PHÒNG GD&ĐT NINH PHƯỚC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỪ TÂM 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Từ Tâm, ngày 14 tháng 11 năm 2012 BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG – HỘI THI VIẾT CHỮ ĐẸP HỘI THI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM – HỘI THI TRANG TRÍ PHÒNG HỌC BÀI HÁT DÂN CA VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Năm học: 2012 – 2013 Thực hiện kế hoạch hoạt động năm học 2012- 2013, căn cứ theo thông tư số 21/2010/TT- BGDĐT ngày 20/7/2010 của BGD&ĐT về việc ban hành điều lệ hội thi hội thi GVDG và thông báo số 1404/SGDĐT-GDTH ngày 6/9/2011 của Sở GD&ĐT Ninh Thuận. Căn cứ theo kế hoạch số…….ngày 27 tháng 10 năm 2012. Từ ngày 01/11/2012 đến hết ngày 14/11/2012.trường Tiểu học Từ Tâm 2 đã tiến hành tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2012 – 2013 theo đúng các văn bản quy định của ngành. Nay nhà trường đánh giá kết quả hội thi như sau: I/. HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI 1. Hình thức và biện pháp tổ chức: a/. Ban tổ chức + ban giám khảo: - Phát động trong toàn trường (giáo viên - học sinh). - Thành lập Ban chỉ đạo: BGH + chủ tịch công Đoàn - Thành lập ban giám khảo (gồm BGH, chủ tịch công Đoàn, 2 GV dạy giỏi cấp tỉnh). - Thời gian diễn ra hội thi: từ ngày 01/11/2012 đến hết ngày 14/11/2012. - BGH chỉ đạo phân công sắp xếp lịch dự giờ, phân công Ban giám khảo (tối thiểu mỗi tiết 3 giám khảo gồm BGH + 2 GV dạy giỏi cấp tỉnh). - Phổ biến yêu cầu hội thi đưa phiếu đánh giá tiết dạy (theo mẫu của Sở giáo dục) về các yếu tổ để nghiên cứu nắm bắt yêu cầu. - Sau mỗi tiết dự, BGK. Mỗi thành viên Ban giám khảo chấm điểm theo phiếu đánh giá của Bộ giáo dục. Điểm mỗi tiết dạy là điểm trung bình các phiếu đánh giá của ban giám khảo. b/. Giáo viên tham dự hội thi: Mỗi giáo viên tham dự hội thi đều thực hiện qua 3 phần thi: Bài thi sáng kiến kinh nghiệm. Bài kiểm tra năng lực: Nội dung thi về: Trường học thân thiện- học sinh tích cực, phương pháp dạy học, tình huống sư phạm…. Thực hành 2 tiết dạy. DANH SÁCH ĐĂNG KÝ DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 -2012 TT Họ, chữ lót Tên Ngày tháng năm sinh Vào ngành năm Tên SKKN Đăng ký sử dụng CNTT 01 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 1979 1999 Một số biện pháp phát huy tính tích cực của môn Toán 5 02 Tạ Thị Ngọc 1974 1994 Xây dựng nề nếp ở lớp 1 03 Dương Thị Hoà 1981 2007 Một số giải pháp rèn viết Chính tả cho học sinh lớp 3 04 Võ Thuận Vy 1981 2002 Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 3 05 Lê Thụy Tường Vy 1982 2003 Một số trò chơi giúp học sinh yêu thích môn Luyện từ và câu lớp 3 06 Trương Thị Thanh 1982 2003 Phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh trong học tập x 2. Đánh giá phong trào của hội thi: - Có 6/13 giáo viên đăng ký dự thi đạt tỷ lệ: 46.2%. - Các tiết dự thi đúng phân phối chương trình và đúng thời gian qui định. - Phong trào thi giáo viên giỏi diễn ra sôi nổi, có chất lượng tốt. 3. Đánh giá chất lượng giảng dạy: a. Ưu điểm: - Chất lượng dạy học có nhiều chuyển biến rõ nét. - Các tiết dự thi đều đảm bảo dạy đúng, đủ mục tiêu, giáo viên và học sinh có ý thức chuẩn bị bài tốt (giáo án, ĐDDH và ĐDHT) thực hiện được các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cơ bản trong từng bài dạy. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng môn, linh hoạt, sát đối tượng, sử dụng các phương tiện dạy học tương đối hiệu quả. Các hình thức tổ chức dạy học phong phú. Đa số các tiết dự thi đều diễn ra nhẹ nhàng, có hiệu quả. Một số tiết dạy giáo viên đã mạnh dạn áp ứng dụng CNTT trong giảng dạy gây được sự hứng thú và mới lạ đối với học sinh. b. Những tồn tại cần rút kinh nghiệm - Hội thi không có tiết dạy nào áp dụng CNTT. - Giáo viên chưa chú ý đến việc tạo không khí vui tươi hồn nhiên trong lớp học, lớp học còn trầm, việc quản lý lớp học của 1 số tiết dạy còn nhiều hạn chế, chưa chú ý đến việc khuyến khích động viên học sinh khi các em trả lời đúng yêu cầu cầu của giáo viên nêu ra. - Việc hoạt động nhóm trong các tiết dạy chưa được chú ý (có 1 số ít tiết dạy không tổ chức hoạt động nhóm). - Việc sử dụng ĐDDH trên lớp chưa thật sự mang lại hiệu quả (ĐDDH nhỏ, không rõ hình ảnh). - Một số tiết dạy vận dụng phương pháp chưa thật hợp lý, không phù hợp với đặc trung của bộ môn, có tiết phân bổ thời gian không hợp lý kéo dai thời gian so với qui định 40-42 phút. KẾT QUẢ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 -2013 TT Họ, chữ lót Tên Ngày tháng năm sinh Vào ngành năm Lớp đang dạy Điểm SKKN Điểm bài thi năng lực XL tiết dạy Kết quả (giải) Ghi chú Tiết 1 Tiết 2 01 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 1979 1999 3 6 8 17,0 17,0 6 KĐ 02 Tạ Thị Ngọc 1974 1994 1 7 8 18,5 18,0 3 Đ 03 Dương Thị Hoà 1981 1997 3 6 8 18,0 17,0 5 Đ 04 Võ Thuận Vy 1981 2002 1 7 8 18,0 19,5 1 Đ 05 Lê Thụy Tường Vy 1982 2003 4 6 9 19,0 18,5 1 Đ 06 Trương Thị Thanh 1982 2003 2 6 8 18,5 17,5 4 Đ 4. Đánh giá đồ dùng giảng dạy: + Các tiết dự thi giáo viên đều có sử dụng đồ dùng dạy học. Việc sử dụng ĐDDH có chất lượng và hiệu quả đáp ứng được mục tiêu của bài giảng. Hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong hội thi tương đối có hiệu quả. II/. HỘI THI GIÁO VIÊN VIẾT CHỮ ĐẸP: 1/. Giáo viên: - Tổng số giáo viên dự thi: 13 giáo viên. - Số bài tham gia viết về phương pháp: 13/13. - Số bài tham gia viết bảng: 13/13. 1.1 Bài viết trên giấy: Ưu điểm: Nhìn chung tất cả các bài viết giáo viên trình bày đẹp. Đây là bài thi viết về phương phap12, giáo viên có quyền trình bày theo kiểu chữ sáng tạo, nên được giáo viên trình bày chữ nghiêng nét thanh, nét đậm hoặc chữ đứng nét đều rất tốt. Tất cả các bài viết được trình bày thống nhất kiểu chữ đã chọn, viết đúng chính tả, đặt dấu thanh đúng quy định, chữ viết đủ nét, liền nét. bÀi viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng, khoa học và đẹp mắt. Những tồn tại: - Một số giáo viên trình bày chưa đúng qui định, chữ viết chưa liền nét, các nét khuyết kéo chưa tròn, chưa thẳng. Khoảng cách giữa các con chữ chưa đều, đặt dấu thanh chưa đúng qui định. Một số bài viết có nhiều nét bị gãy, viết thiếu chữ, thừa chữ và trình bày chưa khoa học. - Đối với chữ viết nghiêng nét thanh, nét đậm thì viết chưa đúng, nét đậm không được rõ ràng nên nhìn chữ viết không được tự nhiên và rõ ràng. 1.2 Bài viết trên bảng: Đây là bài viết theo mẫu chữ tự chọn nên tất cả giáo viên dự thi đều thể hiện tốt bài thi của mình, trình bày rõ ràng, sắc nét. Độ cao và khoảng cách giữa các con chữ đúng theo mẫu chữ hiện hành. Những tồn tại: - Một số giáo viên không chủ động trong việc trình bày bảng, tốc đô viết còn chậm so với thời gian của ban tổ chức hội thi qui định - Một số bài chữ viết chua đều,, các chữ có nét khuyết viết chưa thẳng, khoảng cách giữa các con chữ chưa đúng. - Một số bài viết bảng các chữ viết hoa sai nhiều, viết không đúng qui trình và chữ viết chưa thống nhất trong một bài viết. - Đặt dấu thanh chưa đúng qui định, khoảng cách giữa các con chữ không đều, trình bày bài chưa đẹp và khoa học. Kết quả cụ thể như sau: STT HỌ TÊN GIÁO VIÊN Bài thi PP Bài viết bảng Cộng Xếp thứ Xếp giải 1 Trần Thị Kim Phụng 9,5 9,25 18,75 1 2 Tạ Thị Ngọc 7,0 6,5 13,5 11 3 Võ Thuận Vy 8,75 7,75 16,5 5 4 Trần Thu Hà 9,25 7,75 17,0 4 5 Lê Thị Minh 7,0 6,0 13,0 13 6 Trương Thị Thanh 8,0 8,25 16,25 6 7 Dương Thị Hòa 7,75 8,0 15,75 7 8 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 7,0 6,75 13,75 10 9 Mai Thị Hiền 7,5 7,5 15,0 8 10 Nguyễn Thị Kim Hoa 9,0 8,75 17,75 3 11 Lê Thụy Tường Vy 9,0 9 18,0 2 12 Vũ Xuân Thành 7,25 7,25 14,5 9 13 Đặng Thị Thúy 7,0 6,75 13,75 12 2/. Học sinh: Toàn trường có 27 em dự thi. Cụ thể như sau: Khối 1: 06 em. Khối 2: 05 em. Khối 3: 06 em. Khối 4: 04 em. Khối 5: 04 em. Ưu điểm: 1.1. Giữ vở sạch: - Đa số các em đã biết trình bày bài viết thẳng hàng, ngay ngắn, dòng cách dòng đúng quy định. Bài viết không mắc quá 02 lỗi chính tả/ bài, viết đúng khoảng cách giữa các chữ, từ, câu, chữ viết đẹp. Bao bìa, dán nhãn cẩn thận, sạch sẽ, ngay ngắn không quăn góc. 1.2. Viết chữ đẹp: - Các em tham gia nhiệt tình, nhiều em đã sử dụng bút luyện viết chữ đẹp để thể hiện bài thi. - Các bài viết tương đối đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm, vần, tiếng, các em đã biết viết nhanh, biết cách nối liền các chữ, khi viết đặt dấu thanh theo đúng quy định, đúng âm chính.Một số bài viết đã thể hiện được tính sáng tạo các mẫu chữ, kiểu chữ đúng, đẹp, toàn bài sạch sẽ, đẹp, đủ chữ. Những tồn tại: 1.1. Giữ vở sạch: - Một số vở của học sinh dự thi trình bày bài viết chưa thẳng hàng, ngay ngắn, dòng cách dòng chưa đúng quy định.Nhiều vở dự thi còn sai nhiều lỗi chính tả/ bài, viết chưa đúng khoảng cách giữa các chữ, từ, câu, chữ viết chưa đẹp, một số vở bao bìa, dán nhãn chưa thật cẩn thận, chưa sạch sẽ, vở vẫn còn không quăn góc. 1.2 Viết chữ đẹp: - Một số bài viết chưa đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm, vần, tiếng, các em viết còn chậm, chưa biết cách nối liền các chữ, đặt dấu thanh chưa đúng quy định, đúng âm chính, chữ viết chưa đẹp về hình dạng độ cao, nét chữ chưa đều, chưa ngay ngắn, bài viết trình bày chưa sạch sẽ, chua đẹp, chưa đủ chữ. Nguyên nhân: - Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc luyện chữ cho học sinh. - Trong những năm qua HS của trường đạt thành tích trong các kì thi viết chữ đẹp ở các cấp không cao. - Các em phát âm còn sai nhiều nên việc nhận biết và sử dụng quy tắc chính tả còn hạn chế. Cho nên các em viết sai lỗi chính tả rất nhiều. - Trường đóng trên địa bàn xã khó khăn, đại đa số học sinh sống ở nông thôn, cuộc sống còn khó khăn nên việc quan tâm, bồi dưỡng ở gia đình hầu như không có. Kết quả cụ thể như sau: (có bảng điểm kèm theo) III/. HỘI THI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM. Trong nhiều năm qua, phong trào sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học (ĐDDH) đã được triển khai rộng khắp trong các cơ sở giáo dục. Ở bậc học Tiểu học, ĐDDH và trò chơi học tập có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Bởi lẽ, chúng là phương tiện đầu tiên để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình. Với ý nghĩa đó, ngay từ đầu năm học nhà trường đã phát động phong trào đồ dùng dạy học tự làm năm học 2012- 2013. Tham dự Hội thi lần này có 13 bộ ĐDDH tự làm của 13 giáo viên. Ưu điểm: Hội thi đã phát huy khả năng tư duy sáng tạo của giáo viên, rèn luyện kỹ năng làm đồ dùng dạy học, thu hút sự quan tâm, đầu tư của nhà trường. Mặt khác, hội thi còn là cơ hội để các thầy cô giáo chia sẻ những kinh nghiệm về cách làm ĐDDH, những ý tưởng về cách làm ĐDDH bằng vật liệu dễ tìm, sẵn có. Điều đặc biệt là những bộ đồ dùng ấy được sử dụng trong rất nhiều các môn học, nhiều hoạt động khác nhau; giúp các em học sinh khám phá, trải nghiệm về thế giới xung quanh nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường chung. Ngoài ra, với những bộ đồ dùng ấy đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà trường trong việc chi kinh phí mua đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Những tồn tại: - Việc đầu tư cho làm ĐDDH của giáo viên còn nhiều hạn chế. - Việc dùng những vật liệu phế thải để tạo thêm nhiều bộ ĐDDH, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học chưa được giáo viên chú ý đầu tư. - Việc làm ĐDDH mới chỉ dừng lại ở việc cắt hình các con vật, in các thẻ từ, scan các hình đã có sẵn sau đó ép plastic nên tính sư phạm, tính khoa học chưa được thể hiện rõ ràng. - Một vài bộ ĐDDH tự làm chưa có tính thẩm mỹ (cắt, vẽ hình các con vật không rõ ràng). Tên đồ dùng đặt rất hay nhưng hiệu quả sử dụng không cụ thể. Kết quả cụ thể như sau: STT HỌ TÊN GIÁO VIÊN Cộng Xếp thứ Xếp giải Ghi chú 1 Trần Thị Kim Phụng 12,5 9 2 Tạ Thị Ngọc 12,0 10 3 Võ Thuận Vy 13,5 7 4 Trần Thu Hà 13,0 8 5 Lê Thị Minh 16,5 1 6 Trương Thị Thanh 15,5 2 7 Dương Thị Hòa 12,0 10 8 Nguyễn Thị Mỹ Hảo 12,0 10 9 Mai Thị Hiền 12,0 10 10 Nguyễn Thị Kim Hoa 14,5 4 11 Lê Thụy Tường Vy 15,5 2 12 Vũ Xuân Thành 14,0 5 13 Đặng Thị Thúy 14,0 5 IV/. HỘI THI TRANG TRÍ PHÒNG HỌC THÂN THIỆN Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp. Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam nhà trường đã tổ chức thi trang trí lớp học thân thiện ở tất cả các khối lớp trong nhà trường Cái khó là trang trí làm sao cho hài hoà, phù hợp, đẹp mà không tốn kém, màu sắc mà không loè loẹt, nhiều mà không rối. Chỉ trong vài ngày mà các lớp học như được thay áo mới. Các góc được bài trí đẹp đẽ tao nhã, từ góc nghệ thuật đến góc sáng tạo, mỗi lớp mỗi vẻ. Sản phẩm của các em được trưng bày một cách khoa học, sáng tạo, sinh động từ những bài viết chữ đẹp, những bài thủ công, đến những lời nhắc nhở học sinh, dự báo thời tíêt trong ngày các phòng học như khang trang hơn, sạch đẹp hơn, gắn bó thân thiện hơn với thầy và trò. Ưu điểm: - 100% các phòng học được trang trí sinh động, đẹp mắt, đảm bảo các yêu cầu đã được nhà trường phổ biến từ đầu năm. - Các phòng học đã được trang trí hài hòa, không rập khuôn, máy móc như năm học trước. Giáo viên đã chú ý nhiều hơn đến việc trang trí không gian lớp học đẹp mà không bị rối. Nhiều câu khẩu hiệu được sử dụng trong phòng mang tính giáo dục cao. - Một số phòng học đã thể hiện được sự thống nhất cao của cả 02 giáo viên trong việc trang trí lớp vừa đẹp, vừa đủ các yêu cầu của nhà trường đề ra đối với từng lớp. Những tồn tại: - Một số phòng học trang trí chưa đủ các nội dung nhà trường đề ra, còn thiếu những nội dung cơ bản như: góc thư viện, điều em muốn nói… - Việc trung bày sản phẩm của học sinh chưa được giáo viên chú ý, có 01 số phòng giáo viên còn làm thay học sinh nên hiệu quả giáo dục mang lại chưa cao. - Sự phối hợp của 02 giáo viên chung 01 phòng học chưa thật sự tốt dẫn đến 01 số nội dung lớp này có, lớp kia không. - Một số bảng nội qui lớp học, dự báo thời tiết trong ngày trình bày chưa khoa học và đẹp mắt. Kết quả cụ thể như sau: ST T Phòng HỌ TÊN GIÁO VIÊN Cộng Xếp thứ Xếp giải Ghi chú 1 01 Trần Thị Kim Phụng + Lê Thụy Tường Vy 31,0 2 2 2 02 Tạ Thị Ngọc + Nguyễn Thị Mỹ Hảo 31,0 2 2 3 03 Võ Thuận Vy + Mai Thị Hiền 26,5 6 4 04 Trần Thu Hà + Vũ Xuân Thành 29,0 5 5 05 Lê Thị Minh + Đặng Thị Thúy 31,5 1 1 6 06 Trương Thị Thanh 22,0 7 7 07 Dương Thị Hòa + Nguyễn Thị Kim Hoa 30,0 4 V/. HỘI THI BÀI HÁT DÂN CA VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN: Việc hát các bài hát dân gian giúp các em tham gia nhiều hoạt động giảm tải sự cân thẳng và hiểu thêm những giai điệu của 3 miền đất nước, biết thêm nhiều từ đồng nghĩa của 3 miền đem lại, bồi dưỡng thêm khả năng hát cho từng em học sinh. Trò chơi dân gian đem lại cho học sinh những giây phút thoải mái và đoàn kết lẫn nhau, giúp em em năng động hơn trong các trò chơi Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam nhà trường đã tổ chức thi các bài hát dân ca và trò chơi dân gian ở tất cả các khối lớp trong nhà trường Ưu điểm: Các em nắm được các bài hát dân ca và trò chơi dân gian đảm bảo các yêu cầu đã được nhà trường phổ biến từ đầu năm. Qua hội thi các em bồi dưỡng thêm khả năng ca hát và giúp các em xích lại gần hơn ,đoàn kết hơn trong các trò chơi thể, Tạo ra sân chơi bổ ích cho các em , các em biết và hiểu thêm một số bài hát và trò chơi dân gian của ông cha ta để lại vì hiện nay các trò chơi giải trí phát triển rất nhiều cũng có trò chơi làm cho các em thông minh và năng động hơn ,cũng có một số trò chơi như chơi game, chơi điện tử… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của học sinh cũng như trẻ em Những tồn tại: - Một số em còn chưa nắm hết điệu nhạc của bài hát đưa ra - Ở các em khối 1,2 rất khó để tiếp cận những giai điệu khó vì ở lứa tuổi nay các em chưa biết cách luyến từ sao cho đúng. Kết quả cụ thể như sau: STT LỚP ĐIỂM BÀI HÁT ĐIỂM TRÒ CHƠI TỔNG ĐIỂM VỊ THỨ GHI CHÚ 1 1A 8 9 17 3 2 1B 8.5 9 17.5 2 3 2A 8.5 8.5 17 3 4 2B 9 9 18 1 5 3A 8 9 17 3 6 3B 8 8 16 5 7 4A 6 9 15 6 8 4B 8 .5 8 16.5 4 9 5A 8 9 17 3 10 5B 8 8 16 5 Nơi nhận: - PGD Ninh Phước (B/C) - Ban tổ chức hội thi, - Lưu VT. TM. BAN TỔ CHỨC HỘI THI PHÓ BAN PHẠM TIẾN TĨNH . 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Từ Tâm, ngày 14 tháng 11 năm 2012 BÁO CÁO TỔNG KẾT HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG – HỘI THI VIẾT CHỮ ĐẸP HỘI THI ĐỒ DÙNG. đã thể hiện được tính sáng tạo các mẫu chữ, kiểu chữ đúng, đẹp, toàn bài sạch sẽ, đẹp, đủ chữ. Những tồn tại: 1.1. Giữ vở sạch: - Một số vở của học sinh dự thi trình bày bài viết chưa thẳng hàng,. 40-42 phút. KẾT QUẢ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 -2013 TT Họ, chữ lót Tên Ngày tháng năm sinh Vào ngành năm Lớp đang dạy Điểm SKKN Điểm bài thi năng lực XL tiết dạy Kết quả (giải) Ghi chú Tiết 1 Tiết 2 01 Nguyễn