1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số vấn đề về mùa lũ ở Đồng bằng châu thổ sông Mekong ppsx

8 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Lớp DH10MT Một số vấn đề về mùa lũ ở Đồng bằng châu thổ sông Mekong Tóm tắt Lũ là một hiện tượng tự nhiên, nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải lúc nào lũ cũng hiền hòa và dễ chịu, đôi lúc chúng như một thảm họa tác động ít nhiều đến đời sống của người dân. Vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong hằng năm phải phải nhận toàn bộ lượng lũ sông Mekong từ thượng nguồn đổ về, đó vừa là thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bởi lượng phù sa bồi đắp dồi dào, vừa là khó khăn vào những năm lũ diễn biến thất thường hay cường suất lớn, châu thổ sông Mekong phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, gây thiệt hại lớn về người và của, ĐBSCL cũng chịu chung số phận. 1. Khái quát Sông Mekong - Sông Mekong là sông lớn nhất ở Đông Dương, bắt nguồn từ dãy Tuyết Sơn, Tây Tạng chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia cuối cùng đổ ra biển Đông ở Việt Nam bằng 9 cửa sông mà ta quen gọi là Sông Cửu Long (SCL). - Sông Mekong có chiều dài khoảng 4.200km, phần ở Việt Nam khoảng 220km. Lưu vực (1) sông khoảng 795.000km 2 trong đó 39.000km 2 ở Việt Nam (theo Uỷ ban sông Mekong) hoặc 810.000 km 2 , phần ở nước ta 64.300 km 2 , (theo Vũ Trung Tạng 2008) Lưu lượng (2) trung bình 13.200 m 3 /s, vào mùa nước lũ có thể lên đến 30.000 m 3 /s. Tổng lượng nước sông Mekong rất lớn, khoảng 550.10 9 m 3 - Phân chia các vùng sông Mekong: + Vùng thượng lưu sông Mekong chạy dài từ cao nguyên Tây Tạng đến Chiang Saen, đây là phần lưu vực rất hẹp chiếm 19% diện tích tổng lưu vực sông (151.000 km 2 ), có địa hình cao, núi non hiểm trở. + Vùng trung lưu được tính từ Chiang Saen xuống tới Kratie (Campuchia) chiếm 57% diện tích lưu vực (453.150 km 2 ). Vùng trung lưu là nơi đón nhận các cơn bảo lớn thổi theo hướng Tây đi vào lưu vực đem lại mưa to gây ra lũ lụt lớn trên sông Mekong và các phụ lưu. + Hạ lưu sông Mekong có đỉnh là Kratie kéo dài trên biển Đông với diện tích là 198.800 km 2 , chiếm 24% diện tích lưu vực. - Vùng đồng bằng châu thổ của lưu vực sông Mekong được xác định từ Phnom Penh (Campuchia) cho đến biển Đông, diện tích khoảng 45.000 km 2 - Từ Phnom Penh (Campuchia), sông có 3 chi lưu: + Ở phía trên, sông Mekong hợp lưu với sông Tonglesap đưa nước vào Biển Hồ (Hồ Tonlésap). Biển hồ có diện tích lưu vực 85.000 km 2 là một hồ chứa nước tự nhiên có dung tích khoảng 85 tỷ m 3 . Biển Hồ giúp điều tiết nước lũ ở sông Mekong, phần lớn lượng nước lũ Kratie sau khi tràn bờ sẽ vào Biển Hồ qua sông Tonglesap. + 2 chi còn lại chảy theo 2 nhánh: Nhánh bên trái gọi là sông Mekong (sang địa phận Việt Nam gọi là sông Tiền- Tiền Giang) Nhánh bên phải gọi là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là sông Hậu-Hậu Giang). Cả 2 đều chảy vào khu vực Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, mỗi nhánh dài 220-250km. 1 Sông Tiền chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Mỹ Thuận rồi đổ ra biển Đông bằng 6 cửa. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ rồi đổ ra biển Đông bằng 3 cửa. (cửa thứ 3 là Bát Xắc, đã bị bồi lấp khoảng 100 năm nay). - Vì sông Mekong chảy qua nước ta rồi đổ ra biển bằng 9 cửa sông nên được gọi là Sông Cửu Long, 9 cửa sông từ Bắc xuống Nam theo thứ tự là: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa Cung Hầu, Cửa Định An, Cửa Bát Xắc, Cửa Tranh Đề. 2. Giới thiệu chung về lũ: - Hằng năm sau mùa khô hạn, đến thời kì nước sông dâng cao do những trận mưa lớn, sự hoạt động của sông ngòi trở nên mạnh mẽ, nước sông đục ngầu cuồng cuộn chảy- đó là mùa lũ. - Nhìn nhận lũ trên cơ sở xem lũ là tài nguyên. + Lũ cung cấp nguồn nước vô tận cho sự sống và mọi hoạt động của con người, nhờ lũ nước được tích đầy vào các ao, hồ, đầm phá, vực sâu…để cung cấp dần cho nông nghiệp, công nghiệp, giải trí…,và phần lớn còn lại là đổ ra biển giúp điều hoà khí hậu, tham gia vào vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. + Lũ đi qua mang theo lượng phù sa dồi dào cho lòng sông. Hằng năm, sông Mekong chuyển vào ĐBSCL 150 triệu tấn phù sa (sông Tiền 138 triệu tấn và sông Hậu 12 triệu tấn) chủ yếu vào các tháng mùa lũ. Phù sa rất thích hợp cho canh tác lúa và nuôi trồng thuỷ sản. + Nhờ nước lũ, nhiều loại phân bón, hoá chất, thuốc trừ sâu còn tồn động trong đất, nước được rửa trôi. + Lũ mang theo vô vàn các phiêu sinh vật, tôm cá và thuỷ sinh vật cho các sông, đem lại nguồn thuỷ sinh vật là thức ăn dồi dào cho nuôi trồng thuỷ sản bằng bè ở các sông. Lũ là nguồn tài nguyên vô tận, nếu biết khai thác, giữ gìn và chế ngự lũ thì lũ là một người bạn thân thiết của con người. - Nhìn nhận lũ trên cơ sở xem lũ là thiên tai Lũ là một hiện tượng tự nhiên cũng giống như động đất và núi lửa. Tuy nhiên, nếu lượng nước lũ lớn, nước sông dâng lên tràn ngập bãi bờ, làm cho các công trình ven sông, nhà cửa, ruộng vườn bị ngập úng. Lũ lớn chảy làm xói mòn sườn dốc, làm lòng dẫn sông ngòi thay đổi. Qua một trận lũ lớn cả một vùng bị ô nhiễm nặng nề do các xác động vật, thực vật, thối rữa gây ra, tạo nên dịch bệnh cho con người. Trong những thập niên gần đây, lũ luôn là mối đe doạ tiềm ẩn nhất, nguy hiễm nhất bên cạnh động đất mà con người luôn phải gánh chịu. - Lũ lớn hay nhỏ đều có quan hệ đến nhiều hoạt động của con người. Vì vậy nhìn chung vấn đề chống lũ phòng lụt là việc hàng đầu rồi mới đến việc sử dụng và khai thác lũ. - Vấn đề lũ được xét dưới nhiều mặt: + Lũ và sự chuyển động của nó. + Quan hệ giữa lũ và công trình. + Phòng chống lũ cho các điểm dân cư, công trình dân dụng, đất đai nông nghiệp. + Khai thác lũ cho vùng khô hạn. 2 3. Tình hình lũ ở Đồng Bằng Châu Thổ sông Mekong 3.1. Lũ ở sông Mekong và Châu Thổ sông Mekong - Mưa là nguyên nhân chủ yếu gây lũ lụt ở lưu vực sông Mekong. Hằng năm, mùa mưa xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng 7, 8, 9 có lượng mưa cao nhất, với lượng nước chiếm trên 85% tổng lượng mưa năm. Vào khoảng tháng 8, 9 lũ lên cao ở hạ lưu. Lượng mưa trung bình hằng năm ở hạ lưu sông Mekong là 1.670 mm (bằng lượng mưa trung bình của ĐBSCL). - Hằng năm, vào tháng 6, 7 lũ bắt đầu hình thành và tăng dần ở thượng lưu sông Mekong. Tuy nhiên là thường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8, lũ từ Kratie mới đổ mạnh về hạ lưu với lưu lượng trên 30.000 m 3 /s, sau đó đạt đỉnh vào cuối tháng 9, đầu tháng 10, với lưu lượng từ 40.000-50.000 m 3 /s. - Trước khi đến Biển Hồ, nước lũ tràn bờ và làm ngập các vùng trũng dọc 2 bên bờ sông chính từ Kompong Cham tới Phnom Penh Hạ. Một phần lớn lượng nước lũ từ Kratie sau khi tràn dọc bờ vào Biển Hồ qua sông Tonglesap đã chảy theo sông chính vào ĐBSCL qua Tân Châu vào Châu Đốc. Một phần chảy sang bờ tả sông Mekong (nhánh bên trái của sông Mekong trên lãnh thổ Campuchia, khi được chia làm 2 nhánh ở Phnom Penh) vào vùng trũng thuộc tĩnh Svay Rieng (Campuchia) để sau đó vào Đồng Tháp Mười (ĐTM) ở Việt Nam và chảy sang bờ hữu sông Passac vào vùng trũng tỉnh Tà Keo vào vùng Tứ Giác Long Xuyên (TGLX) ở Việt Nam. - Biển Hồ được nối với dòng chính Mekong bằng sông Tonglesap có chiều dài 100 km. Với diện tích lưu vực 85000km 2 . Biển Hồ là 1 hồ chứa nước tự nhiên có dung tích khoảng 85 tỷ m 3 ,hằng năm nhận từ sông Mekong khoảng 49 tỷ m 3 nước vào mùa lũ, bổ sung khoảng 80 tỷ m 3 nước cho hạ lưu từ sau đỉnh lũ cho đến đầu mùa mưa năm sau, góp phần gia tăng dòng chảy kiệt vào ĐBSCL. Vào tháng 5, 6 khi Mekong bắt đầu có lũ thì nước từ sông chính theo Tonglesap chảy ngược vào Biển Hồ, thời gian chảy ngược duy trì đến 9, 10. Khi nước trên sông chính vượt qua đỉnh cao nhất trong năm, từ tháng 10, nước từ Biển Hồ bắt đầu chạy ra sông, bổ sung cho dòng chảy vào Đồng Bằng từ đỉnh cho đến cuối mùa lũ và gần suốt cả mùa kiệt, do vậy lũ ĐBCL thường đạt đỉnh lớn nhất trong năm vào khoảng tháng 10. Hình: Mô tả sự hình thành lũ vùng châu thổ sông Mekong (Tô Văn Trường, 2006) 3 Lũ thượng nguồn: độ lớn, cường suất lũ, quá trình và tổng lượng lũ… Lợi ích: cấp nước, giữ ẩm, và đất ướt, phù sa và thủy sinh, điều hòa khí hậu. Mưa gây lũ lưu vực Biển Hồ: lượng mư, cường độ mưa, thời gian mưa… Tác hại: ngập lụt, xói mòn đất, phá hủy công trình… Lũ đầu vào Lũ châu thổ Điều tiết Biền Hồ Lũ và hiện tượng lũ châu thổ 3.2. Tình hình lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 3.2.1. Khái quát Đồng Bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL chiếm phần lớn châu thổ sông Mekong với diện tích khoảng 3,94 triệu ha, chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực sông Mekong, nằm ở cuối lưu vực, là phần thấp nhất của châu thổ và tiếp giáp với biển nên hằng năm nhận toàn bộ lượng lũ sông Mekong từ thượng nguồn đổ về. - ĐBSCL có lượng mưa tương đối lớn, 1.300-2.500 mm/năm và số ngày mưa kéo dài. - ĐBSCL là đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng, cao hơn mực nước biển trung bình 0,3-1,4 m. 3.2.2. Lũ và ngập lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Lũ từ thưỡng nguồn sông Mekong, sau khi điều tiết ở Biển Hồ, lũ vào ĐBSCL với 1 số đặc điểm sau: - Mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 - Nhìn về lịch sử, lũ là 1 hiện tượng tự nhiên, từ xưa con người đã biết phát triển các hệ thống kênh, và đê bao để kiểm soát lũ. Năm 1818, Thoại Ngọc Hầu đã khởi đầu đào kênh Đông Xuyên, năm 1819, đào kênh Vĩnh Tế để thoát nước lũ ra biển. - Lũ thường bao phủ từ 1,4 đến 1,9 triệu ha (chiếm 50% diện tích của Đồng Bằng). - So với lũ thượng nguồn, lũ ở ĐBSCL diễn ra hiền hoà hơn, nếu biên độ lũ tại Kratie là 10m, thì tại Tân Châu, Châu Đốc chỉ còn 3,5-4m - Lũ lên xuống từ từ với cường suất nhỏ, trung bình 5-7cm/ngày. -Tốc độ truyền lũ chậm, từ Phnom Penh về Tân Châu lũ đi mất 2-3 ngày (tốc độ 1,5-2 km/h) - Đỉnh lũ đạt lớn nhất là cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. - Tổng lưu lượng đỉnh lũ trung bình 38.000 m 3 /s tương đương mức nước trung bình 4,23 m tại Tân Châu và 3,71m tại Châu Đốc. Những năm lũ lớn, tổng lưu lượng lớn nhất vào ĐBSCLcó thể đạt 40.000-43.000 m 3 /s. Bảng: Lưu lượng trung bình nhiều năm của sông Mekong tại 1 số trạm thuỷ văn. Trạm thuỷ văn Tổng lưu lượng năm (m 3 /s) Q (mùa lũ) Q (mùa kiệt) m 3 /s % m 3 /s % Tân Châu 131.965 98.800 76 33.165 24 Châu Đốc 31.726 23.600 75 18.162 25 Mỹ Tho 91.949 71.290 76 20.659 24 Cần Thơ 90.043 71.500 79 18.543 21 (Vũ Trung Tạng 2008) ĐBSCL khi nước lũ các sông lên cao thì trong đồng, lượng mưa tại chỗ tạo ra lượng nước khá lớn, lượng nước này không tự tiêu trên sông được nên gây úng. Ngược lại trong mùa khô cạn nước sông xuống thấp, thiếu nước tưới tiêu cho ruộng đồng khi hạn hán xảy ra. 4 3.3.3. Diễn biến các trận lũ lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Lũ lớn thường xuất hiện 2 năm/lần. Nhiều trường hợp có lũ trong 3-4 năm liên tiếp như 1937-1940, 1946-1949 và 1994-1996. - Các trận lũ lớn trong lịch sử: 1937, 1939, 1940, 1961, 1966, 1978, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001. Trận lũ lớn năm 1978: Sông Cửu Long không có đê, hằng năm nước lũ thường tràn bờ gây gập lụt, tuy nước sông lên không nhanh như sông Hồng nhưng 1978 lũ ở SCL xuất hiện sớm hơn bình thường 1 tháng gây thiệt hại lớn cho mùa màng, nhà cửa, nông nghiệp. - Ngoài lượng nước chảy theo sông Tiền và sông Hậu, nước từ Campuchia còn chảy sang các khu thấp, ĐTM, TGLX làm các vùng này ngập sâu 2-3m kéo dài đến 3 tháng. + Ở ĐTM vào giữa tháng 8/1978,khi mực nước Tân Châu vượt 420cm, thì sông Tiền bắt đầu tràn mạnh vào ĐTM theo các kênh Hồng Ngự, Đồng Tiến và trở thành nguồn chính đổ vào ĐTM. Đợt lũ thứ nhất chưa xuống được bao nhiêu lại tiếp đến đợt lũ thứ hai vào đầu tháng 10. Do cộng hưởng hai trận lũ nên đỉnh lũ khá cao. Toàn ĐTM năm 1978 ngập sâu hơn lũ 1961: 20cm, và 1966: 40cm. + TGLX nước tràn ngập từ sông Hậu vào từ Campuchia sang. Lúc đầu diện ngập chỉ ở phía bắc Cái Sắn nhưng sang tháng 10, đỉnh lũ thứ 2 xuất hiện, nhiều cống và đê Cái Sắn bị vỡ, nước tràn xuống phía Nam làm ngập 45.000 ha tại Thốt Nốt và Ô Môn. Mực nước vùng TGLX năm 1978 cao hơn 1961 là 10cm và 1966 là 20cm, có nơi gập sâu 2-3m, thời gian ngập 71 ngày. - Vùng giữa sông Tiền và sông Hậu: nước tràn từ Campuchia qua các cầu trên đường Châu Đốc, Tân Châu, sông Vàm Nao, tổng diện tích ngập lụt ở phía dưới Vàm Nao tới 25.000ha. - Đặc biệt trận lũ 1978 so với các trận 1961 và 1966 có mực nước ở Tân Châu, Châu Đốc thấp hơn từ 24-45 cm nhưng diện tích ngập rộng, độ sâu ngập hơn từ 0,5-1m. - Trận lũ năm 1978 ảnh hưởng đến hầu khắp Đồng Bằng Nam Bộ. Trận lũ năm 2000: là một trận lũ lớn lịch sử và diễn biến thất thường. - Nước lũ đổ về đồng bằng nhanh hơn trước, ngập lụt trên diện rộng và kéo dài, mực nước lớn hơn ngập lụt năm 1978, 1996 khoảng 20- 60cm. - Nước lũ truyền về ĐTM, TGLX nhanh hơn trước đây 2-5 ngày. Ngập lụt truyền từ vùng này sang vùng khác, từ vùng cao xuống vùng thấp nên thời gian ngập kéo dài hơn. - Diễn biến ngập lụt rất phức tạp, mức độ khác biệt nhiều so với những năm trước, những thay đổi của cơ sở hạ tầng so với các tuyến giao thông, hệ thống bờ kênh, bờ bao, các kênh rạch, công trình kiểm soát lũ, đã tạo ra các khu, ô trũng khá tách biệt làm cho bức tranh ngập lụt rất đa dạng trong các vùng ĐTM, TGLX. + Ở vùng ĐTM, nước lũ dẫn về trung tâm ( Tân Hưng, Mộc Hóa, Kiến Bình) nhanh hơn, nhiều hơn, nên đã uy hiếp rất lớn vùng này. Thời gian ngập lụt ĐTM kéo dài, tại trung tâm ĐTM, mực nuớc cao hơn 3m duy trì trên 30 ngày. + Ở vùng TGLX, do có hệ thống kiểm soát lũ là công trình đập cao su Tha La-Trà Sư và trên đoạn Tịnh Biên-Châu Đốc nên đã kiểm soát lũ khá rõ, đỉnh lũ tại TGLX thấp hơn lũ 1996 từ 6-10cm, trong khi đỉnh lũ ở ĐTM cao hơn lũ 1996 từ 20-30cm. Lũ năm 2001: tuy không phải là lũ lịch sử như lũ năm 2000, nhưng cũng xấp xỉ lũ 1978 và 1996, nên qua hoạt động của hệ thống lũ TGLX cho thấy hiệu quả to lớn, mực 5 nước lũ năm 2001 ở ĐTM so với các năm 1978,1996 không những xấp xỉ mà còn có xu thế cao hơn, thì ở vùng TGLX nhìn chung mực nước lũ đều thấp hơn 10-20cm. Bảng: Mực nước trên sông chính và lưu lượng tràn từ biên giới vào ĐTM qua một số năm. (Tô Văn Trường,2006) Năm Mực nước cao nhất tại Tân Châu (cm) Mực nước cao nhất tại Châu Đốc (cm) Lưu lượng (m 3 /s) tràn từ biên giới vào ĐTM 1996 486 454 8400-8800 2000 506 489 9500-10000 2001 478 448 7500-8000 2003 406 350 2400-2600 4. Mô hình chung sống với lũ: Các vấn đề chính trong việc sống chung với lũ là: - Cải tạo và phát triển hệ thống kênh để cấp nước, tiêu chua cải tạo đất, tăng cường khả năng thoát lũ. - Xây dựng hệ thống bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ để sản xuất lúa Hè Thu. - Xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư, giao thong kết hợp với các công trình thuỷ lợi. - Tuyển chọn, phổ biến các giống cây trồng vật nuôi thích hợp và biện pháp về kỹ thuật nông nghiệp để trên cơ sở sống chung với lũ. Ví dụ về mô hình sản xuất cho vùng ngập lũ: Sản xuất chủ yếu vùng ngập lũ ĐBSCL là nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, công nghiệp. Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt do lũ gây ra nên để thực hiện có hiệu quả nhân dân phải tạo nên nhiều mô hình sản xuất trên cơ sở luân canh, xen canh giữa các cây trồng nông nghiệp; nông nghiệp kết hợp thuỷ sản; lâm nghiệp kết hợp thuỷ sản. + Mô hình lúa 3 vụ: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông. + Mô hình 2 lúa+ 1 màu hoặc 2 màu + 1 lúa. Áp dụng cho nơi có địa hình dễ tiêu thoát dọc theo sông Tiền, sông Hậu. Vụ mùa thường sản xuất vào vụ Hè Thu với mô hình 2 lúa + 1 màu, và màu Đông Xuân + Hè Thu trong mô hình 2 màu + 1 lúa. + Mô hình 1 vụ màu chủ yếu trồng các loại khoai dài ngày như khoai mì, khoai mỡ, có thời vụ từ tháng 1-6. + Mô hình nuôi tôm nước mặn: mới phát triển 1 vài năm gần đây ở khu vực ven biển vùng TGLX, chỉ nuôi trong thời kì không có lũ. + Nuôi cá bè trên sông: phát triển ở An Giang, Đồng Tháp, ngư dân xây dựng các bè lớn và gắn với hệ thống lưới tạo thành các chỗ nuôi cá công nghiệp rất hiệu quả. 5. Tác động của con người đến mùa lũ hiện nay. Các hoạt động của con người đã tác động ít nhiều đến tính quy luật và cường độ của lũ: 6 - Các nước ở thượng lưu đang xây dựng hang loạt các hồ chứa , đập nước , trong đó có hồ chứa công suất gấp 2 lần hồ Hoà Bình… sẽ tác động lớn đến chế độ lũ sông Mekong và cả mùa kiệt. - Mối đe doạ từ lũ ngày càng lớn hơn, khốc liệt hơn. Sự khai thác rừng bừa bãi trên quy mô lớn, sự phát triển kết cấu hạ tầng như đường xá, cầu cống. đập thuỷ lợi, làm cho dòng lũ bị biến dạng ít nhiều, phá vỡ quy luật chuyển động của chúng. - Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm Trái đất nóng lên mà mưa lũ xuất hiện nhiều hơn, cường suất cao hơn, bất ngờ hơn. 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Kết luận - Lũ và ngập lụt là một trong những thiên tai nghiêm trọng ở vùng châu thổ sông Mekong nói chung và ĐBSCL nói riêng, ảnh hưởng lớn đến đời sống KT-XH và phát triển sản xuất nông nghiệp trên 1 vùng rộng lớn và trong một thời gian dài với mức độ ngày càng nguy hiểm. - Đặc biệt trận lũ lịch sử năm 1987, 2000 càng chỉ rõ các thiệt hại do lũ gây ra không thể lường hết được. - Trong những năm gần đây, lũ sông Mekong có xu thế ngày càng lớn hơn cường suất cao hơn, thời gian ngập lũ lâu hơn do những biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. - Kiểm soát lũ là biện pháp tất yếu để con người chế ngự thiên nhiên một cách chủ động tuỳ theo điều kiện KT-XH và Môi Trường. 6.2. Kiến nghị - Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nước thượng nguồn lưu vực sông Mekong, đặc biệt là với Campuchia để khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên nước sông Mekong, trong đó kiểm soát lũ vùng hạ lưu, sẽ đảm bảo một sự phát triển bền vững cho ĐBSCL, không chỉ hôm nay mà còn cho thế hệ trẻ mai sau. - Tăng độ chính xác của công tác dự báo lũ đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ với các nước thượng lưu, cập nhật, nâng cấp mạng lưới trạm khí tượng thuỷ văn. - Để hạn chế và kiểm soát lũ ở ĐBSCL trong giai đoạn tới, Bộ Khoa Học và Công Nghệ cần quan tâm một số vấn đề: + Chiến lược kiểm soát lũ ở vùng Campuchia-Viêt Nam phục vụ phát triển KT- XH, an ninh Quốc Phòng vùng lũ ven biên giới. + Giảm thiểu tác động các chương trình, dự án lớn phát triển KTXH ở thượng lưu ảnh hưởng đến ĐBSCL như xây dựng nhà máy thuỷ điện, phá thác ghềnh cho giao thông thuỷ, xây dựng các đập và hồ chứa……. (1) Lưu vực: là diện tích phủ lên tất cả các sông, suối lớn nhỏ đảm bảo nhuồn nước cấp cho dòng chảy chính. (2) Lưu lượng: là thề tích nước chảy qua thiết diện ngang tính theo giây, thường tính theo biều thức: Q (m 3 /s) = W.D m .V m Trong đó Q: lưu lượng dòng chảy (m 3 /s) W: chiều rộng (m) D m : độ sâu trung bình (m) V m : tốc độ trung bình (m/s) 7 Tài liệu tham khảo 1. Tô Văn Trường, 2006, Nhận dạng, kiểm soát lũ ở ĐBSCL, NXB Nông Nghiệp. 2. Vũ Trung Tạng, 2008, Sinh thái học các hệ sinh thái nước, NXB Giáo dục. 3. Lê Huy Bá và nnk, 2003, Tài nguyên thiên nhiên và phát triền bền vững, NXB Khoa học Kỹ thuật. 4. Phạm Ngọc Dũng, 2005, Giáo trình quản lý nguồn nước, NXB Nông Nghiệp. 5. Kỷ yếu hội thảo-Môi trường và giáo dục trong trường Đại học, 2010, trường Đại học an Giang và Đại học Hoa Sen. 8 . chống lũ cho các điểm dân cư, công trình dân dụng, đất đai nông nghiệp. + Khai thác lũ cho vùng khô hạn. 2 3. Tình hình lũ ở Đồng Bằng Châu Thổ sông Mekong 3.1. Lũ ở sông Mekong và Châu Thổ sông Mekong -. DH10MT Một số vấn đề về mùa lũ ở Đồng bằng châu thổ sông Mekong Tóm tắt Lũ là một hiện tượng tự nhiên, nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, nhưng không phải lúc nào lũ cũng. hình lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 3.2.1. Khái quát Đồng Bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL chiếm phần lớn châu thổ sông Mekong với diện tích khoảng 3,94 triệu ha, chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực sông Mekong,

Ngày đăng: 10/07/2014, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w