TRÖÔØNG THPT AN MYÕ ĐỀ THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT ( Năm học : 2009-2010) Thời gian : 150 phút(không kể thời gian giao đề) Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu Câu 2 (3 điểm) Về quan điểm chọn nghề của thanh niên hiện nay, một số bạn cho rằng: “cần chọn nghề làm ra nhiều tiền”; một số bạn khác không đồng tình, theo họ: “ cần chọn nghề mình yêu thích”. Trình bày quan điểm chọn nghề của anh (chị) Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) 3/ CÂU 3b : (5điểm): Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chin con voi góp mình dựng đất tổ hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo còn góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) 3/ CÂU 3b: (5điểm): Dành riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải. Hết 1 Lưu ý: Thí sinh dược phép chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b. Trường hợp thí sinh làm bài cả hai câu trong phần riêng cho mỗi ban thì phần bài làm này sẽ không được tính điểm . ĐÁP ÁN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý: a. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm của thí sinh cần nêu được các ý sau về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: - Thơ trữ tình chính trị. - Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. - Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết. - Đậm đà tính dân tộc. b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. 2/ Câu 2: (3điểm) :gợi ý ( Lưu ý chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được tất cả các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức Câu 2: (3 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Luận điểm sáng rõ. - Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng 2. Yêu cầu về kiến thức: a. Vai trò của việc chọn nghề: - Góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người. - Thể hiện một phương diện của quan điểm sống, lí tưởng sống. b. Một số quan điểm chọn nghề của thanh niên hiện nay: - Chọn nghề làm ra nhiều tiền: Quan niệm khá phổ biến + Đúng: Tiền rất quan trọng với con người trong cuộc sống (giải quyết nhu cầu cá nhân, giúp đỡ bạn bè…) + Chưa đúng: Nếu chỉ chọn nghề theo mục đích thu nhập mà không phù hợp, yêu thích thì làm việc không hiệu quả, công việc sẽ trở thành gánh nặng. - Chọn nghề mình yêu thích: 2 + Đúng: Thỏa mãn nhu cầu, sở thích cá nhân, theo đó mỗi ngày sẽ là một niềm vui trong công việc, công việc ngày càng có hiệu quả cao. + Chưa đúng: Khi điều kiện, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình không cho phép, xã hội không có nhu cầu. c. Quan điểm chọn nghề - Vừa quan tâm đến sở thích, vừa quan tâm đến thu nhập và nhu cầu xã hội. - Khi cần thiết phải biết hi sinh sở thích cá nhân, quyền lợi bản thân theo yêu cầu của gia đình, quê hương, xã hội. 3. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. - Điểm 2: trình bày được phần lớn các ý, hoặc nội dung trình bày còn sơ sài, còn mắc một số lỗi diễn đạt - Điểm 1: Trình bày được một vài ý; còn mắc lỗi bố cục, lỗi diễn đạt. Câu .a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học, bài làm có cảm xúc. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc - Diễn đạt trong sáng, lưu loát. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần có các ý cơ bản sau: a. Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn thơ cần phân tích. b. Trong đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định công lao to lớn của Nhân dân trong việc hóa thân để làm ra Đất Nước. - Tám dòng đầu lặp lại gần như cùng một cấu trúc với hàng loạt các phép liệt kê liên tiếp cụ thể với sự láy đi, láy lại của các từ góp kể ra các sự hóa thân của Nhân dân vào các danh lam thắng cảnh trên Đất Nước. => Qua cách cảm nhận của NKĐ đã làm cho núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đất tổ Hùng Vương, Hạ Long… như là sự hóa thân của nỗi niềm, số phận, cảnh ngộ đời cha ông- Những người dân bình dị, vô danh. - Các phép liệt kê vừa cụ thể, tiêu biểu vừa đầy dụng ý (theo trình tự từ Bắc vào Nam) => NKĐ khẳng định mỗi danh lam thắng cảnh, mỗi địa chỉ văn hóa trên khắp Đất Nước này đều do Nhân dân lặng lẽ hóa thân mà thành. - 4 dòng cuối + 2 câu đầu: được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ, nhà thơ hỏi để khẳng định dấu ấn của dáng hình, khát vọng, lối sống Nhân dân trên khắp mọi miền Đất Nước. + 2 câu cuối: Niềm xúc động chân thành, sâu sắc trước công lao to lớn, thầm lặng của Nhân dân. - Về nghệ thuật: Lời thơ giàu chất chính luận và chiều sâu suy tưởng, triết lí; Vận dụng chất liệu dân gian. => Sự hóa thân thầm lặng mà vĩ đại của Nhân dân vào quê hương, đất nước và niềm biết ơn chân thành, sâu sắc của nhà thơ trước công lao ấy. . Cách cho điểm - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. 3 - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề./. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để trình bày những suy nghĩ về một nhân vật văn học trong thể loại truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững đoạn trích tác phẩm với những chi tiết về nhân vật bà Hiền, học sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau nhưng phải hợp lý và nêu bật được nội dung cơ bản sau: - Trân trọng cốt cách và bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền: một người thẳng thắn, thực tế, giàu lòng tự trọng, có ý thức dạy dỗ con cháu cách sống làm một người Hà Nội. - Cảm phục cách suy nghĩ thấu tình đạt lý của bà Hiền trước những chặng đường lịch sử của đất nước và niềm tin của bà về Hà Nội “thời nào cũng đẹp”. Cảm nhận chung: Bà Hiền là hạt bụi vàng lấp lánh của đất kinh kì, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hoá chung của cộng đồng. Đồng thời qua đó, nhận biết được những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn về giọng điệu trần thuật và xây dựng hình tượng nhân vật. c) Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề./. 4 5 . nghệ thuật thơ Tố Hữu: - Thơ trữ tình chính trị. - Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. - Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thi t. - Đậm đà tính dân tộc. b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng. chọn nghề - Vừa quan tâm đến sở thích, vừa quan tâm đến thu nhập và nhu cầu xã hội. - Khi cần thi t phải biết hi sinh sở thích cá nhân, quyền lợi bản thân theo yêu cầu của gia đình, quê hương,. Diễn đạt trong sáng, lưu loát. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm cần có các ý cơ bản sau: a. Giới thi u khái quát về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đoạn trích Đất Nước và đoạn thơ cần phân tích. b.