D. Một số thuốc và thực phẩm gây tương tác Sau đây là một số thuốc và thực phẩm thường gây tương tác. 1. Thuốc giảm đau Nói chung, các thuốc này đều kích thích niêm mạc dạ dày, vì vậy không nên dùng chung với rượu hoặc nước trái cây, nhưng có thể ăn một chút thực phẩm. Thuốc giảm đau thường dùng là Aspirin, Ibuprofen, Corticosteroid, Indomethacin. 2. Thuốc cao huyết áp Nên hạn chế muối để tăng công hiệu của thuốc. 3. Thuốc chống đông máu Như warfarin (Coumadin). Khi uống thuốc không nên dùng nhiều thức ăn có vitamin K vì có tác dụng làm máu đông. Vitamin K có trong rau xanh, khoai tây, lòng đỏ trứng, dầu thảo mộc, súp-lơ, gan động vật 4. Thuốc lợi tiểu Như Lasix, Furosemide, Esidrex, Hydrodiuril. Các thuốc này làm mất kali nên thường phải dùng thêm chất khoáng này. Kali có nhiều trong chuối, cam. 5. Thuốc chống dị ứng Như Benadryl, Chlortrimeton, Dimetane. Các thuốc này không dùng chung với rượu, vì cả hai loại đều làm tăng sự ngất ngây, buồn ngủ, chậm phản ứng. 6. Thuốc giãn phế quản Như theophylline (Theo-dur), aminophylline đều không nên dùng chung với thức ăn hoặc thức uống có nhiều caffein để tránh kích thích thần kinh quá độ. 7. Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin Như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin G và V Các thuốc này nếu uống khi ăn no thường kém hiệu quả vì giảm hấp thụ. Sulfamid khi dùng chung với rượu gây ra buồn nôn. 8. Thuốc ngủ hoặc thuốc trị bệnh tâm thần Các thuốc loại này đều có tương tác với rượu, gây ngây ngất, buồn ngủ, nên tránh dùng chung. Đặc biệt thuốc trị trầm cảm Monoamine oxidase không được dùng với thực phẩm có tyramin vì huyết áp sẽ tăng rất cao. Thực phẩm có nhiều tyramin là pho-mát, sô-cô-la, gan gà và heo, rượu vang. 9. Thuốc nhuận tràng Các thuốc này có thể mua tự do không cần đơn thuốc của bác sĩ, nhưng nếu dùng thường xuyên có thể làm mất nhiều vitamin và khoáng chất. Kết luận Thức ăn và dược phẩm đều là những nhu cầu thiết cho yếu của cơ thể, nhưng việc sử dụng không thích hợp có thể dẫn đến những kết quả bất lợi. Vì thế, một số hiểu biết nhất định về sự tương tác giữa thức ăn và dược phẩm là vô cùng cần thiết, để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nguy cơ gây tương tác giữa thức ăn và dược phẩm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể, các bệnh mạn tính, chế độ kiêng khem, ăn uống, sự lạm dụng rượu, thuốc hoặc các chất gây nghiện, hoặc sử dụng cùng lúc nhiều loại dược phẩm. Để tránh hậu quả tương tác xấu, người bệnh cần hiểu cái được các ưu và nhược điểm của thuốc. Thầy thuốc và các người bán thuốc cũng có trách nhiệm nắm vững các vấn đề quan trọng và dành thời gian căn dặn, chỉ dẫn cho bệnh nhân cách dùng thuốc cũng như các thức ăn nên tránh khi dùng thuốc. Tránh được các tác dụng tương tác có hại thì việc ăn uống và sử dụng thuốc men mới có thể an toàn và đạt được những hiệu quả như mong muốn. Thực phẩm tự nhiên Một loại thực phẩm được gọi là tự nhiên khi nó được sản xuất, chế biến bằng những phương pháp hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không có sự can thiệp bằng những tiến bộ kỹ thuật của con người nhằm tạo ra những kết quả vốn không thể có được trong thế giới tự nhiên. Thực phẩm tự nhiên (natural food) ngày nay đặc biệt được quan tâm đến trong các xã hội công nghiệp, khi mà môi trường thiên nhiên đang từng ngày bị phá hoại, và các tiến trình sinh trưởng tự nhiên đang phải chịu rất nhiều sự can thiệp “thô bạo” từ con người. Đôi khi thực phẩm tự nhiên cũng được gọi là thực phẩm hữu cơ (organic food) hay thực phẩm có lợi cho sức khỏe (health food). Cách đây khoảng một vài thập kỷ, thực phẩm tự nhiên chưa được quan tâm nhiều, vì trên thị trường chưa có sự xuất hiện tràn lan của những loại thực phẩm “phi tự nhiên” như hiện nay. Vào khoảng đầu thế kỷ trước, khi phân hóa học được ồ ạt dùng để bón cây, nhiều người đã than phiền là việc sử dụng phân hóa học làm giảm thành phần dinh dưỡng của rau trái, ngũ cốc. Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định rằng mối lo ngại này là hoàn toàn đúng. Vì thế, đến khoảng thập niên 1940, nông dân bắt đầu quay lại sử dụng phân bón thiên nhiên để chăm sóc cây trồng. Cho đến lúc đó, người ta tin chắc rằng cây trái được vun bón bằng phân xanh, không sử dụng hóa chất, sẽ cho những sản phẩm tốt lành hơn. Ngày nay, thực tế cũng như các nghiên cứu của khoa học đều chứng minh rằng sự tin tưởng này là đúng đắn. Thực phẩm tự nhiên được xem là có lợi cho sức khỏe, không mang đến những nguy cơ gây bệnh như các loại thực phẩm “phi tự nhiên”, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là thực phẩm tự nhiên bao giờ cũng phù hợp với khẩu vị tự nhiên của con người hơn. Trong sản xuất nông nghiệp thì thực phẩm tự nhiên là những nông sản được sản xuất hoàn toàn không dùng đến các hóa chất như thuốc trừ sâu bọ và phân bón hóa học. Một số người cũng nới rộng định nghĩa này hơn, cho rằng thực phẩm tự nhiên là những thực phẩm do nuôi trồng mà không dùng hoặc dùng rất ít phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bọ, chất kích thích tăng trưởng và thức ăn công nghiệp cho gia súc. Như vậy, để sản xuất thực phẩm tự nhiên, người ta chuộng dùng các sản phẩm phân bón được làm từ chất phế thải của động vật, thực vật thối rữa hoặc khoáng chất thiên nhiên, và tránh dùng những sản phẩm được cho ra đời từ các nhà máy hóa chất. Thực phẩm tự nhiên có hai nhóm chính là thực phẩm từ động vật và thực phẩm từ thực vật. Thực phẩm tự nhiên từ động vật là những gia súc được nuôi ở vùng riêng biệt, và thức ăn nước uống của chúng không sử dụng đến bất cứ loại hóa chất nào như thuốc trừ sâu bọ, hóa chất Cũng không được sử dụng chất kích thích tăng trưởng hay các loại chất kích thích khác nhằm thúc đẩy tiến trình sinh trưởng tự nhiên của chúng. Dược phẩm trị bệnh được sử dụng giới hạn, và nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải có một thời gian ngưng thuốc tối thiểu là 90 ngày trước khi giết thịt. Ngoài ra, cũng không được nuôi gia súc bằng các bộ phận của động vật khác. Thực phẩm tự nhiên từ thực vật là những rau trái được tưới bón bằng phân thiên nhiên chứ không phải hóa chất, diệt trừ sâu bọ bằng cách tự nhiên chứ không phải thuốc trừ sâu. Phân thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn gồm các loại cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ phá mùa màng bằng sâu bọ khác, chim muông hoặc sức lực con người Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường hiện nay, cho dù thực phẩm có hội đủ các điều kiện như trên, trong thực phẩm vẫn có thể có lẫn một ít thuốc trừ sâu bọ lan sang từ các vùng lân cận hoặc còn sót lại trên vùng đất đó từ trước. An toàn và phẩm chất thực phẩm tự nhiên Trong khoảng mười năm vừa qua, số lượng thực phẩm tự nhiên trên thị trường đã tăng lên gấp mười lần. Khắp nơi trên thế giới đều chuộng mua các loại thực phẩm này. Trước đây, người ta ít quan tâm đến chúng, nhưng ngày nay thì rất nhiều người chú ý đến chúng khi chọn mua thực phẩm. Trong điều kiện sản xuất khó khăn hơn, sản lượng thấp hơn nhiều, điều chắc chắn là giá thành của các loại thực phẩm tự nhiên cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm được sản xuất có dùng đến các biện pháp can thiệp “phi tự nhiên” như phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu bọ Vì thế, một số người đã đặt câu hỏi là, liệu các loại thực phẩm tự nhiên có thực sự tốt hơn thực phẩm nuôi trồng bằng hóa chất? Các nhà sản xuất thực phẩm tự nhiên nhấn mạnh việc nông trại của họ bảo vệ được môi trường sẵn có của đất, không dùng các chất hóa học. Họ áp dụng các phương tiện hoàn toàn tự nhiên để đẩy mạnh sự đa dạng sinh thái, thúc đẩy các chu kỳ sinh học, làm cho đất phì nhiêu nhờ tác dụng của các sinh vật. Họ dùng rất ít các vật liệu từ bên ngoài nông trại để nâng cao sự hài hòa của môi trường. Vấn đề mà ngày nay rất nhiều người quan tâm lo ngại là trong các thực phẩm “phi tự nhiên” thường có nhiều thuốc trừ sâu bọ, kháng sinh, kích thích tố tổng hợp Khi người chăn nuôi dùng quá nhiều kháng sinh để bảo vệ đàn gia súc thì sẽ tạo ra tính kháng thuốc ở nhiều loại vi khuẩn và các thế hệ tiếp theo của chúng. Đến khi những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao này gây bệnh cho con người, thì việc trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Chất kích thích tăng trưởng cũng thường được dùng để súc vật mau lớn và như vậy sẽ có ảnh hưởng không tốt cho người tiêu thụ. Những người chăn nuôi tự nhiên không dùng các loại thuốc kích thích này. Kết quả nghiên cứu của trường Đại học bang Washington được công bố vào ngày 19 tháng 4 năm 2001 cho thấy trái táo sản xuất theo quy trình tự nhiên có độ chắc hơn và chứa nhiều đường thiên nhiên hơn so với trái táo được trồng có sử dụng các loại hóa chất. Nghiên cứu công bố trên một tạp chí của tổ chức Applied Nutrition vào 1993 cho thấy các loại táo, lê, khoai tây được trồng tự nhiên có gấp đôi lượng dinh dưỡng so với được trồng bằng hóa chất. Do đó, có thể thấy là thực phẩm được sản xuất bằng phương thức nuôi trồng tự nhiên tốt hơn loại nuôi trồng bằng chất tổng hợp và rất an toàn, không có hóa chất độc hại, và có hương vị thơm ngon gần gũi với tự nhiên hơn vì hoàn toàn được tạo ra do sự phối hợp của các yếu tố thiên nhiên. Khi những tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn đầu tiên, sự tăng vọt về năng suất của cây trồng và vật nuôi đã mang lại nguồn lợi lớn lao cho con người, góp phần hiệu quả trong việc đẩy lùi sự đói nghèo. Và khắp nơi trên thế giới, người ta đua nhau áp dụng những thành tựu khoa học đó. Tuy nhiên, khi những dấu hiệu bất lợi cho sức khỏe dần dần được phát hiện, người ta mới hiểu ra là không có bất cứ sự lạm dụng nào không phải trả giá. Nếu như việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đã mang lại những hiệu quả bất ngờ trong sản xuất nông nghiệp so với lối canh tác truyền thống, thì sự lạm dụng các sản phẩm này ngày nay đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nhiều loại thực phẩm được bày bán trên thị trường có chứa một lượng thuốc trừ sâu đáng kể, do người nông dân đã sử dụng gần như ngay trước ngày thu hoạch Vì thế, thật không có gì đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng ngày nay chấp nhận bỏ ra những khoản tiền lớn hơn để chọn mua các loại thực phẩm tự nhiên, bởi chúng đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất cứ nhận xét nào khi đi đến cực đoan cũng đều là không đúng. Việc sử dụng các sản phẩm hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng nếu như có thể tuân thủ những quy định về an toàn thực phẩm và không lạm dụng quá mức, vẫn có thể cho ra những sản phẩm an toàn và chất lượng. Vì thế, xu hướng chung mà nhiều người đang quan tâm đến hiện nay là làm thế nào để kiểm soát được việc sử dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi trồng cây trái, động vật, đảm bảo được tính hiệu quả trong sản xuất mà vẫn an toàn cho người sử dụng. Và chừng nào mà các biện pháp quản lý hữu hiệu chưa được thực hiện thì thực phẩm tự nhiên – được sản xuất hoàn toàn không dùng đến các chất hóa học – vẫn là sự lựa chọn tốt nhất đối với người tiêu dùng. . D. Một số thuốc và thực phẩm gây tương tác Sau đây là một số thuốc và thực phẩm thường gây tương tác. 1. Thuốc giảm đau Nói chung, các thuốc này đều kích thích niêm. một số hiểu biết nhất định về sự tương tác giữa thức ăn và dược phẩm là vô cùng cần thiết, để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Nguy cơ gây tương tác giữa thức ăn và dược phẩm tùy thuộc vào. con người. Đôi khi thực phẩm tự nhiên cũng được gọi là thực phẩm hữu cơ (organic food) hay thực phẩm có lợi cho sức khỏe (health food). Cách đây khoảng một vài thập kỷ, thực phẩm tự nhiên chưa