Bệnh Glôcôm - Những vấn đề cần quan tâm Glôcôm là bệnh khá phổ biến ở Việt nam. Bệnh gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không thể hồi phục. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng thu hẹp thị trường, teo lõm gai thị giác và tăng nhãn áp. Để có thêm những kiến thức cần thiết cho người bệnh cũng như người nhà khi mắc bệnh glôcôm tham khảo, chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc xung quanh căn bệnh này. 1. Hỏi: Có giải pháp nào để phòng bệnh Glôcôm? Trả lời: Không có cách nào được xác định là có khả năng giúp cho chúng ta tránh được bệnh Glôcôm (hay còn gọi là bệnh Thiên đầu thống), tuy nhiên bạn có thể làm chậm giai đoạn tiềm tàng trước quá trình điều trị của bệnh. Như vậy, việc đi khám mắt định kỳ là rất quan trọng. Bác sỹ của bạn sẽ thực hiện một loạt kiểm tra không đau như : đo nhãn áp; thử thị lực; khám mắt khi dãn đồng tử và đôi khi khám cả thị trường để kiểm tra xem liệu có dấu hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong mắt cũng như chức năng nhìn của bạn. Với những thông tin sớm, glôcôm thường có thể được điều chỉnh với thuốc (tra hoặc uống). Nếu tình trạng glôcôm của bạn không đáp ứng với thuốc, bác sỹ có thể đề nghị bạn phẫu thuật. 2. Hỏi: Nếu bị Glôcôm có thể bị mù không? Trả lời: Một điều may mắn rằng bạn sẽ không bị mù nếu sử dụng thuốc đúng cách, đều đặn và được Bác sỹ theo dõi thường xuyên. Việc điều trị làm chậm đáng kể các tổn thương (do tăng áp lực trong mắt của thị thần kinh – nhãn áp). Trên thực tế, nếu bạn sử dụng thuốc tra đúng cách mỗi ngày, bạn sẽ có thể giữ thị lực của bạn tới ngày bạn chết do tuổi già. 3. Hỏi: Nếu bố mẹ bị glôcôm liệu tôi có bị bệnh không? Trả lời: Không nhất thiết là như vậy, tuy nhiên nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh của bạn như: trên 50 tuổi; bị cận thị; có huyết áp cao. Vì vậy bạn nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh. 4. Hỏi: Liệu điều trị Glôcôm có kết quả không? Trả lời: Có. Và có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị glôcôm. Bác sỹ của bạn sẽ giới thiệu loại thuốc và cách tra. Các thuốc tác động theo 2 cách: một số làm giảm việc sản xuất dịch trong mắt (thuỷ dịch); một số khác làm tăng khả năng thoát thuỷ dịch ra ngoài mắt. Rất nhiều người có thể bảo vệ được thị lực nếu dùng thuốc đúng và tới khám Bác sỹ đều đặn. Nên chú ý: Thuốc điều trị glôcôm có ảnh hưởng tới toàn cơ thể, do đó nếu có phản ứng, bạn nên cảnh báo về việc dùng thuốc với tất cả Bác sỹ đang điều trị cho bạn. ở một số người, chỉ định thuốc đơn thuần không điều chỉnh được nhãn áp, cần phải phẫu thuật. Một dạng phẫu thuật sử dụng laser được gọi là tạo hình vùng bè, có thể giúp cải thiện dòng chảy ra khỏi mắt. Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật cắt bè. Bác sỹ sẽ tạo một đường mới giúp thoát thuỷ dịch ra ngoài. Nhiều bác sỹ sử dụng thêm một số thuốc tra để giúp áp lực trong mắt hạ hơn nữa. 5. Hỏi : Nếu bị Glôcôm tôi có thể lái xe không? Trả lời: Phần lớn bệnh nhân vẫn có thể lái x e cho tới khi họ được kiểm tra thị trường ở mắt. một số người glôcôm tiến triển vẫn có thể tiếp tục được láI xe nhưng rất hạn chế. Hãy hỏi bác sỹ về tình trạng của bạn để xác định xem bạn có thể lái xe không. 6. Hỏi: Tôi vẫn có thể được đeo kính tiếp xúc chứ? Trả lời: Điều đó còn phụ thuộc xem bạn được điều trị theo phương pháp nào. Bạn vẫn có thể sử dụng kính tiếp xúc khi bắt đầu sử dụng thuốc. Tuy nhiên, với một số thuốc bạn cần phải bỏ kính tiếp xúc khi tra, một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng tới kính nên bạn cần thỉnh thoảng thay kính.Nếu bác sỹ yêu cầu bạn cần phẫu thuật thì việc sử dụng kính sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi điều trị bằng thuốc tra. Hãy nói với bác sỹ về việc bạn đeo kính tiếp xúc để bạn có thể cùng họ cân nhắc việc ding thuốc cũng như điều chỉnh thị lực của bạn. 7. Hỏi: Tôi có thể làm gì để giúp bố mẹ tôi khi họ bị glôcôm? Trả lơì: Bị glôcôm là một điều rất tồi tệ. Nhiều người phải chịu đựng nhiều căn bệnh do tuổi già gây nên. Họ thường lo lắng về việc họ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình nếu họ bị mù. Vì vậy, trước tiên hãy làm yên lòng bố mẹ bạn rằng có rất nhiều người đã giữ được thị lực của họ nhờ chăm sóc và dùng thuốc đúng. Sau đó, bạn hãy giúp đỡ cha mẹ thiết lập thói quen tra thuốc theo đúng lịch. Một số thuốc tra cần phải được sử dụng nhiều lần trong ngày. Điều đó không dễ nhớ và khó khăn hơn đối với những người bị bệnh khớp. Bạn có thể giúp họ bằng cách đặt chuông hoặc gọi điện nhắc nhở. Nếu không thể, hãy nói với bác sỹ cho họ uống tại chỗ. Nếu bố mẹ bạn phải điều trị phẫu thuật, hãy làm mọi việc để giúp họ chuẩn bị, sau đó thu xếp đưa họ tới khám bác sỹ chuyên khoa mắt. Bs. Ths. Bùi Vân Anh (Theo Web MD Health) . Bệnh Glôcôm - Những vấn đề cần quan tâm Glôcôm là bệnh khá phổ biến ở Việt nam. Bệnh gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn không thể hồi phục. Bệnh được đặc trưng bởi. nhãn áp. Để có thêm những kiến thức cần thiết cho người bệnh cũng như người nhà khi mắc bệnh glôcôm tham khảo, chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc xung quanh căn bệnh này. 1. Hỏi:. Hỏi: Có giải pháp nào để phòng bệnh Glôcôm? Trả lời: Không có cách nào được xác định là có khả năng giúp cho chúng ta tránh được bệnh Glôcôm (hay còn gọi là bệnh Thiên đầu thống), tuy nhiên