Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ TIÊU CHẢY DO TỲ THỔ BỊ TỔN THƯƠNG (Trích trong ‘ Tử Siêu Y Thoại' của Nguyễn Tử Siêu, Việt Nam). Năm 1951, khoảng tháng 6, 7 một thanh niên ở làng Châu Lỗ, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc) đến mời tôi chữa bệnh cho ông bố anh ta. Ông ta bị tiêu chảy đã hơn 1 tháng. Lúc bắt đầu bị sốt, kém ăn, ngày đêm tiêu chảy 6 - 7 lần. Đã lấy thuốc ở một thầy thuốc cùng làng, uống tới 12 thang, sốt nóng tuy đã bớt nhưng ăn càng kém, tiêu ra phân không tiêu, còn nguyên cả thức ăn, ngày đêm tiêu tới 10 lần, có lần lẫn cả máu, có lần chỉ như nước vo gạo lại thay một thầy thuốc khác, tưởng là bớt không ngờ lại thêm chứng đau bụng, người gầy trơ xương, không ngồi dậy được nữa. Rồi thầy ấy bỏ không chữa Khi tôi tới khám, coi tình hình đúng như lời người con nói. Nhưng nhận định về tinh thần, tuy bị bệnh đã lâu mà tinh thần vẫn còn vượng, mạch Phù, Huyền mà Tiểu. Nhân nhớ lại trong thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (Tố Vấn) có ghi: "Bệnh đã thành mà chuyển biến, nếu do phong sẽ biến thành hàn nhiệt”. Lại ghi: “ Bị phong lâu sẽ là chứng tiêu chảy”. Vì phong do mộc hóa, phong bị quá lâu thì Tỳ thổ bị thương mà tiêu ra nước và phân không tiêu, tức là ‘sôn tiết’. Trong thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (Tố Vấn) cũng ghi: " Mùa xuân bị thương về phong, sang mùa hè sẽ mắc bệnh sôn tiết " cũng thuộc về loại bệnh này. Và địa thế làng này rất trũng, khí ẩm thấp quá nhiều, phải dựa vào hoàn cảnh để điều trị, tôi liền cắt bài (Nhân sâm, Khương hoạt, Độc hoạt, Sài hồ, Tiền hồ, Xuyên khung, Chỉ xác, Cát cánh, Phục linh, Cam thảo), thêm Trần bì, Sinh khương và gạo (sao vàng) Mỗi thang 140g (35 chỉ), sắc cho uống. Uống liên tiếp 3 thang trong 3 ngày, các chứng hậu khỏi tới 6 - 7 phần mười. Liền đổi đơn cho uống bài Thanh Thử Ích Khí Thang Gia Giảm (Hoàng kỳ, Thương truật, Nhân sâm, Trạch tả, Thần khúc, Quất bì, Bạch truật, Mạch môn, Đương quy, Chích thảo, Thanh bì, Hoàng bá, Cát căn, Ngũ vị, Sinh khương, Đại táo), mỗi thang đều thêm 1 nhúm gạo sao vàng. Uống thêm 5 thang nữa, bình phục như thường. TIÊU CHẢY PHÂN TRẮNG DO PHẾ NHIỆT (Tả Bạch) (Trích trong ‘ Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Người Thợ Già Trị Bệnh’ của Lê Đức Thiếp Việt Nam). Khoảng năm 1934, một em bé trai ngoài 2 tuổi, bị chứng tiêu chảy, đái ít, khát nước. Người nhà cho uống nước, em uống ừng ực, hai tay choàng ra vơ cả bát (chén) vào miệng nhai, nhai không có nước, trỗi người lên dẫy dụa la khóc, khó mà bế được em khi đang khát. Cho uống vào thì muốn ói mà không ói được (ói khan). Một lát lại tiêu chảy ra phân trắng như sữa, như nước vo gạo mà vọt vồng cầu chảy ra như dội, tiêu xong xỉu đi vài phút, lại trỗi lên đòi nước, lại ỉa, liên tiếp như vậy. Bệnh đã hơn một ngày. Khi tôi bước vào phòng thấy quây kín, lại đốt một lò sưởi lớn giữa phòng, khói mù, nóng nực. Ấn tay vào bụng em thấy không đầy, không cứng, biết là không phải bụng đau. Liền đó, em tiêu vọt ra phân trắng. Sờ vào mình em, thấy nóng hâm hấp, tay chân cũng ấm. Xem qua chỉ tay, thấy màu đỏ, đi cong quẹo qua phong quan và đã thò đầu lên vùng khí quan. Xem xong, tôi quay qua nói với ông bố rằng: "Bệnh của cháu nặng lắm, nếu chữa thuốc mà lầm một ly sẽ nguy. Ông bà có bằng lòng để ". Tôi chưa nói dứt câu, bà mẹ đã nói ngay: “Chúng tôi biết bệnh cháu nặng lắm rồi, từ hôm qua đến nay, đã uống mấy thứù thuốc mà không bớt chút nào, bệnh còn nặng hơn, giờ có thầy, xin thầy chữa cho cháu “. Tôi nói: " Nếu vậy, xin ông bà cho bỏ ngay bếp sưởi, mở cửa cho thoáng và bảo người vo ngay nước gạo tẻ để cho em uống mấy miếng. Rồi bảo người đi đào rễ cây Dâu tằm ăn, vì quanh nhà có sẵn. Trong lúc người nhà đi đào rễ dâu, tôi cầm đèn lại bàn tìm nước để mài thuốc cho cháu uống. Nước chưa thấy, lại thấy ngay vài ba cái bát còn dính thuốc, toàn mùi Mộc hương và gừng với mấy chai dầu nóng. Tôi nói với ông bố: Những loại thuốc chữa bệnh này đều là giết người. Sau đó có nước, tôi liền mài Hoạt thạch, Cam thảo cho uống. Rễ Dâu đem về, rửa sạch đất, cạo vỏ vàng ở ngoài, bóc bỏ lõi, chỉ lấy vỏ rễ, cắt nát, chừng một nắm tay nhỏ (1 0g). Gạo tẻ 1 muỗng (5 - 6g), Cam thảo vài miếng. Cho tất cả vào siêu, đổ vài chén nước, đun mau cho chín, rót ra, để nguội. Em đang khát đó, cho em uống, cứ cho uống đến thích. Nếu h ai tay nó cầm lấy chén thì khi nào nó bỏ chén ra sẽ thôi. Em uống xong chén nước thuốc đó, nằm ngay trong lòng mẹ rồi ngủ một giấc ngon, khi thức dậy, mở hai mắt sáng tỉnh táo nhưng coi có vẻ mệt mà không đòi nước, không tiêu nữa, lại đái nhiều. Tuy vậy vẫn rót thuốc cho em uống. Bệnh như bão táp, chỉ một thang thuốc đó mà khỏi hoàn toàn. Kể từ lúc tôi tới khám và có thuốc cho em bé uống, rồi em uống được khỏi bệnh, chỉ trong vòng 1 giờ, đã đem lại không khí vui mừng cho toàn thể gia đình. Sau đó, cho cháu uống thêm ‘Sâm Mạch Thang' (Nhân sâm 4g, Mạch môn 4g, Ngũ vị tử 4g, Cam thảo 4g), dùng 3 thang để lấy lại sức. Về bệnh này, tôi suy xét như sau: Trong chứng tả bạch (tiêu chảy phân trắng ), màu t trắng là sắc của Phế, thuộc kim, do đó, chứng này gọi là tả bạch hoặc Phế tả cũng là một. Tại sao Phế lại tả ? Vì trẻ nhỏ hít thở phải khí nắng hoặc cho chơi ngoài trời nắng vào lại tắm ngay nước lạnh, khí nóng chạy vào (cảm thử), lại cho ăn đồ ăn nóng hoặc sữa mẹ nóng làm cho Phế nhiệt gây ra tiêu chảy. Tại sao Phế nhiệt lại gây ra tiêu chảy? Vì nóng của Phế chảy nhựa trắng (kim) ra cũng như kim khí bỏ vào lò lửa, kim khí chảy ra. Tại sao Phế tả mà lại tiêu nhiều như vậy ? Vì Phế và Đại trường cùng đồng khí (kim khí), Phế tả thì Đại trường cũng tả. Hai tạng phủ hợp nhau thì tiêu nhiều vậy? Tại sao phát khát ? Vì khi ấy Tỳ thổ khô nóng không đủ sức để sinh kim. Nay lại thủy tả ra nhiều thì Phế kim cũng khô cạn nên phải đòi nước. Nếu lúc đó không xét kỹ, cứ thấy tiêu chảy là bảo Tỳ tả rồi cho uống thuốc loại ôn Tỳ, lợi thủy vào thì càng khô cạn hơn, làm cho lưỡi khô, môi héo đen. Ngoài ra kim không sinh thủy thì Thận hỏa ở dưới cũng xung lên. Tại sao tiếng khóc khàn? Vì Phế thuộc kim, kim chủ âm thanh. Khi đã tiêu ra nhiều thì thủy khô cạn, thủy khô cạn thì Phế hết dầu nên tiếng khóc phải khan. Tại sao lại tiểu ít ? Vì Phế kim đã tả ra nhiều thì Phế khí suy, không lưu hành mạnh mẽ, vì vậy tiểu ít (chư bệnh tiêu thủy bất đa, giai do Phế khí bất hành - tất cả các bệnh tiểu ít (bài tiết nước ít) hết thảy đều do Phế khí không thông). Hơn nữa, đã tiêu ra nhiều thì còn nước đâu mà tiểu, điều đó dễ hiểu thôi. Tôi cho uống Hoạt thạch, Cam thảo là lấy ý nghĩa "thiên nhất sinh thủy' để tả thử khí, tả Phế nhiệt và sinh thủy cho Phế hết khát. Tiếp đó cho uống Tang bạch bì, Ngạnh mễ, Cam thảo (thiếu vị Địa cốt bì so với nguyên phương trong sách ‘Y Học Nhập Môn’, quyển 7, mục Phương Thư), vì trong đêm khuya thiếu thuốc. Bắt mở cửa phòng, bỏ lò sưởi để khứù uẩn nhiệt cho nhẹ thở. Cho uống nước vo gạo để giải những chất ôn nhiệt đã uống trước. Đã giải độc, sinh thủy, tả hỏa và bổ Phế khí thì Phế nhuận mát, hết khát, Phế khí lưu hành điều hòa thì đái nhiều và tất nhiên không tiêu chảy nữa . Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ TIÊU CH Y DO TỲ THỔ BỊ TỔN THƯƠNG (Trích trong ‘ Tử Siêu Y Thoại' của Nguyễn Tử Siêu, Việt Nam). Năm 1951, khoảng tháng 6, 7 một thanh niên ở làng Châu Lỗ, huyện. ta bị tiêu ch y đã hơn 1 tháng. Lúc bắt đầu bị sốt, kém ăn, ng y đêm tiêu ch y 6 - 7 lần. Đã l y thuốc ở một th y thuốc cùng làng, uống tới 12 thang, sốt nóng tuy đã bớt nhưng ăn càng kém, tiêu. tắm ngay nước lạnh, khí nóng ch y vào (cảm thử), lại cho ăn đồ ăn nóng hoặc sữa mẹ nóng làm cho Phế nhiệt g y ra tiêu ch y. Tại sao Phế nhiệt lại g y ra tiêu ch y? Vì nóng của Phế ch y nhựa