1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thông tin về biến đổi khí hậu

9 532 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Thông tin về biến đổi khí hậu Theo nongnghiep.vn – 7 tháng trước 1. Giải mã bí ẩn liên quan đến những đám mây khi thời tiết thay đổi Từ lâu những bí ẩn liên quan đến mây được xem là phức tạp nhất. Bởi vậy người ta coi biến đổi khí hậu là một phương trình thì mây sẽ là những biến số cân bằng. Điều này cho thấy các mô hình khí hậu toàn cầu là những mô hình không rõ ràng và chứa đựng nhiều bí ẩn, thậm chí người ta đã dùng đến kỹ thuật có tên là Parameterization (thông số hoá) để giải mã sự hình thành và phân rã của những đám mây song thực tế kết quả vẫn chưa đạt được là bao. Mới đây các chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu khí hậu Calverton Mỹ đã giải mã được những bí ẩn của các đám mây khi khí hậu thay đổi bằng cách dùng máy tính tạo ra một mô hình đại diện cho các quá trình hình thành của mây. Sau khi phân tích dựa trên các chế độ khí hậu tiêu chuẩn người ta biết được những thay đổi của các quá trình này, khám phá ra sự bốc hơi theo mùa và những hình thái khí hậu khác và tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng gió mùa ở châu Á cũng như hiện tượng El-Nino ở vùng Nam bán cầu. 2. Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng cà phê Kenya Kenya là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất châu Phi nhưng do thời tiết thay đổi, đặc biệt là hạn hán kéo dài, không có mưa làm cho sản lượng cà phê giảm mạnh. Ví dụ trong năm 2007/08 lượng mưa thất thường nên cà phê bị bệnh, làm giảm tới 23% sản lượng cà phê (khoảng 42.000 tấn). Thông thường cà phê thường phát triển tốt ở mức nhiệt độ từ 19-25 o C nhưng nếu nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp và làm cho cây chết khô. Khi cà phê nở hoa cần một vài tháng khô nhưng sau đó phải có mưa, song do khí hậu thay đổi đã làm cho quá trình phát triển trên bị đảo ngược, làm gia tăng bệnh ở hạt cà phê có tên là bệnh CBD. 3. Phát tán carbon làm thay đổi cấu trúc nguyên tử của thực phẩm Việc thay đổi đồng vị carbon trong thực phẩm kéo theo nhiều quy trình tốn kém trong việc xử lý, chế biến thực phẩm. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature do các chuyên gia ở ĐH Colgate (Mỹ) thực hiện cho thấy cấu trúc nguyên tử của nước ngọt hoa quả đã có những thay đổi đột biến so với những năm 70 ở thế kỷ trước. Nguyên nhân của quá trình thay đổi này là do việc phát tán khí thải các bon gây ra. Nhờ có đồng vị carbon mà người ta biết được nguồn gốc nguyên thuỷ của thực phẩm và chính sự thay đổi về đồng vị carbon đã làm cho thực phẩm giảm chất lượng cả về mùi vị, độ ngọt lẫm độ đậm. 4. Đến giữa thế kỷ 21, băng tan ở Bắc Cực gây thiệt hại 24 nghìn tỷ USD Các chuyên gia ở Cao đẳng Bard College (Mỹ) vừa hoàn tất một nghiên cứu về nhiệt độ trái đất và phát hiện thấy đến năm 2050 băng tan ở Bắc Cực có thể gây thiệt hại cho con người tới trên 24 nghìn tỷ USD. Đây là những tổn thất mang tính dây chuyền mà nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu. Hậu quả làm cho nước biển trào dâng, làm tăng việc phát tán khí mê tan vào bầu không khí, xói mòn đất, lụt lội, khô hanh và tạo ra những cơn sóng nhiệt… Theo ông Eban Goodstein chủ nhiệm dự án nghiên cứu nói trên thì từ lâu băng ở vùng Bắc Cực được xem là chiếc máy điều hoà nhiệt độ khổng lồ của trái đất, nhưng một khi nó gặp sự cố, bị “tan ra” do nhiệt độ nóng lên sẽ kéo theo nhiều thiệt hại khó lường. Tại vùng biển Bắc Cực hàng năm băng tan gây tổn thất từ 61 đến 381 tỷ USD, mức thiệt hại này sẽ tiếp tục tăng vì nhiệt độ trái đất và quá trình phát tán khí CO 2 không hề giảm, riêng phát tán khí mê tan ở vùng Bắc Cực trong những năm gần đây tăng tới trên 30%. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu Nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Những số liệu về hàm lượng khí CO2 trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trước), hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. Hàm lượng các khí nhà kính khác như khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn). Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng”. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005. Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và gián tiếp phản xạ của mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m2; trái lại, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 và 0,12W/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người chứ không phải do quá trình tự nhiên. Nguyên nhân của nước biển dâng Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh. Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền. Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI. Động vật nhỏ dần vì biến đổi khí hậu Kích thước cơ thể một giống cừu hoang ở Scotland giảm dần theo thời gian do tình trạng ấm lên toàn cầu. Những con cừu Soay trên đảo Hirta. Ảnh: BBC. Giới chuyên gia về tiến hóa từng dự đoán rằng kích thước của cừu hoang sẽ ngày càng tăng vì chỉ những con to và khỏe mới có cơ hội sống sót, trưởng thành và sinh sản. Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học của Đại học Imperial (Anh) phát hiện ra rằng dự đoán đó có thể không trở thành hiện thực bởi sự can thiệp của môi trường. Nhóm chuyên gia nghiên cứu những con cừu Soay trên đảo Hirta, quần đảo St Kilda lần đầu tiên vào năm 1985. Kể từ đó tới nay kích thước trung bình của cừu giảm 5%. Chiều dài chân và trọng lượng cơ thể chúng giảm dần. Hiện tượng kỳ lạ ấy được công bố vào năm 2007, song chưa ai tìm ra nguyên nhân. Tim Coulson, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng đảo là nơi lý tưởng để nghiên cứu các thay đổi về mặt thể chất của động vật, bởi chúng bị cô lập với thế giới bên ngoài bởi nước. “Người ta có thể ví đảo như phòng thí nghiệm thiên nhiên – nơi chỉ có cừu và thực vật”, Coulson nhận xét. Trong suốt 2 thập kỷ qua, nhóm của Coulson thu thập dữ liệu chi tiết về cừu Soay trên đảo Hirta để đánh giá tác động của mọi nhân tố đối với sự thay đổi kích thước của chúng. Họ sử dụng một công thức có tên “phương trình Price”. Công thức này được nhà sinh học tiến hóa George Price lập ra để dự đoán những thay đổi về thể chất (như kích thước cơ thể) của động vật qua các thế hệ. Phương trình Price cho thấy, môi trường có ảnh hưởng lớn hơn áp lực tiến hóa đối với sự biến đổi thể chất của cừu Soay. “Trong quá khứ, chỉ có những con cừu to, khỏe, không mắc bệnh tật mới có thể sống sót qua mùa đông lạnh giá trên đảo Hirta. Nhưng do tình trạng ấm lên của địa cầu mà mùa đông ngày càng trở nên bớt lạnh. Nhờ đó mà cỏ mọc quanh năm trên đảo khiến thức ăn trở nên dồi dào. Cuộc sống của cừu trở nên dễ chịu đến nỗi ngay cả những con bé, yếu, chậm chạp và mắc bệnh cũng có thể sống qua mùa đông. Dần dần những con bé chiếm tỷ lệ lớn trong các đàn”, Coulson giải thích. Coulson và cộng sự cũng nhận thấy cừu ít tuổi có xu hướng sinh ra những đứa con có kích thước nhỏ hơn thế hệ trước. Nhóm nghiên cứu tin rằng kích thước của cừu Soay sẽ tiếp tục giảm trong tương lai, vì trái đất vẫn tiếp tục ấm lên Cây táo Newton sắp chết Hàng nghìn cây cổ thụ tại nước Anh, trong đó có cây táo gắn liền với định luật vạn vật hấp dẫn của nhà khoa học thiên tài Isaac Newton, đang chết dần do ô nhiễm môi trường, phát triển đô thị và biến đổi khí hậu. Cây táo trong điền trang Woolsthorpe, hạt Lincolnshire, Anh. Thiên tài khoa học Isaac Newton phát triển định luật vạn vật hấp dẫn sau khi nhìn thấy một quả táo rụng từ cây này. Hiện nay nó đã được gần 350 tuổi. Ảnh: Telegraph. National Trust - tổ chức bảo tồn các di sản tự nhiên, kiến trúc và lịch sử trên lãnh thổ vương quốc Anh - cho biết, xứ sở sương mù sở hữu một số cây cổ thụ nổi tiếng nhất thế giới. Chúng mọc trong các lâu đài cổ, công viên quốc gia và thậm chí trong cả nhà dân. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, xói mòn đất, ô nhiễm trong các đô thị, tình trạng ấm lên toàn cầu có thể giết chết những cây cổ thụ nổi tiếng nếu con người không nhanh chóng ra tay để cứu chúng. Trong số những cây nổi tiếng nhất xứ sương mù đối mặt với nguy cơ diệt vong có cây táo gần 350 tuổi tại điền trang Woolsthorpe, hạt Lincolnshire. Người ta đồn rằng nhà khoa học thiên tài Isaac Newton đã phát minh định luật vạn vật hấp dẫn sau khi nhìn thấy một quả táo từ cây này rơi xuống đất vào năm 1665. Ngoài ra còn có một cây thủy tùng 2.000 tuổi ở hạt Berkshire và một cây sung dâu vài trăm tuổi ở Dorset. National Trust đã chỉ định một chuyên gia chịu trách nhiệm bảo đảm sự sống cho các cây cổ thụ nổi tiếng bằng cách bảo vệ môi trường xung quanh chúng. Họ cũng trồng nhiều cây mới gần những cây cổ thụ đã hoặc sắp chết. "Tất cả cây cổ thụ nổi tiếng đều đối mặt với mối đe dọa từ thuốc trừ sâu, phân bón. Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan khiến môi trường xung quanh chúng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khói, bụi từ các sân bay và đường sá, tình trạng xói mòn đất cũng làm tăng nguy cơ chết của cây", Brian Muelaner, một chuyên gia về cây lâu năm của National Trust, phát biểu. Theo Muelaner, cây cổ thụ không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn là môi trường sống của nhiều loài chim, côn trùng và địa y. Những loài đó chỉ có thể tồn tại trên cây lâu năm. Ngày càng có nhiều nhà khoa học bày tỏ lo ngại về tình trạng chặt phá cây cối để làm đường và xây dựng nhà. National Trust cho hay Anh có ít nhất 100.000 cây cổ thụ. Ngoài 40.000 cây thuộc sở hữu của National Trust, số cây còn lại hầu như không được biết đến và bảo vệ. 1.Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió .Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi. Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển. Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá ), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người. Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ .có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh tăng gấp đôi, trùng hợp với nhiệt độ bề mặt đại dương tăng lên. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xãy ra ở nước Úc (2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%.cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất. 2.Biến đổi khí hậu ở Việt Nam và những tác hại Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường vượt quá 20oC, lượng mưa trung bình 1500mm. Mùa lạnh và khô từ tháng 11-4, còn mùa nóng và mưa diễn ra từ tháng 5-10. Tuy nhiên các chỉ số này thay đổi theo chiều dài đất nước và theo cả địa hình cho nên mùa mưa với lũ lụt và mùa khô với hạn hán thưòng mang tính cực đoan và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam nằm dọc theo đường di chuyển bão Tây-Bắc Thái Bình Dương và là một trong 10 nước trên thế giới được coi là dễ bị tổn thương nhất trước áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 6-7 trận bão hay áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến vùng bờ biển của Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cho thấy, từ năm Từ 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0.1°C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0.1°C đến 0.3°C một thập kỷ. nếu so với năm 1990, nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1.4-1.5°C vào năm 2050 và từ 2.5-2.8°C vào năm 2100. Điều này cho thấy xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc. Ví dụ: từ ngày 30/10 đến chiều 01/11/2008. Tại thủ đô Hà Nội lượng mưa lên tới gần 500mm đã gây ra cảnh úng lụt trầm trọng, thiệt hại cả về người và tài sản của nhân dân. Mùa khô sẽ càng sâu sắc và có nguy cơ biến các vùng dễ bị tổn thương như Nam Trung bộ thành bán hoang mạc. Phần lớn diện tích vùng ven bờ của Việt Nam bị đe doạ ngập lụt hàng năm, trong đó đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 75% tổng diện tích, và 10% diện tích của đồng bằng Sông Hồng. Ở một số khu vực như các tỉnh miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long, lũ xuất hiện với cường độ ngày càng tăng. Các trận bão gần đây mà Việt Nam phải hứng chịu đã trở nên khốc liệt và quỹ đạo các trận bão dường như đã chuyển hướng về phía Nam, vốn là những mảnh đất an toàn, trong những năm gần đây. Theo Chương trình môi trường LHQ (1993) mực nước biển bao quanh Việt Nam đã dâng cao 5cm từ giữa 1960 đến những năm 1990. Tổng cục Khí tượng-Thuỷ văn ước tính mực nước biển đang dâng cao với tốc độ trung bình là 2mm/năm. Xói lở bờ biển cũng đã và dang xãy ra, ví dụ ở Cà Mau có một số địa phương bị xói lở 600 ha, với các dải đất rộng 200m bị mất. Mực nước biển dâng cao chắc chắn còn làm cho tình trạng xâm mặn ở các vùng ven biển trở nên tồi tệ, gây nên sự khó khăn trong khai thác nước ngọt phục vụ tưới và sinh hoạt. Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa cả nước với hơn 1.5 triệu ha đất nhiễm mặn, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Biến đổi khí hậu chắc chắn có tác động đáng kể đến nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, với sự biến mất các loài cá quý hiếm, làm suy giảm mạnh sinh vật phù du sẽ dẫn đến tình trạng di cư và giảm mạnh khối lượng lớn cá. Do mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản buộc phải di dời và kéo theo đó là việc phải tái đầu tư vốn, thay đổi tập quán cũng như định cư sản xuất. Miền Trung Việt Nam là khu vực hay bị thiên tai nhất ở Việt Nam và có tỷ lệ nghèo cao. Hàng năm, khu vực này phải đương đầu với mọi loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Chỉ riêng trận lụt lịch sử diễn ra vào cuối năm 1999 đã cướp đi 800 sinh mạng và gây thiệt hại hơn 300 triệu USD. Thêm vào đó, chúng ta hẳn vẫn còn nhớ đến sự tàn phá của cơn bão Xangsane (tháng 10/2006) với sức gió mạnh lên đến trên cấp 13 (149km/h), gió giật lên đến 205km/h làm sóng biển dâng cao 7m. Trận bão này hầu như đã làm các tỉnh miền Trung “xơ xác”, đặc biệt là các địa phương như Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi với hơn 20 vạn người chạy đi lánh nạn, hàng trăm người chết và bị thương, thiệt hại về tài sản do cơn bão lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Ở một mặt khác, Việt Nam gần đây đã đạt được những tiến bộ ngoạn mục cả về tăng trưởng kinh tế lẫn giảm nghèo. Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007, giao dịch thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng, tạo điều kiện để Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình. Tuy nhiên nền kinh tế định hướng thị trường của Việt Nam cũng làm gia tăng cách biệt giàu nghèo giữa vùng sâu, vùng xa và các cực tăng trưởng như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do vậy, người nghèo vốn sống lệ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên, thường phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu, và tác động của nó có thể đem lại những hậu quả đáng kể và lâu dài đối với khả năng ứng phó tổng thể của Việt Nam trong tương lai. Có thể khẳng định rằng thiên tai là trở ngại chính trên con đường đi tới phát triển bền vững và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) ở Việt Nam. 3.Nhận thức của cộng đồng quốc tế về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường trái đất, gần đây đã có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC, ASEAN ., một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại song phương hoặc đa phương gắn liền với vấn đề biến đổi khí hậu luôn nhận được sự tán thành và hợp tác. Những cam kết quốc tế được cụ thể hoá vào năm 1997 khi Nghị định thư Kyoto ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Kể từ tháng 11/2007 đã có khoảng 175 nước kí kết tham gia chương trình này. Nghị định thư Kyoto ràng buộc 37 quốc gia phát triển đến năm 2012 phải cắt giảm khí thải xuống 5% so với mức của năm 1990. Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia kí kết trong đó có Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ vốn là những nền kinh tế mới nổi và có lượng khí phát thải cao. Sự kiện chính phủ Nga, nước chiếm 17% lượng khí thải phê chuẩn NĐT vào năm 2004, và chính phủ Úc ký kết NĐT vào năm 2007, đã gây sức ép buộc Mỹ (nước chiếm 25% khí thải ) - hiện là quốc gia phát triển duy nhất không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto - phải thay đổi quan điểm trong thời gian đến. Thế giới hy vọng thái độ tích cực và sự tham gia có trách nhiệm của Mỹ sẽ được thể hiện khi chính phủ của TT Obama tham gia hội nghị Copenhagen vào tháng 12 năm nay. Như vậy, Nghị định thư Kyoto được mong đợi sẽ là một thành công trong vấn đề cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường”. Trong những năm tới, xu thế chung của hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu sẽ được tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới. Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sự khác biệt về lợi ích giữa các nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu (cơ bản là việc giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều nước), việc sản xuất theo Chương trình cơ cấu phát triển sạch (The Clean Development Mechanism-CDM)) đòi hỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp . Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và ngày 12/01/2009, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT chính thức công bố Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. 4.Sáng kiến “Giờ Trái đất” Giờ Trái Đất là một sáng kiến toàn cầu của tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên thiên) về biến đổi khí hậu. Các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và những tổ chức xã hội được kêu gọi tắt đèn trong 1 giờ để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với hành động chống lại biến đổi khí hậu này. Sự kiện bắt đầu tại Sydney vào 31/3/ 2007, với hơn 2 triệu người và 2000 doanh nghiệp đã tham gia tắt đèn. Sáng kiến tắt đèn đã thu hút sự chú ý của hàng triệu công dân trên toàn thế giới. Trong năm 2008, hơn 50 triệu người của 35 quốc gia đã tham gia. Năm 2009, Giờ Trái Đất dự kiến thu hút 1 tỉ người và 1.000 thành phố tham gia với thông điệp “Hành động của mỗi chúng ta có thể làm thay đổi thế giới”. Chiến dịch Giờ trái đất sẽ diễn ra từ 20h30 – 21h30 ngày 28 tháng 3. Tính đến ngày 7/3/2009 đã có 931 thành phố và đô thị ở 80 quốc gia đăng ký tham gia sáng kiến giờ trái đất 2009.Chỉ tính riêng nước Úc đã có hơn 100 đô thị và thành phố tham gia vào sự kiện này. Cùng với những đô thị lớn trên thế giới, Giờ Trái Đất 2009 cũng sẽ chứng kiến đèn được tắt tại những biểu tượng nổi tiếng nhất hành tinh, bao gồm Tượng chúa cứu thế tại Rio De Janeiro, Núi Bàn ở Cape Town, Toà tháp Liên bang (Moscow), Nhà hát Opera Sydney, Sân vận động Thiên niên kỷ tại Cardiff và toà nhà Đài bắc 101 cao nhất thế giới ở Đài Loan . Giờ Trái đất 2009 hy vọng chuyển giao một sự uỷ nhiệm toàn cầu về việc cải tạo môi trường tới những nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự cuộc họp về biến đổi khí hậu tại Copenhagen vào tháng 12/2009 tới để ký một thoả thuận mới nhằm thay thế Nghị định thư Kyoto. Năm nay là năm đầu tiên Việt Nam hưởng ứng sáng kiến này và Thành phố Hà Nội sẽ tắt điện lúc 20h30-21h30 ngày 28/3 để tham gia chiến dịch Giờ Trái đất. Việc tiết kiệm khối lượng điện tiêu thụ trong 1 giờ đồng nghĩa với giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu.Thông điệp của sự kiện này là “tắt đèn, bật tương lai”. 5. Các bạn trẻ hãy cùng tham gia hành động Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho trái đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân. Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng lượng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hay nơi làm việc thì cũng giảm thiểu được khá nhiều chi phí phải trả. Thứ hai, cần phải nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân và hậu quả của sự biến đổi khí hậu để vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là đối với những người “ra quyết định”. Ví dụ: bạn là người có quyền nhập khẩu thiết bị sản xuất thì nhất quyết phải nói không với công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Thứ ba, nghiên cứu khoa học và ứng dụng những thành tựu mới vào trong hiện thực cuộc sống là sự đóng góp thiết thực nhất của thanh niên. Hiện nay, trên thế giới đã tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, sức gió, sóng biển . để tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong xây dựng đã chú ý đến kiến trúc sinh thái, trong du lịch đã xuất hiện nhiều hơn sản phẩm du lịch sinh thái . đều là những hướng đi tích cực. Thứ tư, bạn hãy là một tuyên truyền viên có trách nhiệm thông qua trao đổi, chuyện trò với gia đình, bạn bè, hàng xóm .về những vấn đề môi trường (như hạn chế xả chất thải bẩn, trồng và chăm sóc cây xanh, đi xe đạp ở những cự ly ngắn hoặc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng .). Việc tuyên truyền, trao đổi thông tin trên blog cá nhân hay diễn đàn trực tuyến cũng có tác dụng to lớn và nhanh chóng. Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, giải trí thể thao, tình nguyện và phát triển sẽ giúp bạn đưa vấn đề bảo vệ môi trưòng xâm nhập vào cộng đồng một cách hữu hiệu hơn. Khái niệm về Phát triển bền vững đại ý muốn nói đến những hành động của thế hệ hôm nay đừng để cho thế hệ tương lai phải gánh chịu những hậu quả và di chứng xấu. Nhưng đôi khi, hành động có trách nhiệm của thế hệ trẻ các bạn hôm nay trước những hậu quả nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ giúp cho chúng tôi có cơ hội tự nhìn và ngẫm lại mình. . Thông tin về biến đổi khí hậu Theo nongnghiep.vn – 7 tháng trước 1. Giải mã bí ẩn liên quan đến những đám mây khi thời tiết thay đổi Từ lâu. hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về

Ngày đăng: 05/11/2013, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w