1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Con nghê - vật linh thuần Việt – phần 1 pptx

7 309 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 101,57 KB

Nội dung

Con nghê - vật linh thuần Việt – phần 1 Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được d

Trang 1

Con nghê - vật linh thuần Việt – phần 1

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây,

ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn Như tượng hai con lân trắng ở ngay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài gòn chẳng hạn Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, còn con Nghê xuất hiện từ bao giờ? (Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc thuộc?) Dù là biểu tượng thuần túy Việt Nam nhưng con Nghê lại được ít người biết đến

Trang 2

Con Nghê là gì?

Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất

là con trâu và con chó Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ Chó đá được dựng lên vì thế Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia

chủ Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng

từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ (Truyện cổ cũng thường nhắc đến chó đá, như chuyện

“Cậu học trò và con chó đá”, chuyện “Hai anh em và con

Trang 3

chó đá” - Xin đọc: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc,Truyện cổ nước Nam)

Rồi để bầy trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu

có, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá hoá linh Chó đá

được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê

Con Nghê còn được dùng để trang trí trong các ngôi đình

cổ ở Việt Nam Nghê được chạm trên cốn (xà ngang từ cột

ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài), hay được đạt trên đầu đao (sống mái chạy từ đỉnh nóc nhà xuống, cong lên như hình cây đại đao (mã tấu) nên gọi là đầu đao), như trên cốn đình làng An Hoà (Hà Nam), Phất Lộc (Thái Bình), cột đình làng Hội Thống (Hà Tĩnh) đầu đao đình làng Phù Lão (Bắc Giang), làng Trung Cần (Nghệ An), làng Tây Đằng (Sơn Tây) chẳng hạn Thuở nhỏ, vào khoảng đầu thập niên

1950 ở Thái Bình, còn thấy ở nhà cụ Hà Ngọc Huyền, ông ngoại chúng tôi có chưng tượng con Nghê cao gần một

Trang 4

thước ngay lối vào phòng khách cùng với những bình,

những chóe đời Khang Hy nhà Thanh, đời Minh Con Nghê này không biết nay đã lưu lạc về đâu?

Vậy con Nghê là một linh vật thuần Việt, được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt Con Nghê thường được thấy qua các món đồ gốm, mà có thể được giới thiệu tiêu biểu dưới đây

Vài hình tượng con Nghê tiêu biểu

Tượng con Nghê: dựa trên nước men, màu men, chất đất ta

có thể định rằng đây là một tác phẩm đời Lý (thế kỷ XI - XII) Con Nghê này cao độ 36cm, bàng đất nung, phủ men nâu, nét tô đắp cực kỳ tinh xảo, con Nghê trông sống động, oai vệ, tưởng chừng như có thể phóng lên xua đuổi tà ma ngay tức khắc Mặt Nghê ngắn Mình Nghê thon dài, rất thanh tú Cổ Nghê đeo dây lục lạc có tua, cổ ngửng thẳng Lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ, chạy suốt từ đỉnh đầu xuống đến đuôi Chân Nghê thanh nhưng thẳng và mạnh, chân sau ở thế ngồi bắp thịt đùi trông rắn

Trang 5

chắc mạnh mẽ, hai chân trước chống cao, chỗ đầu gối có lông xoắn cong Mắt to, miệng lớn, mũi lớn, miệng Nghê hơi hé mở để lộ những răng nanh nhọn hoắt, như sẵn sàng xua đuổi tà ma Tai Nghê lớn Lông Nghê mượt sát vào mình với những đường khắc, uốn từ sống lưng xuống phía bụng, trông như vằn chó

Tượng con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Nậm rượu hình con Nghê: chúng tôi xin đưa ra hình hai nậm rượu hình con Nghê, một mầu nâu, một mầu đen Nghê với hình dáng và thế ngồi cũng như mô tả ở trên, tuy rằng các chi tiết không sắc sảo bằng Nghê ngồi trên một bầu rượu

có dáng trên tròn dưới ống Mình Nghê rỗng, trên lưng Nghê có vòi loe để chuyên rượu vào (nắp đậy chỗ này

không còn, nên ta không biết nắp cũng làm bằng đất sét nung hay bằng gỗ hoặc lá cuộn) Rượu được rót ra từ vòi dài đi từ thân nậm, tựa như cọc với dây xích buộc Nghê

Hai nậm rượu hình con Nghê đời Lý (Bộ sưu tập Bùi Ngọc Tuấn) Bình trầm hương hình Nghê: màu men, nước men,

Trang 6

chất đất, độ nung của các bình hương này cho thấy đây là các tác phẩm làm thời Chu Đậu (thế kỷ XVI - XVIII) chứ không phải đồ đời Lý hay đời Trần Bình hương gồm hai phần, phần dưới là một hộp nhỏ hình chữ nhật, đây là chỗ

bỏ trầm vào đốt Phần trên là nắp Nắp là con Nghê ngồi trên một mặt phẳng đậy vừa kín phần dưới Mình Nghê rỗng nên khi đốt trầm khói từ phần hộp phía dưới, luồn trong mình Nghê rồi bay ra từ miệng Nghê đang hơi khẽ

mở, trông rất oai nghiêm Vì trầm được đốt trong hộp kín phía dưới mà chỉ có thể thoát khói ra khỏi miệng Nghê nên cháy rất chậm, vừa toả đủ khói hương để mang đầy vẻ linh thiêng mà vẫn cháy lâu cả buổi

Bình trầm hương con Nghê (thời Chu Ðậu, thế Kỷ 16 - 17) Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Cũng có một số bát hương làm vào khoảng thế kỷ XIII, XIV với hình chó thay vì hình nghê Đây là các bát hương có dạng nửa tô, nửa đĩa, với tượng chó ngồi ở chính giữa bát hương Thẻ hương được đặt ngang thành bát, gác lên đầu chó

Trang 7

Bát hương con Nghê Hình trích từ Vietnam ceramics, A separate tradition, John Guy và John Stevensen, Avery Press 1997 Loại khác gồm hai phần, phần dưới chắc cũng dùng để đốt trầm, khói bay luồn trong tượng chó ngồi ở giữa rồi tuôn ra miệng chó Khi không đốt trầm, cây hương cũng được đặt gác lên đầu chó

Ngày đăng: 10/07/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w