BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 - 2010

12 300 0
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC TÍN 3 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đức Tín, ngày 27 tháng 05 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 - 2010. A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: I. Những thuận lợi khó khăn: * Năm học 2009 – 2010 là năm học “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo các cấp, trường thực hiện nhiệm vụ năm học có những thuận lợi, khó khăn: I/ Thuận lợi: - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được ổn định, ý thức trách nhiệm ngày càng tốt hơn, đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục bậc tiểu học ở địa phương. - Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chăm lo cho công tác giáo dục ngày sâu sắc hơn. - Sự chăm lo cho công việc học tập của con trẻ được các bậc phụ huynh cộng đồng xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn. - Phương tiện giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cơ bản được đáp ứng. - Tỉ lệ học sinh lên lớp giảm đảm bảo theo quy trình có thuận lợi cho việc công tác giảng dạy, hướng dẫn rèn luyện kĩ năng học sinh. II/ Khó khăn: - Cơ sở vật chất nhà trường còn nghèo nàn lạc hậu so với yêu cầu thực tế của ngành giáo dục đề ra như phòng học không đảm bảo tiêu chuẩn, số phòng học chỉ có: 0,5 phòng/lớp, bàn ghế học sinh không đúng quy cách, trường chưa có tường rào, khó khăn trong việc quản lí và ổn định trật tự, nề nếp. - Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều, có giáo viên biểu hiện chưa bắt kịp thời yêu cầu thực tế của ngành về phương pháp giáo dục và chất lượng giảng dạy. - Địa bàn dân cư khá rộng, kinh tế còn khó khăn, nhất là bộ phận dân cư sống ở rẫy, ven sông ảnh hưởng không ít đến việc học tập của con trẻ và phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương. - Môi trường sư phạm chưa đảm bảo giáo dục toàn diện cho học sinh nhất là sân chơi, bãi tập. - Một số học sinh tư duy phát triển chậm, lười học, học thiếu tự giác, nguy cơ lưu ban, bỏ học còn xảy ra nhiều trường hợp trong năm. III/ Tình hình trường lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất. - 2 - Năm học 2009 – 2010 trường có 14 lớp, số học sinh 370em/200 nữ trong đó: 3lớp 1: có: 90 học sinh/52 nữ. 3lớp 2 có: 67 học sinh/35 nữ. 3 lớp 3 có: 68 học sinh/31 nữ. 3 lớp 4 có: 78 học sinh/41 nữ. 2lớp 5 có: 67 học sinh/ 41 nữ + Bình quân học sinh/ lớp là: 26 HS/ lớp. + So với đầu năm số học sinh giảm 6 em/2 nữ. Trong năm học số học sinh chuyển đi 6 em/ 2 nữ, chuyển đến 1 em/ 0 nữ, nghỉ học 1 em/0 nữ (khuyết tật) - Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường là: 24 người/ 17 nữ BGH: 2 người/ 1nữ TPT: 1 người/ 0 nữ Giáo viên: 17 người/ 15 nữ Nhân viên: 4 người/ 1nữ. Tỉ lệ giáo viên/ lớp là: 1.21. - 100 % giáo viên đạt chuẩn sư phạm trở lên. Số cán bộ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn 15/20, tỉ lệ 75%. - Trường có 1 văn phòng, 1 phòng thư viện, 7 phòng học cấp 4, trong đó: 4 phòng học đã xuống cấp, 3 phòng học cấp 4. - Bàn ghế giáo viên 7 bộ: Không đạt chất lượng - Bàn ghế học sinh: + Lọai 2 chỗ ngồi: 46ộ + Loại 4 chỗ ngồi: 46bộ. - 100% bàn ghế học sinh không đạt chuẩn. B – NHỮNG CÔNG TÁC ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM I/ Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành: - Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục và cấp trên, ban chỉ đạo cuộc vận động của trường xây dựng chương trình hành động thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nội dung được triển khai cụ thể trong đơn vị. Trường tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên nghiên cứu, học tập thông qua tài liệu, sách báo và tham dự các buổi sinh hoạt chính trị ở địa phương, nhà trường. Qua đó mỗi cá nhân nhìn nhận ưu, khuyết điểm bản thân rút ra bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng hướng phấn đấu rèn luyện. Trong năm học 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên không vi phạm pháp luật, đạo đức nhà giáo. Thường xuyên thể hiện được rèn luyện bản thân về phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc khoa học, lối sống văn hóa, giảng dạy giáo dục với lòng “tình thương trách nhiệm”. Đối với học sinh thông qua chương trình giảng dạy giáo dục lồng ghép một số môn rèn các em tính thật thà, dũng cảm, có suy nghĩ đúng đắn biết nhiệm vụ cụ thể thiết thực của học sinh, chăm lo học tập, học cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Thông qua hoạt động ngoại khóa giáo dục học sinh làm theo lời Bác dạy, biết lễ phép, kính trọng ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, yêu thương giúp đỡ bạn, biết bảo vệ cảnh quang môi trường, giữ gìn vệ sinh học đường, ý thức lao động tự phục vụ. - 3 - Vào đầu năm học BCĐ nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Trường đã phối hợp với đoàn thể tổ chức khảo sát đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên và triển khai đầy đủ các văn bản của trên liên quan đến cuộc vận động. Tổ chức cho 100% giáo viên, nhân viên ký cam kết với trường thực hiện “Hai không”. Tuyên truyền cuộc vận động trong tập thể nhà trường và đoàn thể xã hội, nhất là Ban đại diện cha mẹ học sinh. Đưa 4 nội dung cuộc vận động vào kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm hỗ trợ giám sát, nâng cao chất lượng cuộc vận động. Trong năm học không có trường hợp tiêu cực xảy ra ở đơn vị, đánh giá công tác thể hiện được tính trung thực, khách quang. - Đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo thật sự có chuyển biến, đội ngũ giáo viên nhà trường thể hiện được chăm lo cho công tác giáo dục, thường xuyên quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, biết vận dụng khá tốt thời gian tiết dạy, chăm lo chất lượng học sinh, nhiệt tình tham gia dự án giáo dục học sinh hoàn cảnh khó khăn. “Tình thương, trách nhiệm” trong đội ngũ được nâng cao. Trong đơn vị ở năm học vừa qua không có trường hợp xâm phạm danh dự và thân thể học sinh, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Ngay từ đầu năm học trường quan tâm hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, BCĐ cuộc vận động được thành lập và xây dựng kế hoạch thực hiện bước đầu ý thức xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp được nâng cao, trong lớp học có cây xanh, cải thiện môi trường học tập, các phòng học cơ bản đảm bảo ánh sáng và chỗ ngồi học sinh. Giáo viên có đổi mới phương pháp dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, khuyến khích sự chuyên cần, tính tích cực chủ động và ý thức vươn lên trong học tập theo khả năng học sinh. Thông qua tiết học nội khóa và sinh hoạt ngoại khóa, giáo dục rèn luyện kĩ năng sống, học tập, lao động, có khả năng ứng xử văn hóa, biết ngăn ngừa các bệnh thông thường, tệ nạn xã hội, bạo lực trẻ em.Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào II/ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC VÀ KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC: 1/ Thực hiện kế hoạch giáo dục: Trường xác định nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm giáo dục toàn diện cho học sinh, tăng cường chất lượng giáo dục thực chất, không còn học sinh ngồi nhầm lớp và hạn chế học sinh có nguy cơ lưu ban. Cho giáo viên thảo luận nắm chắc nội dung chương trình giảng dạy từ khối lớp, từ đó tổ chuyên môn định hướng về thời gian cũng như nội dung chương trình xác với khả năng trình độ thực tế đối tượng học sinh. Trên cơ sở yêu cầu đảm bảo yêu cầu tối thiểu cần đạt ở từng môn học, từng khối lớp, đảm bảo số tiết đối với học sinh học 5 buổi/tuần. Môn tự chọn là “Viết chữ đẹp”, ngoài giờ lên lớp trường tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khóa như: giáo dục chuyên đề, hoạt động vui chơi, văn thể, lao động vệ sinh trường lớp, sinh hoạt rèn luyện nghi thức, thi chuyên hiệu đội viên. - 4 Năm học 2009 - 2010 trường còn khó khăn về cơ sở vật chất nhất là phòng học nên trường chỉ tổ chức dạy 5 buổi/ tuần, không có lớp học trên 5 buổi/tuần. 2/ Kế hoạch thời gian dạy học: Trường tổ chức dạy học 5 buổi/tuần đảm bảo thời gian và số tiết quy định theo chương trình giáo dục bậc tiểu học; dạy ATGT, dạy lồng ghép giáo dục nha khoa sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục phòng chống sử dụng chất gây nghiện trong nhà trường. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát triển năng lực học sinh về trí tuệ, thể lực, rèn luyện hành vi thói quen; đảm bảo 4 tiết/tháng. Số tiết dạy lồng ghép trong năm 566 tiết trong đó: - Giáo dục an toàn giao thông: 84 tiết. - Giáo dục nha khoa sức khỏe: 112 tiết. - Giáo dục môi trường: 294 tiết - Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em: 42 tiết - Giáo dục phòng chống ma túy: 24 tiết - Giáo dục dân số: 10 tiết III/ CHƯƠNG TRÌNH,SÁCH, THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1/ Chuơng trình: Trong quá trình thực hiện chương trình giảng dạy, chuyên môn trường tổ chức thảo luận, giúp giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình các môn học và tình hình thực tế đơn vị. Giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy đảm bảo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. 2/ Sách giáo khoa, giáo viên: Hiện sách giáo viên có 353 quyển, sách giáo khoa dành cho giáo viên quyển cơ bản đủ phục vụ cho giáo viên giảng dạy, tài liệu tham khảo hỗ trợ giáo viên trong quá trình soạn giảng trường có bổ sung hàng năm đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên. Số sách tham khảo hiện có 1414 quyển. Trong đó kọc kì 1 bổ sung 131 quyển. Sách giáo khoa học sinh đủ 1 bộ SGK/ 1HS. Đối với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn trường cho các em mượn để đủ sách học nhưng chủ yếu 2 môn Toán và Tiếng việt. Số học sinh mượn sách trong năm là 76 em tỉ lệ học sinh mượn sách 20,5%, số sách giáo khoa dùng chung hiện có 881 quyển. Trường không có lớp học 2 buổi/ ngày, không có phòng riêng cho học sinh để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp. 3/ Thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học cơ bản có đủ theo danh mục thiết bị đồ dùng tối thiểu, việc tự làm đồ dùng dạy học ở đơn vị trong năm học vừa qua còn quá khiêm tốn với đồ dùng, giáo viên chủ yếu tự làm đồ dùng đầu tư cho các tiết thao giảng trường, tổ chưa có phong trào làm đồ dùng dạy học thường xuyên ở đơn vị. Trong năm giáo viên tự làm 14 cái đồ dùng tương đối chất lượng. Trường có phòng thiết bị riêng nhưng diện tích quá chật hẹp 12m 2 , giá thiết bị có 2 cái còn ít so với nhu cầu thực tế, tủ giáo cụ hầu như không có nên việc mượn và sử dụng, - 5 bảo quản đồ dùng có nhiều khó khăn. Qua theo dõi hầu hết giáo viên đã sử dụng đồ dùng dạy học hiện có vào các tiết dạy hiệu quả. Thiết kế bài dạy là khâu rất quan trọng phần lớn khẳng định chất lượng dạy học của giáo viên, đòi hỏi giáo viên biết tư duy, tinh lược ý ghi chép trong bài soạn mức độ vừa phải nhưng nắm chắc được mục tiêu chung của bài và xây dựng bài theo từng hoạt động. 100% giáo viên thiết kế bài dạy theo mẫu hướng dẫn soạn đảm bảo nội dung thể hiện được tính tư duy, sáng tạo. Ở trường trong năm có 4 giáo viên thường xuyên sử dụng vi tính trong soạn giáo án và chưa có giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy. IV - ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO DẠY HỌC 1/ Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy: - Nhà trường đã tạo điều kiện cho mỗi tổ chuyên môn thảo luận chuyên đề để đưa ra nội dung, phương pháp dạy phù hợp với từng khối lớp. Đã thực hiện điều chỉnh nội dung cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp. Nhưng đảm bảo chuẩn kiến thức, kỉ năng của chuơng trình. Đa số các đồng chí giáo viên đều tích cực trong việc giảng dạy, sử dụng phương pháp giảng dạy rõ ràng, đưa ra ví dụ minh họa cụ thể, thể hiện sự quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Mỗi giáo viên đều nắm rõ kiến thức, kĩ năng của từng học sinh từ đó có sự điều chỉnh nội dung bài học nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng từ thấp đến cao. Trong năm tổ chuyên môn thảo luận và lên lớp minh họa 6 chuyên đề nhăm rút ra giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy. - Trường đã từng bước xây dựng phong trào với sự phát huy tính chủ động của học sinh, góp phần cải tiến giờ dạy, tiết dạy có chất lượng và đi vào ổn định. Việc tổ chức thao giảng theo tổ chuyên môn, toàn trường nghiêm túc.Trong năm thao giảng chuyên môn tổ: 46 tiết, thao giảng toàn trường: 20 tiết. Qua các tiết dạy giáo viên đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, đã thống nhất tiến trình cũng như phương pháp. Hầu hết các tiết dạy đều thể hiện sự quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Tạo tình huống vui trong giờ dạy khuyến khích tính tự giác học tập của học sinh. Song bên cạnh đó vẫn còn có sự chủ quan của một vài đồng chí giáo viên. 2/ Đánh giá xếp loại học sinh: Nhà trường đã thực hiện việc triển khai thông tư 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục về quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, đến tất cả giáo viên và phụ huynh vào thời điểm đầu năm học và cuối học kì I. Trường đã lên kế hoạch và thực hiện việc đánh giá, xếp loại học sinh đúng theo quy định. Thực hiện đúng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, không chạy theo thành tích”. Đặc biệt là việc tổ chức kiểm tra định kì coi thi, chấm thi các môn đánh giá bẳng điểm số được thực hiện nghiêm túc, đề thi phù hợp với từng khối lớp đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của chương trình. Thực hiện khá tốt việc sử dụng sổ theo dõi, đánh giá xếp loại học sinh, phiếu phối hợp giữa nhà trường và gia đình, cho điểm, nhận xét hàng tháng. - 6 - Trường đã tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm vào thời điểm đầu tháng 9 với kết quả là tỉ lệ học sinh yếu nhiều: 70 em chiếm tỉ lệ: 19.2 %. Tỉ lệ học sinh có nguy cơ lưu ban là 20 em. Từ đó trường đã tổ chức hội thảo bàn bạc tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp phù đạo cho học sinh có nguy cơ lưu ban. Cuối năm học còn 7 học sinh có nguy cơ lưu ban so với đầu năm giảm 13 em. + Đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng giải cụ thể rõ ràng. + Thường xuyên ôn lại kiến thức cơ bản, phối hợp với phụ huynh từng bước giáo dục ý thức học tập cho các em, tổ chức trò chơi trong học tập để kích thích sự chú ý của học sinh. + Dành ½ thời gian của giờ ra chơi và cuối buổi học 10 phút để rèn học sinh yếu đối với khối 4, 5. Dành 1 tiết cuối của những buổi 4 tiết để rèn học sinh đối với lớp 1,2,3. + Học sinh có nguy cơ lưu ban: Khối lớp Học sinh nguy cơ lưu ban cuối năm So với đầu năm học So với năm học trước Khối 1 5 em Giảm 2 em Giảm 0 em Khối 2 2 em Giảm 2 em Giảm 0 em Khối 3 Giảm 2 em Giảm 4 em Khối 4 Giảm 2 em Giảm 0 em Khối 5 Giảm 5 em Giảm 4 em Tổng cộng 7 em Giảm 13 em Giảm 8 em 3/ Dạy học có hoàn cảnh khó khăn, giáo dục học sinh khuyết tật: - Dạy cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trường hiện có 76 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tỉ lệ 20,1% mà chủ yếu khó khăn về kinh tế nhưng đựoc sự quan tâm của xã hội, nhà trường các em đến lớp đều được cấp cơ bản đủ phương tiện học tập như: sách vở, dụng cụ học tập. Riêng những em có hoàn cảnh đặc biết khó khăn được tổ chức xã hội cấp học bỗng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em đến trường. Trong năm có 23 em được nhận học bổng số tiền 8.150.000đ (Tám triệu một trăm năm mươi ngàn đồng) và tăng 24 bộ quần áo cho 24 học sinh trị giá 1.440.000 (Một triệu bốn trăm bốn mươi ngàn đồng), một chiếc xe đạp trị giá 300.000đ, 300 quyển vở trị giá 1.050.000(Một triệu không trăm năm mươi ngàn đồng), 100% trẻ trong độ tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đều ra lớp học chương trình 175 tuần, trường không có lớp phổ cập chương trình 100 tuần, 100% các em đủ sách giáo khoa Toán vá Tiếng Việt để học. Việc dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trường luôn quan tâm gắng kết 3 môi trường giáo dục. Đặc biệt đối tượng học sinh có nguy cơ lưu ban, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp nổ lực rất nhiều, tổ chức kiểm tra, khảo sát xác định đối tượng coi đó là học sinh cá biệt thường xuyên theo dõi giúp đỡ đánh giá sự tiến bộ của trẻ trên nhiều mặt qua từng tháng.Nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh có nguy cơ lưu ban cuối năm. - Giáo dục học sinh khuyết tật: Hiện trường có 9 em khuyết tật học hòa nhập trong đó có: Khối 1: 1 em, Khối 2: 4 em, Khối 3: 2 em, Khối 4: 1 em, Khối 5: 1 em. Các em khuyết tật dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phần đông khiếm khuyết về - 7 trí tuệ, não chậm phát triển. Trường bố trí các em vào học 10 lớp khác nhau, mỗi lớp có từ 1 đến 2 em. Phân công giáo viên nhiệt tình, chịu khó có tham gia tập huấn giáo dục hòa nhập để giảng dạy nhằm giúp đỡ tốt nhất cho các em. Giáo viên tổ chức trò chơi học tập, hoạt động ca hát, kể chuyện… kích thích sự chú ý, ham học, chất lượng học tập các em nhìn chung có tiến bộ. Cuối năm 9/9 trẻ khuyết tật được lên lớp. V/ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PCGDTH VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA: - Hàng năm trường thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” và vận động trẻ thất học ra lớp. Trường phân công mỗi giáo viên thường xuyên chịu trách nhiệm một địa bàn dân cư theo tổ tự quản, giáo viên phối hợp với cán bộ cơ sở địa phương thực hiện điều tra bổ sung trình độ văn hóa hàng năm và phối hợp với đoàn thể xã hội nắm chắc tình hình đối tượng trẻ trong độ tuổi, có biện pháp tích cực huy động ra lớp. Riêng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt mỗi năm đều được tổ chức xã hội quan tâm tặng quà, động viên khuyến khích các em theo học chương trình 175 tuần cấp tiểu học. - Đầu năm học trường có 376 học sinh đến cuối năm học chuyển đi 6 em và chuyển đến 1 em, 1 học sinh khuyết tật nghỉ học hiện có 370 em. - Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là nhiệm vụ ưu tiên trong nhà trường, trường đã làm đủ các loại hồ sơ theo qui định, nội dung ghi chép đảm bảo yêu cầu, xử lý số liệu chính xác, quản lý và lưu trữ hồ sơ khá chu đáo. - Trẻ 6 đến 10 tuổi 292 em đang học các lớp tiểu học 292, không có trẻ bỏ học. - Trẻ sinh năm 1998 có 66 em trong đó có 5 em đang theo học các lớp và 61em đã hoàn thành chương trình tiểu học, tỉ lệ 92,4%. - Trường thường xuyên phối hợp với bộ phân phổ cập trung học cơ sở thống nhất kế hoạch làm việc, phối hợp điều tra rà sót số liệu. Nhìn chung chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được duy trì, trường có nhiều cố gắng trong việc quản lý, cũng cố hồ sơ cũng như việc huy động trẻ ra lớp. Đảm bảo duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Trường tự đánh giá đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. - Xây dựng và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia: - Theo quyết định số 55/ 2007/BGD-ĐT ngày 28 tháng 9 năm 2007 của bộ giáo dục và đào tạo về quy định mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học. Trường hiện nay cơ bản đạt các tiêu chí: . Tiêu chí 1: Về tổ chức quản lý trường học . Tiêu chí 2: Về đội ngũ giáo viên . Tiêu chí 3: Về thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục . Tiêu chí 4: Về chất lượng giáo dục và các hoạt động giáo dục. . Tiêu chí 3: Chưa đạt * Lý do: Phòng học không đúng qui cách, bàn ghế giáo viên, học sinh không đảm bảo yêu cầu, phòng chức năng hầu như chưa có. Trường chưa có tường rào bảo vệ có ảnh hưởng đến việc giảng dạy, học tập. - 8 - Theo quyết định 32/ 2005/BGD-ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005 của bộ giáo dục và đào tạo. Trường đánh giá theo tiêu chuẩn mức độ 1, cơ bản đạt các tiêu chí (1), (2), và (4) còn tiêu chí (3), (5) chưa đạt. Trường cố gắng phấn đấu xây dựng đạt chuẩn vào những năm tiếp theo. VI/ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO: - Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành và tình hình thực tế đơn vị. Hiệu trưởng xây dựng kế họach năm học, thông qua hội nghị cán bộ giáo viên, nhân viên thống nhất, các tổ chức, cá nhân đăng ký chỉ tiêu thi đua và phấn đấu thực hiện. Qua quá trình thực hiện hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra rà soát các chỉ tiêu qua từng thời điểm để có biện pháp kịp thời đạt hiệu quả. Việc thực hiện bàn giao học sinh lớp dưới lên lớp trên. Trường thực hiện vào tháng 8 trong năm, trên cơ sở kết quả đạt được cuối năm học trước giáo viên chủ nhiệm mới nhân học sinh tiếp tục giáo dục, giảng dạy. Qua bàn giao giáo viên chủ nhiệm lớp trên cũng đã nắm được nhiều thông tin về đặc điểm tình hình học sinh lớp. Qua công việc bàn giao lớp đã tạo thêm tính tích cực ở giáo viên, muốn học sinh mình lên lớp thật sự chất lượng. - Trên cơ sở qui chế chung của bộ giáo dục- đào tạo, trường cụ thể hóa qui chế với tình hình thực tế đơn vị và hàng năm được triển khai trong tập thể thống nhất. Mọi hoạt động của trường đều được công khai và chịu giám sát của đoàn thể và thành viên nhà trường. Trong công tác tài chính, trường chủ trương lập kế hoạch quy chế chi tiêu nội bộ theo từng loại quỹ. Quá trình thu – chi đã thể hiện được sự minh bạch, công khai rõ ràng qua từng thời điểm và chịu giám sát, kiểm tra của tập thể đơn vị. - Quyết định 14/2007/QĐ- BGD-ĐT của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành qui chế về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Trường triển khai nhiều lần nhất là vào đầu năm học giúp từng giáo viên nắm rõ nội dung của quyết định mà có hướng phấn đấu. Thông qua đó giáo viên nâng cao nhận thức trách nhiệm, biết chăm lo rèn luyện bản thân về phẩm chất, đạo đức, lối sống và khả năng nghề nghiệp. - Hiện trường có 17 giáo viên trực tiếp đứng lớp, năm học vừa qua 100% giáo viên được kiểm tra, đánh giá xếp loại 3 tiết dạy. Trường tổ chức hội thi giáo viên giỏi vòng trường kết quả xếp loại giỏi: 11 giáo viên, tỉ lệ: 64,7%, loại khá: 6 giáo viên, tỉ lệ: 35,3%. Việc hoán chuyển giáo viên trường thực hiện thường xuyên theo năm học. 3 năm qua số giáo viên dạy 3 khối lớp là 4 người , dạy 2 khối lớp 7 người, dạy 1 khối lớp 6 người. - Trường có 18 giáo viên trong đó 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp và 1 giáo viên tổng phụ trách đội. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn sư phạm, trong đó có 13 giáo viên trình độ trên chuẩn tỉ lệ: 72,2% . VII/ ỨNG CÔNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ VÀ TRONG GIẢNG DẠY: - Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường rất quan tâm đến lĩnh vực hoạt động công nghệ thông tin. Giáo viên có nhận thức đúng đắn, đầu tư thời gian tìm hiểu học - 9 vi tính, nhưng hiện nay thiết bị nhà trường còn thiếu, giáo viên thiếu điều kiện học nên số lượng giáo viên thành thạo vi tính chưa nhiều. Trong năm có 6/17 giáo viên soạn giáo án vi tính tỉ lệ: 35,3%. - Bước đầu trường đã mua phần mềm vi tính và nối mạng Internet đưa vào sử dụng phục vụ công tác quản lí nhà trường. VIII- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC: - Việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, trường tiếp tục nghiên cứu, triển khai cụ thể đến từng giáo viên và định hướng tích cực thực hiện có hiệu quả. - Thực hiện phong trào thi đua 2 tốt trong nhà trường năm học vừa qua có tiến bộ, thông qua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn liền với “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, giáo viên đã có chuyển biến nhận thức rõ nét. Biết đầu tư thời gian, công sức cho công tác giảng dạy, giáo dục học sinh và tổ chức những hoạt động dạy học kích thích học sinh ham học. - Nhằm thực hiện tốt các phong trào, nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh. Trường giữ mối quan hệ gần gũi với các tổ chức xã hội địa phương nhất là đoàn thể thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Trong năm học tổ chức hoạt động thi đấu bóng đá mini, tìm hiểu luật giao thông đường bộ.Tham gia hội diễn văn nghệ “Giai điệu tuổi hồng”. Tổ chức đêm văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân. - Giáo dục môi trường là việc làm thường xuyên trong công tác giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp, phong trào kế hoạch nhỏ nhặt bao nilông, lao đông vệ sinh trường lớp, học sinh có nhận thức khá tốt về môi trường sạch. 100% học sinh được học an toàn giao thông và được hướng dẫn kĩ năng thực hành khi đi đường. Trong những năm qua không xảy ra tai nạn giao thông đối với giáo viên và học sinh. Trường hướng dẫn học sinh biết quyền và bổn phận trẻ em. Biết giữ gìn sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường. Năm học vừa qua trường phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe cho học sinh và tiêm bệnh sởi cho 100% học sinh lớp 1. Tổ chức cho học sinh xổ giun định kì. - Hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tích cực trong giáo dục học sinh ở nhà trường, ổn định trật tự nề nếp, rèn luyện thể lực và trí tuệ học sinh, góp phần xây dựng phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường luôn quan tâm hỗ trợ đội thiếu niên, sao nhi đồng hoạt động, coi mỗi giáo viên chủ nhiệm là một anh chị phụ trách, hàng tháng có kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hướng dẫn đội tham gia các phong trào góp sách giáo khoa giúp bạn, thu kế hoạch nhỏ giấy vụn, bao nilông. Tham gia cổ động tháng an toàn giao thông, tuần lễ nước sạch ngày môi trường thế giới. Cuối năm tổ chức “thi đố vui để học” nhăm củng cố, ôn tập kiến thức học sinh theo chương trình học và ren luyện kỉ năng ứng xử. Nhìn chung hoạt động đội thiếu niên trong nhà trường năm học vừa qua đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thực hiện đảm bảo chương trình đội viên, tổ chức các em thi 6 chuyên hiệu. - 10 - Kết quả thực hiện “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường”. . Huy động trẻ 6 tuổi trong địa bàn ra lớp 69/69 em tỉ lệ 100%. .Trẻ 7 đến 14 tuổi 546 em hầu hết trẻ đang học tiểu học và hoàn thành chương trình tiểu học, không có trẻ thất học. Số học sinh địa bàn khác đang học tại trường 65 em, tỉ lệ 17,6% chủ yếu học sinh ở địa bàn giáp ranh, gần trường đi lại thuận lợi. Không có vụ việc tiêu cực xảy ra trong quá trình tuyển sinh giáo dục ở đơn vị. IX- KẾT QUẢ GIÁO DỤC: - Kết quả kiểm tra cuối năm các môn đánh giá bằng điểm số: Khối lớp TS học sinh dự KT Số học sinh đạt 5 điểm trở lên các môn KT Số HS yếu So với năm trước chất lượng tăng (+) giảm (-) Khối 1 89 84 5 + 0,3 % 94,4 % 5,6 % Khối 2 65 63 2 - 0,3 % 96,9 % 3,1 % Khối 3 66 66 0 + 1,2 % 100 % Khối 4 77 77 0 + 4,8 % 100 % 0 Khối 5 66 66 0 0 100% 0 Cộng 363 356 7 + 6,0 % 98,1% 1,9 % - Chất lượng giáo dục học sinh cuối năm học: + Hạnh kiểm: - Trường có 370 học sinh trong đó có 9 em khuyết tật, nhìn chung các em biết chăm lo cho học tập, vâng lời thầy cô giáo, chấp hành nội quy nhà trường. So với cùng kì năm trước học sinh có tiến bộ về hành vi đạo đức, nhận thức về học tập. Cuối năm số học sinh được xếp loại 363 em, thực hiện đẩy đủ là 363/363 em tỉ lệ 100%. + Học lực: [...]... trước chất lượng tăng (+) giảm (-) HS không xếp loại 5 5,6% 2 3,1% 0 0 0 0 0 0 7 1,9% Khá - Hiệu quả giáo dục sau 1 năm số học sinh được lên lớp 356/363 tỉ lệ: 98,1% so với kế hoạch vượt 2,6 % - Hiệu quả giáo dục sau 5 năm 60/70 học sinh tỉ lệ: 85,7 % X- ĐÁNH GIÁ CHUNG: Năm học 2009 – 2010 trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành, trường nghiêm túc triển khai thực hiện Đội ngũ giáo viên nhà trường có... dục có tăng so với cùng kì năm học trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra HIỆU TRƯỞNG - 12 Đỗ Thành Nhân PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỨC LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC TÍN 3 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 – 2010 Đức Tín, ngày 27 tháng 05 năm 2010 ... giúp đỡ học sinh có hoàn cảng khó khăn, học sinh yếu, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Trường đảm bảo duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng giáo dục có tăng so với cùng kì năm học trước và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra HIỆU TRƯỞNG - 12 Đỗ Thành Nhân PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỨC LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC.. .- 11 Khối lớp Số HS đánh giá Khối 1 89 Khối 2 65 Khối 3 66 Khối 4 77 Khối 5 66 Cộng 363 Giỏi 19 21,3 % 21 32,3 % 16 24,2 % 13 16,9 % 16 24,2% 85 23,4 % Trung bình Yếu 40 25 45,0 % 28,1 % 16 26 24,6% 40,0% 25 25 37,9 % 37,9 % 37 27 48,0 % 25,1% 32 18 48,5 % 27,3% 150 121 41,3 % 33,4% So với năm trước chất lượng tăng (+) giảm (-) HS không xếp loại 5 5,6% 2 3,1% 0 0 0 0 0 0 7 1,9% Khá - Hiệu quả . - 1 PHÒNG GD&ĐT ĐỨC LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC TÍN 3 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đức Tín, ngày 27 tháng 05 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 - 2010. A/. 41,3 % 33,4% 1,9% - 12 Đỗ Thành Nhân PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỨC LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC TÍN 3 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009 – 2010 Đức Tín, ngày 27 tháng 05 năm 2010 . em theo học chương trình 175 tuần cấp tiểu học. - Đầu năm học trường có 376 học sinh đến cuối năm học chuyển đi 6 em và chuyển đến 1 em, 1 học sinh khuyết tật nghỉ học hiện có 370 em. - Thực

Ngày đăng: 10/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan