Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
71,5 KB
Nội dung
Kinh nghiệm giảng dạy nội dung giải toán theo hớng phân hoá học sinh trong môn toán lớp 2 Tác giả: Trần Thị Mừng Trình độ chuyên môn: Trung cấp s phạm Nơi công tác: Trờng tiểu học B Thọ Nghiệp Đơn vị áp dung sáng kiến: Trờng tiểu học B Thọ Nghiệp A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. 1. Lý luận: Việc cung cấp kiến thức cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và cơ bản nhng việc hớng dẫn học sinh có kiến thức cơ bản ban đầu về giải toán có lời văn là rất quan trọng. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng về việc dạy giải toán có lời văn ở tiểu học nên cần rèn cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo giải toán để áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày và phát triển nhân cách của các em. Toán có lời văn xem nh cầu nối giữa nhà trờng và xã hội. Đó chính là nơi gặp gỡ hay tổng hợp kiến thức tự nhiên và xã hội, đồng thời rèn luyện cho học sinh hiểu biết về Tiếng Việt. 2. Thực tiễn : Hiện nay chơng trình toán của bậc tiểu học đợc mở rộng hơn. Vì vậy việc h- ớng dẫn học sinh nắm vững phơng pháp giải toán có lời văn đặc biệt là lớp 2 là rất quan trọng và cần thiết. Bởi giải toán có lời văn giúp các em phát triển t duy một cách tích cực, rèn luyện khả năng phán đoán tìm tòi, đồng thời phát triển khả năng suy luận, lập luận, cách trình bày kết quả theo một trình tự hợp lý làm cơ sở cho quá trình học toán ở các lớp sau và lên các cấp học trên. Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 2 gồm: - Dạy cách giải và cách trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng, trừ trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị, các bài toán về nhân, chia(trong phạm vi bảng nhân, chia với 2,3,4,5). Bớc đầu làm quen giải bài toán có nội dung hình học( tính độ dài, tính chu vi các hình), các bài toán liên quan đến phép tính các đơn vị đo đã học( cm, m, km, kg, lít ). - Rèn phơng pháp giải toán và khả năng diễn đạt( phân tích đề bài, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói và viết). - Nội dung các bài toán phong phú, gần với thực tiễn xung quanh các em, bài toán thờng đặt ra dới dạng giải quyết một tình huống có trong thực tiễn. Dạy trình bày bài giải của bài toán có lời văn gồm câu trả lời kèm theo phép tính trung gian và đáp số. Cụ thể: Toán có lời văn ở lớp 2 có các dạng: - Bài toán về nhiều hơn, ít hơn. - Tìm tích của 2 số: - Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm. Giải toán có lời văn ở lớp 2 yêu cầu học sinh: - Biết giải và trình bày bài giải các bài toán giải bằng 1 bớc tính về cộng, trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị, các bài toán có nội dung hình học. - Biết giải và trình bày lời giải các bài toán giải bằng một bớc tính về nhân, chia, chủ yếu là các bài toán tìm tích của 2 số trong phạm vi bảng nhân 2,3,4,5 và các bài toán về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm trong phạm vi các bảng chia 2,3,4,5. Xuất phát từ thực trạng dạy học toán có lời văn nói chung và giải toán có lời văn ở lớp 2 nói riêng quả là một vấn đề phức tạp đối với giáo viên lớp 2 về nội dung, phơng pháp theo nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới phơng pháp dạy học. Bởi học sinh lớp 2 ngôn ngữ cha phát triển. Bớc đầu các em biết đọc thông viết thạo nh- ng đã phải giải các bài toán có lời văn với các phép tính: cộng, trừ( có nhớ), nhân, chia đặc biệt khả năng tính toán, suy đoán lập luận, óc sáng tạo ở học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. Là một giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 2, tôi luôn trăn trở để tìm ra phơng pháp giảng dạy tốt về giải toán có lời văn cho các em học sinh thuộc các đối tợng: Giỏi, khá, trung bình, yếu. B. Phần nội dung. I. Cơ sở lý luận. Nội dung các bài toán có lời văn ở lớp 2 là những bài toán diễn đạt bằng lời văn có nội dung gần gũi với thực tế đời sống sinh hoạt của học sinh bằng những phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản nhng các em phải sử dụng thờng xuyên trong suốt cuộc đời. Vì vậy giáo viên cần sử dụng những phơng pháp dạy học gây hứng thú để học sinh tự giác chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức. ở lứa tuổi các em còn nhỏ nên rất hiếu động, năng lực nhận thức, óc t duy ch a phát triển, không thể tập trung suy nghĩ trong một thời gian dài. II. Cơ sở lý luận dạy học. Với những đặc điểm nội dung của bài toán có lời văn ở lớp 2 và tâm lý của học sinh đã nêu ở phần trên tôi thờng sử dụng các phơng pháp dạy học và các bớc giải toán nh sau: 1. Ph ơng pháp giải. - Phơng pháp áp dụng sơ đồ đoạn thẳng. - Phơng pháp quan sát trên mô hình, hình vẽ, đồ dùng trực quan, thao tác. - Phơng pháp tính ngợc từ dới lên( sử dụng giải toán tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, số chia) - Phơng pháp dựa vào các bảng cộng, trừ, nhân , chia. * Về phơng pháp dạy giải bài toán có lời văn ở lớp 2, cần lu ý: - Khi dạy giải bài toán có lời văn, chủ yếu dạy học sinh biết cách giải bài toán( phơng pháp giải toán), giáo viên không làm thay hoặc áp đặt cách giải, mà h- ớng dẫn để học sinh từng bớc tự tìm ra cách giải bài toán( tập trung vài 3 bớc: tóm tắt bài toán để biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài với phép tính tơng ứng; trình bày bài giải, viết câu lời giải, phép tính giải và đáp số). - Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu học sinh tự đọc, tri giác, nhận biết đề toán rồi nêu( viết) tóm tắt. Có thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng( nên dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan khái niệm nhiều hơn, ít hơn). Phần tóm tắt là cần thiết khi học giải bài toán có lời văn, tuy nhiên không nhất thiết phải viết vào phần trình bày bài giải( mục đích tóm tắt bài toán là làm rõ giả thiết, bài toán cho gì và kết luận, bài toán hỏi gì; từ đó thiết lập quan hệ giữa cái đã biết với cái cần tìm dẫn đến cách giải thích hợp). - Về trình bày bài giải, học sinh viết đợc câu lời giải và phép tính tơng ứng. Giáo viên kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó viết câu lời giải. Lúc đầu học sinh có lúng túng, ta nên chấp nhận các diễn đạt tuy có vụng về nhng đúng ý là đợc( cùng một nội dung có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau). Cái khó nhất của giải bài toán có lời văn ở lớp 2 chính là trình bày bài giải, sau đó giáo viên tập cho học sinh diễn đạt câu lời giải theo nhiều cách khác nhau, không vội vàng và làm thay học sinh. - Khi dạy phần tính độ dài đờng gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, các bài toán dạng đó( bài toán có nội dung hình học ) đợc trình bày bài giải nh ở các bài toán có lời văn đã học. Trong bài giải của bài toán có nội dung hình học, phép tính trung gian ứng với câu lời giải có thể có đến 2, 3 dấu phép tính cộng, học sinh chỉ cần viết dãy phép tính và ghi ngay kết quả bên phải dấu =, không phải ghi kết quả của phép tính trung gian. Ví dụ: Tính chu vi hình tứ giác ABCD, biết độ dài các cạnh là: AB = 10cm, BC = 20cm, CD = 30cm, AD = 40cm Bài giải Chu vi hình tứ giác ABCD là: 10 + 20 + 30 + 40 = 100(cm) Đáp số: 100cm 2. Các b ớc giải toán có lời văn: Bất kể bài toán nào tôi cũng thờng hớng dẫn học sinh giải toán theo các bớc sau: Bớc 1: Tìm hiểu bài toán: Hớng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài. Cần làm rõ phần đã cho, phần cần tìm của đề bài bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau với ngôn ngữ ngắn gọn hoặc sơ đồ đoạn thẳng, mô hình Bớc 2: Lập kế hoạch giải Tìm hớng giải cho bài toán, xem xét bài toán thuộc dạng nào từ đó huy động vốn kiến thức cần thiết để tìm lời giải thờng xuất phát từ câu hỏi trong đề toán suy luận ngợc với điều kiện đã cho của bài toán. Bớc này giáo viên cần chú ý phối hợp nhiều phơng pháp giải phù hợp với từng bài để học sinh lập kế hoạch giải đúng. Bớc 3: Thực hiện kế hoạch giải. Là bớc thực hiện các phép tính theo trình tự mà bớc lập kế hoạch giải đã xác định sau đó viết lời giải. Giáo viên cần chú ý: Học sinh lớp 2 bớc đầu giải toán có lời văn phải hớng dẫn lới giải đặt trớc mỗi phép tính. Trình bày rõ ràng cân đối, đầu câu trả lời phải viết hoa, đáp số ghi bên phải phép tính. Bớc 4: Nhìn lại bài toán Bớc này về nguyên tắc không phải là bớc bắt buộc với quy trình giải toán nhng lại là bớc không thể thiếu trong dạy học toán với các mục đích: - Kiểm tra, rà soát lại công việc giải. - Tìm cách giải khác và so sánh cách giải. - Suy nghĩ khai thác thêm đề bài. ở bớc này hình thành cho học sinh thói quen cẩn thận, tỷ mỉ trong giải toán, yêu thích tìm tòi giải toán 3. Ví dụ: 3.1. Khi dạy giải toán có lời văn dạng nhiều hơn , ít hơn . Bài tập 4( SGK toán 2- trang 83) Thùng lớn đựng 60lít nớc mắm, thùng bé đựng ít hơn thùng lớn 22 lít nớc mắm. Hỏi thùng bé đựng bao nhiêu lít nớc mắm? Đối với dạng toán này tôi thờng sử dụng phơng pháp áp dụng sơ đồ đoạn thẳng và phơng pháp dựa vào bảng cộng, trừ thì học sinh dễ dàng tìm ra kết quả nhất là đối với học sinh đại trà. Bớc 1: Tìm hiểu bài toán: Đọc kỹ đầu bài, giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì? ( Thùng lớn đựng 60 lít nớc mắm, thùng bé đựng ít hơn thùng lớn 22 lít nớc mắm.) - Bài toán hỏi gì? ( Thùng bé đựng bao nhiêu lít nớc mắm?) - Hớng dẫn học sinh tóm tắt: Có thể bằng 2 cách: Tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng( nên dùng sơ đồ đoạn thẳng) 60lít Thùng lớn: 22lít Thùng bé: Bớc 2: Hớng dẫn học sinh lập kế hoạch giải: Giáo viên hỏi: + Đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học? ( Đây là bài toán thuộc dạng toán về ít hơn) + Muốn tìm số lít nớc mắm ở thùng bé ta phải làm phép tính gì? ( Phép tình trừ) + Lấy bao nhiêu trừ đi bao nhiêu? ( 60 - 22) Giáo viên lu ý cho học sinh khi thực hiện phép trừ có nhớ ( dựa vào bảng trừ) Bớc 3: Thực hiện kế hoạch giải: Có thể có 2 cách trình bày về lời giải nh sau: Cách 1: Bài giải Cách 2: Bài giải Thùng bé đựng số lít nớc mắm là: Số lít nớc mắm thùng bé đựng đợc là: 60 - 22 = 38( lít) 60 - 22 = 38(lít) Đáp số: 38 lít. Đáp số: 38 lít. Bớc này chú ý trình bày đẹp, viết đúng danh số. Bớc 4: Nhìn lại bài toán: Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, kết quả phép tính Nhng cũng dựa vào bài tập 4 này giáo viên ra đề dành cho học sinh khá giỏi nh sau: Thùng lớn đựng 60lít nớc mắm, thùng lớn đựng nhiều hơn thùng bé 22 lít nớc mắm. Hỏi : a. Thùng bé đựng bao nhiêu lít nớc mắm? b. Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nớc mắm? Bớc 1: Tìm hiều bài toán Đọc kỹ đề bài, giáo viên nêu câu hỏi phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì? (Thùng lớn đựng 60 lít nớc mắm, thùng lớn đựng nhiều hơn thùng bé 22 lít nớc mắm) - Bài toán hỏi gì? ( Thùng bé đựng bao nhiêu lít nớc mắm?; Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít nớc mắm?). Hớng dẫn học sinh tóm tắt: Nên gợi ý hớng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 60lít Thùng lớn: 22lít ? lít Thùng bé: ? lít Bớc 2: Hớng dẫn học sinh lập kế hoạch giải. Nhìn vào sơ đồ ta thấy đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học ? ( Đây là bài toán ngợc của dạng toán về nhiều hơn). Hay đây là dạng nhiều hơn một số đơn vị. Giáo viên hỏi: - Muốn tìm số lít nớc mắm của thùng bé ta làm phép tính gì? ( Phép tính trừ). - Lấy bao nhiêu trừ bao nhiêu? ( 60 - 22) Gáo viên lu ý cho học sinh khi thực hiện phép trừ có nhớ( Dựa vào bảng trừ). - Muốn tìm số lít nớc mắm cả 2 thùng đựng đợc ta làm phép tính gì? ( Phép tính cộng). - Lấy bao nhiêu cộng bao nhiêu? ( 60 + 38) Giáo viên hớng dẫn học sinh trình bày đáp số của hai phần a, b. Bớc 3: Thực hiện kế hoạch giải: Yêu cầu học sinh trình bày lời giải khác nhau. Cách 1: Bài giải a.Số lít nớc mắm thùng bé đựng đợc là 60 - 22 = 38(lít) b. Số lít nớc mắm cả 2 thùng đựng đợc là 60 + 38 = 98 (lít) Đáp số: a, 38 lít b, 98 lít Cách 2: Bài giải. a.Thùng bé đựng đợc số lít nớc mắm là 60 - 22 = 38( lít) b. Cả 2 thùng đựng đợc số lít nớc mắm là 60 + 38 = 98( lít) Đáp số: a, 38 lít b, 98 lít Bớc 4: Nhìn lại bài toán: Kiểm tra lại chính tả, cách trình bày, kết quả phép tính, đáp số 3.2. Khi dạy giải toán có lời văn: Tìm tích của 2 số ta nên sử dụng mô hình, hình vẽ, đồ dùng trực quan và dựa vào bảng của các bảng nhân để tìm kết quả. Bài tập 3( SGK toán 2- trang 98). Mỗi can đựng 3 lít dầu. Hỏi có 5 can nh thế đựng bao nhiêu lít dầu? Bớc 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài. Vì các em mới làm quen với bảng nhân 3 nên giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng nh: Tranh vẽ 5 cái can 3lít hoặc 5 cái can mỗi loại ghi 3 lít thì càng tốt. - Để hớng dẫn giáo viên có thể hỏi: + Mỗi can đựng mấy lít dầu?( Học sinh quan sát và trả lời ngay đợc: Mỗi can đựng 3 lít) + Bài toán yêu cầu ta phải làm gì? ( Tìm số lít dầu 5 can đựng đợc bao nhiêu?) Tóm tắt: 1 can: 3 lít 5 can: .lít? Bớc 2: Giáo viên có thể chỉ vào đồ dùng dạy học nêu câu hỏi: Muốn biết 5 can nh thế đựng bao nhiêu lít dầu ta phải làm phép tính gì? ( Học sinh quan sát trên đồ dùng trực quan nêu ngay đợc phép tính đồng thời dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau hoặc bảng nhân 3 sẽ tìm ngay ra kết quả) Bớc 3: Giáo viên có thể hớng dẫn học sinh trình bày bài với các cách khác nhau. Bài giải: Cách 1: Số lít dầu 5 can nh thế đựng là: Hoặc: 5 can nh thế đựng số lít dầu là: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15( lít) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15(lít) Đáp số: 15 lít Đáp số: 15 lít Bài giải: Cách 2 Số lít dầu 5 can nh thế đựng là: Hoặc: 5 can nh thế đựng số lít dầu là: 3 x 5 = 15 (lít) 3 x 5 = 15( lít) Đáp số: 15 lít Đáp số: 15 lít Sau khi học sinh trình bày bài giải giáo viên nên hớng cho học sinh đại trà nên giải theo cách 2. Bởi vì làm nh cách 1 vẫn đúng nhng ta không nên dùng vì nếu chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân thì sẽ nhanh và gọn hơn. *.Còn đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh giải bài toán trên bằng các cách khác nhau. 3.3. Khi dạy giải toán có lời văn dạng: Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm ta nên hớng dẫn học sinh dựa vào bảng chia để tìm kết quả. Ví dụ: Bài tập 4 ( SGK toán 2- trang 135). Cô giáo chia đề 24 tờ báo cho 4 tổ. Hỏi mỗi tổ đợc mấy tờ báo? Bớc 1: Giáo viên nêu câu hỏi ngắn gọn giúp học sinh tự tóm tắt: - 4 tổ nhận đợc mấy tờ báo?( 24 tờ báo) - Bài toán hỏi gì? (Mỗi tổ đợc mấy tờ báo?) Tóm tắt: 4 tổ : 24 tờ báo 1 tổ : tờ báo? Bớc 2: Từ tóm tắt trên học sinh có thể nhận ngay đợc: Muốn tìm số tờ báo của mỗi tổ phải làm phép tính chia( 24 : 4) đồng thời sử dụng bảng chia 4. Bớc 3: Có thể giải bài toán với nhiều câu trả lời khác nhau. Bài giải Mỗi tổ nhận đợc số tờ báo là: Hoặc: Số tờ báo mỗi tổ nhận đợc là: 24 : 4 = 6( tờ báo) 24 : 4 = 6( tờ báo) Đáp số: 6 tờ báo Đáp số: 6 tờ báo Bớc 4: - Học sinh so sánh tìm câu trả lời hay nhất. - Học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc bảng chia 4. Tơng tự nh vậy đối với bài tập 4( Vở bài tập toán 2 tập 2- trang 34) Có 20 tờ báo chia cho các tổ, mỗi tổ đợc 5 tờ báo. Hỏi có mấy tổ đợc chia báo? Học sinh có thể tóm tắt và giải đợc bài toán. Tóm tắt: 5 tờ báo : 1 tổ 20 tờ báo: tổ Bài giải: Số tổ đợc chia báo là: Hoặc: 20 tờ báo chia cho 6 tổ là: 20 : 5 = 4( tổ) 20 : 5 = 4( tổ) Đáp số: 4 tổ Đáp số: 4 tổ Với phơng pháp dạy toán có lời văn nh trên năm học 2007 -2008 tôi đã thu đợc kết quả nh sau: ( Là chất lợng các bài toán có lời văn qua các bài kiểm tra định kì môn toán) Lớp 2A: Tổng số học sinh: 32 em Năm học 2007-2008 Giỏi Khá Trung bình 8 tuần kỳ I 18 11 3 Cuối kỳ I 22 9 1 8 tuần kỳ II 24 8 0 Cuối kỳ II 27 5 0 * Thi học sinh giỏi huyện cuối năm học 2007-2008 có 3 em đạt giải trong đó 2 em đạt giải nhì, 1 em đạt giải khuyến khích. 4. Ph ơng pháp dạy của giáo viên. Từ kết quả trên cho thấy rằng chất lợng dạy học toán có lời văn của năm học 2007 -2008 khá cao, qua áp dụng thực tế giảng dạy trên, để đạt kết quả tốt trong giờ giải toán tôi rút ra đợc một số kinh nghiệm sau. - Giáo viên phải đi sâu nghiên cứu bài trớc khi lên lớp, chọn lọc hệ thống câu hỏi, tìm hiểu phân tích đề để tóm tắt bài toán một cách ngắn gon dễ hiểu nhất, chính xác nhất thì học sinh dễ dàng lập đợc kế hoạch giải đúng. - Mỗi bài toán, mỗi tóm tắt của giáo viên bằng lời, sơ đồ hay vật mẫu trên bảng phải thật chính xác, khoa học. Sử dụng đồ dùng học tập thờng xuyên, kết hợp nhiều phơng pháp dạy học. - Hớng dẫn và thờng xuyên kiểm tra học sinh các bảng cộng, trừ, nhân, chia. - Cần tiến hành kiểm tra chất lợng phân loại học sinh thành các đối tợng: Giỏi + Khá; Trung bình + yếu , ngay từ đầu năm để có phơng pháp dạy học cho phù hợp. + Đối với học sinh khá giỏi: Có hớng dẫn thêm các bài toán nâng cao, có các cách giải khác nhau để tìm ra cách giải hay nhất. + Đối với học sinh trung bình, yếu: nắm rõ khả năng từng em học yếu do nguyên nhân nào: Ví dụ: - Cha biết đọc, đọc còn ấp úng nên phân tích đề còn kém. - Cha thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia hay khả năng tính toán chậm - Cha viết thạo nên cha biết cách trình bày Từ đó giáo viên có phơng pháp dạy học cho thích hợp. - Thờng xuyên liên lạc giữa gia đình và nhà trờng để nắm bắt việc học tập của các em. - Lu ý dạy Tiếng Việt trong dạy Toán. * Ngoài ra giáo viên cần nhiệt tình trong giảng dạy, không ngừng nâng cao trình độ s phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tài liệu, học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. C. Phần kết luận: 1. Kết luận. Vấn đề đổi mới phơng pháp dạy học là yêu cầu không thể thiếu nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao, đảm bảo đợc nhu cầu cũng nh lợi ích của ngời học. Dạy giải toán có lời văn là một bộ phận quan trọng trong chơng trình toán tiểu học. Dạy giải toán là hoạt động khó khăn và phức tạp. Do đó khi giải toán đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực linh hoạt chủ động và sáng tạo. Đồng thời qua việc giải toán giáo viên dễ dàng phát hiện ra những u điểm giúp các em khắc phục và phát huy. Dạy toán còn rèn luyện năng lực t duy, đức tính tốt đẹp của ngời lao động mới. ở chơng trình thay sách lớp 2 các em đợc tiếp súc với ngời dạy toán mới và phức tạp đặc biệt là toán có lời văn của lớp 3 dạy trên, để chuẩn bị kiến thức kỹ [...]... vào tinh thần, năng lực s phạm của mỗi giáo viên và thái độ học tập của mỗi học sinh Vì vậy đòi hỏi ở mỗi giáo viên lòng nhiệt tình và thái độ học tập không ngừng - Hy vọng vấn đề tôi đa ra góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào phơng pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 Rất mong đợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có đợc phơng pháp dạy học tốt hơn mang lại kết quả giáo . tính về nhân, chia, chủ yếu là các bài toán tìm tích của 2 số trong phạm vi bảng nhân 2,3,4,5 và các bài toán về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm trong phạm vi các bảng chia 2,3,4,5 có lời văn dạng: Chia thành các phần bằng nhau và chia theo nhóm ta nên hớng dẫn học sinh dựa vào bảng chia để tìm kết quả. Ví dụ: Bài tập 4 ( SGK toán 2- trang 135). Cô giáo chia đề 24 tờ báo. ngợc từ dới lên( sử dụng giải toán tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, số chia) - Phơng pháp dựa vào các bảng cộng, trừ, nhân , chia. * Về phơng pháp dạy giải bài toán có lời văn ở lớp 2, cần