanh về kinh tế. Bối cảnh B2 với dự báo gia tăng dân số chậm 10,4 tỷ người năm 2100 với sự phát triển kinh tế nhanh hơn và chú trọng đến môi trường. Bối cảnh này giả định rằng thế giới phát triển không đồng đều giữa các vùng với thay đổi nhỏ và đa dạng về thay đổi công nghệ tuy nhiên nhấn mạnh vào sáng kiến cộng đồng và đổi mới xã hội cho giải pháp trong phạm vi địa phương hơn là toàn cầu. Bởi vậy lượng khí thải thấp hơn và ít nóng hơn trong tương lai. Dựa trên báo cáo thứ 4 của IPCC năm 2007, các thông tin diễn biến của biến đổi khí hậu toàn cầu được cập nhật như sau: - Mật độ CO 2 năm 2005 là 379 ppm với tốc đọ tăng 1.9 ppm/năm (1995-2005) - Mê tan tăng đến 1774 ppb năm 2005. - Ôxit nitơ tăng lên 319 ppb năm 2005 - Nước biển dâng 1961-2003 là 1.8±0.5 mm /năm với các nguyên nhân chi tiết xem ở Bảng 3. Bảng 3: Nguyên nhân và diễn biến nước biển dâng Nguyên nhân Mức dâng (mm/năm) 1961-2003 1993-2003 Nhiệt điện 0.42±0.12 1.6±0.5 Băng tan 0.50±0.18 0.77±0.22 Băng tan ở Greenland 0.05±0.12 0.21±0.07 Băng tan ở nam cực 0.14±0.41 0.21±0.35 Tổng cộng các nguyên nhân 1.1±0.5 2.8±0.7 Thực tế đo đạc 1.8±0.5 3.1±0.7 Sai khác (giữa đo đạc và tổng cộng các nguyên nhân) 0.7±0.7 0.3±1.0 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và thủy lợi Nghiên cứu về cây lương thực chỉ ra rằng ở vùng nhiệt độ nhất định, năng suất tăng khi nhiệt độ tăng nhỏ nhưng điều đó không xảy ra khi nhiệt độ tăng lớn. Ở hầu hết vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, năng suất được dự đoán là giảm khi nhiệt độ tăng. Bảng 4: Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và thủy lợi Yếu tố 2025 2050 2100 Mật độ CO 2 405-460 ppm 445-640 ppm 540-970 ppm Nhiệt độ trái đất thay đổi so với năm 1990 0.4-1.1 o C 0.8-2.6 o C 1.4-5.8 o C Dâng cao mực nước biển so với năm 1990 3-14 cm 5-32 cm 9-88 cm Ảnh hưởng đến nông nghiệp Năng suất trung bình Năng suất ngũ cốc tăng ở các vùng có vĩ độ vừa và lớn, giảm ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Năng suất ngũ cốc tiếp tục giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Năng suất ngũ cốc nhìn chung giảm ở hầu hết các vùng vĩ độ trung bình khi nhiệt độ cao hơn vài độ C Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất Giảm thiệt hại do sương giá cho vài loại cây trồng. Tăng khả năng gây hại do nhiệt cho vài loại cây trồng và vật nuôi Ảnh hưởng của thay đổi được tăng thêm Ảnh hưởng của thay đổi được tăng thêm Thu nhập và giá cả Thu nhập của người nghèo ở các nước đang phát triển giảm đi Giá thực phẩm tăng theo dự báo không bao hàm biến đổi khí hậu Ảnh hưởng đến nguồn nước Cấp nước Lưu lượng cao nhất trong sông chuyển từ mùa xuân sang mùa đông ở các lưu vực có băng tuyết Nước cấp giảm ở nhiều nước và tăng ở một số nước thiếu nước Ảnh hưởng được gia tăng thêm Chất lượng nước Chất lượng nước suy thoái do nhiệt độ tăng và sự thay đổi dòng chảy. Tăng xâm nhập mặn do nước biển dâng Chất lượng nước suy thoái do nhiệt độ tăng và sự thay đổi dòng chảy. Ảnh hưởng được gia tăng thêm Nhu cầu nước Nhu cầu nước tưới thay đổi theo sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng nhu cầu nước Ảnh hưởng được gia tăng thêm Ảnh hưởng được gia tăng thêm Thiên tai Tăng thiệt hại do lũ vì gia tăng mưa lớn và hạn hán xảy ra thường xuyên Tăng thêm lũ và hạn hán cùng hậu quả của chúng Thiệt hại do lũ sẽ cao hơn nhiều lần so với bối cảnh giả sử không có biến đổi Yếu tố 2025 2050 2100 khí hậu 2. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, nông lâm nghiệp - Sự thay đổi hệ sinh thái trên cạn và dưới nước có quan hệ chặt chẽ với thay đổi khí hậu và ngược lại. Thay đổi khí hậu và mật độ khí CO 2 làm thay đổi đa dạng sinh học và chức năng của một số hệ sinh thái. Ngược lại, thay đổi sinh thái ảnh hưởng phản hồi đến trao đổi các khí nhà kính trong khí quyển, nước và năng lượng, suất phản xạ. Bởi vậy, hiểu rõ ảnh hưởng qua lại này là cần thiết để có thể ước lượng được tình trạng tương lai của khí quyển, tự nhiên và đa dạng sinh học. - Mức độ thay đổi khí hậu làm sáng tỏ các tác động đến hệ sinh thái tự nhiên cũng như hệ sinh thái được quản lý. Tác hại của lũ, hạn hán, và đợt nóng đã hằn sâu trong lịch sử loài người. Hơn nữa, hiện tượng nóng lên cùng với El Nino minh chứng tác hại của thay đổi thời tiết lên cá, động vật có vú biển, đa dạng sinh học ven biển và đại dương. Hệ sinh thái ven biển như san hô, đầm lầy, rừng đước bị tác động của mực nước biển dâng, ấm dần của nhiệt độ đại dương, tăng khí CO 2 và sự gia tăng mưa bão. - Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân suy thoái hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý. Thay đổi sử dụng đất, nhu cầu tài nguyên, lắng đọng dinh dưỡng và ô nhiễm, thu hoạch, chăn thả, mất nơi cư trú là các tác động chính đến sinh thái. Chúng có thể gây nên tuyệt chủng hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Bởi vậy, biến đổi khí hậu làm tăng căng thẳng, thay đổi hoặc đe dọa hệ sinh thái cũng như các chức năng phục vụ của nó. Hậu quả là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng và tương tác với các yếu tố khác. (Hình 2) Hình 2: Các bối cảnh trong tương lai của SRES - Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phân bố và di cư của các loài trong hệ sinh thái tự nhiên. Số lượng các loài đang bị đe dọa diệt chủng sẽ bị gia tăng về mức độ rủi ro cao hơn. Sự di trú sẽ diễn ra đồng loạt do mỗi loài chỉ thích ứng với khí hậu khác nhau, khả năng di trú khác nhau và ảnh hưởng do các loài mới chuyển đến cũng khác nhau. Sau cùng, biến đổi khí hậu gia tăng lan truyền bệnh tật ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cây trồng, vật nuôi. - Khả năng thu nhận khí CO 2 nhất là rừng có tác động qua lại với biến đổi khí hậu. Ví dụ: rừng, đất nông nghiệp, hệ sinh thái cạn là tiềm năng lớn để chứa khí các bon. Vì vậy suy giảm sinh thái cạn do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến khả năng chứa các bon cùng với việc suy giảm rừng. Như vậy, nếu không có biện pháp quản lý phù hợp, lượng khí CO 2 sẽ tăng thêm trong tương lai. 3. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến suy thoái và sa mạc hóa đất đai Dự báo mức độ biến đổi khí hậu sẽ làm xấu thêm tình trạng suy thoái đất và sa mạc hóa đã diễn ra trong vài thế kỷ qua ở nhiều vùng trên thế giới. Thay đổi sử dụng đất, chuyên canh nhất là ở vùng khô và bán khô làm giảm màu của đất, tăng suy thoái và sa mạc hóa. Sự thay đổi nhiều đến mức có thể phát hiện từ ảnh vệ tinh. Suy thoái đất đã ảnh hưởng hơn 900 triệu dân ở 100 quốc gia với ¼ nguồn đất , hầu hết ở các nước đang phát triển. 4. Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến nước sạch - Ba vấn đề của nước sạch là quá nhiều, quá ít và bẩn sẽ ngày một trầm trọng hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu. Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, trồng cấy, xử lý vệ sinh, sản xuất công nghiệp và duy trì hệ sinh thái. Có một số các chỉ tiêu đánh giá mức độ thiếu nước. Nếu nước sử dụng lớn hơn 20% lượng tài nguyên nước tái tạo thì sẽ hạn chế phát triển, quá 40% sẽ là ở mức độ thiếu cao. Tương tự, thiếu nước có thể được tính cho quốc gia hay vùng có lượng nước nhỏ hơn 1700 m 3 / năm/ người. Ước tính năm 1990 có khoảng 1/3 dân số quốc gia có khai thác nước lớn hơn 20%, và tới năm 2025 khoảng 60% sẽ sống trong các quốc gia được coi là thiếu nước chỉ vì nguyên nhân gia tăng dân số. Nhiệt độ cao sẽ làm tình hình xấu đi. Tuy nhiên, biện pháp thích ứng thông qua thực hiện quản lý nước có thể giảm thiểu tác hại. Mặc dù biến đổi khí hậu chỉ là một nhân tố gây thiếu nước trong bối cảnh dân số toàn cầu tăng nhưng rõ ràng nó là nhân tố quan trọng. Các bối cảnh dự báo cho thấy xu hướng gia tăng lũ lụt và hạn hán ở nhiều vùng. Suy giảm nguồn nước do trái đât ấm dần dự báo ở các vùng như nam châu Phi và các quốc gia vùng Địa Trung Hải. Ở nhiều vùng ven biển, nước ngầm bị xâm nhập mặn, sự xâm lấn của thủy triều vào sâu trong sông và cửa biển gây nên suy giảm nguồn nước ngọt. - Các nhà quản lý nước ở một số quốc gia bắt đầu quan tâm xem xét đến biến đổi khí hậu mặc dù các phương pháp luận chưa được xác định rõ ràng. Do đặc điểm cụ thể của từng địa phương vùng, quản lý nguồn nước được dựa quanh các giải pháp giảm thiểu rủi ro và thích ứng với tình trạng thay đổi và biến đổi khí hậu. Đã có sự chuyển từ cách tiếp cận “cấp nước” (như xây dựng hồ chứa và công trình chống lũ) sang “quản lý nhu cầu nước” (giảm nhu cầu nước, tăng hiệu quả quản lý, cảnh báo lũ). Kết luận: Sự tương tác qua lại của Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác đòi hỏi sự liên kết phát triển tổng hợp các giải pháp đối phó, tăng lợi ích và giảm chi phí thể hiện ở các khía cạnh sau đây: - Bằng cách liên kết hợp tác thì các hoạt động giảm khí thải nhà kính sẽ mang lại lợi ích liên quan rộng lớn cho môi trường, tuy nhiên sự đồng thuận cần phải được diễn ra. - Ứng dụng các công nghệ và thực tiễn môi trường khả dĩ đòi hỏi phát triển kinh tế môi trường và xã hội song song với các hoạt động gia tăng hiệu ứng nhà kính. - Giảm thiểu rủi ro với khí hậu chính là giảm thiểu rủi ro cho các vấn đề môi trường và ngược lại. - Cách tiếp cận tìm ra thỏa hiệp giữa các chính sách môi trường và các mục tiêu kinh tế xã hội trọng yếu như tăng trưởng và bình đẳng có thể giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu cũng như đẩy mạnh phát triển bền vững. - Các quốc gia với nguồn nước hạn hẹp, công nghệ thấp, thông tin nghèo nàn, cơ sở hạ tầng kém, quản lý yếu và không ổn định, không bình đẳng về quyền sử dụng tài nguyên không những chịu rủi ro cao về biến đổi khí hậu mà cả với các vấn đề môi trường, đồng thời kém thích ứng với bối cảnh thay đổi (và/hoặc) giảm thiểu chúng. - Do có sự tồn tại của mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố môi trường mà các thỏa thuận đa chiều muốn giải quyết được cần có sự thoả hiệp. Vấn đề môi trường toàn cầu được bàn tới với nhiều mức độ quy ước và thỏa thuận. Bảng 5 cho thấy một danh sách minh chứng về các thỏa thuận và văn kiện quốc tế bao gồm các yêu cầu tương tự liên quan đến chia sẻ hay liên kết cấp quốc gia và cơ quan cho mục đích chung (ví dụ xác định chiến lược và khung kế hoạch hành động cho một quốc gia; thu thập số liệu và xử lý thông tin; tăng cường năng lực và báo cáo). Các thỏa thuận cũng bao gồm cả việc cung cấp khung hoạt động trong đó các thỏa thuận về đánh giá khoa học cũng được tiến hành. Bảng 5: Các công ước và thỏa thuận quốc tế Công ước và thỏa thuận Nơi và năm Công ước Nam cực Washington, 1959 Công ướcvề đầm lầy chú trọng bảo vệ nơi cư trú của các loài chim Ramsar, 1971 Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu thuyền London, 1973 Công ước cấm buôn bán loài thú tuyệt chủng và động vật hoang dã Washington, 1973 Công ước chống ô nhiễm biển do các nguồn trên cạn Paris, 1974 Công ước bảo tồn di cư của các loài thú hoang dã Bonn, 1979 Công ước UN/ECE về ô nhiễm không khí Geneva, 1979 Công ước của Liên hợp quốc về luật biển Vịnh Montego, 1982 Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô zôn Vienna, 1985 Công ước về quản lý chất thải từ quốc gia lân cận Basel, 1989 Công ước UN/ECE về bảo vệ lưu vực quốc tế và hồ Helsinki, 1992 Công ước về thay đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc New York, 1992; Kyoto, 1997 Công ước về đa dạng sinh học Rio de Janeiro, 1992 Công ước của Liên Hợp Quốc về chống lại sa mạc hóa tại các quốc gia khô hạn nghiêm trọng và sa mạc hóa, nhất là ở châu Phi Paris, 1994 Công ước Stockholm về các chất thải khó phân hủy Stockholm, 2001 Diễn đàn Liên Hợp Quốc về rừng New York, 2001 Hình 3: Sự liên quan giữa biến đổi khí hậu với các nhân tố môi trường khác Hình 4: Quan hệ giữa Biến đổi khí hậu và sản xuất lương thực CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO MỘT SỐ NGÀNH 1. Thủy lợi - Tăng hiệu quả sử dụng nước với cách tiếp cận quản lý “phía nhu cầu” (như giá nước, quy tắc, tiêu chuẩn công nghệ) - Tăng lượng nước cấp hoặc độ tin cậy cấp nước với quản lý “phía cung cấp” (như xây dựng hồ chứa mới và công trình cấp nước) - Thay đổi khung chính sách và thể chế để tạo thuận lợi cho việc chuyển nước giữa các hộ sử dụng (như tạo nên thị trường nước) - Giảm ô nhiễm nước sông và bảo vệ cây cối hai bên bờ, giảm nhiệt độ tăng của nước - Đổi mới kế hoạch khống chế lũ, giảm đỉnh lũ, giảm việc trơ bề mặt, sử dụng thực vật che phủ góp phần giảm lũ và tăng thấm. - Xem xét lại các chỉ tiêu thiết kế của đập, đê và các công trình chống lũ khác. 2. Sản xuất lương thực - Thay đổi thời gian trồng trọt, thu hoạch và các hoạt động quản lý khác. - Sử dụng tối thiểu đất trồng trọt và các ứng dụng khác để cải thiện khả năng chứa dinh dưỡng và độ ẩm của đất, chống xói mòn. - Chuyển sang canh tác cây trồng yêu cầu ít nước, có sức chống chịu nhiệt, hạn và sâu bệnh cao. - Nghiên cứu giống cây trồng mới - Khuyến khích trồng cây gây rừng ở vùng khô hạn - Thay thế bằng việc trồng hỗn hợp nhiều loại cây tăng đa dạng và linh hoạt, khuyến khích trồng lại rừng - Trợ giúp các giống cây tự nhiên cho các vùng lân cận - Tăng cường giáo dục và đào tạo nhân công địa phương - Xây dựng hoặc mở rộng chương trình an ninh lương thực - Đổi mới chính sách đang kém hiệu quả, không bền vững, canh tác và lâm nghiệp sai cách (như trợ giúp cho giống, nước ). 3. Vùng ven biển và nuôi trồng thủy sản - Phòng chống hoặc ngăn chặn sự phát triển dẫn đến xói mòn, ngập lụt ở vùng ven biển. - Sử dụng phối hợp biện pháp bảo vệ “cứng” (như đê, đập, tường ngăn sóng) và “mềm” (như bảo vệ bờ biển, khôi phục đầm lầy, trồng cây). - Ứng dụng hệ thống cảnh báo và kế hoạch di chuyển - Bảo vệ và khôi phục đầm lầy, cửa sông, vùng chứa lũ để bảo tồn nơi cư trú của các loài cá - Thay đổi và tăng cường cơ quan quản lý thủy sản và chính sách để tăng cường bảo tồn nguồn thủy sản - Tiến hành nghiên cứu và giám sát để tăng cường quản lý tổng hợp thủy sản. Bảng 6: Ví dụ về tác động đã xảy ra và dự báo sẽ diễn ra trên phạm vi vùng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, đa dạng sinh hoạt và an ninh lương thực Vùng Tác động Châu Phi Suy giảm không bồi hoàn được của đa dạng sinh học gia tăng cùng với biến đổi khí hậu. Sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài động thực vật được dự đoán và sẽ ảnh hưởng đến nguồn sống, du lịch, nguồn gen Châu Á Suy giảm sản lượng nông nghiệp, thủy sản do thiếu nước, biển dâng, lũ và hạn, áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực ở nhiều quốc gia khô, nhiệt đới và ôn đới. Sản lượng nông nghiệp có thể tăng ở vùng cực bắc. Biến đổi khí hậu có thể gia tăng mối đe dọa với đa dạng sinh học do thay đổi sử dụng đất và thay đổi về che phủ cũng như áp lực dân số. Mực nước biển tăng cũng tác động xấu đến an toàn cho sinh thái gồm các rừng đước và san hô Australia và New Zealand Nóng lên 1 o C có thể đe dọa sự sống sót của một số loài mà hiện tại đã trong tình trạng gần đạt đến nhiệt độ tới hạn, nhất là vùng gần núi cao Anpơ. Một vài loài sống trong vùng khí hậu hạn chế và không thể di cư do sự phân hóa của đất hoặc địa hình có thể nguy hiểm hoặc bị diệt chủng. Sinh thái Australia có thể có nguy cơ do biến đổi khí hậu như san hô, các loài vùng khô và nửa khô ở tây nam và trong đất liền Australia và hệ Anpơ. Vùng đầm lầy nước ngọt ở cả Australia và New Zealand có nguy cơ và một số hệ sinh thái ở New Zealand có nguy cơ bị cỏ dại lan nhanh Châu Âu Hệ sinh thái tự nhiên sẽ thay đổi do sự gia tăng nhiệt độ và khí thải. Đa dạng sinh học bị đe dọa sẽ thay đổi nhanh. Sự suy giảm về các nơi cư trú sẽ đe dọa một số loài sinh vật quý hiếm và chim di cư. Ảnh hưởng trên phạm vi rộng sẽ diễn ra ở bắc Âu, sản lượng sẽ giảm ở Nam và Đông Âu Mỹ La tinh Mỹ La tinh là một trong những nơi có mật độ cao về đa dạng sinh học trên thế giới và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể tăng rủi ro với việc suy giảm đa dạng sinh học này. Năng suất của các cây trồng quan trọng được dự đoán sẽ giảm ở nhiều nơi ngay khi mà ảnh hưởng của CO 2 được xem xét đến; sự tồn tại của các nông trại ở vài vùng có thể bị đe dọa. Bắc Mỹ Dấu hiệu rõ ràng rằng biến đổi khí hậu làm cho suy giảm một số hệ sinh thái nhất định và đầm lầy ven biển. Một vài cây trồng phát triển tốt khi nhiệt độ ấm dần, tuy nhiên ảnh hưởng này thay đổi tùy thuộc loại cây và vùng. Tuy nhiên, độ tăng sản lượng sẽ giảm dần tới lúc sản lượng suy giảm nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên. Các hệ sinh thái hiếm như đầm lầy, lãnh nguyên, hệ sinh thái nước lạnh sẽ bị ảnh hưởng và sự thích ứng gần như không có. Bắc cực Bắc cực sẽ chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu và các hậu quả vật lý, sinh thái và kinh tế dự đoán sẽ xuất hiện nhanh chóng Nam cực Dự đoán biến đổi khí hậu sẽ tạo ảnh hưởng chậm. Nhiệt độ tăng và băng tan có thể tạo [...]... đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên cân bằng nước TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI 1 Tình hình nghiên cứu về Biến đổi khí hậu của các vùng trên thế giới Sự biến động và thay đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu đe dọa đến trữ lượng nước hiện có của nhiều vùng trên Trái đất Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái... hàm biến đổi khí hậu cho các cơ quan quản lý nước; - Tìm ra các lựa chọn đảm bảo nâng cao năng lực đối phó thiên tai; - Thích ứng chủ động trong các chính sách và chương trình hành động của các ngành khác nhau tập trung vào quản lý thiên tai, thủy lợi, nông nghiệp, y tế và công nghiệp); - Đưa các vấn đề về biến đổi khí hậu vào dạy trong nhà trường phổ thông; - Phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu. .. bày cách định lượng mối quan hệ mật thiết giữa biến đổi khí hậu và thảm phủ lên suy giảm chế độ dòng chảy ở trung lưu của sông Hoàng Hà Yao và nnk sử dụng mô hình đất-thảm phủ-trao đổi khí (SVAT) để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên ba cây trồng chính của vùng trung Trung Quốc gồm lúa, bông và ngô bằng phương pháp mô phỏng thay đổi của bốc hơi toàn phần Chalise và nnk mô tả một dự án cụ thể... mới nhất Sự biến đổi khí hậu trong tương lai được thể hiện ở bảng sau Bảng 8: Các bối cảnh khí hậu tương lai được sử dụng cho NAPA của Bangladesh Năm Nhiệt độ thay đổi (oC) Hàng năm Mưa thay đổi (%) Nước biển dâng (cm) DJF Hàng JJA JJA (đông) DJF (hè) (hè) năm (đông) 2030 1.0 1.1 0.8 5 -2 6 14 2050 1.4 1.6 1.1 6 -5 8 12 2100 2.4 2.7 1.9 10 -10 12 88 Các cơ sở tính toán cho các bối cảnh khí hậu tương... các nghiên cứu liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu lên hệ nước ngầm ở vùng đồng bằng Logone-Chari ở Tây Phi, nhấn mạnh vấn đề hạn chế do thiếu tài liệu Meigh và nnk liên kết các yếu tố biến đổi khí hậu, nước trên đất liền, sử dụng đất, dân số tăng và kinh tế để đưa vào mô hình lưới tổng hợp cho Tây Phi Vùng này có nguy cơ tác động bởi biến đổi khí hậu Tuy nhiên, báo cáo kết luận rằng nguyên... Nâng cao hiệu quả của thủy điện và tưới - Đánh giá rủi ro của thiên tai đối với các dự án thủy điện CAMPUCHIA 1) Tác động của biến đổi khí hậu Là một nước nông nghiệp, Cambodia có nguy cơ cao đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tần suất và cường độ lũ có thể tăng do biến đổi khí hậu gây ra thiệt hại to lớn đến thu hoạch lúa Sự kết hợp liên tiếp giữa hạn hán và lũ đã gây ra thiệt hại kinh tế lớn Thêm... các vùng vẫn còn cần tiếp tục nghiên cứu Biến đổi khí hậu sẽ đe dọa nguồn nước toàn cầu và chu trình tuần hoàn khí tượng thủy văn Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng cuộc sống và môi trường tự nhiên thông qua việc gia tăng các thiên tai lũ lụt, hạn hán, xói mòn, suy thoái chất lượng nước và đa dạng sinh học Các tác động xấu này kéo theo các hậu quả về kinh tế xã hội khác và ảnh hưởng... hình toàn cầu GCM (HadCM2 và ECHAM4) Alexandrov và nnk đánh giá biến đổi khí hậu trong thế kỷ 20 cho vùng ven biển tây của Biển Đen và sử dụng bối cảnh HadCM3 GCM để dự đoán thay đổi trong thế kỷ 21 Dự báo cho thấy xu thế giảm của lượng mưa năm, dòng chảy và nước ngầm trong các bối cảnh tương lai Wagener và nnk giới thiệu đánh giá tổng hợp đa phân giải và các giải thuật để tìm ra ảnh hưởng của biến đổi. .. liệu ngày của bối cảnh HadRM2 để dùng mô hình thủy văn HECHMS trong giai đoạn 2041-2060 Kết quả cho thấy sự dịch chuyển mùa của chế độ dòng chảy và giảm đỉnh dòng chảy Guo và nnk nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên chế độ thủy văn của lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc Nghiên cứu cho rằng với hiện trạng hệ thống nguồn nước phát triển mà không xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ sai lầm... xuất hiện bão tăng đột biến trong vùng vịnh Bengan trong khoảng tháng 11 và tháng 5 2) Các bối cảnh tương lai Biến đổi của nhiệt độ và mưa trong tương lai của Bangladesh được dự báo dựa trên hai phương pháp: (a) dựa trên tài liệu quan trắc được; (b) sử dụng các mô hình khí hậu hiện có Chú ý rằng dự báo dựa trên tài liệu hiện có không bao gồm lượng khí thải nhà kính theo các bối cảnh khác nhau Bởi vậy . cận tổng hợp với Biến đổi khí hậu BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Để hiểu rõ về biến đổi khí hậu thì câu hỏi đầu tiên đặt ra cần trả lời là biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra như thế nào? Hậu quả của vấn. của biến đổi khí hậu lên cân bằng nước. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI 1. Tình hình nghiên cứu về Biến đổi khí hậu. CAMPUCHIA 1) Tác động của biến đổi khí hậu Là một nước nông nghiệp, Cambodia có nguy cơ cao đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tần suất và cường độ lũ có thể tăng do biến đổi khí hậu gây ra thiệt