Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ MIỆNG HÔI (Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình – Trung Quốc) Từ Căn Vinh, 28 tuổi, ngụ tại Tứ Minh, Trùng Khánh. Ăn bất cứ thức ăn gì cũng cảm thấy đắng miệng, cổ khô, miệng hôi. Điều trị: châm huyệt Thần môn, vê bổ (theo chiều kim đồng hồ) 3 lần rồi tả (vê ngược chiều kim đồng hồ) 3 lần, bổ huyệt Chi Chánh. Kết quả: Sau khi châm huyệt Thần môn, người bệnh có cảm giác tai nóng và lùng bùng rồi hết. Kế tiếp châm thêm huyệt Chi chánh. Ngày hôm sau bệnh nhân hết đắng miệng, tinh thần khỏe hơn. Giải thích: Chứng miệng hôi, cổ khô không phải chỉ do Tâm mà Vị cũng bị nhiệt. Theo bệnh lý, miệng đắng thuộc Tâm (vị đắng là vị của Tâm), châm tả huyệt Nguyên của kinh Tâm là Thần môn, phối hợp với huyệt lạc của kinh Tiểu trường là Chi chánh (theo nguyên tắc Nguyên Lạc, Chủ Khách phối hợp) bệnh khỏi, điều này cho thấy vị đắng thuộc Tâm mà chứng Vị nhiệt cũng do Tâm gây ra (theo nguyên tắc tương sinh của Ngũ hành: Hỏa sinh Thổ), vì vậy trường hợp này, nên tả Tâm là trị gốc lẫn ngọn, do đó có công hiệu tốt (Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương). HOÀNG ĐẢN (Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình – Trung Quốc). Bồ Hanh Lộc, 28 tuổi. Một năm về trước, một hôm ăn cháo rất nóng rồi lại uống nước lạnh nhiều làm cho hàn khí tích ở Tỳ Vị (gọi là Thủy tích), vì cơ thể suy yếu nên sau đó phát ra chứng hoàng đản, môi và móng tay trắng nhạt, tim đập mạnh, tai ù, ngày càng nặng thêm. Điều trị: Vào giờ Ngọ (11 – 13g), châm bổ huyệt Thái bạch, Phong long. Kết quả: Tai hết ù, tim bớt đập mạnh, mặt và mắt bớt vàng, trở lại tươi nhuận, chỉ khi làm quá sức thì còn hơi mệt. Giải thích: Bệnh này là chứng hoàng đản vì vậy mặt mầu vàng. Chứng hoàng đản thuộc Tỳ bệnh. Theo sách xưa, bổ Tỳ vào đúng thời đúng lúc thì công hiệu, do đó, khi trị chọn vào giờ Ngọ để châm bổ huyệt Thái bạch và Phong long do đó có kết quả ngay (Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương). SỎI MẬT (Trích trong ‘Helping Yourself With Foot Reflexology” của Mildred Carter). Bà Owel, bị sỏi mật. Sức khỏe bà giảm sút nhanh chóng nên bác sĩ khuyên bà nên giải phẫu. Tuy nhiên, khi xét nghiệm thấy chắc chắn là bà có sỏi ở túi mật bác sĩ lại không muốn mổ ngay vì sức khỏe của bà quá yếu mà việc giải phẫu lại đòi hỏi bà phải chịu đựng gây mê hơi lâu. Cuối cùng phải hoãn giải phẫu cho đến khi sức khỏe của bà khá lên sẽ mổ. Trong thời gian chờ đợi, bà Owel lại phòng khám của tôi. Bà cho biết, nhiều khi cơn bệnh hành bà, làm cho bà đau đến nỗi không tự nâng nổi cánh tay, cũng không thể cúi xuống được. Trong khi dò bệnh của bà bằng cách xoa bấm gan bàn chân bên phải, tôi thấy vùng cảm ứng với gan và mật không mềm như những chỗ khác. Do đó, tôi cứ tập trung vào vùng này để xoa, bấm và an ủi bà rằng nếu chỗ này hết đau thì bà cũng hết bệnh. Sau mấy lần chữa trị, bà Owel đã giơ được cánh tay lên và có thể cúi nhặt các vật ở dưới đất. Một thời gian sau, khi đến bác sĩ khám nghiệm lại, bác sĩ cho biết bà không cần phải giải phẫu nữa, vì đã có dấu hiệu là mật đã lưu thông dễ dàng vào ruột rồi. (Vị trí huyệt Mật, Gan: chia lòng bàn chân làm ba phần, huyệt ở cuối phần một, giáp phần hai, thẳng từ khe ngón chân thứ hai và ba xuống. Huyệt chỉ ở phía chân bên phải). 40B- SỎI TÚI MẬT (Trích trong sách ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền). Bệnh nhân Chu, nữ, 65 tuổi, nhập điều trị ngoại trú ngày 27/1 1/1996. Bệnh nhân bị đau dạ dày đã hơn 20 năm và hiện chẩn đoán là sỏi túi mật. Thăm khám thấy đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải khiến cho bệnh nhân đau co gập đầu gối, thân nhiệt 39,5oC, cơ căng và ấn đau nơi bụng trên bên phải, dấu hiệu Murphy dương tính và vàng da rõ. Chẩn đoán là sỏi túi mật. Châm huyệt Nhật nguyệt, các điểm ấn đau ở bụng trên bên phải, Dương lăng tuyền và Hợp cốc, châm ra máu 12 huyệt tỉnh. Sau khi kích thích liên tục được 15 phút, đau bụng trở nên dữ dội, nhưng sau 15 phút, đau giảm dần; được 30 phút thì hết đau, lưu kim 1 giờ, không thấy đau tái lại. Ngày hôm sau, không thấy đau tái phát, các triệu chứng khác cũng giảm, viên sỏi có kích thước 1,5 x 2 x 2 cm3và nặng 15g đã được tống xuất ra ngoài. Châm như cũ, lưu kim 30 phút, 10 phút vê kim một lần. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. . Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ MIỆNG HÔI (Trích trong ‘Châm Cứu Bách Bệnh Thực Dụng Nghiệm Phương’ của Thẩm Tá Đình – Trung Quốc) Từ Căn Vinh, 28 tuổi, ngụ tại Tứ Minh, Trùng Khánh. Ăn bất. gì cũng cảm th y đắng miệng, cổ khô, miệng hôi. Điều trị: châm huyệt Thần môn, vê bổ (theo chiều kim đồng hồ) 3 lần rồi tả (vê ngược chiều kim đồng hồ) 3 lần, bổ huyệt Chi Chánh. Kết quả:. huyệt Thần môn, người bệnh có cảm giác tai nóng và lùng bùng rồi hết. Kế tiếp châm thêm huyệt Chi chánh. Ng y hôm sau bệnh nhân hết đắng miệng, tinh thần khỏe hơn. Giải thích: Chứng miệng hôi,