Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân ra khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình.. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng
Trang 1Trường tiểu học
Lớp:
Họ tên học sinh:
Thứ ngày …… tháng … năm……
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2009–2010 MÔN: Tiếng Việt (đọc hiểu) – Lớp 3
Thời gian làm bài: 30 phút.
Con cò
Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò.
Màu thanh thiên bát ngát, buổi chiều lâng lâng Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân ra khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa.
Nó thong thả đi trên doi đất.
Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.
Theo Đinh Gia Trinh
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:
1 Con cò xuất hiện trong bài đọc được tác giả miêu tả trong khung cảnh thiên nhiên:
a vào một buổi sáng đẹp trời có nhiều lạch nước
b vào một ngày đẹp trời với nhiều cánh đồng lúa chín
c vào một buổi chiều đẹp trời thanh bình và yên tĩnh
2 Các chi tiết: “con cò trắng bay chầm chậm bên chân trời, bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, nó thong thả đi trên doi đất” tác giả muốn nói lên:
a vẻ đẹp đôi cánh của con cò
b hình ảnh duyên dáng của con cò
c đôi chân mềm yếu của con cò
3 “Màu thiên thanh” được nói đến trong bài được hiểu là màu xanh:
a nước biển
b của lúa
c da trời
4 Trong câu: “Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.”, tác giả đã dùng hình ảnh:
a so sánh
b nhân hoá
Trang 2UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BẢN CHÁNH
I C h í nh t ả ( 5 điểm)
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II, Năm học: 2009–2010
MÔN : Tiếng Việt (viết) - Lớp 3
Thời gian làm bài: - Chính tả: 20 phút;
- Tập làm văn: 35 phút.
Bài viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
Hồ Chí Minh
* Cách t i ế n hà n h: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:
- Đọc cả bài viết cho học sinh nghe;
- Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần);
- Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết
II T ậ p l à m vă n (5 điểm)
Đ
ề bà i: Dựa vào các gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 10 câu) kể lại
một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem (hoặc trực tiếp tham gia).
Gợi ý:
a/ Đó là môn thể thao nào?
b/ Em trực tiếp tham gia hay chỉ xem thi đấu?
c/ Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Khi nào?
d/ Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
đ/ Kết quả buổi thi đấu ra sao?
* Cách t i ế n hà n h: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:
- Đọc đề , ghi đề bài và gợi ý lên bảng lớp;
- Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài
2
Trang 3-HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2009–2010 Môn : Tiếng Việt – Lớp 3.
I Đọc hi ể u (4.0 điểm):
* Học sinh khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất ghi điểm như sau:
* Đáp án – Biểu điểm:
II Viết (10 điểm): Chính tả + Tập làm văn.
1 Chính t ả (5.0 điểm):
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức, chữ viết rõ ràng, chân phương, sạch đẹp: 5.0 điểm;
- Sai mỗi lỗi chính tả (âm đầu, vần, tiếng, viết hoa không đúng qui định) trừ 0.5 điểm;
- Sai mỗi lỗi chính tả (dấu thanh) trừ 0.25 điểm.
* Chữ viết không rõ ràng, không đúng qui định hoặc trình bày bẩn, trừ cả bài 1.0 điểm.
2 T ập l à m văn (5.0 điểm):
a/ Đ ả m b ảo các y êu c ầu sau được 5.0 điểm:
- Viết được đọan văn ngắn (từ 6 câu trở lên) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em
đã có dịp xem (hoặc trực tiếp tham gia) theo các gợi ý của đề bài,
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ
- Trình tự hợp lí, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật
b/ T u ỳ theo m ức độ l à m bài c ủa học sin h, sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt,
chữ viết có thể ghi các điểm sau: 4.5 - 4.0 - 3.5 - 3.0 - 2.5 - 2.0 - 1.5 - 1.0 - 0.5
* Trình bày không sạch, không đẹp, chữ viết không đúng qui định trừ cả bài viết 1.0 điểm
-Cách tính điểm học kì môn Tiếng Việt:
Điểm kiểm tra đọc = điểm kiểm tra đọc thành tiếng + điểm kiểm tra đọc hiểu;
Điểm kiểm tra viết = điểm kiểm tra chính tả + điểm kiểm tra tập làm văn;
Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt = (điểm kiểm tra đọc + điểm kiểm tra viết):2
* Điểm kiểm tra đọc; điểm kiểm tra viết; điểm kiểm tra môn Tiếng Việt là điểm số chẵn, không ghi điểm số thập phân (làm tròn số điểm dựa theo thông tư số 32/2009/BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).