1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật-1 ppsx

11 807 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 94,58 KB

Nội dung

* Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng của cơ quan, cơ thể làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp * Sinh trưởng

Trang 1

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật-1

I Mục tiêu

Học xong phần A học sinh phải:

- Phân biệt hai khái niệm sinh trưởng và phát triển

- Phân biệt: sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

- Nêu được các nhóm chất điều hoà sinh trưởng về tác dụng sinh lí và một số ứng

Trang 2

dụng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, vận dụng các kiến thức vào việc giải thích các vấn

đề trong thực tiễn trồng trọt

II Tóm tắt nội dung

1 Khái niệm

* Sinh trưởng là qúa trình tăng không

thuận nghịch về số lượng, kích thước, khối lượng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể

* Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng của cơ quan, cơ thể làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt

Tuy nhiên trong thực tế, quá trình sinh

trưởng và phát triển rất khó phân biệt và

Trang 3

thường xen kẽ lẫn nhau, trong sinh trưởng

có phát triển và ngược lại trong phát triển

có sinh trưởng Vì vậy người ta thường

phân biệt hai khái niệm kế tiếp nhau này bằng sự ra hoa

2 Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

* Sinh trưởng sơ cấp

Là hình thức sinh trưởng theo chiều cao làm cây cao lên, xảy ra ở mô phân sinh ngọn

* Sinh trưởng thứ cấp

Là hình thức sinh trưởng theo chiều rộng làm cây to ra, xảy ra ở tầng phát sinh

mạch

Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Trang 4

khác nhau nhiều ở các cây một lá mầm và cây hai lá mầm

Sự sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp khác

nhau ở các cây một lá mầm và cây hai lá mầm

3 Điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển

Các điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác là những nhân tố bên ngoài chi phối tới quá trình sinh trưởng và phát triển

Trang 5

a Nước (độ ẩm): Nước là yếu tố tác động lên hầu hết các giai đoạn: nẩy mầm, ra hoa, tạo quả và hoạt động hướng nước của cây Nước là nguyên liệu của trao đổi chất ở cây

b Nhiệt độ: Là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật Nhiệt độ có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt của chồi Đối với sự sinh trưởng, nhiệt độ tối ưu trung bình là 25 – 35oC, tối thiểu 5 – 15oC và tối đa là 45 – 50oC

c ánh sáng: ánh sáng có ảnh hưởng đến

sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, hoa, sự

rụng lá, quy định tính chất cây ngắn ngày hay cây dài ngày, cây ưa sáng, cây ưa

bóng

d Phân bón: là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào, (ADN, ARN, ATP,

Trang 6

enzim) và các quá trình sinh lý diễn ra

trong cây

4 Các chất điều hoà sinh trưởng

(phytohoocmôn)

Phytôhoocmôn là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ, chuyển vận đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết các hoạt động sinh trưởng, đảm bảo sự hài hoà giữa cơ quan, bộ phận của cây

Phytôhoocmôn có hai nhóm:

* Nhóm chất kích thích sinh trưởng:

- auxin, giberelin có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào

- xitôkinim: có vai trò trong phân chia tế bào

Trang 7

* Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng

- Axit absixic: tác động đến sự rụng lá

- Etylen tác động đến sự chín của quả

- Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt

cỏ

4.1 Nhóm chất kích thích sinh trưởng a) Auxin

Có 3 dạng auxin chính:

auxin a: C18H32O5; auxin b: C18H30O4

và heterôauxin: C10H9O2N (AIA-axit

inđôlyl axêtic)

Auxin có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và

rễ ở đỉnh chồi ngọn, auxin vận chuyển xuống theo trọng lực tới cơ quan khác với tốc độ 5-15 mm/giờ

Trang 8

Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm giãn tế bào, tác

động đến vận động theo ánh sáng và vận động theo trọng lực, làm cho chồi ngọn và

rễ chính sinh trưởng mạnh (ưu thế đỉnh hay ức chế chồi bên *), kích thích sự ra quả và tạo quả không hạt, kìm hãm sự

rụng (hoa, quả, lá), thúc đẩy sự chuyển động chất nguyên sinh

b) Giberelin

Giberelin là nhóm phytôhoocmôn phát

hiện sau auxin Khi nghiên cứu bệnh nấm lúa von đã phân lập được axit giberelic

(GA): C19H22O6 gọi là Giberelin A3

Giberelin (GA có tác động về nhiều mặt: kích thích thân mọc cao, dài, các lóng

Trang 9

vươn dài ra, kích thích ra hoa, tạo quả

sớm và quả không hạt, kích thích sự nảy mầm của hạt, củ và thân ngầm, có tác

động tới quá trình quang hợp, hô hấp,

trao đổi nitơ, axít nuclêic, hoạt tính enzin

và thành phần hoá học trong cây

c) Xitôkinin

Xitôkinin là dẫn xuất của ađênin ( C5H6N4 ) có tác động đến quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn

sự hoá già (có liên quan tới sự ngăn chặn

sự phân huỷ prôtein, axít nuclêic và diệp lục.)

4.2 Các chất kìm hãm sinh trưởng

Trang 10

a) Axit absixic (AAB = chất gây ngủ):

C14H19O4

Là phytôhoocmôn của sự hoá già được

tách chiết từ cơ quan đang nghỉ hay sắp rụng Vai trò chủ yếu là kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng

b) Etylen (CH2 = CH2)

Là phytôhoocmôn dạng khí làm tăng

nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả, làm chậm sự sinh trưởng của các

mầm thân củ (Ví dụ mầm khoai tây)

c) Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ

Trang 11

Chất làm chậm sinh trưởng: Là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế sinh trưởng Các chất này được sử dụng

để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ v.v… Ví dụ: CCC (Clocôlinclorit), MH

(malein hyđratzit), ATIB (axit 2,3, 5

triiođbenzôic)

Chất diệt cỏ: Là các chất diệt các loại cỏ dại trên cơ sở chúng phá hoại các màng tế bào và màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng,

ngừng trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp Ví dụ 2,4D; 2,4,5T, cacbamit, percloram v.v…

Ngày đăng: 10/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w