1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khái quát thơ mới

5 231 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã vô tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917 trên báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải thú nhận sự gò bó của các luật thơ cũ: Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 cùng với bài giới thiệu mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ mới. Khuynh hướng chung Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời. Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội, Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu. Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội. Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới. Đề 1: thuyết minh về một loài cây Trong họ hàng cây lương thực, có lẽ cây lúa chúng tôi là gắn bó nhiều nhất với con người, đặc biệt là người Việt Nam các bạn. Chúng tôi là biểu tượng của ngành nông nghiệp, của nền văn minh lúa nước lâu đời, và cũng là hiện thân tinh thần trong đời sống của người Việt Nam. Họ lúa chúng tôi là loài thân cỏ, ngắn, chỉ dài khoảng 50-60cm. Hai cánh tay là chiếc lá lúa rất dài và cong. Khi đang thì con gái, hai cánh tay ấy xanh mướt, tràn trề sức sống. Còn khi đã trưởng thành, hai cánh tay lại chuyển sang màu vàng, ôm lấy những hạt lúa no tròn bên trong. Chúng tôi sống với nhau như anh em ruột thịt, còn cha mẹ chúng tôi là những bác nông dân cần cù sớm hôm. Các bác nông dân đã không quản cực khổ, chăm sóc chúng tôi từ ngày gieo mạ, rồi ra sức vun xới để chúng tôi cứng cáp mà chống trọi với đời. Ở nơi đất quá chua, các bác lại phải khử chua đất để chúng tôi có thể sinh sống. Công chăm sóc của các bác đối với chúng tôi thật không thể diễn tả ! Họ hàng chúng tôi rất đông, phân bố gần như khắp cả dải đất hình chữa S của các bạn. Từ những cánh đồng lúa ven châu thổ sông Hồng hay sông Cửu Long, ngày ngày được phù sa bồi đắp cho đến những cánh đồng lúa dạng bậc thang ở các vùng cao. Họ hàng chúng tôi cũng rất đa dạng, như lúa chiêm, lúa nước, cả những giống lúa lạ như lúa nổi, lúa trời…mỗi loại thích ứng với khí hậu từng miền khác nhau. Ở nơi chúng tôi sống còn có những con mương, những trạm bơm nước, để tưới những dòng nước mát cho trong những buổi trưa hè nóng nực. Trong bữa cơm hằng ngày của người Việt, không thể thiếu vắng những hạt gạo trắng thơm của chúng tôi. Hạt gạo mang rất nhiều chất dinh dường cần thiết cho con người, nhất là trong lớp vỏ cám bọc bên ngoài chứa rất nhiều vitamin B1. Những hạt gạo này cũing đã đi vào truyền thuyết Bánh chưng bánh giày mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết. Chuyện kể về chàng Lang Liêu được thần báo mộng, đem gạo ra làm loại bánh có tên là bánh chưng, bánh giầy để biếu vua cha. Giữa bao sơn hào hải vị, hai thứ bánh dân dã ấy đã được chọn để cúng trời đất, thần linh như muốn tôn vinh giá trị của hạt gạo, giá trị của cây lúa chúng tôi trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, gạo còn được dùng làm xôi, cơm nếp thơm ngon hay rượu nếp nồng nàn mùi thơm quyến rũ. Đặc biệt, gạo xuất khẩu đem lại không ít nguồn lợi cho nông dân nói riêng, nền kinh tế đất nước của các bạn nói chung. Nhắc đến lúa non không thể không nhắc đến cốm – một sản phẩm được dân tặng bởi những cây lúa non trong họ hàng chúng tôi. Cốm – thức quà mộc mạc giản dị mà thanh khiết. Ăn cốm từ từ, chậm rãi sẽ cảm nhận được sự cao quý, thanh cao của cây lúa non trong nó. Họ hàng chúng tôi cũng cung cấp nguyên liệu để làm một số sản phẩm khác như: tấm dùng để sản xuất tinh bột, phẩm mịn.; cám dùng làm thức ăn gia súc, gia cầm và làm dược phẩm chữa tê phù; dầu cám cho chất lượng cao làm sơn, xà phòng; trấu để nuôi trồng nấm, làm men, chất đốt; thân lúa phơi khô làm rơm, rạ làm chất đun. . Nói đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao gọi nhà Lúa chúng tôi là người bạn thân thiết của nông dân rồi chứ! Ngay cả đời sống tinh thần của người Việt, họ hàng lúa chúng tôi cũng góp một phần không nhỏ. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, chúng tôi vẫn gắn bó khăng khít với người dân Việt Nam. Lúa chúng tôi cũng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Trước kia Việt Nam là một nước thuần nông, cây lúa nước đóng vai trò chính trong nền kinh tế. Trong thời kì trước đổi mới, ở các HTX luôn có phong trào trồng lúa giỏi đạt năng suất cao, những cánh đồng năm tấn đã tạo nên khí thế lao động thi đua nhộn nhịp. Hình ảnh chúng tôi cũng đã đi vào các bài thơ, bài hát, cũng như đã trở thành một đề tài đấy hứng thú cho các nhà thơ, nghệ sĩ sáng tác. Hạt gạo cũng đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trong lời ru của mẹ cũng có hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông cùng cánh cò bay lả. KB chưa làm. làm típ y nhá __________________ Đề 3: Thuyết minh về một loài hoa Hè vừa rồi, em có dịp tới thăm vườn cây cảnh trên núi Hàm Rồng ở Sapa. Mùi hương thoảng thoảng của các loài hoa cùng màu xanh tươi mát của các hàng cây cảnh làm em ngây ngất. Đêm hôm đó, em nằm mơ thấy mình lạc vào giữa một rừng phong lan, đang bỡ ngỡ trước cảnh lạ đột nhiên có một cô bé mặc áo dài trắng đến giới thiệu cho em biết cuộc đời của họ hàng nhà phong lan “Họ lan chúng em là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Đây là họ có các thành viên mọc trên toàn thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực. Phần lớn nhà em đều ưa thích cái nóng của miền nhiệt đới. Một số anh chị khác thì thích cái băng giá của vùng Bắc cực hay Nam cực. Họ hàng nhà em đông đúc lắm, đến nay vẫn chưa thống kê đủ số loài, ngoài ra còn có thêm 100.000 loại cây lai ghép. “Chị ạ, cũng là cây nhưng chúng em chả cần đến đất. Tổ tiên chúng em đã để lại cho một di sản rất quí, đó là bộ rễ. Bộ rễ này như những cánh tay vươn dài trong không trung, trên các vỏ cây và có thể lấy hơi nước trong không khí và chất khoáng hòa tan ở đó. Họ hàng chúng em ai cũng khoác lên mình một chiếc áo sặc sỡ, hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng. Một cây lan khỏe phải có một bộ lá xanh mướt, mềm mại, duyên dáng và hấp dần. Các chị lan ở xứ lạnh còn có thêm củ giả, dùng để dự trữ chất dinh dưỡng, nhờ đó mà các chị có thể sống trong suốt mùa đông lạnh giá. À! em quên giới thiệu với chị một người bạn thân thiết của nhà em mà bất cứ một bé lan mới lớn nào cũng biết, đó là nấm. Vì sống trên cây nên họ hàng nhà em ăn uống khó khăn lắm, phải nhờ những người bạn nấm này mà tụi em mới có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng từ khi mới chào đời. Đến khi lớn thì các bạn nấm rời bỏ chúng em mà qua những cây con khác, chỉ có những chị sức khỏe yếu mới được nấm ở lại chăm sóc thôi.” “Có một điều rất lạ là trong số bà con nhà em ở vùng nhiệt đới thường trút hết lá trong mùa khô hạn, chỉ nở hoa thôi. Lúc này, các chị hay sống ẩn, chờ mùa mưa đến sẽ cho chồi mới. Một số chị lan sống ở đất có chu kỳ sống đặc sắc, xen mùa lá với mùa hoa. Khi ra hoa, các chị trút toàn bộ các lá đi và sau khi hoa tàn, củ giả sẽ cho chồi lá mới. “Họ hàng chúng em đông đúc nên mỗi người ở một nơi. Chị Phi Điệp và chi lan Đại thường ẩn mình dưới đám lá um tùm trong rừng. Chị lan củ mập mạp thích sống trên các cách núi đá cheo leo nhiều ánh sáng. Chị lan Tai Trâu tô điểm cho các rừng già. Cô lan San Hô có thói quen buông thỏng mình trên các cây gỗ riêng lẻ. Chỉ có những ngày hội hoa chúng em mới có dịp sum họp ở đây. Chị trông kìa, bạn Kim Thoa có chiếc áo màu hồng cánh sen; bạn Kim Lan diện áo vàng tươi. Trước mặt chúng ta là chị Tuyết Ngọc khiêm tốn trong bộ cánh trắng nhưng rất nổi vì có năm dải lụa dài. Chị Vảy Rồng dáng thô nhưng nhờ chiếc áo màu hoàng yến nên không đến nổi xấu. Mấy chị ở cuối vườn khoác áo vàng sọc, chúng em đặt cho cái tên là Lan Dạ Báo. Duyên dáng nhất là bạn Lan Hài sống trên các vách đá vôi như cô Tấm ngày xưa.” “Những cánh hoa ấy của các chị lại có cấu tạo hoàn toàn khác nhau đấy. Có chị mỗi mùa chỉ nở một hoa, có chị lại nở một lúc cả chục đóa hoa cơ ! Tuy nhiên, đa số họ hàng nhà em đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp lại thành chùm, phân bố ở đỉnh thân hay nách lá. Có chị nở hoa chị bằng hạt gạo bé tí, lại có chị nở hoa to đến 5m ! Đang mơ màng trước cảnh vật nên thơ thì tiếng cô bé lại ngọt ngào thu hút em và câu chuyện:…”Chị ơi, vì những chiếc áo lộng lẫy này mà lúc nào chúng em cũng bận rộn tiếp khách. Ong, bướm khôn lắm ! Biết chúng em có những bình mật tốt nên họ hay đến tìm. Từ bao đời nay họ hàng nhà em đã biết tận dụng những anh giao liên này để mang phấn sang hoa khác. Có một điều là khi nói ra cũng hơi xấu hổ vì bố mẹ, cô dì chúng em đẻ rất nhiều. Mỗi lần sinh có tới hàng vạn con, toàn là những chú bé tẹo tèo teo. Các chú bé này chỉ thích bám vào những cành cây cao. Oái ăm thay, các chú không tự mình phát triển thành cây đươc mà phải sống chung với các anh bạn nấm mới nảy mầm được. Nhờ thế mà họ hàng nhà phong lan chúng em phổ biến khắp nơi.” “À em quên chưa giới thiệu với chị trong số các thiếu nữ kiều diễm, ở đây có khá nhiều ba làng giỏi. Chị Lan Vani có hương thơm dịu dàng và chữa bệng đường ruột rất cừ. Ai bị khản tiếng, chị Khô Mộc bốc cho vài thang thuốc là khỏi liền. Ai gầy mòn, mệt mỏi đến gặp chị Hoàng Thảo.” “Thời các cụ cố chúng em ngày xưa đã được loài người chú ý đem về nhà làm cây cảnh vì không cần nuôi dưỡng cầu kỳ mà lại có hoa đẹp và bền. Các nhà làm vườn ở châu Âu và Bắc Mĩ còn lai tạo ra nhiều bạn lan với sắc hoa rực rỡ không kém gì hoa thuần chủng đâu. Ở các nước phát triển, các bạn của em tuy được nâng niu chìu chuộng nhưng luôn luôn bị giam lỏng trong nhà kính. Còn chúng em may mắn hơn, được sống trong thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp, được hưởng không khí tự do. Điều vinh dự cho chúng em là đã góp phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến chống Mỹ trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng em đã tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp của các chú bộ đội và các cô giao liên.” Vừa lúc đó thì em đột nhiên tỉnh dậy. Xugn quanh em không biết từ đâu lại thoang thoảng mủi thơm dịu của những đóa hoa Phong Lan. Em chợt nhớ tới một câu nói của một nhà thực vật học người Nga: “Thiên nhiên đã hào phóng tặng cho họ Phong lan một vẻ đẹp lạ thường, và tính đa dạng của hoa đã làm sửng sốt con người từ những thời xa xưa cho đến ngày nay". Đề 4: Di tích lịch sử Tôi được xây dựng cách đây non một ngàn năm, được chứng kiến rất nhiều đổi thay của non sông Việt Nam. Người Việt thường biết đến tôi dưới tên gọi: Chùa Một Cột. Sở dĩ tôi có cái tên đặc biệt đó là vì tôi chỉ có một cột làm trụ. Tôi sống giữa một hồ sen trong khu vườn Tây Cấm thật thơ mộng. Tôi được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo sự gợi ý của nhà sự Thiền Tuệ. Vào năm tôi ra đời, tức năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Vì thế các nghệ nhân làm tôi trông giống như một tòa sen, nên người ta thường gọi dưới cái tên khác là Liên Hoa Đài. Sau khi xây dựng, nhà vua còn cho các nhà sư đi vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế tôi còn được mang tên là Diên Hựu. Cả thân tôi đều được làm bằng gỗ, phía trong có tượng Phật bà Quan Âm. Mái đầu tôi hình vuông, làm bằng ngói, hơi cong ở mỗi góc, trên có lưỡng long triều nguyệt, chiều dài mỗi cạnh chừng 3m. Còn cây cột độc nhất của tôi có đường kính 1,2m, chiều cao cột thì chừng 4m, chưa kể phần ngập dưới hồ. Cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Từ khi được xây dựng cho đến nay, tôi được tu sửa rất nhiều lần, vì thế diện mạo của tôi hiện nay khác xưa nhiều lắm. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho dựng một ngọn bảo tháp cạnh tôi và cho trùng tu tôi lại. Đến năm 1108, Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Quả chuông này có thể sánh chung với tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh thời đó, vì thế nó đối với tôi đáng giá vô cùng. Nhưng chỉ tiếc tôi hèn mọn, không thể giữ chuông bên mình vì quá nặng, để dưới đất thì nó lại đáng không kêu. Vì thế người ta đành chuyển nó vào một thửa ruộng sâu nơi tôi ở. Đặc biệt thửa ruộng này có nhiều rua, nên chuông còn có tên là “Quy Điền chung”. Tiếc là quả chuông quý giá ấy lại bị phá hủy vào năm 1426, khi quân Minh xâm lược nước ta vì không còn vũ khí nên đã phá chuông lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Trước đây, tôi từng được xem là một ngôi Quốc tự và là một nơi rất linh thiêng. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng tư âm lịch, nhà vua lại đến chỗ tôi làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội. Tương truyền rằng khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến chỗ tôi cầu nguyện. Một đêm, Vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Đến nay vào những dịp lễ Tết hay ngày Rằm, mùng Một nhiều khách thập phương nườm nượp đến chỗ tôi cầu nguyện và thăm quan. Điều quan trọng nhất là ngày 4 tháng 5 năm 2006, tôi được ghi vào sách kỷ lục Ghiness Việt Nam với danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam” Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu: Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan In ngược hình chim, gương nước lạnh Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn Ngày xưa, ở phiá Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhạ Ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quy. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỵ Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng. Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. Tên gọi khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia) (hiện nay là Iran). Sự đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN (Huxley và những người khác, 1992). Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn. Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông. Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào. Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng (张张张), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão (张张张), một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ). 4mat ngay tho is offline Add Infraction for 4mat ngay tho Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 - 8 triệu tấn. Cách đây hơn 300 năm, Đào đã được trồng ở các tính miền Tây Bắc Trung Quốc, hiện nay Đào được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina… ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính. Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g cùi thịt quả Đào có 0,9g protein, 0,1g lipit, 7g gluxit, 8mg canxi, 20mg phốtpho, 10mg sắt, 2mg caroten, 8,3mg Vitamin B1, 2mg Vitamin B2, 6mg Vitamin C, các axit hữu cơ: xitric, tactric, clorogenic. Đào rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì Đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý. Nhân hạt Đào (Đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu. Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da. Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, *** tháo đường, viêm phế quản. Cành Đào: Chữa sốt rét. Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo. Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng. . mang tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ đã có tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới. Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa lối thơ mới và thơ cũ diễn ra. mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi quen thuộc là phong trào Thơ. lõng, bơ vơ giữa xã hội. Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới. Đề 1: thuyết minh về một

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w