giaon

10 239 0
giaon

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6 loại rau nên ăn nhiều Đăng lúc: 02:54:52 28/04/2010 - Lượt xem: 137 Cà rốt, quả bí đỏ, mướp đắng, cà chua, tỏi và mộc nhĩ đenđều là những thực phẩm có ích để bảo vệ sức khỏe, giúp sống thọ. Dưới đây là dẫn giải của GS Tề Quốc Lực, ĐH Y học Bắc Kinh, Trung Quốc. Bí đỏ Cà rốt Trong sách “Bản thảo cang mục” của Trung Quốc có nói cà rốt là loại rau có bổ dưỡng cho mắt. Những người bị chứng quáng gà ăn cà rốt là khỏi. Cà rốt bảo vệ niêm mạc, ăn cà-rốt lâu ngày thì không dễ bị cảm. Người Mỹ cho rằng cà rốt là thứ rau làm đẹp người, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc. Người thường xuyên ăn cà rốt đích thực đẹp từ trong lẫn ngoài. Khái niệm đẹp này phải là sự kết hợp hài hoà trong ngoài. Hơn nữa nó có chút tác dụng chống ung thư. Cà rốt còn không sợ nhiệt độ cao, cho dù nhiệt độ cao bao nhiêu thì cũng không làm mất đi dinh dưỡng. Bí đỏ Bí đỏ kích thích tế bào tuỵ sản sinh ra insulin. Cho nên người thường xuyên ăn bí bỏ rất ít mắc bệnh tiểu đường. Mướp đắng Tuy nó đắng nhưng nó kích thích tiết ra insulin, người thường ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường. Những người có tuổi nên ăn bí đỏ, mướp đắng thường xuyên. Cà chua Ở Mỹ hội chữ thập đỏ tuyên truyền cổ động các gia đình trồng cà chua, ăn cà chua, mục đích là phòng chống ung thư. Đó là đều mới được biết đến 5-6 năm nay. Cà chua có thể phòng chống ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến. Tôi hỏi mọi người, cà chua nên ăn theo cách nào? Có người trả lời: thật đơn giản, rửa rồi ăn sống thôi, có người nói cắt thành miếng nhỏ, trộn lẫn vào một ít đường, ăn và uống cùng với một chút bia. Nếu ăn theo cách như thế này thì tôi nói thẳng là ăn cũng như không. Trong cà chua có một chất kết hợp cùng với protein và bị bao quanh bởi xen-lu-lô nên rất khó lọt ra ngoài. Vì thế phải làm nóng lên, khi nóng đến mức độ nhất định nó mới lọt ra được. Tôi mách các bạn, cà chua xào trứng gà là đáng tiền nhất. Ngoài ra còn có canh cà chua hoặc canh cà chua trứng gà cũng rất tốt. Mong mọi người chú ý, cà chua ăn sống không chống được ung thư. Tỏi Tỏi là vua chống ung thư. Tôi vừa nói tỏi ăn như thế nào, có người nói ngay tỏi phải ăn nóng. Sao cái gì bạn cũng muốn ăn nóng? Tôi xin thưa với các bạn: tỏi đun nóng lên thì tác dụng bằng không! Người Sơn Đông, người Đông Bắc rất thích ăn tỏi, cứ bóc từng nhánh mà ăn, còn nói tỏi không bị ung thư, nhưng chẳng mấy hôm họ bị ung thư trước. Vậy ăn tỏi thế nào? Xin thưa quý vị, trước hết phải thái nhánh tỏi thành từng lát mỏng, để ngoài không khí khoảng 15 phút, lúc đó tỏi sẽ sản sinh ra một loại chất gọi là allimin, khi đó tỏi mới có tác dụng. Bản thân tỏi không chống được ung thư, Allimin trong tỏi mới chống được ung thư, hơn nữa là vua chống ung thư. Rất nhiều người không ăn tỏi bởi vì tỏi có mùi. nếu sợ tỏi có mùi thì ăn một quả sơn tra, nhai nắm lạc rang, hoặc nhấm nháp chút lá chè là hết mùi ngay. Xay nhỏ hoặc băm nhỏ tỏi cho vào dấm thì cũng sẽ có hiệu quả rất tốt. Mộc nhĩ đen Bây giờ cứ đến tết, người chết vì nhồi máu cơ tim ngày càng nhiều, càng ngày càng có nhiều người chết trẻ, thậm chí ở cả tuổi 30! Vì sao chứng này gia tăng mạnh vào dịp tết? Có hai nguyên nhân, một là máu đặc và cơ thể tụ nhiều chất béo. Một nguyên nhân khác là Tết ăn nhiều thực phẩm thân thiết với những chứng bệnh này. Nhồi máu cơ tim tuy không có cách gì chữa được nhưng hoàn toàn có thể phòng chống. Có bác sĩ khuyên uống Aspirin , vì sa? Vì aspiril có thể khiến máu không đông đặc lại, không bị nhồi máu cơ tim. Nhưng hậu quả là gì? Hậu quả là chảy máu ở đuôi mắt. Bây giờ rất nhiều người bị chảy máu ở đuôi mắt. Tôi khuyên mọi người đừng uống aspirin nữa. Vậy uống gì thay thế? Ăn mộc nhĩ đen. Ăn mộc nhĩ đen có hai tác dụng, trong đó có một tác dụng là khiến máu không bị đông đặc lại. Tác dụng này của mộc nhĩ đen là do một chuyên gia bệnh tim của Mỹ phát hiện, ông đã đoạt giải Nobel. Sau khi ông công bố ra, tất cả người Châu Âu người có tiền và có địa vị đều ăn mộc nhĩ đen, chứ không uống aspirin nữa. Người thế nào là người có thể chất ngưng tụ máu? Xin trả lời là người thấp lùn và to béo, đặc biệt là những phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh;người thuộc nhóm máu A; người có cổ càng ngắn thì càng dễ mắc bệnh tụ máu. Để phòng chống chứng nhồi máu cơ tim, thứ nhất là tết không nên ăn đồ biển nhiều, thứ hai nên uống một chút trà ngon, có tác dụng hoạt huyết giải tồn ứ đọng, thứ ba không được tức giận, hễ tức giận là máu sẽ ngưng tụ lại. Uống rượu trắng cũng dễ đặc máu, muốn uống rượu thì nên uống vang đỏ và lượng không quá 100ml/ ngày. ắn dây - Vừa uống vừa chữa bệnh Đăng lúc: 03:13:25 28/04/2010 - Lượt xem: 112 Bột sắn dây từ lâu được nhiều người biết tới như một thực phẩm giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng ít ai biết toàn bộ cây sắn dây, từ dây leo tới hoa, củ đều có thể dùng làm thuốc. Chúng tôi giới thiệu những bài thuốc trị bệnh từ loại cây này. Cây sắn dây 1. Dây sắn dây: Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước. Tác dụng: trị viêm họng, viêm thanh quản cấp tính. 2. Hoa sắn dây: Dùng 20-40 gr hoa sắn dây (loại khô) đem nấu nước uống. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhất là giải rượu. 3. Củ sắn dây: Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt. Củ sắn dây cạo sạch vỏ ngoài, thái mỏng theo chiều dọc, phơi khô dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước, ban sởi không mọc được. Mỗi lần nấu từ 8-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây nướng vàng, rồi sắc hoặc tán bột dùng có tác dụng trị tiêu chảy khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc mềm, ăn sẽ tốt cho tỳ vị và mát cơ thể. 4. Bột sắn dây: Bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh trị chứng cảm nắng đau đầu, khô mũi, tiểu vàng. Bột sắn dây còn trị được kiết lỵ do ăn nhiều thức ăn cay, nóng - bằng cách hòa bột với nước cho tan đều, thêm vào một ít đường, rồi bắc lên bếp, khuấy đều tay đến khi dung dịch này đặc lại là dùng được. 5 Một số ứng dụng cụ thể khác - Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con. - Rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn. - Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương. - Viêm ruột, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe do uống nhầm các thứ thuốc quá nóng: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng lá sắn dây 30 g, rau má 20 g giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày. - Trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, dùng khoảng 3-5 g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được. - Ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 500 ml uống. Chữa ho do viêm họng từ hoa đu đủ đực Đăng lúc: 03:20:27 26/04/2010 - Lượt xem: 40 Cây đu đủ đực, là cây có màu hơi xanh lục. Lá mọc so le, có cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8 - 9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm nữa như bị xẻ rách. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống, rất dài. Hoa đu đủ đực Bộ phận dùng chế biến làm thuốc chủ yếu là hoa. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Khi dùng hoa đu đủ đực để chữa bệnh nên chọn hoa mới nở ngay tại cây, thường dùng tươi. Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực: Trị ho cho trẻ: 10-20g hoa đu đủ đực (chọn hoa mới nở) trộn với đường trắng hoặc mật ong, hấp cơm trong 15-20 phút, sau đó lấy ra đem nghiền nát để dùng. Cho trẻ uống làm 2-3 lần trong ngày với nước đun sôi để nguội. Uống trong 3 ngày. Chữa ho kèm theo mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20ml, thêm ít mật ong hoặc đường kính trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3-5 ngày. Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, củ mạch môn, xạ can, lá húng chanh mỗi vị 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần. Mật ong - Vị thuốc quý Đăng lúc: 23:24:13 20/04/2010 - Lượt xem: 97 Mật ong vừa có thể thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình. Mật ong vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung, nhuận táo, giảm đau, giải độc, dùng điều trị ho, khô phổi, táo bón, đau dạ dày. Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em. Theo Y học cổ truyền thứ chất lỏng màu hổ phách ngọt ngào này có thể giúp người ốm phục hồi sức lực, người lớn dễ đi vào giấc ngủ, trẻ nhỏ hết tưa lưỡi Một số bài thuốc quý từ mật ong: Cao mật ong khoai tây Khoai tây 1kg, mật ong vừa đủ. Cách làm: Khoai tây tươi rửa sạch, nạo thành sợi, xay nhuyễn, vắt lấy nước. Đổ nước chiết khoai tây trên vào nồi đun to lửa cho sôi, sắc tới khi chuyển thành keo dính, đổ mật ong vào theo tỉ lệ 1:1, tiếp tục đun nhỏ lửa, cho đặc quánh thì ngừng, để nguội cất trong lọ. Khi dùng, mỗi lần một thìa canh, ngày 2 lần vào lúc đói. Công dụng: chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đi tiểu tiện liên tục. Nước mật ong – nho – gừng Nho tươi 250 gam, gừng tươi 250gam, chè xanh 25 gam, mật ong vừa đủ. Cách làm: nho, gừng rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn vắt lấy nước để sẵn, chè xanh hãm lấy nước cho vào hỗn hợp nho gừng mỗi thứ 50ml, thêm mật ong vừa phải. Uống lúc còn nóng. Công dụng: giải cảm, giảm ho, chống nôn, trị cảm lạnh. Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh. Củ cải mật ong Củ cải tươi 500gam, một ong 150gam. Cách làm: Củ cải trắng rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới khi sôi thì vớt ra, để ráo nước, phơi nắng nửa ngày, tiếp tục cho vào nồi, đổ mật ong, đun nhỏ lửa cho khô là được. Đợi nguội cất trong lọ kín, ăn sau bữa cơm. Công dụng: dễ tiêu hóa, điều hòa khí huyết, tan đờm, chữa khó tiêu, đầy hơi. Mật ong trong đời sống hàng ngày Mỗi ngày nên ăn 5 thìa mật ong (có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi), giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng. Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh. Mật ong trộn với bột tam thất ăn mỗi bữa một chén con, có thể giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy. Nếu bị cảm cúm, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay sau khi uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong. Nếu bị ho, hãy lấy một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng 1-2 giờ, sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay. Khi da bị trầy xước: làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy. Hoà 2 thìa mật ong vào một cốc sữa tươi đã hâm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh chóng và êm dịu. Mật ong trộn với bột nghệ đen (thể hàn), nghệ vàng (thể nhiệt) có thể chữa viêm loét dạ dày. Ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt. Mật ong tẩm vào bông có thể đánh sạch tưa lưỡi trẻ em. Dùng rau cải chữa bệnh Đăng lúc: 04:40:35 30/03/2010 - Lượt xem: 71 Theo Đông y: cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh Cải thìa Đặc điểm của rau cải Rau cải có rất nhiều loại, nhưng thông dụng nhất là 3 loại: Cải canh (Brassica juncea (L.) Czern. et Coss), còn gọi là cải xanh, hoàng giới, trựu diệp giới (cải lá nhăn) Cải bẹ (Brassica campestris L.), còn gọi là cải dưa, cải sen, do thái, vân đài Cải thìa (Brassica alba (L.) Boiss.), còn gọi là cải bẹ trắng, bạch giới, hồ giới Theo Đông y: cải canh và cải thìa là những vị thuốc cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh. Hạt cải canh và cải thìa cũng là những vị thuốc cay, ấm; thường dùng chữa ho, đờm nghẽn tắc ở cổ họng, suyễn thở, ngực sườn đầy tức đau, ăn vào nôn ngược trở lại (phản vị ẩu thổ), trúng phong không nói được, chân tay đau nhức tê dại, cước khí, ung nhọt, thũng độc, chấn thương sưng đau Còn cải bẹ cũng có vị cay, nhưng tính mát; có tác dụng tán huyết, tiêu thũng; dùng chữa thổ huyết do lao thương, đại tiện xuất huyết do lị, các chứng ung nhọt do nhiệt độc. Hạt cải bẹ trong Đông y gọi là vân đài tử; có tác dụng hành huyết, phá khí, tiêu thũng, tán kết. Dùng chữa các bệnh ở ngực bụng sau khi sinh, thũng độc, trĩ lậu Cải canh Một số bài thuốc dùng rau cải Chữa cảm mạo: dùng rễ cải thìa 50g - rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, đường đỏ 30g, sắc nước uống trong ngày (Theo Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa ho gà: dùng rễ cải thìa 2 cái, đường phèn 30g, sắc nước uống trong ngày (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Viêm phế quản, suyễn thở: dùng hạt cải canh (sao) 3 - 6g, hạt củ cải (sao) 6 -9g, vỏ quít 6g, cam thảo 6g, sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa viêm loét chân răng: dùng rau cải canh thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, ngày bôi vào chân răng 3 - 4 lần (Thực vật dược dụng chỉ nam). Xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa: dùng cả cây cải thìa giã vắt lấy nước, hâm cho âm ấm, ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén (khoảng 30ml) (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa viêm loét khoang miệng, viêm lưỡi: dùng rễ cải thìa gọt bỏ vỏ già ở ngoài, thái lát, sao nhỏ lửa cho vàng thẫm, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột thuốc bôi vào chỗ bị bệnh 2 - 3 lần. Đã thử nghiệm điều trị 100 ca, kết quả rất tốt: thông thường sau 3 - 4 ngày là khỏi bệnh. Đối với trường hợp vết loét trong khoang miệng đã ăn sâu cần bôi thuốc nhiều ngày hơn (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Kiết lị ra máu, bụng đau, bồn chồn: dùng cải bẹ cả cây, rửa sạch, giã vắt lấy 2 chén nước, hòa thêm 1 chén mật ong vào, hâm nóng uống (Phổ tế phương). Chữa viêm thận: dùng rau cải canh tươi 150g (khô 50g), đổ ngập nước, đun sôi, giữ nhỏ lửa 25 phút, sau đó đập 1 quả trứng gà vào, trộn đều, sau khi canh chín thêm chút muối; Mỗi ngày ăn một lần sau bữa cơm trưa, liên tục trong nhiều ngày, hoặc có thể dùng cải canh khô sắc nước uống thay trà (Thực vật dược dụng chỉ nam). Cải bẹ Hành kinh đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ 9g, hồng hoa 9g, diên hồ sách 9g, đan sâm 15g, xích thược 12g, hương phụ 12g sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Sản hậu đau bụng do huyết ứ: dùng hạt cải bẹ (sao) 6g, đương quy 9g, quế 4,5g; sắc nước uống (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa sản máu hôi ra không ngừng, bụng ngực đau nhói: dùng hạt cải bẹ (sao), quế - hai vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng giấm nấu với bột mì thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt nhãn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần uống 1 - 2 viên, chiêu thuốc bằng rượu ấm (Tố thực phổ hòa trung thảo dược phương). Chữa sản hậu chóng mặt: dùng hạt cải bẹ, sinh địa (khô) - hai thứ liều lượng bằng nhau; tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc, gừng tươi 7 lát, rượu, đồng tiện và nước - mỗi thứ nửa chén, sắc cạn còn 7 phần uống (Ôn thị hải thượng tiên phương). Phụ nữ sau khi sinh ít sữa: dùng cải bẹ cả cây, giã đắp lên vú (Nhật dụng bản thảo). Chữa ung thũng, hậu bối, nhọt mọc ở cổ: dùng lá cải bẹ sắc nước uống hoặc nấu thành các món ăn. Cũng có thể dùng giấy ẩm bọc cải bẹ, hơ nóng, chườm lên chỗ bị nhọt (Thiên kim phương). Chữa viêm họng với mướp hương Mướp hương (Luffa eylindrica (L.) M.J.Roem. thuộc họ Bí (Cucurbitaceae), tên khác là mướp ta, người Tày gọi là mác hom, tên Thái là co buôn hom, được trồng phổ biến ở khắp nơi trong cả nước để lấy quả làm thức ăn. Về mặt thuốc, nhiều bộ phận của mướp hương có tác dụng chữa bệnh tốt. Lá mướp: dùng lá bánh tẻ, thu hái quanh năm, để tươi hoặc phơi khô. Dược liệu có vị đắng, chua, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm ho, giải độc, tiêu thũng. Chữa viêm họng: lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Chữa phù thũng: lá mướp hương 15g phối hợp với cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày. - Dùng ngoài, lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước bôi chữa lở đầu, mẩn ngứa nếu đem nướng lá, rồi giã xát lại chữa nước ăn chân. Lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, hoà với dầu vừng, bôi chữa nứt nẻ đầu vú, lợi chảy máu. Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi. Thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt. Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Chữa sốt cao, đau đầu. Quả mướp: có vị ngọt, tính bình, nấu canh ăn hằng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông. Đài của quả mướp hương 1 – 2 cái phối hợp với huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa băng huyết. Vỏ quả mướp già (chưa thành xơ), hạt gấc, hạt trám, đốt thành than, trộn với mỡ lợn, bôi ngày vài lần chữa mụn nhọt. Hạt mướp già 5 – 10g sao vàng, sắc nước uống chữa đau lưng. Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, thông lạc chữa đau nửa đầu, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau lưng, với liều uống mỗi ngày 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc này dùng ngâm, rửa chữa lở ngứa, chảy nước vàng. Xơ mướp: được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vở ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô. Xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Dược liệu được dùng trong những trường hợp sau: Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 – 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm. Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong gnày. Dùng 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa. Chữa hen: xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã dập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày hai lần. Dùng 2 – 3 ngày. Chữa bế kinh: xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng làm thành bánh, rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu). Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều, hạn chế các biến chứng): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm hai lần trong ngày. Theo tài liệu nước ngoài, lá mướp tươi giã nát, đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy, phát ban ở trẻ em. Dịch ép từ lá mướp có tác dụng điều kinh. Quả mướp đốt thành tro, pha nước uống chữa đau lưng, viêm vú. Quả mướp non nấu ăn là thuốc mát, giải độc, lợi sữa Rau muống và những bài thuốc hay Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. > 6 công dụng tuyệt vời của quả dừa với sức khỏe Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae). Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2g nước, 85mg can-xi, 31,5mg phốt-pho, 20g vi-ta-min C và một hàm lượng nhỏ prô-tê-in, sắt, vi-ta-min B2, ca-rô-ten, a-xít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt Còn theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn Một số bài thuốc từ rau muống mà dân gian vẫn thường dùng: Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày. Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày). Chữa kiết lỵ: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày. Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài. Trị bệnh trĩ: Lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100g… Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vi-ta-min C, A , những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.

Ngày đăng: 10/07/2014, 09:01

Mục lục

    Chữa viêm họng với mướp hương

    Rau muống và những bài thuốc hay

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan