Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
227,03 KB
Nội dung
Ảnh hưởng của các phương pháp nuôi dưỡng (cho ăn và cho uống) của vitamin E đến năng suất sinh trưởng ở gà thịt Tóm tắt Nghiên cứu này được khảo sát để so sánh ảnh hưởng của vitamin E khi bổ xung hoặc trong thức ăn hoặc trong nước uống đến năng suất và chất lượng thịt ở gà. Trong một thí nghiệm cho ăn 6 tuần, tổng số là 330 con gà thịt được bắt ngẫu nhiên vào 5 ô chuồng thí nghiệm. Các lô thí nghiệm là: 1. 0ppm vitamin E . 2. 10ppm vitamin E trong thức ăn 3. 20ppm vitamin E trong thức ăn 4. 5ppm vitamin E trong nước uống 5. 10ppm vitamin E trong nước uống Trong giai đoạn đầu (0-3 tuần) gà ở các nhóm không bổ sung vitamin E tăng trọng chậm hơn (p<0,05) so với các nhóm có bổ sung vitamin E và có xu hướng giống hệt nhau theo dõi thấy trong giai đoạn kết thúc thí nghiệm (4-6 tuần) và toàn bộ giai đoạn (0-6 tuần). Lượng thức ăn ăn được cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bổ sung vitamin E trong thức ăn so với nhóm bổ sung vitamin E trong nước uống và ở các mức cao hơn so với các nhóm có mức độ bổ sung thấp hơn. Các nghiên cứu về tỉ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng khảo sát sau 10 năm và 35 ngày ở thí nghiệm cho ăn cho thấy rằng tỉ lệ tiêu hóa của tất cả các chất dinh dưỡng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) ở các nhóm có bổ sung vitamin E so với nhóm không bổ sung vitamin E. Tỉ lệ phần trăm thịt xẻ cao hơn ở các nhóm có bổ sung vitamin E, khi bổ sung vao thức ăn và ở mức cao hơn khi so sánh với tỉ lệ tương ứng của chúng. Xu hướng tương tự lưu ý với hướng về độ chắc của xương. Hàm lượng canxi và photpho trong xương đòn (xương ống chân) cũng cao hơn có ý nghĩa ( p<0,05) ở nhóm có bổ sung vitamin E. các nhóm cho ăn trong thức ăn ở các mức cao hơn so với các nhóm khác. Các giá trị TBARS đo lường sau 5 và 10 ngày bảo quản, chúng phản ánh mức độ ôxi hóa, cho thấy mức độ thấp có ý nghĩa ở các chế độ ăn có bổ sung vitamin E. Mức độ vitamin E trong cơ và trong huyết tương cũng cho thấy tương quan tuyến tính và dương với các mức độ bổ sung cả ở trong nước và trong thức ăn. Toàn bộ có thể nhận thấy rằng bổ sung vitamin E là có lợi ích và không khác nhau nhiều khi bổ sung trong thức ăn hoặc trong nước uống ở các mức độ đã đo lường được trong nghiên cứu này (Asian-Aust. J. Anim. Sci. 2004. Vol 17,No9: 1260-1265) Mở đầu Gà thịt trong điều kiện áp lực liên tục do tốc độ sinh trưởng nhanh, các yếu tố bệnh lý và các điều kiện môi trường thay đổi thường xuyên trong chuồng (McCorke and Glick 1980). Kết quả nêu nên rằng bổ sung vitamin E có vai trò bảo vệ nào đó trong chính những điều kiện áp lực ấy. VITAMIN E có giá trị trong chăn nuôi là dạng alpha-tocopherol trong khẩu phần ăn gà thịt đã trở thành nhu cầu trong hầu hết các công thức thức ăn trong những ngày này là tocopherol có vai trò bảo vệ chống ôxi hóa ở các màng sinh học (Jacobsen và cs., 1995). Nhu cầu vitamin E của gà con, (NRC, 1994) là 10IU trong mỗi kg khẩu phần nhưng có nhiều báo cáo nghiên cứu có sẵn đã cho phép khẩu phần vitamin E cao sẽ có lợi hơn ( Mazija và cs., 1992; Mcllory và cs., 1993 ; Haq và cs., 1996), với những ảnh hưởng như nâng cao tăng trọng và miễn dịch. Việc bổ sung vitamin E trong khẩu phần ăn của gia súc sản xuất thịt có hiệu quả nâng cao về mức độ vitamin E trong cơ và giảm thấp tính nhạy cảm của cơ với oxi hóa lipit. Vitamin E được bổ sung hầu hết trong thức ăn và cả trong nước uống trong chăn nuôi gà thịt. Hầu như chưa có báo cáo nào có giá trị khi so sánh trực tiếp các phương pháp cho ăn ( cho vào thức ăn so với cho vào nước uống) thực hiện theo hướng vào bất cứ phương pháp bổ sung chất dinh dưỡng vi lượng. Mục tiêu của nghiên cứu này là để so sánh ảnh hưởng của vitamin E đến năng suất và chất lượng thịt khi bổ sung hoặc vào thức ăn hoặc vào nước uống cho gà thịt. Vật liệu và phương pháp 330 con gà thịt con giống Ross 4 ngày tuổi thương phẩm, khối lượng cơ thể trung bình là 56,16g, được nuôi trong một giai đoạn 6 tuần trong phòng có nguyên liệu rải trấu dưới nền làm chất lót, trong điều kiện nhiệt độ được điều khiển ngay từ tuần thứ 1, và có quạt thông gió. Kích thước chuồng là 2mx2m. Gà mới nở được nuôi với khẩu phần gà con thương phẩm trong 3 ngày sau đó là khẩu phần thí nghiệm tương ứng. Nhiệt độ phòng không được điều khiển ngoại trừ tuần đầu ( 22 đến 30 0 C) vì đó là mùa hè ở Hàn Quốc ( tháng 6-tháng8). Gà được cho ăn và cho uống tự do. Các khẩu phần cơ sở (dạng Mash) được lập công thức gồm có 22,4% và 20,26% protein thô trong giai đoạn đầu (0 đến 3 tuần) và giai đoạn cuối (4 đến 6 tuần), tương ứng , thể hiện ở bảng 1. Các lô (1) 0ppm, (2) 10ppm vitamin E trong thức ăn, lô (3) 20ppm vitamin E trong thức ăn, lô (4) 5ppm vitamin E trong nước uống và lô (5) 10ppm vitamin E trong nước uống. Vitamin E được sử dụng là Medivita ETM, là một phức chất glycol vitamin E- polyethylene do công ty khoa học đời sống sản xuất (Seoul Hàn Quốc). Công ty này đã phát triển sản xuất Medivita ETM ở dạng bột, được bổ sung vào thức ăn, cũng như ở dạng lỏng, mà được bổ sung vào nước uống. Các mức vitamin E trong thức ăn và trong nước uống này được so sánh sử dụng theo kinh nghiệm mà lượng nước uống được gấp 2 lần lượng thức ăn ăn được (Leeson và Summers, 1991). Trong một thí nghiệm nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa, 30 con gà (6 con mỗi lô) được chỉ định vào các chuồng nuôi cá thể để thu các mẫu phân. Các khẩu phần ăn bắt đầu và kết thúc gồm có 0,25% oxit chrome là một chất đánh dấu không tiêu hóa được cung cấp bổ sung cho gà thịt ở các độ tuổi 15 và 35 ngày tương ứng. Các mẫu phân của mỗi con được thu thập vào ngày thứ 4 sau khi cho ăn các khẩu phần đánh dấu tương ứng. Phân được sấy trong 1 lò sấy ép không khí ở 60 0 C trong 3 ngày và sau đó tán và bảo quản để phân tích hóa học. Tăng khối lượng cơ thể và lưọng thức ăn ăn được được ghi chép ở các khoảng cách hàng tuần phân tích gần đúng về các mẫu phân được thực hiện theo phương pháp của hiệp hội hóa phân tích văn phòng (AOAC) (1990).Năng lượng thô được đo lường bằng bom calorimeter (Medel 1241, Parr Instrument Co. Molin, IL), vitamin E với phương pháp sắc ký lỏng cao áp HPLC (Waters,Model 486,USA) và Crome bằng máy đo hoạt phổ ( jasco Co. Model V-550, Japan). ở vào cuối giai đoạn thí nghiệm 10 con gà trong mỗi lô được giết mổ. Các mẫu máu được thu thập để phân tích hàm lượng vitamin E trong huyết tương và trong cơ cũng được làm lạnh đến tận lúc phân tích. Màu thịt của gà được đo lường bằng máy đo màu khác nhau (Yasuda Seiko Co. CR 310, Minolta, Japan) và được so sánh với giá trị màu chuẩn. Các tính trạng thân thịt như là tỷ lệ phần trăm thịt xẻ, thịt ngực và mỡ bụng cũng được đo lường. Khoáng trong xương được nghiên cứu về mức độ sức phá xương của xương đòn, hàm lượng khoáng tổng số và hàm lượng canxi photpho. Đối với cả 2 hàm lượng xương đòn được tách khỏi mô mềm. Các mẫu xương sấy (100 0 C, 3 giờ) được tách chất béo bằng dầu ête trong 48 giờ. Xương đòn thích hợp của mỗi con được sử dụng để xác định sức phá xương ( EZ test, Shimadzu, Japan). Thịt ngực xay được bảo quản ở 1 0 C trong 10 ngày sau khi giết mổ để xác định các chất phản ứng axit thiobarbituric (TBARS) là minigams malonalnaldehyde (MDA/ kg) bằng phương pháp của Sinnhubber và Yu (1977). Các dữ liệu được phân tích sử dụng mô hình tuyến tính chung và phương pháp so sánh đối ngược của SAS (1985). Các dữ liệu được so sánh trong các bảng giữa 2 nhóm bổ sung và không bổ sung, giữa 2 nhóm cho ăn và cho uống cũng như giữa các mức vitamin E cao và thấp. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ảnh hưởng của bổ sung vitamin E đến năng suất sinh trưởng của gà thịt được ghi chép ở các giai đoạn 0-3 tuần và 4-6 tuần được trình bày ở bảng 2. Các dữ liệu biểu lộ rằng có sự tăng lên về tăng khối lượng (p<0,05) khi vitamin E được bổ sung hoặc trong thức ăn hoặc trong nước uống so với các nhóm không bổ sung ở tất cả các giai đoạn đo lường. Tăng khối lượng cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) khi duy nhất ở giai đoạn kết thúc ở khẩu phần bổ sung trong thức ăn so với nhóm bổ sung trong nước uống và ở các mức cao hơn so với mức thấp hơn, ở tất cả các mức đo lường. Kết quả này cho thấy một khuynh hướng là mức vitamin E tăng lên trong khẩu phần hoặc trong nước uống thì tăng khối lượng tăng lên. Trong giai đoạn bắt đầu, mặc dầu có sự sai khác không có ý nghĩa về lượng thức ăn ăn được giữa các nhóm bổ sung và không bổ sung nhưng tăng trọng cao hơn đã quan sát thấy ở các khẩu phần ăn có bổ sung. Sự thay đổi có ý nghĩa về khối lượng cơ thể trong giai đoạn bắt đầu có thể là vì tình trạng miễn dịch kém của gà ở độ tuổi ban đầu và vai trò của vitamin E trong việc nâng cao miễn dịch. Lợi ích về năng suất do nồng độ vitamin E trong khẩu phần cao sẽ chỉ được quan sát thấy bằng sự xuất hiện của các gốc tự do tấn công vào hệ thống miễn dịch (Franchini và cs., 1988 ; Rice và Kennedy, 1988). Stress mùa hè và stress sinh trưởng có thể làm cho sản xuất các gốc tự do lipít tăng lên và kể từ đây sinh trưởng tốt hơn được nhận thấy ở các nhóm bổ sung so với các nhóm không bổ sung. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, Sheehy và cs. (1991) không nhận thấy nâng cao có ý nghĩa về tăng khối lượng ngay cả sau khi bổ sung vitamin E đến tận 180 mg /kg khẩu phần ăn. Lượng thức ăn ăn được cao hơn có ý nghĩa đã theo dõi đựoc ở các nhóm bổ sung 20 ppm vitamin E trong thức ăn so với các nhóm khác ở giai đoạn kết thúc và toàn bộ giai đoạn nghiên cứu tiếp theo là ở mức 0ppm, 10ppm trong nước uống, 10ppm trong thức ăn và ít nhất ở mức 5ppm trong nhóm thí nghiệm cho vitamin E vào nước uống. Lượng thức ăn ăn được cao hơn có ý nghĩa được theo dõi thấy ở các nhóm cho ăn trong thức ăn so với các nhóm cho ăn trong nước uống và ở mức vitamin E cao hơn so với nhóm bổ sung vitamin E thấp hơn. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn được nâng cao sau khi bổ sung vitamin E trong khẩu phần và trong nước uống. Khuynh hướng tương tự được theo dõi thấy trong giai đoạn cuối và toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Guo và cs. (2001) đã ghi chép đựơc là bổ sung vitamin E ở mức 0, 5, 10, 50, 100mg/kg cho gà thịt trong giai đoạn 0-3 tuần thì không làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn được, nhưng có xu hướng nâng cao sinh trưởng và sử dụng thức ăn khi so sánh giữa bổ sung vào thức ăn và nước uống, Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn được theo dõi thấy nâng cao có ý nghĩa ở nhóm bổ sung vào nước uống so với các nhóm bổ sung vào thức ăn và ở mức thấp so với mức cao trong giai đoạn kết thúc và toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Lượng nước uống được các nhóm khi vitamin E được bổ sung vào nước đã được đo lường và thấy rằng lượng nước uống được xấp xỉ gấp 2 lần lường thức ăn ăn được ( bảng 3) từ đây xác nhận thấy nồng độ tương đối của vitamin E bổ sung giữa 2 loại thức ăn và nước uống. Lượng nước uống được chỉ được đo lường trong giai đoạn đầu. Bảng 1: Thành phần khẩu phần ăn cơ bản Giai đoạn đầu (0- Giai đoạn cuối (4- 3 tuần) 6 tuần) Thành phần (%) Ngô 56.06 59.90 Bột đỗ tương (44%) 22.44 20.76 Bột ngô dẻo 7.0 8.00 Mỡ động vật 6.16 3.00 Tri-calci phosphate 6.00 5.70 Khoáng (bột đá) 0.92 1.12 Premixvitamin 1 0.59 0.87 Premix khoáng 2 0.10 0.10 [...]... bổ sung vào thức ăn so với các nhóm bổ sung vào nước uống và ở mức cao so với mức thấp Kết quả này cho thấy khả năng dự trữ sinh học của Vitamine E theo phương pháp cho ăn cao hơn so với khả năng dự trữ của Vitamine E bằng cách cho uống Mức các chất phản ứng acid thiobarbituric (TBARS) là một chỉ số tốt để đánh giá o xy hoá lipid trong thịt Thịt ngực xay và bảo quản trong 10 ngày ở 10C và các mức T.BARS... khi cho ăn vào thức ăn và nước uống và khi sau 10 ngày bảo quản thì có khả năng so sánh được Các kết quả nghiên cứu hiện nay phù hợp với các kết quả Guidera và cs (1997), Lauridsen và cs (1997) và Mitsuoto và cs (1997), khi việc bổ sung Vitamine E vào khẩu phần ăn cho các động vật sản xuất thịt có hiệu lực nâng cao được Vitamine E trong cơ và cơ bản làm giảm thấp xuống khả năng nhạy cảm của thịt và các. .. protein thô được theo dõi thấy cao hơn ở cả 2 giai đoạn khi bổ sung vitamin E vào thức ăn so với vào nước uống Tỷ lệ tiêu hóa protein thô tăng lên tương tự đã theo dõi thấy ở mức bổ sung vitamin E cao hơn so với các mức thấp hơn ở cả 2 giai đoạn Các mối sai khác về tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng giữa 2 cách bổ sung thức ăn và nước uống tương đối thấp Bảng 2: ảnh hưởng của phương pháp cho ăn Vitamine E. .. tuần ở các nhóm cho ăn Vitamine E trong nước và trong thức ăn: tỷ lệ nước ở giai đoạn đầu (0-3 tuần) Vita Tiêu thụ nước T Tiêu tốn Nước/ mine E ổng số thức ăn (kg) (kg) t uần 1 t uần 2 t tr uần 3 thức ăn tr ung bình ung bình 1 con 1 nhóm (n=66) 5 ppm 2 0 10 ppm 4 0 2 0 6 0 4 0 1 20 6 0 0 974 1 20 64 64 1:1.85 28 0 981 1:1.87 75 Bảng 4: ảnh hưởng của phương pháp cho ăn Vitamine E (cho ăn và cho uống) đến. .. Vitamine E vào khẩu phần ăn Hàm lượng Vitamine E trong huyết tương và trong cơ và giá trị TBARS Hàm lượng Vitamine E trong huyết tương và trong cơ có tương quan dương với các mức Vitamine E bổ sung vào khẩu phần ăn (bảng 6) Vì hàm lượng Vitamine E trong nước và trong thức ăn tăng lên, có một tỷ lệ tương đồng tăng lên, về hàm lượng Vitamine E trong huyết tương và trong cơ Mức Vitamine E trong huyết tương... 5,27 và 6,65 àg/ml và mức Vitamine E trong cơ là 0,48; 2,46; 4,97; 2,98 và 2,78 ppm ở mức bổ sung là 0ppm; 10ppm; 20ppm trong thức ăn và 5 ppm và 10 ppm tương ứng trong nước uống Theo dõi thấy Vitamine E trong cơ và trong huyết tương cao hơn ở mức 20 ppm Vitamine E bổ sung ở nhóm cho ăn vào thức ăn so với các nhóm khác Mức Vitamine E cao hơn có ý nghĩa (p . Ảnh hưởng của các phương pháp nuôi dưỡng (cho ăn và cho uống) của vitamin E đến năng suất sinh trưởng ở gà thịt Tóm tắt Nghiên cứu này được khảo sát để so sánh ảnh hưởng của vitamin E. chất dinh dưỡng giữa 2 cách bổ sung thức ăn và nước uống tương đối thấp. Bảng 2: ảnh hưởng của phương pháp cho ăn Vitamine E (cho ăn và cho uống) đến năng suất sinh trưởng của gà thịt. . vitamin E cao và thấp. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Năng suất sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ảnh hưởng của bổ sung vitamin E đến năng suất sinh trưởng của gà thịt được