1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - DẠ DẦY LOÉT potx

5 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 149,18 KB

Nội dung

Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ DẠ DẦY LOÉT (Trích trong ‘L’Acupuncture En Medecinepsycho – Somatique’ – Nouvelle Revue Internationale D’Acupuncture 13 (25 – 34), 1969 của Rabary) Năm 1959, một nhà thơ, 35 tuổi. Sau một buổi cùng vợ con đi chơi xa về, chợt thấy nhà cửa bị tan hoang vì lụt. Một thời gian sau, ông bị loét dạ dầy, được điều trị theo phép đối chứng liệu pháp (Allopathie) suốt 8 tháng mà không có kết quả. Định mổ nhưng rồi lại không mổ. Lần thứ nhất: châm tả huyệt Thân mạch, Khố phòng (bên phải), Tiểu hải, châm bổ Bá hội, Thiếu hải. Khi châm đến huyệt Khố phòng, bệnh nhân rất đau, toàn thân run lên cầm cập, mồ hôi toát ra như tắm. Tuy nhiên, các triệu chứng đó nhẹ dần, rồi lại tái phát hai ba lần và hết hẳn. Sau đó còn tiếp tục châm ba lần nữa với khoảng cách 8 hoặc mười lăm ngày. Ngay từ lần châm thứ nhất, triệu chứng dạ dầy đau đã hết hẳn. Sáu tháng sau, kiểm tra X. quang cho thấy âm tính (hết loét). Bảy năm sau (tức năm 1966), gặp lại bệnh nhân, kết quả vẫn ổn định. DẠ DẦY LOÉT (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền) Bệnh nhân Bành, nam, 30 tuổi, công nhân, nhập điều trị ngoại trú ngày 10/09/1966. Đau kịch phát vùng bụng trên khoảng 6 năm và trở nên trầm trọng hơn khoảng hai năm gần đây. Cơn đau bụng thường xuyên xảy ra do lạnh hoặc bất xúc tinh thần. Cơn đau dữ dội thường xuất hiện ở bụng trên và lan ra sau lưng, kèm theo nôn mửa, ợ hơi, ợ chua Khám lâm sàng nhận thấy: bệnh nhân có vẻ mặt khổ sở vì đau, gập hai đầu gối và ôm bụng, rêu lưới trắng mỏng, mạch hơi Huyền, tim và phổi bình thường. Gan có sờ thấy, nhưng lách thì không. X. quang cho thấy phần trên của tá tràng không được đầy đặn và có một vài hốc lõm. Chẩn đoán là loét tá tràng. Một số điểm ấn đau được tìm thấy trên các đốt sống ngực III, IV, V, VII, IX. Những huyệt trên đốt sống ngực II, V và IX được châm sâu 1,2 thốn với thao tác nâng, đẩy và xoay kim. Sau 10 phút thao tác, đau bụng giảm và sau 30 phút, cơn đau biến mất. lưu kim thêm 30 phút nữa. Ngày hôm sau, chỉ có cảm giác đầy tức trong dạ dày. Các huyệt ở trên được châm xen kẽ. Sau khi châm 4 lần, tất cả các triệu chứng biến mất. Hai năm sau, bệnh nhân bị bảy cơn đau bụng và mỗi cơn đau được điều trị bằng phương pháp này. Trong 12 năm sau đó, không thấy cơn đau xuất hiện trở lại. 36C- DẠ DẦY LOÉT (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền). Bệnh nhân Chu, nam, 45 tuổi, nông dân, nhập điều trị ngoại trú ngày 20/06/1978. Bệnh nhân bị loét dạ dày khoảng gần 10 năm: có một cơn đau kịch phát kèm theo ợ chua, ợ hơi và có cảm giác nóng rát. Ngày 17/4/1963 bệnh nhân bị một cơn đau đột ngột ở dạ dày, sau đó đau dữ dội toàn bụng kèm theo nôn mửa. Khám lâm sàng biểu hiện ấn đau toàn bụng, bụng căng chướng, co cứng cơ thành bụng, mất âm ruột và âm đục vùng gan, vẻ mặt đau đớn và xanh tái. Chẩn đoán là thủng ổ loét dạ dày. Châm vào các huyệt hoặc vùng có phản ứng đau, ở quanh huyệt Can du (VII.8), Vị du (VII.21) và Vị thương (VII.50), mũi kim xiên xuống góc 30o sâu 0,5 - 1 thốn, nâng đẩy và xoay kim mỗi 10 - 15 phút, lưu kim từ 30 - 60 phút. Sau khi rút kim, giác các huyệt đã châm 10 - 15 phút. Ngày châm một lần, và cách ngày giác một lần. Sau 2 giờ điều trị, đau bụng giảm một cách đáng kể, âm ruột và trung tiện đã có thể nghe được, ấn đau khu trú lại ở vùng bụng trên. Bệnh nhân đã ngủ được. Mỗi ngày châm một lần. Tổng cộng năm lần trị liệu các triệu chứng biến mất. MIỆNG CHUA (Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình – Trung Quốc). Đường Ba Tiết Tú, 31 tuổi, quê ở Trùng Khánh. Bất cứ ăn đường, muối, cơm, uống nước trà đều cảm thấy miệng chua. Tây y cho là do bao tử dư acid (chất chua), đã dùng thuốc Đông và Tây y nhưng không khỏi. Điều tri: Dựa vào chứng miệng chua, cho rằng bệnh thuộc tạng Can (vì theo sách Nội Kinh vị của Can là vị chua). Châm tả huyệt Thái xung, lưu kim 5 phút. Kết quả: Châm xong, bảo người bệnh uống nước thì không còn cảm giác chua, dần dần miệng hết hẳn vị chua. Giải thích: Chứng miệng chua này, nếu cứ cho rằng do bao tử dư chất chua, điều trị không khỏi, nhưng dựa theo lý luận của cổ nhân cho là do Can bệnh lại có kết quả (Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương). . Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ DẠ D Y LOÉT (Trích trong ‘L’Acupuncture En Medecinepsycho – Somatique’ – Nouvelle Revue Internationale D’Acupuncture 13 (25 – 34), 1969 của Rabary) Năm 1959,. khoảng cách 8 hoặc mười lăm ng y. Ngay từ lần châm thứ nhất, triệu chứng dạ d y đau đã hết hẳn. Sáu tháng sau, kiểm tra X. quang cho th y âm tính (hết loét) . B y năm sau (tức năm 1966), gặp. trị bằng phương pháp n y. Trong 12 năm sau đó, không th y cơn đau xuất hiện trở lại. 36C- DẠ D Y LOÉT (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền). Bệnh nhân Chu,

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:20

w