Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
88,5 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: - Lý do khách quan: Phương pháp dạy học thuyết trình hiện đang bò các nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Nhưng trên thực tế phương pháp này còn giữ vai trò rất quan trọng trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THPT. Vì nó giải quyết được một khối lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn, giảng giải được những khái niệm khó, trừu tượng và nhiều ưu điểm khác. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời chúng ta phải sử dụng phương pháp thuyết trình đối với những kiến thức phù hợp như: các khái niệm, phạm trù … Nhằm đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho bài giảng và trên thực tế ở các trường phổ thông trung học nói chung và trường THPT Phù Mỹ I nói riêng phương pháp này đang còn chiếm ưu thế và đem lại hiệu quả trong giảng dạy môn giáo dục công dân. - Lý do chủ quan: Đây là đề tài hợp với khả năng, sở thích và chuyên môn của tôi và trong tương lai đối với một giáo viên trẻ thì việc sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn phương pháp thuyết trình kết hợp linh hoạt với các phương pháp khác sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng cao trong giảng dạy môn giáo dục công dân. Với lý do trên mà tôi quyết đònh đi vào nghiên cứu phương pháp thuyết trình và vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một số bài cụ thể ở chương trình giáo dục công dân ở khối 10 và 11. II. NỘI DUNG: CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THUYẾT TRÌNH: 1. Khái niệm: - Thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức bộ môn cho học -1- sinh theo một chủ đích nhất đònh nhờ đó học sinh tiếp thu bài giảng một cách có ý thức. - Phương pháp thuyết trình bao gồm kể chuyện , giảng giải, diễn giảng. + Kể chuyện: Là phương pháp trong đó giáo viên dùng lời nói diễn cảm và các thao tác sư phạm, để dẫn dắt học sinh tiếp cận làm nổi bật nội dung tri thức cần truyền thụ. Thông qua câu chuyện kể giáo viên nêu ra các sự kiện, hiện tượng thể hiện tính quy luật của đối tượng. Cho nên khi kể chuyện giáo viên cần chú ý lựa chọn nội dung của câu chuyện phải thật phù hợp với nội dung bài giảng. Cùng với lối kể chuyện sinh động sẽ giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức một cách vừa nhẹ nhàng, vừa thấm thía. + Phương pháp giảng giải: là phương pháp trong đó giáo viên dùng lời nói để làm cho học sinh hiểu được các khái niệm, các phạm trù, quy luật vận động phát triển của đối tượng cần truyền thụ. + Phương pháp diễn giảng là phương pháp dạy học trong đó những tri thức được truyền thụ sẽ diễn biến theo một hệ thống logic chặt chẻ theo một khối lượng lớn trong một thời gian tương đối dài. Thông qua lời nói của giáo viên. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp: Nội dung tri thức dài và khó, tính trừu tượng khái quát cao. 2. Bản chất: Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong quá trình chuyển tải được lượng kiến thức mới và khó mà giáo viên dự đònh cung cấp cho người học. Chính vì vậy phương pháp này bộc lộ hạn chế của nó. - Tính thông tin một chiều biểu hiện giáo viên nêu ý tưởng, khái niệm rồi phát triển sau đó tóm tắt các ý chính đã nêu trong khi giáo viên làm việc này thì học sinh chăm chú theo dõi chọn thông tin ghi chép. - Trong quá rình sử dụng phương pháp này thì giáo viên rất ít khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, vì vậy học sinh rất ít đặt câu hỏi. Vì vậy phương pháp -2- thuyết trình không được áp dụng ở bậc tiểu học và ít sử dụng trong bậc trung học cơ sở mà được sử dụng nhiều ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt là ở các lớp cuối cấp như là tiền đề để làm quen với các cấp học sau này. 3. Ưu, nhược điểm: a. Ưu điểm: - Phương pháp thuyết trình hiện đang bò các nhà giáo dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Tuy quan niệm như thế nhưng hiện nay phương pháp này đang sử dụng một cách phổ biến trong quá trình dạy học. - Giáo viên phổ thông với sức ép thời gian và dung lượng kiến thức thì họ buộc phải chọn phương pháp này, vã lại bản thân họ không đủ thời gian, phương tiện để tiếp cận các phương pháp dạy khác. - Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến vì những giáo viên mới vào nghề rất chú trọng phương pháp này để đạt mục tiêu của bài giảng. Vì lí do đó tuy nó có bò phê phán nhưng nó vẫn chiếm vò trí thượng phong không chỉ ở đại học mà còn cả các trường phổ thông. - Đối với giáo viên yêu nghề, cần cù, sáng tạo vẫn có thể làm cho bài giảng thuyết trình có hồn đạt tới hiệu quả cao trong dạy học. Đó là những giáo viên có công sức chuẩn bò bài giảng chu đáo có kỷ năng truyền đạt tốt thì thuyết trình sẽ trở thành phương pháp có ưu thế tuyệt đối để đạt được các mục đích dạy học. - Đây là phương pháp cổ truyền được sử dụng một cách rộng rải. Đặc biệt với các bộ môn khoa học xã hội với môn giáo dục công dân phương pháp này giữ vai trò quan trọng, vì trong một thời gian ngắn giáo viên phải cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức tương đối lớn. Thì với lượng kiến thức như vậy thì chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình mới sử dụng được. - Tri thức của bộ môn là những tri thức mang tính trừu tượng, khái quát thì như thế chỉ có phương pháp thuyết trình giáo viên có thể giúp cho học sinh tiếp cận những tri thức cần. -3- - Ưu thế của phương pháp thuyết trình là giúp cho giáo viên chủ động về mặt thời gian. Trình bày một cách có hệ thống trong một logic chặt chẽ hướng vào những tri thức cơ bản và thiết thực nhất của bài học. b. Nhược điểm: Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong quá trình chuyển tải lượng kiến thức mới và khó mà giáo viên dự đònh cung cấp cho người học. Chính vì vậy phương pháp này bộc lộ hạn chế của nó. - Tính thông tin một chiều thể hiện ở chỗ giáo viên nêu ý tưởng, khía niệm rồi phát triển. Sau đó tóm tắt các ý chính đã nêu trong khi các giáo viên làm việc thì học sinh chăm chú theo dõi lựa chọn thông tin để ghi chép. - Trong quá trình sử dụng phương pháp thì giáo viên rất ít khuyến khích học sinh đặt câu hỏi vì vậy học sinh rất ít đặt câu hỏi. Chính vì những hạn chế ấy mà phương pháp thuyết trình không áp dụng ở bậc tiểu học và ít sử dụng ở bậc trung học cơ sở mà được sử dụng nhiều ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt là ở các lớp cuối cấp như là tiền đề để làm quen với các cấp học sau này. 4. Những điều lưu ý: - Các trường hợp sử dụng thuyết trình trong dạy học giới thiệu bài học mới nhất (nhập đề) có thể dùng hai thao tác cơ bản sau: + Giới thiệu phần tổng quan nhằm giúp cho học sinh làm quen với chủ đề của bài học cũng như giá trò của những tri thức mà học sinh thu lượm được. + Có thể kể một câu chuyện để nhập đề không xa vào lối “Tràng giang đại hải” + Giảng giải các khái niệm, phạm trù như: phân tích các khái niệm phạm trù , nhắc lại các khái niệm phạm trù bằng những câu diễn đatï khác nhau làm sinh động hoá các tri thức bộ môn. - Có thể áp dụng phương pháp thuyết trình khi bài học có đề cập đến nhiều nội dung, tài liệu với một thời gian hẹp. Trong trường hợp này sử dụng phương pháp thuyết trình là để đề cập đến nhiều nội dung nhưng vẫn giữ -4- được phương hướng phát triển chủ đề logic dùng thuyết trình giúp cho giáo viên giữ vững các quan điểm của Đảng trong các nội dung bài học. - Có thể sử dụng trong trường hợp kích hoạt sự hưng phấn của người học đó là khuấy động sự ham muốn tri thức, hứng thú “cái đẹp” trong cuộc sống. + Cho phép khai thác nội dung tư tưởng của một tác phẩm nghệ thuật như bài thơ, bài văn, vở kòch, bài hát. - Trong khi sử dụng cần chú ý những hạn chế để khắc phục như: + Nó ít phát huy tính tích cực của người học. + Nó hạn chế tính chủ động của người học bởi tính thông tin một chiều. + Nó không tạo cho học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện kỷ năng giao tiếp. + Nó dễ gây những cảm giác không có gì mới ở lời giảng so với tài liệu. + Mức độ hiểu bài của học sinh không có nhiều cơ hội bộc lộ, cho nên giáo viên khó kiểm soát hết những tác động của mình đến đối tượng. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lưu ý để bài giảng đạt được kết quả cao. CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ. 1. Một vài nét về trường BÀI 23: MỘT SỐ NÉT TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA DÂN TỘC (Tiết 1) Bài 23 được dạy trong vòng 3 tiết với 12 đơn vò kiến thức, như vậy mỗi tiết học giáo viên phải giải quyết và làm rõ 4 đơn vò kiến thức. Mà đặc điểm của bài kiến thức mang tính trừu tượng, nội dung kiến thức nhiều, khó. Vì vậy theo tôi chỉ có sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại vừa đảm bảo được thời gian vừa chuyển tải được khối lượng kiến thức khó, trừu tượng của bài cho học sinh hiểu. I. Sơ lược một số quan niệm xung quanh vấn đề truyền thống đạo đức của dân tộc: -5- Để học sinh có thể hiểu được các đơn vò kiến thức này thì trước tiên giáo viên phải thuyết trình làm rõ thế nào là (truyền thống, đạo đức, truyền thống đạo đức) cho học sinh hiểu, như vậy thao tác giảng giải là thích hợp nhất. Giáo viên vừa thuyết trình kết hợp với ghi lên bảng phụ: Truyền = chuyển giao Thống = nối tiếp Truyền thống ⇒ Cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm cho không gian, thời gian. Đạo đức: Nói đến đạo đức là nói đến những nhận thức, quan niệm và những chuẩn mực của hành vi con người trong sự đối xử giữa người với người, giữa người với các tổ chức xã hội, giữa người đương thời với tổ tiên. Như vậy, truyền thống đạo đức, những nhận thức, quan niệm, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác. GV: Vậy tại sao nói đạo đức có tính nhân loại phổ biến. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu mục 1. 1. Tính nhân loại phổ biến: - Giáo viên dùng thao tác giảng giải (lấy ví dụ) để làm rõ. Con người có sự khác nhau về dân tộc và giai cấp, về trình độ phát triển kinh tế cũng như xã hội. Tuy vậy, họ lại có cách cư xử và chuẩn mực đạo đức giống nhau. Ví dụ: con cái yêu mến, quý trọng ông, bà, cha, mẹ. Học sinh biết ơn thầy cô giáo. Bạn bè thì chân thành, thẳng thắng và giúp đỡ nhau … Chính những điểm chung cơ bản đó đã làm cho con người ở các quốc gia khác nhau có chung tiếng nói của lương tri và họ luôn hướng tới những giá trò tốt đẹp. Đó chính là chính nhân loại phổ biến của đạo đức. - Giáo viên rút ra kết luận cho học sinh ghi. Các dân tộc, các giai cấp khác nhau về cơ bản lại có những quan niệm chuẩn mực chung về đạo đức - Giáo viên lại thuyết trình kết hợp với đàm thoại để học sinh hiểu được nội dung. Chính tính nhân loại phổ biến giúp cho con người ở khắp nơi -6- trên thế giới có thể hiểu biết, quý mến, tôn trọng nhau, hữu nghò và giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi ngôn ngữ bất đồng. - Giáo viên giảng giải: chính tính nhân loại phổ biến của đạo đức đã nối kết tâm hồn của những con người khác nhau thuộc các dân tộc khác nhau, họ có thể hiểu, quý mến, tôn trọng nhau, hữu nghò giúp đỡ nhau. - Học sinh: Em có thể lấy ví dụ về sự quý mến, tôn trọng nhau, hữu nghò và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc. - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét kết luận. Ví dụ: Lăng Chủ tòch Hồ Chí Minh chính các nhà khoa học Nga đã không tiếc công, tiếc sức giúp ta xây dựng lăng Bác tại quảng trường Ba Đình. Lăng hoàn thành (29/8/1975). Hay công trình hữu nghò của tình Việt – Xô nhà máy thuỷ điện Hoà Bình – mỗi khi gặp bảo lụt, khó khăn chúng ta lại nhận được sự giúp đỡ của các nước trên thế giới đó là tính nhân loại phổ biến của đạo đức. Giáo viên dẫn dắt để chuyển sang đơn vò tiết thứ 2. Đạo đức gắn với hành vi của từng cá nhân con người thuộc các dân tộc khác nhau, do đó bên cạnh tính nhân loại phổ biến thì đạo đức luôn có tính dân tộc. Người ta gọi đó là (bản sắc, phong tục) để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu mục 2. 2. Tính dân tộc của đạo đức: - Giáo viên: qua tìm hiểu em hãy cho biết tính dân tộc của đạo đức được thể hiện như thế nào? - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét rút ra kết luận: Tính dân tộc của đạo đức thể hiện qua hành vi, quan hệ ứng xử và ý thức về phẩm hạnh, phong tục của từng dân tộc khác nhau. Ví dụ: Ở Việt Nam thường thờ cúng ông bà, tổ tiên. mỗi dân tộc khác nhau họ lại có phong tục khác nhau hay tết cổ truyền ở Việt Nam bặt đầu từ ngày 01/01 âm lòch đến ngày 03/01 âm lòch. Nhưng ở phương Tây là 01/01 dương -7- lòch. Phụn nữ ở một số dân tộc Ít – Slam ngày nay còn phong tục đeo mạng che mặt khi đi ra đường nhưng hầu hết phụ nữ trên thế giới không như vậy. - Giáo viên cho học sinh ghi bài: Mỗi dân tộc có chuẩn mực đạo đức , sắc thái và cách biểu hiện riêng (phong tục tập quán). - Giáo viên: Tính dân tộc của đạo đức nó còn được thể hiện ở mỗi dân tộc khác nhau trong cùng một quốc gia cũng có những quan niệm khác nhau. Ví dụ: các dân tộc khác nhau lại có những lễ hội khác nhau, có các điệu múa khác nhau. - Giáo viên kết luận cho học sinh ghi: tính dân tộc là nhân tố bổ sung cho tính nhân loại phổ biến. Nhưng nó lại biến đổi cho phù hợp với từng thời đại. - Giáo viên: trong quá trình giao lưu kình tế, văn hóa cũng có sự giao lưu về quan niệm và chuẩn mực đạo đức. Những khái niệm chuẩn mực đạo đức của dân tộc này được nhiều người của dân tộc khác học tập, làm theo, phổ biến rộng rãi thêm, cuối cùng trở thành khái niệm, chuẩn mực đạo đức và truyền thống đạo đức của dân tộc kia. - Giáo viên; vậy theo em người Việt Nam chòu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa nước nào? Em có thể lấy ví dụ? - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét, kết luận Người Việt Nam chòu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và quan điểm tư tưởng Trung Quốc do kinh tế xã hội của nước ta có nhiều điểm giống Trung Quốc, do ta bò Trung Quốc đô hộ, do ảnh hưởng ấy nên các khái niệm, chuẩn mực, truyền thống đạo đức của ta cũng chòu ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng có sự cải biến cho phù hợp. Ví dụ: Khái niệm trung hiếu vốn có nguồn gốc ở nho giáo Trung Quốc (trung là trung với vua, hiếu với cha mẹ). Nó được đưa vào Việt Nam và được cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước: Trung với nước, hiếu với dân. Ngoài ra các khái niệm: Nhân, nghóa, lễ, trí, tín, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức nho giáo Trung Quốc. -8- - Giáo viên: mỗi con người không chỉ thuộc một dân tộc cụ thể mà còn thuộc một giai cấp nhất đònh, vì vậy đạo đức cũng có tính giai cấp điều này trước đây là đúng, giờ cũng đúng và sau này vẫn còn đúng. 3. Tính giai cấp của đạo đức: - Giáo viên: Em có thể đưa ra quan niệm đạo đức của giai cấp phong kiến trong vấn đề hôn nhân. - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét rút ra kết luận. + Trong vấn đề hôn nhân giai cấp phong kiến yêu cầu phải môn đăng hộ đối, có như vậy thì con quý tộc phong kiến không lấy con người dân. + Quan niệm đạo đức giai cấp công nhân Việt Nam về vấn đề hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, dựa trên cơ sở của tình yêu chân chính. - Giáo viên rút ra kết luận cho học sinh ghi. + Mỗi giai cấp nhất đònh thì sẽ có những quan niệm khác nhau về đạo đức. + Con người chòu ảnh hưởng của các quan niệm và chuẩn mực đạo đức mà con người đó sinh ra. Ngoài phạm vi có liên quan đến quyền lợi và đòa vò giai cấp như đã nói ở những lónh vực khác, đạo đức chòu ảnh hưởng chủ yếu của tính dân tộc, tính nhân loại phổ biến và tính lòch sử truyền thống. Tuy vậy cần thấy rõ nếu ai coi thường tính giai cấp của đạo đức chỉ thấy tính nhân loại và tính dân tộc không thôi thì như vậy đã xa rời đạo đức học xã hội chủ nghóa. Chúng ta đã học tính nhân loại phổ biến, tính dân tộc, tính giai cấp của đạo đức. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục. 4. Tính lòch sử và truyền thống của đạo đức: Tính lòch sử và truyền thống có liên quan mật thiết với nhau nhưng không hoàn toàn đồng nhất làm một. Nói tính lòch sử ta vừa nói đến tính biến đổi, vừa nói đến tính bền vững của chuẩn mực đạo đức của một dân tộc. - Giáo viên: tính lòch sử của đạo đức được thể hiện như thế nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét rút ra kết luận cho học sinh ghi. -9- + Mỗi giai đoạn lòch sử khác nhau sẽ có những quan niệm và chuẩn mực đạo đức khác nhau. + Khi cơ sở KH – KT của XH biến đổi thì truyền thống đạo đức cũng biến đổi theo. - Giáo viên em hãy lấy ví dụ về sự khác nhau về quan niệm đạo đức ở mỗi giai đoạn lòch sử khác nhau. - Học sinh trả lời. - Giáo viên rút ra kết luận: VD thời phong kiến người Việt Nam gặp nhau là chắp tay vái chào. Thời văn minh hiện nay là bắt tay nhau và ôm hôn nhau; xưa giai cấp thống trò coi lao động chân tay là thấp hèn, ngày nay coi lao động là vinh quang. Bên cạnh những chuẩn mực có tính lòch sử đó, dân tộc nào cũng có những chuẩn mực có tính bền vững tồn tại lâu dài và trở thành truyền thống đạo đức của dân tộc. Đó chính là truyền thống đạo đức của dân tộc ta. VD như: truyền thống yêu nước, yêu nước ngày xưa là sẵn sàng hi sinh vì đất nước, yêu nước ngày nay là cống hiến tài năng sức trẻ cho đất nước. Vì vậy chúng ta có thể khẳng đònh. - Giáo viên cho học sinh ghi. + Truyền thống đạo đức là những chuẩn mực có giá trò bền vững, lâu đời. + Các chuẩn mực đạo đức và quy tắt đạo đức được củng cố qua các thời kỳ và trở thành truyền thống đạo đức. - Giáo viên: Trong truyền thống đạo đức có những truyền thống tốt đẹp, đó là phần chủ yếu thể hiện trong các tục lệ lành mạnh hay còn gọi là phong tục. Nhưng đồng thời cũng có những truyền thống không tốt đẹp không phải là chủ yếu thể hiện trong các hủ tục, vì vậy: - Giáo viên kết luận cho học sinh ghi. + Cần phải phát huy phong tục và bài trừ xoá bỏ các hủ tục. + Đấu tranh kiên quyết chống các truyền thống đạo đức không đẹp đẻ. -10- [...]... chấm dứt gần 100 năm xâm lược của thực dân Pháp, tiếp đến là 9 năm kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược Với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội đòa cầu và chiến thắng 30 tháng 4 đập tan chế độ Mỹ – -12- Ng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Để vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh đó là nhờ sức mạnh của truyền thống yêu nước của nhân dân ta → Như vậy chúng ta . 23: MỘT SỐ NÉT TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA DÂN TỘC (Tiết 1) Bài 23 được dạy trong vòng 3 tiết với 12 đơn vò kiến thức, như vậy mỗi tiết học giáo viên phải giải quyết và làm rõ 4 đơn vò kiến thức Với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội đòa cầu và chiến thắng 30 tháng 4 đập tan chế độ Mỹ – -12- Ng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để vượt qua những khó khăn, thử thách, chiến