1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bảo tồn đa dạng sinh học

92 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 811,5 KB

Nội dung

Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng sinh học bảo tồn có hai mục tiêu: một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ si

Trang 1

Nguyễn Mộng

Giáo trình

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Trang 2

Số tiết: 9

Nội dung:

I Khái niệm về sinh học bảo tồn

Trên trái đất, các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe dọa bởi các hoạt động của loài người

Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các thời kỳ địa chất trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị tiêu diệt do các thảm hoạ tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động đất, hoả hoạn,

Nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài đang ở ngưỡng cửa của tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắt quá mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự xâm nhập của các loài ngoại lai

Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ngày càng tăng do áp lực dân số tăng lên một cách nhanh chóng cũng như các tiến bộ về khoa học kỹ thuật Tình trạng này lại càng trở nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên thế giới không đồng đều, về sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển, đặc biệt đối với các nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài Hơn thế nữa, sự đe dọa đối với đa dạng sinh học do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá mức, cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra trong quá khứ, sự tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay có những đặc trưng như sau:

• Xảy ra với tốc độ rất nhanh.

• Tác nhân chủ yếu là do con người (không phải bởi các điều kiện tự nhiên).

• Liên quan đến việc mất mát, chia cắt và suy thoái nơi ở.

• Không kèm theo sự hình thành loài mới.

Sinh học bảo tồn là một nguyên lý khoa học được xây dựng để bảo vệ các loài, thiết lập các khu bảo tồn mới và cũng cố nâng cấp các vườn quốc gia cũng là để xác định những loài nào trên trái đất được bảo tồn cho tương lai

Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành (multi-disciplinary), tập hợp được rất nhiều người và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng

đa dạng sinh học hiện nay

Sinh học bảo tồn bổ sung các nguyên tắc ứng dụng (applied disciplines) bằng cách cung cấp phương pháp tiếp cận có tính chất lý thuyết tổng thể cho việc bảo tồn đa dạng sinh học Sinh học bảo tồn khác với các khoa học khác ở chổ là bảo tồn một cách lâu dài toàn bộ quần

xã sinh vật là chính, các yếu tố kinh tế thường là thứ yếu.

Về nhiều mặt có thể nói sinh học bảo tồn là một khoa học thiết yếu (crisis discipline) Các quyết định về vấn đề bảo tồn được đưa ra hàng ngày và thường là với những thông tin rất

Trang 3

hạn chế do thời gian cấp bách Sinh học bảo tồn cố gắng đề xuất những giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong điều kiện thực tế ngày nay

Từ các khái niệm trên, có thể thấy rằng sinh học bảo tồn có hai mục tiêu: một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái; hai là để xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể được, cứu trợ các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp với chúng.

Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã nhận thức được tình trạng khủng hoảng của đa dạng sinh học, nhưng không có một diễn đàn hay tổ chức trung tâm để đối phó với vấn đề đó Số lượng người suy nghĩ và tiến hành nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tăng lên thì cần thiết phải có thông tin cho nhau các phương pháp tiếp cận và ý tưởng mới Để có thể thảo luận các mối quan tâm của mình, nhà sinh thái học Micheal Soulé đã tổ chức Hội thảo Quốc tế đầu tiên về Bảo tồn Sinh học vào năm 1978 Tại cuộc họp này, với sự tham gia của các nhà bảo tồn động vật hoang dã, các nhà quản lý động vật, các Viện sĩ, Soulé đã trình bày một phương pháp tiếp cận liên ngành mới để cứu giúp các loài thực vật, động vật khỏi cơn sóng tuyệt chủng hàng loạt do con người gây ra Sau đó cùng với đồng nghiệp là Paul Ehrlich và Jared Diamond, Soulé đã phát triển Sinh học bảo tồn thành một ngành khoa học, trong đó kết hợp các kinh nghiệm về quản lý động vật hoang dã, lâm nghiệp và sinh học nghề

cá với các lý thuyết về sinh học quần thể, di truyền, tiến hoá và địa lý sinh học để phát triển những phương pháp và tiếp cận mới trong việc bảo tồn loài và các hệ sinh thái

II Khái niệm về đa dạng sinh học

Theo định nghĩa của Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (World Wildlife Fund) thì đa dạng sinh học là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật

và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”

Như thế, đa dạng sinh học cần phải được xem xét ở ba mức độ Đa dạng sinh học ở mức

độ loài bao gồm tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm.

Ở mức nhỏ hơn, đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể Đa dạng sinh học cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh sống, các hệ sinh thái trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau Sự khác biệt giữa đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua bảng 1.1.

Bảng 1.1 Các mức độ đa dạng sinh học (Heywood& Baste 1995)

Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái

Giới (Kingdoms) Quần thể (Populations) Sinh đới (Biomes)

Ngành (Phyla) Cá thể (Individuals) Vùng sinh học (Bioregions)Lớp (Class) Nhiễm sắc thể (Chromosomes) Cảnh quan (Landscapes)

Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái (Ecosystems)

Họ (Families) Nucleotide Nơi ở (Habitats)

Giống (Genera) Tổ sinh thái (Niches)

Loài (Species)

Nguồn: Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004.

1 Đa dạng loài.

Trang 4

Đa dạng loài bao gồm tất cả loài trên trái đất Mỗi loài thường được xác định theo một

trong hai cách Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính

hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về

hình thái của loài) Thứ hai là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể

giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác (định nghĩa về sinh học của loài).

Hiện nay, có khoảng 1,7 triệu loài đã được mô tả Ít nhất là hai lần số đó còn chưa mô tả, chủ yếu là côn trùng và các nhóm chân khớp khác trong vùng nhiệt đới (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001)

Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả % số loài đã được mô tả

Trang 5

Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả % số loài đã được mô tả

Các nhóm khác 193.075 11.00

1.747.851 100.00

Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi

đó có nhiều loài đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên.

Kiến thức của chúng ta về số lượng loài là chưa chính xác do nhiều loài khó thấy còn chưa được phân loại học chú ý

Một vùng rùng mưa miền núi hẻo lánh nằm giữa Việt Nam và Lào vừa mới được các nhà sinh học khảo sát trong thời gian gần đây Một điều kỳ diệu đã xảy ra, tại đây họ đã phát

hiện được 5 loài thú mới cho khoa học đó là Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Sao

La (Pseudoryx nghetinhensis), Bò sừng xoắn Tây Nguyên (Bos sauveli), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lá (Muntiacus rooseveltorum).

Các cá thể trong một quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền Sự đa dạng về bộ gen có được do các cá thể có các gen khác nhau, gen là một đơn vị di truyền cùng với những chromosome được đặc trưng bởi những protein đặc biệt Các dạng khác nhau của gen được gọi là allen và những sự khác biệt nảy sinh qua đột biến, là những sự thay đổi xảy ra trong DNA, đơn vị cấu thành nhiễm sắc thể của cá thể Sự khác biệt của các allen trong gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh lý của các cá thể một cách khác nhau

Tổng số các sắp xếp của gen và allen trong quần thể được coi là quỹ gen (gene pool), trong khi một tổ hợp nào đấy của gen và allen trong bất kỳ cá thể nào thì được gọi là kiểu di truyền (genotype) Kiểu hình (phenotype) của một cá thể nói lên các đặc điểm về hình thái, sinh lý, sinh hoá là kết quả của biểu hiện kiểu gen trong một môi trường nhất định

Sai khác di truyền cho phép các cá thể thích ứng với những thay đổi của môi trường Nhìn chung, các loài quí hiếm ít có sự đa dạng di truyền hơn các loài có phân bố rộng và kết quả là chúng dễ bị tuyệt chủng hơn khi điều kiện môi trường thay đổi

3 Đa dạng quần xã và hệ sinh thái

Đa dạng về hệ sinh thái là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi

sự đa dạng về sinh cảnh (biotops), các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển

Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa, ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh học, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của

hệ sinh thái

Trang 6

Trong một quần xã sinh học, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt, Tổ sinh thái của một loài động vật có thể bao gồm kiểu nơi sinh sống của loài, biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể sống được, các loại thực phẩm và lượng nước mà chúng cần, Bất cứ thành phần nào của tổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do

đó có ảnh hưởng đến giới hạn kích thước của quần thể.

III Định lượng đa dạng sinh học

Ngoài định nghĩa đa dạng sinh học được chấp nhận bởi nhiều nhà sinh học bảo tồn, định nghĩa về số lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương thức để

so sánh sự đa dạng tổng thể của các quần xã khác nhau.

Theo như định nghĩa về đa dạng sinh học, rõ ràng là không có một thước đo duy nhất nào

để định lượng đa dạng sinh học một cách đầy đủ Chúng ta không thể nói lên tính đa dạng sinh học của một khu vực dù có diện tích lớn hay nhỏ chỉ bằng một con số duy nhất.

Đa dạng di truyền thường được coi là đơn vị cơ sở của sự sống, tuy nhiên, trong thực tế,

đa dạng loài thường được coi là nhân tố cơ bản của đa dạng sinh học

Các chỉ số toán học về đa dạng sinh học đã được thiết lập để mô tả sự đa dạng loài ở các phạm vị địa lý khác nhau Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường được mô tả

Đa dạng α xuất phát từ một khái niệm phổ biến về sự phong phú của loài (species richness) và có thể sử dụng để so sánh số lượng loài trong các hệ sinh thái khác nhau Có nhiều phương thức khác nhau để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong phú về loài là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa dạng sinh học vì các lý do sau:

• Áp dụng thực tế: độ phong phú về loài đã được minh chứng về khả năng định lượng trong thực tế, ít nhất là chỉ ra những sự khác biệt về số lượng loài trong một trạng thái nào đó (ví dụ như sự có mặt, sinh sản, trú đông) đối với một bậc phân loại nào đó trong một diện tích nào đó trong một thời gian nào đó.

• Thông tin có sẵn: một số lượng lớn thông tin có sẵn về độ phong phú của loài Ngoài ra, các thông tin khác còn có thể lấy ra từ các bộ sưu tập trong các bảo tàng với hàng triệu mẫu vật cùng với các tài liệu Đặc biệt là các thông tin này được đưa vào máy tính để các vùng xa xôi có thể sử dụng.

• Tính đại diện: độ phong phú của loài có thể đại diện cho nhiều loại đa dạng sinh học khác nhau Nhìn chung, độ phong phú loài càng lớn thì độ đa dạng di truyền càng cao (đa dạng lớn về gene qua các quần thể), đa dạng về sinh vật càng nhiều (số lượng cá thể lớn qua các bậc phân loại cao hơn), và đa dạng sinh thái lớn hơn (từ các đại diện của nhiều tổ sinh thái và nơi ở qua nhiều sinh cảnh)

• Ứng dụng rộng rãi: đơn vị loài thường được coi như là đơn vị trong quản lý, luật pháp, chính trị và truyền thống Đối với nhiều người sự sai khác về đa dạng sinh học được coi như là sự sai khác về độ phong phú của loài.

IV Sự phong phú đa dạng sinh học ở một số vùng trên trái đất

Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh

Trang 7

học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau.

Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới.

Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và

độ phức tạp Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2 Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 252 loài chim Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương Đối với hầu hết các nhóm sinh vật, sự đa dạng loài tăng về hướng nhiệt đới Ví dụ như Kenia có 308 loài thú, trong khi đó Pháp chỉ có 113 loài mặc dù hai nước này có cùng diện tích Sự tương phản này đặc biệt chặt chẻ đối với cây cỏ và thực vật có hoa: một hecta rừng Amazon ở Peru hay vùng đất thấp ở Malaisia có thể có đến hơn 200 loài cây, trong khi đó ở rừng Châu Âu hay nước Mỹ thì chỉ có khoảng 30 loài trong cùng diện tích Kiểu đa dạng của các loài trên đất liền cũng giống như ở biển, nghĩa là cũng gia tăng sự đa dạng loài về phía nhiệt đới Ví dụ rạn San hô lớn ở Úc, phía Bắc có 50 giống trong khi phía Nam chỉ có 10 giống san hô.

Nhân tố lịch sử cũng rất quan trọng trong việc xác định kiểu phân bố đa dạng về loài Những vùng đất cổ có nhiều loài hơn các vùng đất mới

Sự phong phú về loài cũng bị ảnh hưởng bởi các biến đổi về địa hình, khí hậu và môi trường địa phương Trong các quần xã trên cạn, sự giàu có về loài theo xu hướng tăng ở các địa hình thấp, tăng theo lượng bức xạ của mặt trời và tăng theo lượng mưa Sự thay đổi lớn về nhiệt độ theo mùa là một nhân tố khác ảnh hưởng nhiều đến số lượng loài ở vùng ôn đới

Sự phong phú loài cũng có thể lớn hơn ở những nơi có địa hình phức tạp, để tạo nên những sự cách ly di truyền, thích ứng địa phương, và sự biệt hoá có thể xảy ra

V Những giá trị của đa dạng sinh học

1 Những giá trị kinh tế trực tiếp

1.1 Giá trị cho tiêu thụ:

Bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế

Những nghiên cứu về những xã hội truyền thống tại các nước đang phát triển cho thấy cộng đồng cư dân bản địa khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên xung quanh như củi đun, rau

cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm và nguyên vật liệu xây dựng Trên 5.000 loài được dùng cho mục đích chửa bệnh ở Trung Quốc, Việt Nam và khoảng 2.000 loài được dùng tại vùng hạ lưu sông Amazon

Một trong những nhu cầu không thể thiếu được của con người là protein, nguồn này có thể kiếm được bằng săn bắn các loài động vật hoang dã để lấy thịt Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương

1.2 Giá trị sử dụng cho sản xuất:

Là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường trong nước

và ngoài nước Sản phẩm này được định giá theo các phương pháp kinh tế tiêu chuẩn và giá

Trang 8

được định là giá mua tại gốc, thường dưới dạng sơ chế hay nguyên liệu Tại thời điểm hiện nay, gỗ là một trong những sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ rừng tự nhiên với giá trị lớn hơn 100 tỷ đôla mỗi năm Những sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ còn có động vật hoang dã, hoa quả, nhựa, dầu, mây và các loại cây thuốc

Thế giới tự nhiên là nguồn vô tận cung cấp những nguồn loại dược phẩm mới 25% các đơn thuốc ở Mỹ có sử dụng các chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ

2 Những giá trị kinh tế gián tiếp

Những giá trị kinh tế gián tiếp là những khía cạnh khác của đa dạng sinh học như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không thể so đếm được và nhiều khi là vô giá

2.1 Giá trị sử dụng không cho tiêu thụ:

Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên

cạn phục vụ cho cuộc sống của con người Tương tự như vậy, ở những vùng cửa sông, dãi ven biển là nơi những thực vật thuỷ và tảo sinh phát triển mạnh, chúng là mắc xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm cua,

Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh học có vai trò quan trọng trong việc

bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước.

Điều hoà khí hậu: quần xã thực vật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hoà

khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu.

Phân huỷ các chất thải: các quần xã sinh học có khả năng phân huỷ các chất ô nhiễm

như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng gia tăng do các hoạt động của con người.

Những mối quan hệ giữa các loài: nhiều loài có giá trị được con người khai thác,

nhưng để tồn tại, các loài này lại phụ thuộc rất nhiều vào các loài hoang dã khác Nếu những loài hoang dã đó mất đi, sẽ dẫn đến việc mất mát cả những loài có giá trị kinh tế to lớn

Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi là việc hưởng

thụ mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như đi thám hiểm, chụp ảnh, quan sát chim, thú, câu cá Du lịch sinh thái là một ngành du lịch không khói đang dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển, nó mang lại khoảng 12 tỷ đôla năm trên toàn thế giới

Giá trị giáo dục và khoa học: nhiều sách giáo khoa đã biên soạn, nhiều chương trình vô

tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí Một số lượng lớn các nhà khoa học chuyên ngành và những người yêu thích sinh thái học đã tham gia các hoạt động quan sát, tìm hiểu thiên nhiên Các hoạt động này mang lại lợi nhuận kinh tế cho khu vực nơi họ tiến hành nghiên cứu khảo sát; nhưng giá trị thực sự không chỉ có vậy mà còn là khả năng nâng cao kiến thức, tăng cường tính giáo dục và tăng cường vốn sống cho con người.

Quan trắc môi trường: những loài đặc biệt nhạy cảm với những chất độc có thể trở

thành hệ thống chỉ thị báo động rất sớm cho những quan trắc hiện trạng môi trường Một số loài có thể được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt tiền Một trong những loài có tính chất chỉ thị cao là địa y sống trên đá hấp thụ những hoá chất trong nước mưa và những chất gây ô nhiễm trong không khí Thành phần của quần xã địa y có thể dùng như chỉ thị sinh học về mức độ ô nhiễm không khí Các loài động vật thân mềm như trai sò sống ở các hệ sinh thái thuỷ sinh có thể là những sinh vật chỉ thị hữu hiệu cho quan trắc môi trường.

Trang 9

2.3 Giá trị tồn tại

Con người có nhu cầu được tham quan nơi sinh sống của một loài đặc biệt và được nhìn thấy nó trong thiên nhiên hoang dã bằng chính mắt mình Các loài như gấu trúc, sư tử, voi và rất nhiều loài chim khác lại càng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của con người Giá trị tồn tại như thế luôn luôn gắn liền với các quần xã sinh học của những khu rừng mưa nhiệt đới, các rạn san hô và những khu vực có phong cảnh đẹp

2.4 Những khía cạnh mang tính đạo đức

Mỗi một loài đều có quyền tồn tại: tất cả các loài đều có quyền tồn tại Trên cơ sở đó,

sự tồn tại của các loài phải được bảo đảm mà không cần tính đến sự phong phú hay đơn độc hoặc có tầm quan trong đối với con người hay không Tất cả các loài là một phần của tạo hoá

và đều có quyền được tồn tại như con người ở trên trái đất này Con người không những không có quyền làm hại các loài khác mà còn có trách nhiệm bảo vệ sự tồn tại của chúng.

Tất cả các loài đều quan hệ với nhau: giữa các loài có một quan hệ chằng chịt và phức

tạp, là một phần của các quần xã tự nhiên Việc mất mát của một loài sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong quần xã Cho nên, chúng ta ý thức được sự cần thiết bảo tồn các loài, bảo tồn đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ mình

Con người phải sống trong một giới hạn sinh thái như các loài khác: tất cả các loài trên thế

giới bị giới hạn bởi khả năng sức tải của môi trường sống Mỗi một loài sử dụng nguồn tài nguyên trong môi trường để tồn tại và số loài sẽ bị suy giảm khi những nguồn tài nguyên này bị huỷ hoại và cạn kiệt đi Con người phải hành động rất thận trọng để hạn chế những ảnh hưởng có hại gây ra cho môi trường tự nhiên Những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ gây hại đối với các loài

mà còn gây hại đến chính bản thân con người.

Con người phải chịu trách nhiệm như những người quản lý trái đất: nếu như chúng ta

làm tổn hại đến những nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất và làm cho các loài bị đe dọa tuyệt chủng thì những thế hệ tiếp theo sẽ phải trả giá bằng một cuộc sống có chất lượng thấp Do vậy, con người ngày nay phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên một cách khôn ngoan, tránh gây tác hại cho các loài và các quần xã sinh học.

Sự tôn trọng cuộc sống con người và sự đa dạng văn hoá phải được đặt ngang tầm với

sự tôn trong đa dạng sinh học: việc đánh giá cao giá trị đa dạng văn hoá và thế giới tự nhiên

làm cho con người biết tôn trọng hơn đối với tất cả sự sống phong phú và phức tạp của nó

Thiên nhiên có những giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó: trong

lịch sử, những nhà sáng lập ra tôn giáo, những nhà thơ, nhà văn, những nghệ sĩ và nhạc sĩ đã thể hiện những cảm hứng do họ nhận được từ thiên nhiên Đối với nhiều người, để có được những cảm hứng như thế họ cần phải sống với một môi trường thiên nhiên hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người Hầu như ai cũng hào hứng và thích thú khi được chiêm ngưỡng thế giới nguyên khai hoang dã và những phong cảnh đẹp Nhiều người coi trái đất như là một sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá với những điều linh thiêng cần được tôn trọng theo phong cách riêng.

Đa dạng sinh học là cốt lõi đế xác định nguồn gốc sự sống: hai trong số những huyền

thoại chính của thế giới triết học và khoa học là sự sống được hình thành như thế nào và tại

Trang 10

sao lại có sự đa dạng sinh học như ngày nay Hàng ngàn chuyên gia sinh học tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề này và ngày càng đang tiến dần đến câu trả lời Tuy vậy khi các loài bị tuyệt chủng có nghĩa là mất đi những mắc xích quan trọng và huyền thoại đó khó tìm được lời giải.

Tóm tắt nội dung:

Sinh học bảo tồn là tổng hợp tri thức của nhiều ngành khoa học, nghiên cứu các khía cạnh của khủng hoảng, xáo trộn về đa dạng sinh học Mục tiêu là hạn chế sự mát mát đa dạng sinh học, đặc biệt là sự tuyệt chủng của các loài, sự mất mát các nguồn gen và hạn chế sự suy thoái các hệ sinh thái.

Sự đa dạng sinh học trên trái đất bao gồm tất cả các loài sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm, sự đa dạng về di truyền tồn tại giữa các cá thể của loài, các quần xã trong đó các loài tồn tại và những sự tương tác của các quần xã trong hệ sinh thái với môi trường vật lý và hóa học xung quanh.

Lượng tính đa dạng sinh học cũng được sử dụng như là một phương thức để so sánh sự

đa dạng tổng thể của các quần xã khác nhau Số lượng loài trong một quần xã hay hệ sinh thái thường được mô tả là đa dạng α Khái niệm đa dạng β đề cập đến mức độ dao động thành phần loài khi các điều kiện môi trường thay đổi như thế nào Đa dạng γ áp dụng đối với một vùng địa lý rộng lớn gồm nhiều sinh cảnh Có nhiều phương thức khác nhau để định lượng đa dạng sinh học, tuy vậy, độ phong phú về loài (đa dạng α )là chỉ số thông dụng nhất để diễn tả đa dạng sinh học.

Vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao nhất với rất nhiều loài sinh sống trong các rừng nhiệt đới, các dãi san hô, các sông hồ và đáy biển sâu Phần lớn số loài hiện nay trên thế giới còn chưa được biết đến, chưa được đặt tên.

Các thành phần của đa dạng sinh học có thể cho những sản phẩm có giá trị kinh tế trực tiếp phục vụ lợi ích của loài người hay những giá trị kinh tế gián tiếp mà không phải khai thác hay hủy hoại nguồn tài nguyên đa dạng sinh học

Giá trị trực tiếp có thể chia thành hai loại: giá trị tiêu thụ và giá trị sản xuất Giá trị tiêu thụ bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và các loại sản phẩm khác và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế Giá trị sản xuất là giá bán cho các sản phẩm thu lượm được từ thiên nhiên trên thị trường như gỗ, một số sản phẩm ngoài gỗ, các loài hoang dã cung cấp dược phẩm.

Giá trị gián tiếp của đa dạng sinh học bao gồm những giá trị không cho tiêu thụ như năng suất của hệ sinh thái, chức năng bảo vệ nguồn tài nguyên đất và nước, mối tương tác qua lại giữa các loài hoang dã, cây trồng và điều hòa khí hậu Đa dạng sinh học là một phần của cơ sở xây dựng ngành du lịch sinh thái và nghỉ ngơi Đa dạng sinh học cũng có tiềm năng cung cấp những giá trị khác chưa phát hiện nhưng có thể mang lại lợi ích cho tương lai của xã hội loài người

Đa dạng sinh học cong có giá trị của ự tồn tại thê rhiện trên khoản tiền mà con người sẵn sàng trả để có thể bảo tồn đa dạng sinh học Bảo tồn đa dạng sinh học cũng có thể dựa trên các nền tảng về đạo đức cũng như kinh tế Một trong những quan niệm đạo đức lớn là mỗi loài đều có quyền tồn tại Con người không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải

nỗ lực hành động nhằm bảo vệ các loài.

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1 Định nghĩa về sinh học bảo tồn.

Câu 2 Mục tiêu của sinh học bảo tồn là gì?

Câu 3 Trình bày các mức độ thể hiện đa dạng sinh học về loài

Trang 11

Câu 4 Đa dạng di truyền là gì?

Câu 5 Đa dạng di truyền được thể hiện qua các cấp độ nào?

Câu 6 Đa dạng sinh thái là gì?

Câu 7 Các mức độ thể hiện đa dạng sinh học về mặt sinh thái là gì?

Câu 8 Kể tên 5 sinh đới quan trọng ở trên cạn.

Câu 9 Định nghĩa về hình thái của loài.

Câu 10 Định nghĩa về sinh học của loài.

Câu 11 Quỷ gen (gene pool) là gì?

Câu 12 Đa dạng alpha là gì?

Câu 13 Đa dạng beta là gì?

Câu 14 Đa dạng gamma là gì?

Câu 15 Các vùng có đa dạng sinh học cao nhất là vùng nào ?

Câu 16 Hãy nêu ba lý do để giải thích tại sao vùng nhiệt đới có số lượng loài lớn nhất Câu 17 Vì sao ở nơi có địa hình phức tạp sự đa dạng loài lại tăng lên?

Câu 18 Vì sao ở những vùng đất cổ sự đa dạng loài lại tăng lên?

Câu 19 Trong số 1,7 triệu loài đã được mô tả thì ngành nào, lớp nào có số lượng loài lớn nhất?

Câu 20 Vì sao một số loài động thực vật có thể bị tuyệt chủng trước khi chúng được

mô tả đặt tên?

Câu 21 Giá trị trực tiếp cho tiêu thụ của đa dạng sinh học là gì?

Câu 22 Giá trị trực tiếp sử dụng cho sản xuất của đa dạng sinh học là gì?

Câu 23 Nêu 4 giá trị kinh tế gián tiếp không dùng cho tiêu thụ của đa dạng sinh học Câu 24 Giá trị lựa chọn của đa dạng sinh học là gì?

Câu 15 Hãy nêu 4 khía cạnh mang tính đạo đức về giá trị của đa dạng sinh học.

Tài liệu tham khảo:

Tài liệu Tiếng Việt.

1 Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2005 Đa dạng sinh học Hà nội, 2005.

2 Lê Trọng Cúc, 2002 Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên Nhà Xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

3 Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004 Việt Nam Môi trường và Cuộc sống NXB Chính trị Quốc gia.

4 Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002 Đa dạng sinh học NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

5 Richard B Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999 Cơ

sở sinh học Bảo tồn NXB KH&KT Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh.

1 Edge W Daniel, John P Loegering, and Renee Davis Born, 1998 Principles of Wildlife Conservation Oregon State University Corvalis, Oregon.

2 Elizabeth A Gordon, Oscar E Franco and Mary L Tyrrel, 2005l Protecting

Biodiversity: A Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations Yale

School of Forestry & Environmental Studies.

Trang 12

3 Jeffrey A McNeely et al, 1990 Conserving the World’s Biological Diversity

Gland, Switzeland, and Washington, D.C

4 Kent E Holsinger, 2005 Conservation Biolgy University of Connecticut

http://darwin.eeb.uconn.edu

5 Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004 Biodiversity an Introduction Blackwell

Publishing Company USA.

6 Michael J Jeffries Biodiversity and Conservation Routledge, London, 1997.

7 Peter B Moyle, 1997 Wildlife Conservation

8 Peter J Bryant, 2001 Biodiversity and Conservation University of California,

Trang 13

Chương 2

NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI

ĐA DẠNG SINH HỌCMục tiêu:

Cung cấp những khái niệm cơ bản về tuyệt chủng, các mối đe dọa đối với tuyệt chủng

do các hoạt động của con người Chương 2 cũng trình bày những đặc điểm của các thời kỳtuyệt chủng trong quá khứ cũng như sai khác cơ bản về tuyệt chủng hàng loạt trong quákhứ so với tuyệt chủng hàng loạt ngày nay Giải thích tính dễ bị tuyệt chủng của một sốnhóm động vật do hoạt động của con người

Số tiết: 9

Nội dung:

I Sự tuyệt chủng

1 Khái niệm về tuyệt chủng

Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh

cụ thể Một loài bị coi là tuyệt chủng (extinct) khi không còn một cá thể nào của loài đó còn

sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ

vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được coi là đã bị tuyệt

chủng trong thiên nhiên hoang dã (extinct in the wild) Trong hai trường hợp trên, các loài có

thể coi như bị tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu (globally extinct)

Một loài bị coi là tuyệt chủng cục bộ (locally extinct) nếu như chúng không còn sống

sót tại nơi chúng đã từng sinh sống, nhưng người ta vẫn còn tìm thấy chúng tại những nơikhác trong thiên nhiên

Một số nhà sinh học sử dụng cụm từ loài bị tuyệt chủng về phương diện sinh thái học (ecologically extinct), điều đó có nghĩa là số lượng cá thể loài còn lại ít đến nổi tác dụng của

nó không có chút ý nghĩa nào đến những loài khác trong quần xã

1.1 Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên

Sự tuyệt chủng loài xảy ra thậm chí không bắt nguồn từ những xáo động to lớn Lýthuyết tiến hóa nói rõ rằng một loài có thể bị dồn vào tuyệt chủng do không cạnh tranh nổivới một loài khác hay do bị ăn thịt Một loài có thể tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng vớinhững thay đổi của môi trường hay là do sự thay đổi ngẫu nhiên của quỹ gen Hiện tạichúng ta cũng không biết đầy đủ những nhân tố xác định sự phồn thịnh hay suy thoái củamột loài, nhưng ít nhất chúng ta có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng là một hiện tượngnằm trong chu trình vận động của tự nhiên tương tự như sự hình thành loài

Nếu tuyệt chủng là một phần trong các quá trình tự nhiên, thì tại sao lại phải suy nghĩ

và quan tâm nhiều đến chuyện mất mát các loài Câu trả lời nằm trong mối tương quan về

sự tuyệt chủng và hình thành loài Sự hình thành loài là một quá trình diễn ra rất chậm, qua

sự tích luỹ dần các đột biến và những sự chuyển đổi các allen qua cả hàng chục ngàn năm thậm chí cả hàng triệu năm Theo Kirchner và cộng sự (2001), trung bình trái đất cần

khoảng 10 triệu năm để hồi phục sự đa dạng từ những tuyệt chủng mang tính toàn cầu Nếutốc độ của việc hình thành loài tương đương hay vượt quá tốc độ tuyệt chủng, sự đa dạng sinh học được duy trì hay tăng lên Trong lịch sử các thời kỳ địa chất, đa dạng sinh học tương đối ổn định nhờ sự cân bằng giữa sự hình thành loài mới và sự tuyệt diệt loài cũ Tuynhiên trong những khoảng thời gian ngắn hơn, tốc độ đa dạng hóa kém hơn nhiều so với

Trang 14

tốc độ tuyệt chủng Điều đó có nghĩa là sự tiến hóa của sinh giới sẽ không theo kịp với những sự tuyệt chủng nhanh chóng

1.2 Tuyệt chủng do con người gây ra

Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào tỷ lệ tuyệt chủng cóthể thấy vào sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà conngười bắt đầu thống trị hai lục địa này từ hàng ngàn năm trước Chỉ một thời gian ngắn saukhi con người đặt chân đến, 74% đến 86% các loài thú lớn, có trọng lượng hơn 40 kg, trongcác vùng này bị tuyệt chủng Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt chủng này có thể là do sănbắn, và nguyên nhân gián tiếp là do đốt rừng và khai hoang

Dựa vào các chứng cứ có sẵn thì khoảng 85 loài thú và 113 loài chim đã bị tuyệt chủng

từ năm 1600, tương ứng với 2,0% các loài thú và 1,3% các loài chim Trong khi những con

số ban đầu này có vẻ như chưa ở mức báo động thì xu hướng tuyệt chủng tăng rất nhanh trong khoảng 150 năm lại đây.

Bảng 2.1 Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay

Số loài tuyệt chủng

Số loài % tuyệtchủng Bậc phân loại Đất liền Đảo Đại dương Tổng số

Nguồn: Reid và Miller 1989.

Tỷ lệ tuyệt chủng của chim và thú vào khoảng 1 loài trong 10 năm trong thời gian từ

1600 -1700, nhưng tỷ lệ này tăng lên 1 loài/năm trong thời gian từ 1850 -1950 Sự gia tăng

tỷ lệ tuyệt chủng loài là một sự chỉ định về tính nghiêm trọng của vấn đề đe dọa đa dạngsinh học Nhiều loài còn chưa bị tuyệt chủng nhưng đã bị hao hụt rất nhiều do các hoạtđộng của con người và chỉ tồn tại với số lượng rất thấp Những loài này cũng được coi làtuyệt chủng sinh thái và chúng không còn vai trò gì trong tổ chức quần xã Tương lai củanhiều loài là không chắc chắn

• 24% các loài thú trên thế giới ngày nay đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng(IUCN,2000)

• Khoảng 12% trong số 9.500 loài chim trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủngtrong khoảng 100 năm tới Khoảng từ 300 đến 900 loài khác có khả năng đưavào danh sách bị đe doạ (Smith et al., 1993)

• Khoảng ¼ của tất cả các loài bò sát và 1/3 của tất cả các loài lưỡng thê trên tráiđất đang bị đe doạ tuyệt chủng Bò sát và lưỡng thê thường được coi là nhữngchỉ thị tổng quát cho sự thịnh vượng của hệ sinh thái

Trang 15

• 50% các loài cá (chủ yếu là cá nước ngọt) được đánh giá được đưa vào danhsách bị đe doạ

• Nhiều loài côn trùng, có vai trò quan trọng như là các sinh vật phân huỷ chấtthải, các loài thụ phấn đang bị đe doạ: khoảng 100.000 loài đến 500.000 loài côntrùng được dự báo là sẽ tuyệt chủng trong vòng 300 năm tới, tương đương với tỷ

lệ khoảng 7 đến 30 loài bị mất đi trong vòng một tuần (Mawdsley and Stork ,1995)

• Khoảng 10% các loài cây trên thế giới đang bị đe doạ tuyệt chủng Khoảng

1000 loài đang bị nguy cấp trầm trọng, một số loài trong đó số cá thể chỉ cònđếm trên đầu ngón tay Có ít hơn ¼ các loài cây đang bị đe doạ được bảo tồn ởcác mức độ khác nhau (Oldfield, et al., 1998)

Các hệ sinh thái và các nơi ở cũng đạng bị đe doạ và đang bị mất mát ở mức độ báođộng:

• Khoảng 2/3 diện tích của 2 trong số 14 khu sinh học trên cạn của thế giới vàhơn một nửa diện tích của 4 khu sinh học khác đã bị chuyển đổi (chủ yếu chonông nghiệp) vào những năm 1990 (Millennium Ecosystem Assessment, 2005)

• Theo Viện Tài nguyên rừng Thế giới (WRI), 1/5 độ che phủ của tất cả rừng mưanhiệt đới đã bị mất giữa những năm 1960 và 1990

• 50% nơi ở của các vùng đất ngập nước đã bị huỷ hoại trong vòng 100 năm qua(WRI, 2003)

• Rừng ngập mặn ven biển trên thế giới thế giới là môi trường nuôi dưỡng quantrọng cho vô số loài cũng đang bị đe doạ, khoảng 50% rừng ngập mặn đã bị chặttrụi (WRI, 2000-2001)

• Khoảng 20% các rạn san hô trên thế giới đã bị mất và 20% khác đang bị suythoái trong mấy thập kỷ cuối của thế kỷ XX (Millennium Ecosystem Assessment,2005)

Cuối cùng là do sự mất mát của các loài và hệ sinh thái đã dẫn đến sự mất mát chưatừng thấy của các dịch vụ sinh thái có giá trị:

• Khoảng 60% các dịch vụ sinh thái đang bị suy thoái hay sử dụng không bềnvững bao gồm: làm sạch không khí, điều hoà khí hậu, cung cấp nước sạch, điềuchỉnh mầm bệnh và sâu hại và thụ phấn

• Có sự thay đổi lớn về chu trình dinh dưỡng trong các thập kỷ qua, chủ yếu dogia tăng lượng phân bón, chất thải của gia súc, chất thải của con người và đốtcháy sinh khối (Millennium Ecosystem Assessment, 2005)

2 Nguyên nhân của tuyệt chủng

Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có liên quan đến các hoạt động

của con người là: phá hủy, chia cách, làm suy thoái (kể cả ô nhiễm) nơi sinh sống; khai thác

quá mức các loài phục vụ cho các mục đích sử dụng của loài người; du nhập các loài ngoại lai và gia tăng các dịch bệnh Hầu hết các loài bị đe dọa chịu ảnh hưởng của ít nhất là hai

trong số các yếu tố nói trên, những yếu tố này làm cho sự tuyệt chủng sẽ tiếp diễn nhanhhơn, bất chấp mọi cố gắng nhằm bảo vệ loài Các mối hiểm hoạ đe dọa đa dạng sinh họcnêu ở trên gây ra do việc sử dụng, khai thác tài nguyên ngày càng tăng và mức tăng dân sốquá nhanh của loài người

2.1 Sự phá hủy những nơi cư trú

Trang 16

Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát

Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng

số 57 nước nhiệt đới trên thế giới Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng

Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo đã mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn.

Các rừng mưa bị đe dọa

Việc phá hủy các rừng mưa nhiệt đới là dấu hiệu đi kèm với việc mất các loài Rừng nhiệt đới ẩm chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất, nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài trên trái đất Diện tích ban đầu của rừng mưa nhiệt đới ước tính khoảng 16 triệu km2, đến năm 1982 chỉ còn lại 9,5 triệu km2 Hằng năm có khoảng 180.000 km2 rừng mưa bị mất, trong đó 80.000 km2 bị mất hoàn toàn và 100.000 km2 bị suy thoái đến mức cấu trúc loài và các diễn thế của hệ sinh thái phần lớn đã bị thay đổi

Sa mạc hóa

Rất nhiều các quần xã sinh học sống trong các vùng khí hậu khô hạn theo mùa đã bịsuy thoái và đất đai trở thành sa mạc mà nguyên nhân chính là do các hoạt động của conngười, quá trình đó gọi là quá trình sa mạc hóa Lúc đầu các vùng đất này rất phù hợp choviệc phát triển nông nghiệp, nhưng việc gieo trồng liên tục đã làm cho đất bị xói mòn dẫnđến việc mất khả năng giữ nước Thảm cỏ ở đây cũng liên tục bị trâu bò, dê cừu ăn trụi, cáccây thân gỗ thì bị khai thác để làm củi, hậu quả là sự suy thoái rất nhanh và không thể hồiphục trở lại của các quần xã sinh học cũng như việc mất thảm che phủ bề mặt đất và hậuquả là khu vực này biến thành sa mạc Trên thế giới có khoảng 9 triệu km2 đất vùng khô hạn

đã biến thành sa mạc do quá trình nói trên

2.2 Các nơi cư trú bị chia cắt manh mún và cách ly

Sự chia cắt manh mún nơi cư trú của các loài là quá trình mà một khu vực rộng lớn bịthu nhỏ lại hoặc bị chia cắt thành hai hay nhiều mảnh nhỏ Những phần này thường bị cách

ly khỏi những phần khác và hình thái cấu trúc cảnh quan bị thay đổi nhiều Một mảnh haymột phần của nơi cư trú mới khác biệt với nơi cư trú nguyên thủy ở hai điểm quan trọng: đó

là mảnh của nơi cư trú mới có tỷ lệ giữa phần biên và diện tích lớn hơn, và tâm điểm củamỗi mảnh của nơi cư trú mới rất gần với phần biên của mảnh hơn

Việc phá hủy các nơi cư trú có thể hạn chế khả năng phát tán và định cư của loài Tác hại của việc chia cắt nơi cư trú sẽ làm giảm khả năng kiếm mồi của các loài thú Ngoài ra nơi

Trang 17

cư trú bị chia cắt cũng góp phần làm suy giảm quần thể và dẫn đến sự tuyệt chủng do quần thể lớn lúc đầu bị chia ra hai hay nhiều quần thể nhỏ

Sự chia cắt nơi cư trú thành các phần nhỏ đã làm tăng một cách một cách đáng kể tỷ

lệ tương đối của sự tác động đường biên so với diện tích nơi cư trú Một số tác động khácquan trọng hơn của đường biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm vàgió Việc nơi cư trú bị xé nhỏ, xé lẻ còn làm tăng khả năng xâm nhập của các loài ngoại lai

và bùng nổ số lượng các loài côn trùng địch hại và bản địa Việc nơi cư trú bị chia cắt cũnglàm tăng khả năng tiếp xúc của các loài động, thực vật thuần dưỡng với các quần thể hoang

dã Các bệnh dịch của các loài thuần dưỡng có thể lây lan rất dễ dàng sang các loài hoang

dã vốn thường có khả năng miễn dịch kém

2.3 Nơi cư trú bị phá hủy và ô nhiễm

Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá hủy haychia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc docác hoạt động khác của con người Dạng nguy hiểm nhất của phá hủy môi trường là sự ônhiễm Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thuốc trừ sâu, hóa chất và các chấtthải công nghiệp, chất thải sinh hoạt của con người và các ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy

ô tô, cũng như các trầm tích lắng đọng do sự xói mòn đất từ các vùng cao, sườn núi

Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: sự nguy hại của thuốc trừ sâu được khuyến cáo từ

những năm 1962 Nồng độ của DDT và các loại thuốc trừ sâu khác tích luỹ trong cơ thể sinh vật, tăng lên theo bậc cao dần của chuổi thức ăn thông qua quá trình tích tụ sinh học (bioaccumulation) và khuếch đại sinh học (magnification)

Ô nhiễm nước: ô nhiễm nước gây hậu quả xấu cho loài người như hủy hoại các

nguồn thực phẩm thủy sản như cá, thân mềm, giáp xác và làm ô nhiễm nguồn nước sinhhoạt Các hóa chất độc, dù chỉ với một liều lượng rất thấp thì dư lượng của chúng vẫn cóthể tồn đọng, tích luỹ dần vào trong cơ thể sinh vật thủy sinh đến nồng độ gây chết dochúng phải lọc một lượng lớn nước khi ăn

Các khoáng chất vi lượng tuy rất cần cho cuộc sống của động vật và thực vật nhưngchúng cũng có thể trở nên gây hại khi xuất hiện ở nồng độ cao Các chất thải của người,các loại phân bón hóa học, các chất tẩy rửa và các quá trình sản xuất trong công nghiệpthường xuyên thải ra một lượng lớn nitrat, photphat vào hệ sinh thái thủy vực, dẫn đến hiệntượng phú dưỡng nước

Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống, đồi núi trọc cũng có thểgây hại cho hệ sinh thái thủy vực Các chất trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất rắn lơlững, làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếu sáng trong nước nên đã cản trở quátrình quang hợp Sự tăng độ đục của nước có thể làm giảm khả năng nhìn, khả năng sănmồi, làm giảm sức sống của một số loài động vật thủy sinh Sự gia tăng lớp trầm tích đã gâyhại cho nhiều loài san hô, những loài đòi hỏi môi trường sống tuyệt đối trong sạch

Ô nhiễm không khí: các hoạt động của con người làm thay đổi và làm ô nhiễm bầu

không khí của trái đất Các dạng ô nhiễm không khí như:

• Mưa axit: các nền công nghiệp như luyện thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụngnhiên liệu là than hay dầu đã thải ra một lượng lớn các khí NOx, SOx vào không khí, các khínày khi gặp hơi nước trong không khí sẽ tạo ra axit nitric và axit sulfuric Các axit này liênkết với những đám mây và khi tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống rấtthấp Mưa axit sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên lụcđịa Mưa axit đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật Do độ axit của các hồ ao tăng lên,

Trang 18

nhiều cá con của nhiều loài cá và cả những con cá trưởng thành cũng bị chết Độ axit tăng

và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính làm suy giảm đáng kể các quần thể động vậtlưỡng cư trên thế giới Đối với phần lớn các loài động vật lưỡng cư, ít nhất một phần trongchu kỳ sống của chúng phụ thuộc vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ lệtrứng và ấu trùng bị chết tăng cao

• Sương mù quang hoá: Xe ô tô, các nhà máy điện và các hoạt động công nghiệp thải

ra các khí hydrocacbon, khí NO Dưới ánh sáng mặt trời, các chất này tác dụng với khíquyển và tạo ra khí ozon và các chất phụ phẩm khác, tất cả khí này được gọi chung làsương mù quang hóa (photo-chemical smog) Nồng độ ozon cao ở tầng khí quyển gần mặtđất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xãsinh học, giảm năng suất nông nghiệp Các quần xã sinh học trên toàn cầu cũng có thể bịphá hủy hay bị thay đổi do các hợp chất chứa nitơ trong không khí theo mưa và bụi lắngđọng tự do và do đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sản xuất lương thực và thực phẩm

• Các kim loại độc hại: xăng có chứa chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và cáchoạt động công nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc và nhiều loại kim loại độc hạikhác vào khí quyển Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thựcvật

Sự thay đổi khí hậu toàn cầu: khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển

không ngăn cản ánh sáng mặt trời, cho phép năng lượng xuyên qua khí quyển và sưởi ấm

bề mặt Trái đất Tuy vậy, những khí này và hơi nước giữ lại năng lượng do trái đất phát ra,làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức xạ khỏi trái đất Các khí này được gọi là khí nhàkính do tác dụng của chúng rất giống với nhà kính - cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữlại năng lượng bên trong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt

Lượng khí nhà kính gia tăng đã làm ảnh hưởng đến khí hậu trái đất và các tác hại nàytiếp tục gia tăng trong tương lai Những nhà khí tượng học ngày càng đồng ý với quan điểmcho rằng ở thế kỷ XXI khí hậu trái đất sẽ còn nóng lên từ khoảng 2-60C nữa vì sự gia tăngcủa khí CO2 và các khí khác Trong khi các loài có vùng phân bố rộng và dễ phát tán có thểthay đổi để thích ứng với sự thay đổi, thì đối với nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc dokhả năng phát tán kém nên việc tuyệt chủng là khó tránh khỏi

Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra Do việcgiải phóng một lượng nước lớn như vậy, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thểtăng từ 0,2 -1,5 m Mức nước biển dâng cao có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp,những khu đất ngập nước ven bờ biển và nhiều thành phố lớn Một số loài san hô khôngphát triển nhanh kịp với tốc độ nâng cao mực nước biển và dần dần chúng sẽ bị chết đuối 2.4 Khai thác quá mức

Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, háilượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác Khi dân số loài người vẫn còn ít

và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững màkhông làm cho các loài trở nên tuyệt chủng Tuy vậy, khi dân số tăng lên, nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo Các phương pháp thu hái dần dần được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú

và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý các loài hoang dã, đánh bắt cá và lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng một phương pháp tính toán mô hình để xác định số lượng tối

đa có thể khai thác được một cách bền vững của các nguồn tài nguyên Lượng tối đa nguồn

Trang 19

tài nguyên có thể khai thác được một cách bền vững là sản lượng có thể thu hoạch hằng

năm tương đương với năng suất mà quần thể tự nhiên sản sinh ra được

2.5 Sự du nhập các loài ngoại lai

Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính cácyếu tố môi trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán Các sa mạc, đại dương, đỉnh núi,

và những dòng sông đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài Con người đã làm thay đổi

cơ bản đặc tính này bằng việc vận chuyển phát tán các loài trên toàn cầu Tại thời kỳ trướccách mạng công nghiệp, con người mang các cây trồng và vật nuôi từ chổ này sang chổkhác khi họ tạo dựng những nơi định cư và các thuộc địa mới Ngày nay đã có một lượnglớn các loài do vô tình hay cố ý, được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốccủa chúng Những loài đó đã được du nhập do các nguyên nhân sau đây:

• Sự vận chuyển các container: việc sử dụng các container trong vận chuyển hàng hóa

đã tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai Rõ ràng là các cảng biển

là con đường xâm nhập của nhiều sinh vật lạ, nhưng với việc vận chuyển bằng containner thì các loài ngoại lai được vận chuyển đến tất cả các vùng đất trên thế giới Các container là môi trường trú ngụ lý tưởng cho các sinh vật ngoại lai Chúng có thể

ở trong đó vài tuần để rồi sau đó được vận chuyển đi Các thanh tra của hải quan cũng rất khó để phát hiện chúng Các container chở vỏ xe của Nhật đã mang các loài muỗi Châu Á đến khắp nước Mỹ, Nam Phi, Tân Tây Lan, Úc và một số nước ở phía Nam Châu Âu.

• Nước dằn tàu: nhiều tàu chở hàng được cân bằng nhờ vào việc bơm nước biển hay nước ngọt vào các thùng nước lớn dùng để dằn tàu Nước được vận chuyển như thế bao gồm cả các loài động thực vật sẽ được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác Đây

rõ ràng là con đường xâm nhập chính của các loài sinh vật thủy sinh Khoảng 1/3 các loài sinh vật ngoại lai ở Hồ Lớn (Great Lakes) được du nhập theo con đường này Năm 1990, Tổng Thống Mỹ, Bush đã ký đạo luật yêu cầu các nhân viên bảo vệ vùng

bở của Mỹ phải triển khai mạnh mẽ các tiêu chuẩn liên quan đến việc thải bỏ nước dằn tàu.

• Vận chuyển bằng máy bay: vận chuyển hàng không là một phương thức xâm nhập mới của các loài ngoại lai Các loài muỗi ở Châu Phi đã xâm nhập vào Nước Anh qua các khoang hành khách Các loài rắn đã theo hàng hóa từ đảo Guam đến Hawaii.

• Nông, lâm nghiệp: một số cây trồng đã ra ngoài tự nhiên và trở thành vật hại Hoạt động nông lâm nghiệp đã gây ra sự lây lan của nhiều loài sâu hại và dịch bệnh Khoảng 20 loài cỏ dại được tìm thấy ở khắp mọi nơi và khoảng 40% các loại bệnh chính trên khắp thế giới Chuột và chim sẻ là sinh vật đồng hành ở các trang trại trên khắp thế giới

• Nuôi trồng thủy sản: đã gây ra sự lây lan của rất nhiều loài cá, ví dụ như cá rô phi đã lan rộng ở hầu hết các nước nhiệt đới và á nhiệt đới Các trang trại nuôi tôm hiện nay đang làm lay lan các bệnh virus trên khắp thế giới, các virus này có thể ảnh hưởng đến chủng quần các đàn cá tự nhiên Các trại nuôi cá Hồi (Salmon) cũng đã du nhập các mầm bệnh và các gen lạ

Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa

Trang 20

cho đến khi chúng tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa.

Tại sao các loài du nhập lại dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú và thay thế các loài bản địa đến như vậy? Một trong những lý do quan trọng là ở nơi cư trú mới chưa có

các loài thiên địch của chúng như các loài động vật là kẻ thù, các loài côn trùng và các loài

ký sinh, gây bệnh Các hoạt động của con người đã tạo nên những điều kiện môi trường không bình thường, như sự thay đổi các nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh sáng, đã tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng nhanh hơn và loại trừ được các loài bản địa

2.6 Sự lây lan của các dịch bệnh

Sự nhiễm trùng từ các sinh vật mang bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôihay động vật hoang dã Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh như virus, vikhuẩn, nấm, các động vật đơn bào hay các ký sinh trùng kích cở lớn hơn như giun sán Cácloại bệnh dịch này có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quí hiếm

Có 3 nguyên tắc cơ bản về dịch bệnh học được ứng dụng rộng rãi trong việc nuôidưỡng và quản lý các loài thú quý hiếm Thứ nhất, các loài được con người nuôi và độngvật sống trong tự nhiên khi sống trong quần thể với mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnhdịch hay bị nhiễm ký sinh trùng

Nguyên tắc thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá hủy là làm cho loài trở nên

dễ mắc các bệnh dịch hơn Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong một khu vực nhỏhơn do nơi sinh sống của chúng bị phá hủy, tại đây chất lượng môi trường nơi cư trúthường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, cácđộng vật trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn

Nguyên tắc thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với rấtnhiều loài mà chúng rất ít khi, thậm chí không bao giờ gặp trong thiên nhiên hoang dã chonên bệnh dịch có thể truyền từ loài này sang loài khác

3 Sự tuyệt chủng hàng loạt (mass extinction)

Theo các nhà khoa học, tuyệt chủng hàng loạt là những sự kiện tuyệt chủng đã tácđộng đến sinh vật trong các môi trường khác nhau, gây ra những mất mát nặng nề về sốlượng trong các bậc phân loại

3.1 Tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ

Theo một đánh giá về số loài đã tồn tại trên trái đất thì có đến 99,9% số loài đã bịtuyệt chủng Hay nói một cách khác, số các loài động vật, thực vật, vi sinh vật hiện có chỉchiếm 0,1% tổng số loài đã từng sống trên hành tinh

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của tuyệt chủng hàng loạt baogồm các nguyên nhân bên ngoài như tác động của các thiên thạch đến các nguyên nhânbên trong như núi lửa, thời kỳ băng hà, đã tác động đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu là tácnhân chính gây ra tuyệt chủng hành loạt

Trong lịch sử tiến hoá của trái đất, hầu hết các loài bị mất đi do các thời kỳ tuyệtchủng, trong đó có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt nghiêm trọng kéo dài trong thời gian 350

Trang 21

triệu năm Năm thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt này được xác định qua việc nghiên cứu cácdẫn chứng của những thay đổi các hoá thạch động, thực vật.

Dựa vào các hoá thạch, các nhà khoa học đã chúng minh rằng có 5 đợt tuyệt chủnghàng loạt đã xảy ra trong quá khứ (Hình 2.2)

Triệu năm trước

Hình 2.1 Các thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ

* Ordovician cuối (440 triệu năm trước): Khoảng 50% số họ của động vật và 85% số loài

đã bị tiêu diệt trong thời gian này chủ yếu là các loài ở biển

* Devonian muộn (365 triệu năm trước): có 30% họ của các loài động vật bị tuyệt chủngchủ yếu tác động đến các loài ở biển Thời kỳ này kéo dài từ 500 ngàn đến 15 triệu năm,nguyên nhân do lạnh toàn cầu và giảm oxy trong các tầng nước nông

* Permian cuối (251 triệu năm trước): 50 % các họ động vật bị tuyệt chủng, khoảng 96%loài sinh vật biển bị tuyệt chủng trong thời kỳ này Nguyên nhân do biến động mức nướcbiển, hoạt động của núi lửa và thay đổi khí hậu

* Triassic cuối (205 triệu năm trước): có 35 % họ các loài động vật và khoảng 76% loài,phần lớn là các loài ở biển, bị tuyệt chủng

* Cretaceous cuối (65 triệu năm trước): Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sựkiện được con người biết rõ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous vàTertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, với khoảng 60 % các loài động vật bị tuyệt chủng Đây làthời kỳ các giống động vật biển bị mất trong diện rộng, tạo ra những thay đổi cơ bản trongcác hệ sinh thái trên cạn và sự biến mất của khủng long Trong thời kỳ tiến hoá đổi mới này,

các loài linh trưởng phát triển mạnh và loài người (Homo sapiens) xuất hiện Nguyên nhân

là do tác động của các thiên thạch làm thay đổi khí hậu

Thời gian phục hồi cho các sự kiện tuyệt chủng trong quá khứ cũng rất dài Các nhàkhoa học đã tính được rằng, để phục hồi sự đa dạng sinh học cho mỗi lần tuyệt chủng trongquá khứ cần phải có thời gian phục hồi khoảng vài chục triệu năm (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Thời gian phục hồi từ các tuyệt chủng trong quá khứ

Thời kỳ tuyệt chủng Thời gian phục hồi (triệu năm)

3.2 Tuyệt chủng hàng loạt ngày nay

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạtthứ 6, xảy ra vào kỷ Pleistocent từ hơn 1 triệu năm trước Đây là thời kỳ có những biếnđộng lớn về khí hậu toàn cầu, sự dâng cao và hạ thấp mức nước biển cùng với sự mở rộngvùng phân bố của loài người từ Châu Phi, Châu Âu, Á đến các vùng khác trên thế giới Đặctính quan trọng nhất của sự tuyệt chủng trong giai đoạn này liên quan với sự lan rộng của

Trang 22

loài người trên khắp thế giới, trong đó các loài thú có kích thước lớn hơn 44 kg, bị tuyệtchủng đến 74 - 86%

So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ thì tuyệt chủng hàngloạt trong giai đoạn hiện nay có nhiều sai khác Các nhà khoa học cũng đã xác định các saikhác này và đây là điều quan trọng để chúng ta có thể giải quyết các vấn đề phải đối mặtngày nay

Sai khác nổi bật nhất là trong tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy ra vớitốc độ rất nhanh Các nhà sinh thái đánh giá rằng chúng ta đã mất hàng trăm ngàn loàitrong vòng 50 năm qua Các chuyên gia cũng dự báo rằng nếu cứ tiếp tục theo xu hướngnhư hiện nay, chúng ta có thể bị mất đi ½ loài sinh vật trong thế kỷ tới Ngược lại, tuyệtchủng hàng loạt trong quá khứ xảy ra qua hàng trăm ngàn năm và trong một số trường hợp

là hàng triệu năm Ngay cả ở thời kỳ tuyệt chủng cuối cùng trong quá khứ của khủng long,

do tác động của các thiên thạch, thì ảnh hưởng của nó cũng kéo dài trong một thời giantương đối Các chứng cứ hoá thạch đã chỉ ra rằng quần thể của các loài khủng long đã bịkiệt quệ trong hàng ngàn năm

Nhân tố sai khác tiếp theo của thời kỳ hiện nay đó là số lượng loài có nguy cơ tuyệtchủng hiện nay lớn gấp nhiều lần số loài trong quá khứ Lý do đơn giản là vì hiện nay số loàisinh vật nhiều hơn so với quá khứ Ví dụ như trước khi xảy ra đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ

5 vào khoảng 65 triệu năm trước, thì số loài thực vật có hoa trên thế giới chỉ khoảng100.000 loài, còn hiện nay con số đó đã gần 240.000 loài Trong số các loài thú, côn trùng

và các sinh vật khác cũng có một sự gia tăng đáng kể về tổng số loài

Khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ, xảy ra chủ yếu do các hiệntượng thiên nhiên, tuyệt chủng hiện nay chủ yếu do con người Cứ 100 loài bị tuyệt chủngthì có đến 99 loài là do con người Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trongquá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàngloạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới Các nhà Cổ sinh vật họccho rằng sau khi khủng long bị tuyệt chủng, ít nhất 5 triệu năm sau mới có sự cân bằng củasinh vật nhờ vào tiến hoá Đối với giai đoạn hiện nay sẽ là một thách thức lớn, bởi vì tuyệtchủng ngày nay liên quan đến tất cả các thứ hạng chính của loài, trong khi đó ở 65 triệunăm trước, hầu hết các loài thú, chim, lưỡng thê, và nhiều loài bò sát còn sống sót

II Các loài dễ bị tuyệt chủng

Khi môi trường suy thoái do hoạt động của con người, quần thể của các loài sẽ bịgiảm về số lượng, một số loài sẽ bị tuyệt chủng Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu kiểmchứng và thấy rằng không phải tất cả các loài đều có mức độ dễ tuyệt chủng như nhau; một

số nhóm loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng Các loài này rất cần được theo dõi cẩn thận và phảiđược quản lý với những nổ lực nhằm bảo tồn chúng Các loài đặc biệt dễ tuyệt chủngthường nằm trong các nhóm loài sau đây:

1 Các loài có vùng phân bố địa lý hẹp

2 Các loài chỉ tồn tại với một hay vài quần thể

3 Các loài có kích thước quần thể nhỏ

4 Các loài có quần thể đang suy giảm về số lượng

5 Các loài có mật độ quần thể thấp

6 Các loài cần một vùng cư trú rộng lớn

7 Các loài có kích thước cơ thể lớn

8 Các loài không có khả năng di chuyển tốt

Trang 23

9 Các loài di cư theo mùa

10 Các loài ít có tính biến dị di truyền

11 Các loài với nơi sống đặc trưng

12 Các loài đặc trưng tìm thấy ở môi trường ổn định

13 Các loài sống thành bầy đàn

14 Các loài là đối tượng săn bắn và hái lượm của con người

Các đặc điểm trên đây của các loài có xu hướng dễ bị tuyệt chủng không phải là những đặc điểm riêng biệt, chúng thường có xu hướng tạo thành từng nhóm đặc điểm Ví dụ, các loài kích thước cơ thể lớn thường có mật độ quần thể thấp và địa bàn rộng - nghĩa là có tất cả các đặc điểm của một loài có xu hướng dễ bị dẫn đến tuyệt chủng Bằng cách xác định các đặc điểm làm loài dễ bị dẫn đến tuyệt chủng, các nhà sinh học bảo tồn có thể dự tính được những việc làm cần thiết nhằm quản lý các loài dễ bị tuyệt chủng.

Tóm tắt nội dung:

Khái niệm tuyệt chủng có rất nhiều ý nghĩa và khác nhau tùy thuộc vào từng bối cảnh

cụ thể Sự tuyệt chủng có thể ở phạm vi toàn cầu (globally extinct), cục bộ (locally extinct) hay tuyệt chủng về phương diện sinh thái (ecologically extinct) Hoạt động của con người đã

làm cho nhiều loài tuyệt chủng Hơn 99% những loài tuyệt chủng thời cận đại là do conngười

Nguy cơ lớn nhất đe dọa đa dạng sinh học là việc mất nơi cư trú Các nơi cư trú đặcbiệt đang bị hủy hoại là các khu rừng mưa, rừng khô nhiệt đới, các vùng đất ngập nước, cácvùng đồng cỏ ôn đới, rừng ngập mặn và các rạn san hô

Nơi cư trú bị chia cắt là quá trình mà nơi cư trú là khu vực rộng lớn, liên tục bị giảm vềdiện tích hay bị xé lẻ ra làm hai hay nhiều phần nhỏ Hậu quả là làm cho các loài dễ bị mấtmát nhanh chóng do tạo ra những rào chắn ngăn cản sự phát tán, định cư và kiếm mồi củađộng vật

Ô nhiễm môi trường làm cho nhiều loài không thể tồn tại nơi sinh sống của mình Ônhiễm môi trường bao gồm sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp,phân bón hóa học; và ô nhiễm không khí gây ra mưa axit, lắng đọng nitơ, sương mù quanghóa và khí ozôn

Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai sau nguyên nhân mất nơi cư trú và làmột trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt chủng

Các hoạt động của con người là nguyên nhân du nhập hàng ngàn loài đến nhữngvùng đất mới trên toàn thế giới Một số loài du nhập nhanh chóng phát triển và có tác độngxấu đến các loài bản địa

Dịch bệnh và ký sinh thường gia tăng khi các loài động vật bị nuôi nhốt trong nhữngkhu bảo tồn thiên nhiên và không thể di chuyển, đi lại trong một địa bàn rộng lớn Các loạibệnh dịch này có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quí hiếm

Có 5 thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt xảy ra trong quá khứ do các nguyên nhân từ thiênnhiên như biến động mức nước biển, hoạt động của núi lửa, thiên thạch và thay đổi khí hậu.Các thời ký tuyệt chủng này kéo dài trong thời gian 350 triệu năm, gây ra những mất mátnặng nề về số lượng trong các bậc phân loại

Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay, hay còn gọi là tuyệt chủng hàng loạtthứ 6, xảy ra từ hơn 1 triệu năm trước So với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xảy ra

Trang 24

trong quá khứ thì tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay xảy ra rất nhanh và chủyếu do con người.

Khi môi trường suy thoái do hoạt động của con người, quần thể của các loài sẽ bịgiảm về số lượng, một số loài sẽ bị tuyệt chủng Các loài động vật dễ bị tuyệt chủng cónhững đặc điểm như có vùng phân bố hẹp, có ít quần thể, các loài di cư theo mùa, các loài

có giá trị kinh tế đối với con người,

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1 Giải thích ngắn gọn các khái niệm tuyệt chủng Nêu ví dụ cho mỗi trường hợp

Câu 2 Hãy giải thích ngắn gọn vì sao tuyệt chủng là 1 quá trình tự nhiên, mà ngày naychúng ta phải quan tâm đến vấn đề tuyệt chủng?

Câu 3 Các nguyên nhân trực tiếp gây ra tuyệt chủng do con người là gì?

Câu 4 Nêu tên các nơi cư trú chính bị phá huỷ và bị đe doạ do các hoạt động của conngười

Câu 5 Một nơi cư trú bị chia cắt khác biệt với nơi cư trú nguyên thuỷ ở điểm nào?

Câu 6 Tác động đến loài của việc nơi cư trú bị chia cắt là gì?

Câu 7 Quá trình tích luỹ và tăng dần lên cao các loại chất độc bảo vệ thực vật trong cơ thểsinh vật qua chuổi thức ăn được gọi là gì?

Câu 8 Nêu lên các nguyên nhân du nhập các loài ngoại lai Kể tên 3 sinh vật ngoại lai màanh, (chị) biết

Câu 9 Sự gia tăng mực nước biển do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến san hô như thếnào?

Câu 10 Lượng tối đa nguồn tài nguyên có thể khai thác được một cách bền vững là gì?Câu 11 Vì sao các loài ngoại lai dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh các nơi cư trú mới?

Câu 12 Tuyệt chủng hàng loạt trong giai đoạn hiện nay khác với tuyệt chủng hàng loạt trongquá khứ như thế nào?

Câu 13 Vì sao các loài có kích thước quần thể nhỏ dễ bị tuyệt chủng hơn các loài có kíchthước quần thể lớn?

Câu 14 Vì sao các loài di cư theo mùa dễ bị tuyệt chủng hơn?

Câu 15 Vì sao các loài có kích thước cơ thể lớn dễ bị tuyệt chủng?

Câu 16 Vì sao các loài sống thành bầy đàn dễ bị tuyệt chủng?

Tài liệu tham khảo:

Trang 25

Tài liệu Tiếng Việt.

1 Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002 Đa dạng sinh học NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội

2 Richard B Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) 1999 Cơ

sở sinh học Bảo tồn NXB KH&KT Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh.

1 Edge W Daniel, John P Loegering, and Renee Davis Born, 1998 Principles of

Wildlife Conservation Oregon State University Corvalis, Oregon.

2 Elizabeth A Gordon, Oscar E Franco and Mary L Tyrrell, 2005 Protecting

Biodiversity: A Guide to Criteria Used by Global Conservation Organizations Yale

School of Forestry & Environmental Studies

3 Jeffrey A McNeely et al, 1990 Conserving the World’s Biological Diversity

Gland, Switzeland, and Washington, D.C

4 John MacKinnon, Colin Rees &Monina Uriarte, 2002 Guidebook of Biodiversity

Principles for Developers and Planners ASEAN Regional Centre For Biodiversity

Conservation

5 Kent E Holsinger, 2005 Conservation Biolgy University of Connecticut

http://darwin.eeb.uconn.edu

6 Kevin J Gaston and John I Spicer, 2004 Biodiversity an Introduction Blackwell

Publishing Company USA

7 Peter B Moyle, 1997 Wildlife Conservation

8 Peter J Bryant, 2001 Biodiversity and Conservation University of California,

11 Ronald Hofstetter, 2003 Conservation Biology University of Miami.

12 USAID, 2005 Biodiversity Conservation: A Guide For USAID Staff and Partners.

Trang 26

Số tiết: 8

Nội dung:

Không có một quần thể nào có thể tồn tại mãi mãi Do những sự thay đổi thời tiết, sự diễn thế, dịch bệnh, và một loạt các sự kiện khác mà số phận cuối cùng của bất kỳ quần thểnào là sự tuyệt chủng Do vậy, vấn đề thực tế là một quần thể sẽ bị tuyệt chủng nhanh hơn hay chậm hơn và nhân tố nào là nguyên nhân gây ra tuyệt chủng Do các loài bị đe doạ được tạo thành bởi một hay một vài quần thể, do đó bảo tồn quần thể là giải pháp để bảo tồn loài

I Những bất cập của quần thể nhỏ

Một loài đặc biệt dễ bị tuyệt chủng khi chỉ có một vài quần thể nhỏ Khi kích thướcquần thể giảm dưới mức nào đó do nơi ở bị mất, bị suy thoái, cắt đoạn hay do bị con ngườikhai thác quá mức thì quần thể nhanh chóng thu nhỏ lại và đi đến tuyệt chủng Sự tuyệt

chủng nhanh chóng của các quần thể có kích thước nhỏ đã dẫn đến khái niệm quần thể tối

thiểu của một loài có thể sống được (minimum viable population - MVP), nói lên số lượng

nhỏ nhất của các cá thể trong quần thể nào đó có khả năng tồn tại qua một quãng thời gianxác định

Theo Shaffer (1981) “Mỗi quần thể tối thiểu có thể sống được của bất kỳ một loài nào

là một quần thể cách ly nhỏ nhất có 99% cơ hội tiếp tục tồn tại trong suốt 1.000 năm nữa,bất chấp những tác động không lường trước do thiên tai cũng như những biến động vềquần thể, môi trường và di truyền” Điểm mấu chốt của MVP - quần thể tối thiểu có thể sốngđược - là căn cứ theo chỉ số này có thể dự tính số lượng cá thể cần thiết để bảo tồn mộtloài

Muốn có được một ước tính tương đối chính xác về quần thể tối thiểu có thể sốngđược của một loài (MVP) thì cần phải có một nghiên cứu cụ thể về động thái số lượng củaquần thể và nghiên cứu phân tích điều kiện môi trường nơi cư trú của chúng Một vài nhàkhoa học đã khuyến nghị một nguyên tắc chung là cố gắng bảo vệ 500 -1.000 cá thể chocác loài động vật có xương sống bởi vì con số này có vẻ như đủ để bảo tồn sự biến dị ditruyền

Đối với những loài có độ dao động kích thước quần thể lớn, ví dụ như đối với một sốloài động vật không xương sống và các loài cây hàng năm, thì người ta cho rằng sự bảo tồnmột quần thể gồm khoảng 10.000 cá thể sẽ là một chiến lược đem lại hiệu quả

Khi một loài đã có chỉ số quần thể tối thiểu có thể sống được thì có thể ước tính được

diện tích dao động tối thiểu (minimum dynamic area - MDA) cho loài đó Người ta đã ước

tính được rằng, để bảo tồn những quần thể tối thiểu của các loài thú cần bảo tồn một diệntích vào khoảng từ 10.000 đến 100.000 ha

Trang 27

Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3nguyên nhân chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần thể

do những biến động ngẫu nhiên trong tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết; và những nhiễu động môitrường do những biến đổi về sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn cũng nhưcác rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán

1 Mất tính biến dị di truyền

Tính biến dị di truyền có tầm quan trọng đặc biệt vì nó cho phép quần thể sinh vậtthích nghi được với những biến đổi của môi trường Biến dị di truyền xảy ra do các cá thể cónhững dạng gene khác nhau được gọi là allen

Trong các quần thể nhỏ, tần số xuất hiện của các allen có thể thay đổi một cách ngẫunhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác mà điều này lại tùy thuộc vào cá thể được giao phối.Quá trình trên gọi là sự phân ly gen (genetic drift) Khi một allen có tần suất xuất hiện thấptrong một quần thể nhỏ thì xác suất mất mát ngẫu nhiên trong từng thế hệ là đáng kể

Các quần thể nhỏ mà có sự phân ly di truyền thường mẫn cảm hơn với các ảnh hưởng

có hại đến gen, ví dụ như sự suy thoái do giao phối nội dòng, sự mất tính mềm dẻo tiến hóa (evolutionary flexibility) và sự suy thoái do giao phối xa Những yếu tố nêu trên có thể góp phần làm giảm kích thước quần thể và tăng xác suất loài bị tuyệt chủng.

Suy thoái do giao phối nội dòng (inbreeding depression): Trong các quần thể lớn của

hầu hết các loài động vật, các cá thể thường không giao phối với các cá thể đồng huyết tộcgần mình Sự giao phối nội dòng, ví dụ giữa cha mẹ và con cái, cháu chắt hay sự tự thụ tinh

ở các loài lưỡng tính thường sẽ gây nên sự suy thoái cận dòng được đặc trưng bởi việc ítcon cái, hoặc con cái không khoẻ mạnh hay vô sinh

Một cách lý giải hợp lý nhất cho sự suy thoái do giao phối nội dòng là nó cho phép biểu hiện những allen nguy hại được di truyền lại từ cha mẹ

Suy thoái do giao phối xa (outbreeding depression): Khi một loài trở nên hiếm hay nơi

cư trú của nó bị hủy hoại thì sự giao phối xa - tức là giao phối khác loài - có thể xảy ra.Những cá thể không có khả năng tìm được những cá thể cùng loài để giao phối thì có thểgiao phối với một loài họ hàng Kết quả là con cái của chúng thường yếu hay bất thụ dothiếu sự tương đồng của các nhiễm sắc thể cũng như không có hệ enzym thích hợp được ditruyền từ những cha mẹ khác loài Hiện tượng đó được gọi là sự thoái hóa do giao phối xa

Sự suy thoái do giao phối xa cũng có thể là kết quả của sự giao phối giữa các loài phụ haygiữa các quần thể của cùng một loài

Mất tính mềm dẻo tiến hóa: những allen hiếm và những tổ hợp allen bất thường tuy chưa

thể hiện ngay những ưu điểm của mình song rất có thể lại vô cùng thích hợp trong những điều kiện môi trường trong tương lai Sự suy thoái tính biến dị di truyền trong những quần thể cực nhỏ

có thể sẽ hạn chế khả năng phản ứng của quần thể với những biến đổi dài hạn của môi trường Một khi không có đủ tính biến dị di truyền, các loài có thể bị tuyệt diệt.

Kích thước quần thể có hiệu quả (effective population size): cần bao nhiêu cá thể

để có thể duy trì được tính đa dạng sinh học trong một quần thể? Franklin (1980) cho rằng

50 cá thể có thể là số lượng tối thiểu cần thiết để duy trì tính biến dị di truyền Thông qua

việc sử dụng các số liệu về tỷ lệ đột biến ở ruồi giấm Drosophila, Franklin đã gợi ý rằng,

trong những quần thể có 500 cá thể, tỷ lệ biến dị di truyền mới hình thành do đột biến có thểbằng với tính biến dị di truyền bị mất đi bởi kích thước nhỏ của quần thể Dãi giá trị này

Trang 28

được gọi là nguyên tắc 50/500, tức là các quần thể cách ly cần phải có ít nhất 50 cá thể và

lý tưởng hơn là có 500 cá thể nhằm duy trì tính biến dị di truyền của quần thể đó

Nguyên tắc 50/500 không dễ áp dụng trong thực tế vì với giả thiết rằng một quần thể

là tập hợp của N cá thể trong đó tất cả các cá thể đều cùng có khả năng giao phối và sinhsản Tuy nhiên, nhiều cá thể trong một quần thể lại không sinh sản được vì những lý do nhưtuổi tác, sức khoẻ yếu, vô sinh, suy dinh dưỡng, cơ thể nhỏ bé hoặc do các cấu trúc xã hội

đã cản trở không cho một vài cá thể tìm ra “bạn đời” của mình Do những yếu tố nêu trênnên kích thước quần thể có hiệu quả (Ne) của những cá thể trong độ tuổi sinh sản thường

là nhỏ hơn kích thước thực của quần thể (actual population size) Vì tỷ lệ mất tính biến dị ditruyền là dựa vào kích thước quần thể có hiệu quả nên sự suy thoái tính biến dị có thể rấttrầm trọng ngay cả khi kích thước thực tế của quần thể là khá lớn

Một quần thể có kích thước hiệu quả nhỏ hơn kích thước thực tế có thể xuất hiệntrong những điều kiện sau:

Tỷ lệ giới tính không tương xứng: do ngẫu nhiên mà quần thể có thể có tỷ lệ không

tương xứng giữa con đực và con cái Ví dụ, quần thể của các loài đơn giao (monogamous)như loài ngỗng gồm 20 con đực và 6 con cái thì chỉ có 12 cá thể sẽ tham gia vào họat độnggiao phối Trong trường hợp này, kích thước quần thể có hiệu quả là 12 chứ không phải là

26

Ở những nhóm động vật tạp giao khác (polygamuos), ví dụ như ở hải cẩu, một conđực có ưu thế có thể cai quản một số lượng lớn con cái và ngăn cản không cho các con đựckhác giao phối với những con cái dưới quyền cai quản của nó Ảnh hưởng của số lượngkhông tương xứng giữa con đực và con cái đến kích thước thực Ne có thể mô tả theo côngthức:

Ne =

Trong đó Nm và Nf là số cá thể đực và cái trong quần thể

Sự biến động về sản phẩm sinh sản: ở nhiều loài, số lượng con non của từng cá thể

thường có sự khác nhau đáng kể Điều này càng đúng hơn với thực vật mà trong đó một sốcây chỉ có thể sinh ra một vài hạt trong khi đó có những cây khác lại sinh ra hàng ngàn hạt.Việc sinh ra một số con cái không đồng đều trong quần thể sẽ dẫn đến sự suy giảm đáng kểcủa Ne do một số ít cá thể trong thế hệ hiện tại đã tạo nên sự không cân đối trong quỹ gencủa thế hệ tiếp theo

Những dao động bất thường và những cản trở quần thể: đối với một số loài, kích

thước quần thể dao động đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho kích thước quầnthể có hiệu quả sẽ dao động trong khoảng từ thấp nhất đến cao nhất Như vậy chỉ cần mộtnăm có sự suy giảm lớn về số lượng cá thể trong quần thể sẽ kéo theo sự giảm sút đáng kểcủa Ne Nguyên tắc này kéo theo một hiện tượng gọi là cản trở quần thể (populationbottleneck), khi một quần thể bị giảm kích thước nghiêm trọng thì những allen hiếm trongquần thể sẽ bị mất đi nếu không có cá thể nào mang những allen này sống sót và sinh sản.Một loại cản trở đặc biệt thường gọi là hiệu ứng lập đàn (founder effect) sẽ xuất hiện khi mộtvài cá thể rời bỏ quần thể lớn để thành lập một quần thể mới Quần thể mới này thường có

ít tính biến dị di truyền so với quần thể lớn nguyên thủy

2 Biến đổi về số lượng cá thể trong quần thể

Trong điều kiện môi trường ổn định lý tưởng, một quần thể sẽ phát triển cho đến khi đạt mức cao nhất khả năng chịu tải của môi trường Tới ngưỡng này, tỷ lệ sinh trung bình trên một cá thể là sẽ ngang bằng với tỷ lệ chết trung bình và sẽ không có sự thay đổi nào về

Trang 29

kích thước của quần thể Tuy nhiên, trong thực tế, các cá thể của một quần thể thường không sinh ra một số lượng con cái trung bình mà hoặc là không sinh sản, hoặc số con cái íthơn bình quân, hoặc là nhiều hơn bình quân Chừng nào kích thước quần thể còn lớn thì trị

số trung bình sẽ cung cấp những chỉ số chính xác về hiện trạng đang tiếp diễn trong quần thể Tương tự, tỷ lệ chết trung bình trong một quần thể có thể được xác định thông qua nghiên cứu một số lượng lớn các cá thể trong quần thể

Khi kích thước quần thể giảm dưới 50 cá thể, sự khác nhau ở mỗi cá thể về sức sốngđược thể hiện bằng tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết sẽ gây nên dao động kích thước quần thể mộtcách ngẫu nhiên Nếu kích thước quần thể dao động theo chiều đi xuống trong một năm nào

đó do tỷ lệ chết cao hơn và tỷ lệ sinh thấp hơn so với giá trị trung bình thì kết quả là quầnthể bị thu nhỏ và sẽ trở nên mẫn cảm hơn so với những yếu tố biến động số lượng trongnhững năm tiếp theo Những dao động ngẫu nhiên về kích thước quần thể theo chiềuhướng tăng lên thì cuối cùng sẽ bị giới hạn bởi khả năng chịu tải của môi trường và sau đóquần thể lại dao động theo chiều đi xuống Do vậy, mỗi khi quần thể bị thu nhỏ lại do nơi cưtrú bị phá hủy hay bị chia cắt thì sự biến động số lượng quần thể sẽ trở thành một yếu tốquan trọng và quần thể đó rất dễ bị tuyệt chủng

Ở nhiều loài động vật, các quần thể nhỏ thường không ổn định do cấu trúc xã hội bịphá vỡ khi quần thể giảm xuống đến một mức nhất định nào đó Các đàn động vật ăn cỏhay các đàn chim có thể không có khả năng tìm kiếm thức ăn hay tự bảo vệ mình khi sốlượng cá thể trong quần thể của chúng bị giảm xuống đến một mức nhất định Những độngvật săn bắt mồi theo bầy như chó hoang hay sư tử có thể cần phải có một số lượng cá thểnhất định nào đó thì mới săn mồi có hiệu quả Rất nhiều quần thể của loài động vật sốngtrong những khu phân bố rộng lớn như gấu hay cá voi có thể sẽ không tìm được bạn đờicho mình một khi mật độ quần thể ở mức quá thấp Hiện tượng này được gọi là hiệu ứngAllee (Allee effect)

3 Sự biến đổi môi trường và các thiên tai

Những biến đổi ngẫu nhiên về môi trường sinh học và vật lý có thể gây nên nhữngbiến đổi về cấu trúc quần thể của một loài

Qua các nỗ lực mô hình hoá do Menges (1992) và một số người khác thực hiện đãcho thấy sự biến đổi ngẫu nhiên về môi trường nói chung có ảnh hưởng quan trọng hơn sovới sự biến động ngẫu nhiên về số lượng quần thể, làm gia tăng tỷ lệ tuyệt chủng của cácquần thể cở vừa và nhỏ Menges đã đưa các thông số biến đổi môi trường vào một số môhình quần thể cây cọ Trong trường hợp mô hình chỉ xem xét sự biến đổi về số lượng quầnthể thì kết quả đã cho thấy với kích thước nhỏ nhất mà quần thể có thể tồn tại trong vòng

100 năm là 140 cá thể Tuy nhiên, khi đưa thêm các yếu tố biến đổi các thông số môi trườngvào thì giá trị này đã tăng lên 380 cá thể

4 Những cơn lốc tuyệt chủng (Extinction vortices)

Một quần thể càng nhỏ thì nó càng dễ bị tổn thương bởi những biến đổi về số lượng,các yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền; ảnh hưởng của các yếu tố này có xu hướnglàm cho quần thể giảm kích thước, dần trở nên nhỏ hơn rồi bị tuyệt chủng với tốc độ được

ví như là một cơn lốc tuyệt chủng Ba yếu tố biến đổi môi trường, biến động số lượng quầnthể và mất tính biến dị di truyền luôn tác động với nhau nên sự thu hẹp kích thước quần thể

do một yếu tố gây ra sẽ làm tăng tính mẫn cảm của quần thể với các yếu tố khác Một khikích thước quần thể đã bị thu nhỏ thì hậu quả thông thường là tuyệt diệt, trừ khi có các điềukiện cực kỳ thích hợp cho sự gia tăng kích thước quần thể Những quần thể như thế, đòi hỏiphải có một chương trình quản lý quần thể và nơi cư trú được tiến hành một cách cẩn thận

Trang 30

nhằm giảm bớt những biến động về số lượng và tác động các yếu tố môi trường từ đó hạnchế đến mức thấp nhất những tác động đối với các quần thể nhỏ.

Hệ thống tạm thời này hay những quần thể biến động số lượng được liên kết với nhau nhờ sự

di nhập được gọi là quần thể biến thái.

Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể nhỏ (subpopulations) của một loài sống biệt lập trong mỗi mảnh nhỏ của nơi cư trú trong một vùng sinh cảnh, tồn tại được do sự cân bằng giữa tuyệt chủng cục bộ và phục hồi của các quần thể, nhờ vào sự di nhập các cá thể từ một hoặc một vài quần thể này tới các quần thể khác

2 Quần thể trung tâm, quần thể vệ tinh

Các quần thể biến thái thường có một vài quần thể trung tâm và các quần thể vệ tinh Các quần thể mà ở đấy có tỷ lệ gia tăng số lượng cá thể cao, tạo ra một số lượng cá thể

dư thừa được gọi là các quần thể trung tâm hay quần thể gốc (source- population) Số lượng

cá thể dư thừa từ các quần thể trung tâm này, sẽ di nhập vào các quần thể có tỷ lệ gia tăng số lượng cá thể thấp, thường bị tuyệt chủng cục bộ, được gọi là các quần thể vệ tinh (hay quần thể suy thoái - sink population) Các quần thể vệ tinh có thể lớn hơn các quần thể trung tâm, thậm chí có thể có số lượng cá thể lớn hơn, nhưng do chất lượng nơi cư trú thấp nên các quần thể vệ tinh có thể tuyệt chủng nếu không có sự di nhập cá thể từ các quần thể trung tâm.

Sự di nhập các cá thể từ quần thể trung tâm tới các quần thể vệ tinh bảo đảm cho sự tồn tại của quần thể biến thái.

Đối với các quần thể biến thái, sự phá huỷ nơi cư trú của một quần thể trung tâm có thể

sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của các quần thể vệ tinh, vốn là những quần thể phụ thuộc nhiều vào quần thể trung tâm Những nhiễu động do con người tạo ra gây cản trở cho sự di nhập của các cá thể như rào chắn, đường sá, đập nước, cũng có thể làm giảm tốc độ nhập cư giữa các khu vực cư trú khác nhau của loài và từ đó làm giảm, thậm chí làm mất đi khả năng tái lập quần thể sau khi xảy ra sự tuyệt chủng cục bộ.

III Sinh thái học cá thể (Autecology)

Điểm then chốt để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng làphải hiểu biết đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường chung quanh vàtình trạng quần thể của loài đó Những thông tin như thế thường được gọi là lịch sử tự nhiên(natural history), hoặc đôi khi được gọi một cách đơn giản là Sinh thái học (Ecology), trongkhi thực ra theo nguyên tắc khoa học thì việc tìm hiểu chỉ một loài nào đó sẽ được gọi làSinh thái học cá thể (Autecology)

Dưới đây là các nhóm câu hỏi về sinh thái học cá thể cần được làm sáng tỏ khi tiếnhành thiết kế và thực hiện một cách có hiệu quả những chương trình bảo tồn ở mức quầnthể

 Môi trường: loài này được tìm thấy trong những dạng cư trú nào và diện tích mỗi nơi

cư trú đó là bao nhiêu? Môi trường biến đổi như thế nào qua thời gian và không gian? Tầnsuất môi trường bị tác động bởi thiên tai như thế nào?

 Sự phân bố: loài được tìm thấy tại đâu trong nơi cư trú? Loài này có di chuyển và di

cư giữa các nơi cư trú, các vùng địa lý trong khoảng thời gian một ngày hay một nămkhông? Khả năng tạo thêm nơi cư trú mới của loài ra sao?

Trang 31

 Những mối tương tác sinh học: loài cần loại thức ăn gì và các nhu cầu khác cần có

là gì? Những loài cạnh tranh thức ăn và các nhu cầu khác? Có những vật ăn mồi, sâu hại vàcác ký sinh trùng nào có tác động đến kích thước quần thể loài?

 Hình thái học: với kích thước, hình dạng, màu sắc và bề mặt cơ thể như thế nào thìcho phép loài tồn tại trong môi trường sinh sống của nó?

 Sinh lý học: các cá thể của một loài cần bao nhiêu lượng thức ăn, nước, muốikhoáng và các chất cần thiết khác để có thể tồn tại, sinh trưởng và sinh sản? Mỗi cá thể sửdụng nguồn nói trên với hiệu suất như thế nào? Loài có thể dễ bị tổn thương trong các điềukiện khí hậu khắc nghiệt như nóng, lạnh và gió mưa?

 Biến động số lượng quần thể: kích thước quần thể có hiện tại là bao nhiêu và trướcđây là bao nhiêu? Số lượng cá thể có ổn định không hay tăng lên hoặc giảm đi?

 Tập tính: từng cá thể có cần hành động như thế nào để loài có thể tồn tại được trongmôi trường sống của mình? Các cá thể của loài giao phối và sinh sản như thế nào? Các cáthể của loài có quan hệ tương hổ với nhau như thế nào, hợp tác với nhau hay cạnh tranh?

 Di truyền học: những biến đổi về hình thái và sinh lý giữa các cá thể có phải là do ditruyền điều khiển hay không?

1 Thu thập thông tin về lịch sử tự nhiên

Những thông tin cơ bản cần thiết cho việc bảo tồn một loài hay cho việc xác định hiện trạng của loài đó có thể thu thập từ 3 nguồn chính:

• Tài liệu đã xuất bản

• Các tài liệu không công bố

• Đi thực địa

2 Quan trắc các quần thể

Một cách để tìm hiểu tình trạng của một loài quí hiếm nào đó là điều tra số lượng các

cá thể của loài tại thực địa và phân tích các số liệu quan trắc quần thể của nó qua thời gian.Bằng cách điều tra số lượng cá thể lặp đi lặp lại theo một quãng thời gian nhất định ta cóthể xác định được những biến động quần thể theo thời gian Từ đó chúng ta biết đượcnhững xu hướng lâu dài của quần thể như tăng hay giảm số lượng cá thể do hoạt động củacon người gây ra với những dao động ngắn hạn do thời tiết hay những hiện tượng tự nhiênkhông dự đoán trước được gây ra

- Kiểm kê: đơn giản chỉ là đếm số lượng cá thể có trong quần thể Bằng cách kiểm kêlặp lại theo những quãng thời gian nhất định có thể xác định được quần thể đó là ổn định,tăng lên hay giảm đi về số lượng Đây là phương pháp ít tốn kém và dễ làm, để trả lời chonhững câu hỏi như hiện tại có bao nhiêu cá thể trong quần thể; trong suốt quãng thời giankiểm kê, quần thể này ổn định về số lượng cá thể hay tăng lên hoặc giảm đi

- Điều tra: loài việc sử dụng phương pháp lấy mẫu lặp lại để ước tính mật độ của loàitrong quần xã Mỗi vùng sẽ được chia thành nhiều khu vực lấy mẫu và đếm số lượng cá thểtrong mỗi khu vực này Sau đó các kết quả sẽ được qui về giá trị trung bình và được dùng

để ước tính kích thước thực tế của quần thể Các phương pháp điều tra đặc biệt có giá trịkhi các pha phát triển trong một chu trình sống của loài là khó phát hiện, rất nhỏ hoặc khôngthể hiện, ví dụ giai đoạn hạt của nhiều loài thực vật hay các giai đoạn ấu trùng của động vậtkhông xương sống

- Các nghiên cứu về biến động số lượng quần thể: sẽ theo dõi những cá thể đã biết trong quần thể để xác định tốc độ tăng trưởng, sinh sản và tỷ lệ sống của chúng Nghiên cứu này cần bao quát đầy đủ các cá thể thuộc mọi lứa tuổi và mọi kích thước Mỗi chuyên ngành có

Trang 32

một kỹ thuật riêng để theo dõi các cá thể theo thời gian: các nhà điểu học thì đeo vòng vào chân chim, các nhà thú học thường đeo biển vào tai động vật và các nhà thực vật thì gắn biển nhôm vào cây.

Những nghiên cứu về biến động số lượng quần thể có thể cung cấp những thông tin

về cấu trúc tuổi của quần thể Một quần thể ổn định thường có cấu trúc tuổi đặc trưng giữa

cá thể non, cá thể mới trưởng thành và cá thể già Nếu vào một giai đoạn hay lứa tuổi nào

đó mà không thấy xuất hiện hay xuất hiện với một số ít cá thể trưởng thành, đặc biệt vàogiai đoạn đầu, thì điều đó là dấu hiệu cho thấy rằng quần thể này đang có nguy cơ bị suythoái Tương tự, nếu gặp một số lượng lớn các cá thể non và cá thể mới trưởng thành thì

đó là đặc điểm thể hiện cho thấy rằng quần thể đang phát triển ở trong trạng thái ổn địnhhoặc thậm chí là đang phát triển

Nghiên cứu biến động số lượng quần thể cũng cho phép phát hiện những đặc trưng

về không gian của loài, một yếu tố rất quan trọng trong việc duy trì khả năng sống sót đốivới các quần thể cách ly Số lượng các quần thể của loài, sự di chuyển giữa các quần thể

và sự ổn định của các quần thể theo không gian và thời gian đều là những tiêu chí quantrọng cần xem xét, đặc biệt đối với những loài thường xuất hiện dưới dạng những quần thểtạm thời hay những quần thể không ổn định được hình thành do di cư

3 Phân tích khả năng tồn tại của quần thể (Population Viability Analysis)

Là một phần của việc phân tích số lượng quần thể nhằm xác định xem liệu một loài cókhả năng thích ứng và tồn tại trong môi trường được không Phân tích khả năng tồn tại củaquần thể là một phương pháp xem xét các yêu cầu khác nhau của một loài cũng như nguồnlực sẵn có trong môi trường, để từ đó xác định những giai đoạn nhạy cảm trong lịch sử tựnhiên của loài đó Phân tích khả năng tồn tại của quần thể là một việc khá hữu ích trongviệc tìm hiểu những ảnh hưởng đến loài quý hiếm do mất nơi cư trú hay nơi cư trú bị hủyhoại Mặc dù việc phân tích khả năng tồn tại của quần thể vẫn đang được tiếp tục nghiêncứu và phát triển như là một phương pháp dự báo sức sống và khả năng tồn tại của mộtloài, và dù nó vẫn chưa có được một phương pháp luận hay một quy trình thống kê chuẩn,song các phương pháp xem xét loài một cách hệ thống và toàn diện của nó là sự phát triển

tự nhiên của sinh thái học cá thể trong nghiên cứu lịch sử tự nhiên và những nghiên cứu vềbiến động số lượng quần thể

4 Quan trắc dài hạn loài và các hệ sinh thái

Cần có sự quan trắc dài hạn các quá trình của hệ sinh thái (nhiệt độ, lượng mưa độ

ẩm, tính axít của đất, chất lượng nước, tốc độ chảy của sông suối, xói mòn đất, ), cácquần xã (số loài có mặt, lượng thực vật che phủ, lượng sinh khối có tại mỗi bậc dinhdưỡng, ) và số lượng các quần thể (số lượng cá thể của mỗi loài) bởi vì nếu không làmnhư vậy khó có thể phân biệt được những dao động bình thường trong năm với những xuhướng lâu dài

Một khó khăn trong khi tìm hiểu về sự biến đổi trong các hệ sinh thái là trên thực tế,các hậu quả thường đến chậm trễ tới vài năm sau khi những nguyên nhân của nó đã xuấthiện Ví dụ mưa axít và các thành phần khác của ô nhiễm không khí có thể làm yếu và giếtchết cây cối trong suốt hàng thập kỷ, làm gia tăng sự xói mòn đất và bồi lắng ở các sôngsuối gần đó và cuối cùng là khiến cho môi trường nước không còn thích hợp cho ấu trùngcủa một loài côn trùng nào đó sinh sống Trong trường hợp như vậy, nguyên nhân (ô nhiễmkhông khí) có thể đã xuất hiện từ hàng thập kỷ trước khi biểu hiện ảnh hưởng của nó (loàicôn trùng bị suy giảm) được phát hiện

Trang 33

Mưa axít, biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn thế thực vật, lắng đọng nitơ và sự xâm lấn của các loài ngoại lai là những ví dụ điển hình cho các quá trình gây ra những những biến đổi lâu dài ở các quần xã sinh vật, nhưng các diễn biến này thường bị che khuất bởi các hiện tượng ngắn hạn Mặt dù chúng ta đã có những dữ liệu dài hạn từ các trạm khí tượng, các đợt đếm chim hàng năm, các cánh rừng được đo đạc định kỳ, các cơ quan chuyên trách theo dõi về nguồn nước, và các bức ảnh cũ về thảm thực vật, song những nỗ lực quan trắc dài hạn đối với quần xã sinh vật còn rất hạn chế, chưa đủ cho hầu hết các mục đích bảo tồn Để cải thiện tình hình trên, nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học đã bắt đầu tiến hành những chương trình quan trắc sự biến đổi sinh thái trong quãng thời gian hàng thập kỷ và thế kỷ

IV Sự hình thành, tái lập các quần thể mới

bị dân địa phương săn bắt ngoài tự nhiên đến mức sắp bị tuyệt chủng, các khu vực đẻ trứngcủa chúng thì bị hủy hoại do các hoạt động phát triển và trứng của chúng bị các loài ngoại lai

ăn, thì tất cả những vấn đề nêu trên cần phải được đề cập đến trong chương trình tái lậpquần thể Nếu chỉ đơn thuần phóng thích các con chim được nuôi nhân tạo vào tự nhiên màkhông trao đổi bàn bạc với người dân địa phương, về một sự thay đổi trong phương thức sửdụng đất, và việc kiểm soát các loài ngoại lai sẽ dẫn đến kết quả là sự quay trở lại của tìnhhình ban đầu “ném đá ao bèo”

Có 3 cách tiếp cận cơ bản đã được sử dụng để thiết lập quần thể động thực vật mới.Chương trình tái du nhập (reintroduction program): là cách thả những cá thể đã đượcnhân nuôi trong điều kiện nuôi nhốt hay thả những cá thể thu thập ngoài tự nhiên vào khuvực cư trú cũ của chúng, nơi loài này đã lâu không còn xuất hiện nữa Mục đích cơ bản củachương trình này là nhằm tái tạo một quần thể mới trong môi trường nguyên thủy của nó.Chương trình mở rộng (augmentation program): là thả các cá thể vào một quần thểđang tồn tại để làm tăng kích thước quỹ gen của nó Các cá thể được phóng thích này cóthể là các cá thể hoang dã được bắt giữ ở một nơi nào đó hoặc chúng là những cá thểđược nhân nuôi Ví dụ điển hình cho cách tiếp cận này là những con đồi mồi mới nở đượcnuôi giữ trong những giai đoạn đầu của sự phát triển, dễ bị thương tổn rồi sau đó mới thảtrở lại vào biển

Chương trình du nhập (introduction program): trong đó các loài động thực vật đượcchuyển đến những khu vực nằm ngoài phạm vi phân bố của chúng với hy vọng rằng quần thểmới sẽ được hình thành Cách tiếp cận như vậy có thể thích hợp khi môi trường nguyên thủycủa loài đã bị hủy hoại tới mức loài không thể tiếp tục tồn tại ở đó, hoặc khi các yếu tố gây suythoái ban đầu vẫn còn đó khiến cho việc tái du nhập không thể thực hiện được

* Những điều cần lưu ý để có dự án thành công

Những động vật được trả lại thiên nhiên có thể đòi hỏi sự quan tâm và hổ trợ đặcbiệt trong quá trình thả cũng như ngay sau khi được thả Các con vật có thể vẫn được nuôi

ăn và được che chở tại điểm thả trong một thời gian cho đến khi chúng có khả năng tự tồntại, hoặc tại điểm thả, chúng lần lượt được thả ra rồi nhốt vào lồng cho đến khi chúng thích

Trang 34

nghi được với các điều kiện của khu vực đó mới thôi Có thể cần thêm những can thiệp nếunhư các con vật có biểu hiện không thể tồn tại, đặc biệt trong thời kỳ hạn hán hay khan hiếmthức ăn

Để các dự án tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức và tậptính xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra Ở ngoài tự nhiên, các động vật, đặcbiệt là các loài thú và một số loài chim thường học hỏi lẫn nhau về môi trường của chúng vàcách giao tiếp xã hội giữa các thành viên trong loài Những động vật nuôi thường không cónhững kỷ năng cần thiết để tồn tại trong môi trường tự nhiên, chúng thiếu các kỷ năng giaotiếp xã hội cần thiết để tìm kiếm thức ăn, cảm nhận nguy hiểm, tìm bạn đời và nuôi con Đểvượt qua những trở ngại có tính xã hội này, những loài vật nuôi cần phải được huấn luyệntrước khi thả chúng lại vào môi trường tự nhiên

Mối giao tiếp xã hội là một trong những tập tính khó nhất mà con người phải dạy cácloài chim thú nuôi bởi vì chúng ta còn hiểu biết rất ít về sự tinh tế của tập tính xã hội ở hầu hếtcác loài Tuy nhiên, đã có một số thành công trong trong việc xã hội hóa các loài thú đượcnhân nuôi Trong một số trường hợp, con người bắt chước vẻ bên ngoài và cử chỉ của cáccon vật hoang dã Phương pháp này đặc biệt quan trọng khi phải tiếp xúc với các con non vìchúng cần phải biết cách nhận biết đồng loại chứ không phải là con người hay những loàinuôi dưỡng chúng Trong một số trường hợp, những cá thể hoang dã cùng loài sẽ được dùnglàm “hướng dẫn viên” cho các cá thể nuôi Các con vượn bắt ngoài tự nhiên đã được nhốtchung với các vượn nuôi để chúng tạo nên các nhóm xã hội và sau đó chúng sẽ được thả lạivào tự nhiên với hy vọng rằng vượn nuôi sẽ học hỏi cách sống từ từ vượn hoang dã

Việc tái lập các quần xã mới cho các loài thực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sựkhác biệt về cơ bản so với những nỗ lực tái lập các quần thể động vật có xương sống trên cạn.Động vật thì có thể phát tán tới các địa điểm mới và chủ động tìm kiếm các vị trí có điều kiệnthích hợp nhất đối với chúng Trong trường hợp của thực vật thì hạt sẽ được phát tán tới cácđịa điểm mới nhờ gió, nước và động vật Một khi hạt đã rơi xuống đất thì nó sẽ không chuyểndịch được nữa, kể cả khi vị trí mới thích hợp nhất cho nó chỉ vài ba centimet Vị trí này đặc biệtquan trọng đối với sự sinh tồn của thực vật vì nếu điều kiện môi trường là quá nắng, hoặc quánhiều bóng râm, quá khô hay quá ẩm ướt đều khiến cho hạt không nẩy mầm hoặc mầm sẽchết Sự nhiễu loạn do cháy có khi cũng là cần thiết để thiết lập quần thể giống cây con mới ởmột số loài

Nhìn chung, các loài thực vật hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt thường không tái lậpđược quần thể bằng cách gieo hạt tại các địa điểm có vẻ như phù hợp với chúng Để tăng

cơ hội thành công, các nhà thực vật học thường cho hạt nẩy mầm và chăm sóc cây controng các điều kiện môi trường ổn định Chỉ tới khi cây con đã qua giai đoạn yếu ớt chúngmới được cấy ra môi trường ngoài Trong một số trường hợp khác, cây con được bứng từquần thể hoang dã đang sinh sống (thường quần thể này hoặc đang có nguy cơ bị tuyệt diệthoặc việc lấy đi một tỷ lệ rất nhỏ sẽ không gây hại gì cho quần thể), rồi đem cấy vào một nơikhác thích hợp song chưa có quần thể cây này chiếm cứ

2 Các chương trình tái lập quần thể và luật pháp

Các chương trình du nhập, tái du nhập, hay mở rộng sẽ ngày càng gia tăng trongnhững năm tới khi các cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học xảy ra thường xuyên do ngàycàng nhiều các loài sinh vật bị tiêu diệt trong thiên nhiên Nhiều dự án tái du nhập cho cácloài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được các kế họach khôi phục chính thức do chính phủ đề rathực hiện Tuy nhiên, các chương trình tái lập quần thể cũng như các chương trình nghiêncứu chung về các loài có nguy cơ tuyệt chủng đang ngày càng chịu nhiều tác động củanhững sắc luật nhằm hạn chế bớt sự chiếm hữu cũng như sử dụng chúng Nếu như các

Trang 35

quan chức chính phủ thực thi các bộ luật này một cách cứng nhắc đối với các chương trìnhnghiên cứu khoa học vốn không phải là mục tiêu cơ bản của luật, thì công việc nghiên cứubảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng có thể sẽ bị hạn chế Các thông tin khoa học mới làrất cần thiết để lập nên những dự án cũng như để đề xuất các nỗ lực bảo tồn khác Các nhàsinh học bảo tồn cần phải giải thích về những lợi ích của các chương trình của họ để cácquan chức chính phủ cũng như quảng đại quần chúng có thể hiểu được, và họ cũng cầngiải quyết được những vấn đề chính đáng của các người nêu trên Các quan chức chínhphủ, những người làm cản trở cho các dự án khoa học, có thể sẽ làm hại tới các sinh vật

mà họ đang cố gắng bảo vệ Tuy nhiên, mối nguy hiểm đối với các loài đang có nguy cơtuyệt chủng do những nghiên cứu khoa học chậm trễ và do lập kế hoạch quá thận trọng làkhông đáng kể nếu so với sự suy thoái nhanh chóng của đa dạng sinh học trên thực tế mànguyên nhân chính là do nơi cư trú bị hủy hoại, do ô nhiễm môi trường, và do khai thác quámức

V Chiến lược bảo tồn chuyển vị

Chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn đa dạng sinh học là bảo tồn các quần xã và quần thểngay trong điều kiện tự nhiên, một phương thức thường được nói đến là bảo tồn nguyên vị haybảo tồn tại chổ (in situ; on-site preservation) Chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếptục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiêncủa chúng Tuy nhiên, đối với nhiều loài hiếm thì bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khảthi trong điều kiện những áp lực của con người ngày càng gia tăng Nếu quần thể còn lại là quánhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu tất cả những cá thể còn lại được tìm thấy ở ngoài khu bảo vệthì bảo tồn nguyên vị sẽ không có hiệu quả Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất đểngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo Chiếnlược này được gọi là bảo tồn ngoại vi hay bảo tồn chuyển vị (ex-situ; off-site preservation) Thực

tế có một số loài đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên song vẫn đang tồn tại trong các bầy đàn nhânnuôi, chứ không còn tìm thấy trong dạng hoang dại nữa

Các điều kiện để bảo tồn chuyển vị động vật bao gồm vườn thú, trang trại nuôi độngvật, thủy cung và các chương trình nhân giống động vật Thực vật thì được bảo tồn trongcác vườn thực vật, vườn cây gỗ và các ngân hàng hạt giống

Bảo tồn chuyển vị là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tổng hợp nhằm bảo vệcác loài đang có nguy cơ tuyệt diệt Bảo tồn chuyển vị và bảo tồn nguyên vị là những cáchtiếp cận có tính bổ sung cho nhau Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn chuyển vị sẽđược thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để tăng cường cho các quần thể được bảo tồnnguyên vị Nghiên cứu trên các quần thể nuôi nhốt có thể cung cấp cho ta những hiểu biết

về đặc tính sinh học của loài và gợi ra những chiến lược bảo tồn mới cho các quần thểđược bảo tồn nguyên vị Các quần thể chuyển vị mà có thể tự duy trì quần thể thì sẽ làmgiảm bớt nhu cầu phải bắt các cá thể từ ngoài thiên nhiên để phục vụ mục đích trưng bàyhoặc nghiên cứu Cuối cùng, việc những con vật được nuôi nhốt và trưng bày sẽ góp phầngiáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tồn loài cũng như bảo vệ các thành viên kháccủa loài đó ngoài tự nhiên Ngược lại bảo tồn nguyên vị là không thể thiếu đối với sự sống còncủa những loài không thể nuôi nhốt, cũng như để tiếp tục có các loài mới trưng bày trong cácvườn thú, thủy cung hay các vườn thực vật

1 Vườn thú

Các vườn thú, cùng với các trường đại học, các Cục, Vụ phụ trách về sinh vật hoang dã của Chính phủ và các tổ chức bảo tồn hiện đang nuôi giữ trên 700.000 cá thể, đại diện cho 3.000 loài thú, chim, bò sát và lưỡng cư Các vườn thú hầu như chỉ trưng bày

Trang 36

những loài thú lớn đầy quyến rũ như gấu trúc, hươu cao cổ, voi, trong khi đó có xu hướng

bỏ qua một số lượng không nhỏ các loài côn trùng và động vật không xương sống khác mà nhóm này tạo thành một bộ phận chủ yếu của động vật giới trên trái đất

Mục tiêu hiện nay của hầu hết các vườn thú lớn là lập được quần thể nuôi của cácloài động vật hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng Chỉ khoảng 10% trong số 247 loài thú hiếmđược nuôi giữ trong các vườn thú khắp thế giới là có khả năng tự duy trì quần thể ở kíchthước đủ để bảo tồn tính biến dị di truyền của chúng Để khắc phục tình trạng này, các vườnthú và những tổ chức bảo tồn có liên quan đã bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất và triểnkhai các công nghệ cần thiết để tạo lập được các bầy đàn có khả năng sinh sản của các loàiquí hiếm và đang có nguy cơ tuyệt diệt, cũng như xây dựng chương trình và phương phápmới nhằm tái lập các loài ngoài tự nhiên

Một loạt các kỹ thuật cũng đang được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm tăng tỷ lệ

sinh sản của các loài động vật nuôi Các kỹ thuật này gồm ấp và vú nuôi, tức là con mẹ của loài phổ biến nuôi dưỡng con cháu của loài quí hiếm; thụ tinh nhân tạo khi con trưởng thành

tỏ ra không muốn thụ tinh hoặc chúng phải sống trong những điều kiện khác biệt, ấp trứng

nhân tạo trong các điều kiện tốt nhất để trứng nở và cấy phôi tức là cấy trứng đã được thụ

tinh của loài quí hiếm vào tử cung của con mẹ thay thế thuộc loài phổ biến

2 Bể nuôi

Để ngăn chặn các hiểm họa đối với các loài thủy sinh, những chuyên gia về cá, thúbiển và san hô làm việc tại các thủy cung hay các bể nuôi đã hợp tác ngày càng chặt chẽvới các đồng nghiệp tại các Viện nghiên cứu biển, các Cục, Vụ thủy sản của chính phủ vàcác tổ chức bảo tồn để xây dựng các chương trình bảo tồn những loài và quần xã tự nhiênđang được quan tâm Có khoảng 580.000 cá thể của các loài cá đang được nuôi giữ trongcác bể nuôi mà hầu hết các loài đó là được thu thập ngoài tự nhiên Hiện đang có nhiều nỗlực nhằm phát triển các kỹ thuật gây giống để có thể duy trì các loài quí hiếm trong bể nuôi,đôi khi có thể thả chúng ra tự nhiên và do đó không phải bắt giữ những mẫu vật hoang dã

3 Vườn thực vật và vườn ươm cây

Vườn thực vật là nơi lưu giữ các quần thể thực vật dễ dàng hơn so với động vật Thực vật đòi hỏi sự chăm sóc ít hơn là động vật; nhu cầu về nơi ở của chúng dễ cung cấp; không cần thiết phải nhốt lại; các cá thể có thể dễ dàng nhân giống hơn; hầu hết là lưỡng tính, trong đó có khoảng một nửa thành phần loài cần phải được lưu giữ về đa dạng di truyền Ngoài ra, hạt giống của nhiều loại cây trong giai đoạn nghĩ, dễ bảo vệ Từ những lý

do đó, các vườn thực vật là công cụ thật sự quan trọng trong việc lưu giữ đa dạng loài và di truyền

Hiện nay có khoảng 2.178 vườn thực vật trên thế giới thuộc 153 nước, trong đó có

878 vườn thuộc Châu Âu, đã có các bộ sưu tập chính của các loài thực vật, thể hiện một nỗlực lớn lao trong việc bảo tồn thực vật

Các vườn thực vật trên thế giới hiện nay đang lưu giữ khoảng 6.130.000 cá thể thuộc80.000 loài thực vật, trong đó có khoảng 3,5 triệu cây thuộc các nước Châu Âu Vườn thựcvật lớn nhất thế giới Vườn Thực vật Hoàng gia Anh Quốc tại Kew, có khoảng 25.000 loàicây đang được gieo trồng

Về đặc trưng phân loại, khả năng cung cấp của các vườn thực vật là cao hơn Cókhoảng 72 trong số 110 loài thông được biết được thu thập tại California, một vườn thực vật

ở Nam Phi chiếm khoảng 1/4 số loài của cả nước, một vườn ở California chiếm 1/3 số loàiđặc hữu ở nước Mỹ Trong đó có trường hợp một loài cây đã bị tuyệt chủng ở ngoài tự nhiên

(Clarkia franciscana) đã được bảo tồn trong vườn thực vật và đã được tái du nhập vào thành

Trang 37

loài đặc hữu sống ở California Chỉ có 300 đến 400 vườn thực vật trên thế giới có thể lưu giữcác mẫu bảo tồn chủ yếu và chỉ 250 vườn trong số đó được sử dụng làm ngân hàng lưu giữhạt giống, trong một đánh giá cho rằng các vườn thực vật có thể cứu được các quần thể của20.000 loài thực vật tuyệt chủng

Vai trò quan trọng của các vườn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học đã được minh họa bởi việc mở rộng mạng lưới của 19 vườn thực vật ở Mỹ với Trung tâm bảo tồn thực vật (CPC) CPC ước tính có 3.000 taxon đặc hữu ở Mỹ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó hơn

300 loài đang được nuôi cấy ở mạng lưới các vườn.

Sự đóng góp của các vườn thực vật đối với công tác bảo tồn loài mở rộng ra đối vớicác loài đang bị đe dọa ngoài hoang dã Các vườn thực vật cung cấp cây cho nghiên cứu vànuôi trồng Chúng cũng là nguồn tài nguyên quan trọng cho việc giáo dục Mỗi năm ước tính

có khoảng 150 triệu người đến thăm các vườn thực vật

Vai trò quan trọng của các vườn thực vật có thể dễ dàng được phát triển Sự mất cânđối về vị trí địa lý của các vườn thực vật hiện nay, có thể được ngăn ngừa nếu như cácvườn được thiết lập ở các nước nhiệt đới Trong khi hơn 100 khu vườn được thành lập và

có kế hoạch thành lập trong thập kỷ qua và nhiều trong số đó ở các vùng nhiệt đới, thì vẫncòn sự mất cân đối địa lý, đặc biệt là khi xem xét về độ phong phú loài ở các vùng nhiệt đới.Với các nghiên cứu sâu hơn về các công nghệ bảo quản và với các dữ liệu tốt hơn vềnơi thu thập mẫu vật và lịch sử sinh sản của chúng, các vườn thực vật có thể trở thành nơibảo quản tính di truyền quan trọng Ban thư ký của Hiệp hội Bảo tồn thực vật của IUCN hiệnnay đang phát triển cơ sở dữ liệu máy tính về những sự có mặt của các loài ở các vườnthực vật để giúp các vườn thu thập các loài còn thiếu Những nỗ lực của các vườn thực vậttrong việc bảo tồn nguồn giống đang được phối hợp với chiến lược bảo tồn vườn thực vậtcủa IUCN Trong việc phối hợp với Ban quốc tề về Tài nguyên di truyền thực vật (IBPGR,International Board for Genetic Resources), IUCN cũng đã cùng phối hợp để đưa ra hướngdẫn về việc thu thập nguồn giống đối với các loài hoang dã

Cho đến nay, các vườn thực vật đã không sử dụng hết lợi ích của việc lưu giữ các loàiđang bị đe dọa và bảo tồn nguồn gen Mặc dù chứa một phần lớn khu hệ thực vật thế giới,các vườn có truyền thống không hợp tác về những tri thức bản địa Nhờ vào những nỗ lựccủa các tổ chức và cá nhân, vai trò của vườn trong việc bảo tồn đang được phát triển nhanhchóng

4 Ngân hàng hạt giống - gen

Ngài việc trồng cây, các vườn thực vật và viện nghiên cứu đã xây dựng bộ sưu tập

về hạt, như là các ngân hàng hạt giống, mà những hạt này đã được thu lượm từ các câyhoang dại và cây trồng Hạt của hầu hết các loại cây đều có thể được lưu giữ trong điềukiện lạnh và khô trong thời gian dài và sau đó cho nẩy mầm Khả năng tồn tại lâu dài củahạt đặc biệt có giá trị cho việc bảo tồn chuyển vị bởi vì nó cho phép bảo tồn hạt của nhiềuloài quý hiếm bằng kỹ thuật đông lạnh và lưu giữ trong một không gian nhỏ, chi phí thấp vàkhông cần giám sát nhiều Hiện nay có hơn 50 ngân hàng hạt giống trên thế giới, trong đó

có nhiều ngân hàng đặt tại các nước đang phát triển và được sự điều phối tích cực củaNhóm Tư vấn về Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế (CGIAR, Consulative Group onInternational Agricultural Research)

VI Các cấp độ bảo tồn loài

Nhằm nêu bật tình trạng của một loài quí hiếm cho mục đích bảo tồn, IUCN đã xâydựng 5 cấp độ bảo tồn như dưới đây; các loài thuộc cấp độ từ 2 đến 4 được coi là nhữngloài đang bị đe dọa tuyệt chủng Các cấp độ này có vai trò quan trọng ở cấp quốc gia và

Trang 38

quốc tế trong việc hướng sự chú ý vào những loài đang được quan tâm đặc biệt và trongviệc xác định những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng cần được bảo vệ thông qua các camkết quốc tế như Công ước CITES

• Đã tuyệt chủng (Extinct): là những loài (hay các đơn vị phân loại khác như phân loàihay chi) không còn thấy tồn tại trong tự nhiên nữa Những cuộc tìm kiếm tại những nơitrước đây vốn là quê hương sinh sống cũng như tại những nơi phân bố khác đều khôngphát hiện được chúng

• Đang nguy cấp (Endangered, đang có nguy cơ tuyệt chủng): là những loài có nhiềukhả năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa Trong số này có cả những loài có sốlượng cá thể bị giảm tới mức loài khó có thể tiếp tục tồn taị nếu như các nhân tố đe dọa cứtiếp diễn

• Dễ bị thương tổn (Vulnerable, có thể bị đe dọa tuyệt chủng): là những loài có thể bị

đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kíchthước tại khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của loài Khả năng tồn tại lâu dài của những loàinày là không chắc chắn

• Hiếm (Rare): loài những loài có số lượng cá thể ít, thường là do có vùng phân bốtrong giới hạn hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp Mặc dù những loài này chưa phải đốimặt với những nguy hiểm tức thời song số lượng nhỏ khiến chúng trở thành những loài cónguy cơ tuyệt chủng

• Loài chưa hiểu biết đầy đủ (Insufficiently known): là những loài có thể thuộc mộttrong những cấp bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa xếpđược vào một cấp độ cụ thể nào

Trung tâm quan trắc Bảo tồn Thế giới (WCMC, World Conservation Monitoring Centre)

đã sử dụng các cấp độ trên để đánh giá và mô tả những mối đe dọa đối với khoảng 60.000loài thực vật và 2.000 loài động vật trong các cuốn sách đỏ do trung tâm này xuất bản.Các cấp độ bảo tồn loài của IUCN và các cuốn sách đỏ của WCMC là bước đi đầutiên rất cần thiết trong sự nghiệp bảo tồn các loài trên thế giới, song khi sử dụng hệ thốngphân hạng này cũng gặp một số khó khăn nhất định

ĚTrước hết, cần phải nghiên cứu xác định kích thước quần thể và xu hướng biến động

số lượng mỗi một loài khi đã đã đưa vào danh sách Những nghiên cứu như vậy có thể sẽrất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian

ĚThứ hai là một loài cần được nghiên cứu trên toàn bộ khu phân bố của nó, có thể là

sẽ kéo theo những khó khăn trong khâu hậu cần

ĚThứ ba, các cấp này hầu hết là không phù hợp với các loài côn trùng nhiệt đới, lànhững loài chưa được hiểu biết nhiều về mặt định loại cũng như đặc tính sinh học, sinh tháihọc song lại đang bị đe dọa do rừng nhiệt đới đang bị triệt phá nghiêm trọng

ĚThứ tư là các loài thường bị xếp vào loại bị đe dọa tuyệt chủng kể cả khi người ta đãlâu không còn nhìn thấy chúng, với một giả định rằng nếu có một nghiên cứu kỹ càng sẽ tìmlại chúng

Vấn đề quan trọng nhất trong hệ thống phân cấp của IUCN là những tiêu chí để xếpmột loài vào một cấp độ nào đó còn rất chủ quan Do ngày càng có nhiều cá nhân và tổchức tham gia vào việc đánh giá và định mức nguy cấp cho các loài nên nhiều khả năng cácloài sẽ bị xếp hạng một cách tùy tiện Để khắc phục tình trạng này, Mace và Lande (1991)

đã đưa ra hệ thống phân loại ba cấp dựa trên xác suất bị tuyệt chủng:

Trang 39

Các loài đang nguy cấp trầm trọng (critical species): có 50% hay lớn hơn xác suất bị

tuyệt chủng trong vòng 5 năm hay 2 thế hệ

Các loài đang nguy cấp (endangered species): có 20 - 50% xác suất bị tuyệt chủng

trong vòng 20 năm hay 10 thế hệ

Các loài dễ bị thương tổn (vulnerable species): có 10 - 20% xác suất bị tuyệt chủng

trong vòng 100 năm

VII Bảo tồn loài bằng pháp chế

1 Các bộ luật Quốc gia

Công cụ pháp chế hay luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, quốcgia hay quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học Nhiều bộ luật quốc gia

đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài Tại nước Mỹ, bộ luật cơ bản nhằm bảo vệ các loài

là Luật năm 1973 về Các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng Bộ luật này là một hình mẫu chonhiều quốc gia noi theo tuy rằng việc thực thi nó vẫn còn nhiều điều tranh cãi

2 Các thoả thuận Quốc tế

Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp khác nhau trongchính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ Trong khi các cơ chế kiểm soát chínhhiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thỏa thuận quốc tế đang ngàycàng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú Hợp tác quốc tế là một điềukiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau:

 Trước hết, các loài thường di chuyển qua các biên giới Các hoạt động bảo tồn chim

di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thể thành công nếu nơi cư trú qua mùa đông của chimtại Châu Phi bị phá hủy

 Thứ hai, việc buôn bán quốc tế về các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả là

sự khai thác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại Việc quản lý và kiểmsoát buôn bán đòi hỏi phải cả trên lĩnh vực xuất và nhập khẩu

 Thứ ba, những lợi ích của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế Các quốcgia giàu có thuộc vùng ôn đới được hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học của vùng nhiệtđới cần phải sẵn sàng giúp đở các nước nghèo khó hơn nhưng đã tham gia thực hiện việcbảo tồn các nguồn đa dạng sinh học đó

 Cuối cùng, rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọa có qui môtoàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết Những mối đe dọa như vậy bao gồmđánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm không khí và mưa acid, ô nhiễm sông, hồ và đạidương, biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn

Hiệp ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước vềbuôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade inEndangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trườngLiên Hiệp Quốc (UNDP) Công ước này hiện có 120 nước tham gia Công ước CITES đưa ramột danh sách các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viênđồng ý hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này Phụ lục I của của Côngước liệt kê 675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán hoàn toàn Còn phụ lục II gồm3.700 loài động vật và 21.000 loài thực vật có sự kiểm soát và giám sát trong việc buôn bánquốc tế Trong số các loài thực vật có cả các loài được tạo thành do nuôi cấy mô như phonglan, xương rồng, dương xỉ, đồng thời ngày cũng có nhiều các loài cây lấy gỗ Trong số cácloài động vật, các nhóm được kiểm soát chặt chẽ gồm vẹt, các loài có kích thước lớn gồm cácloài thuộc họ mèo, cá voi, rùa biển, chim ăn thịt, tê giác, gấu, linh trưởng, các loài được bắt về

Trang 40

nuôi trong nhà, sở thú, thủy cung; các loài được săn bắt để lấy lông, da hay các sản phẩmkhác.

Một hiệp ước quốc tế quan trọng khác là Công ước về bảo vệ các loài động vật di cư,

ký năm 1979, mà trọng tâm là các loài chim di cư Công ước này là một phần bổ sung quantrọng cho Công ước CITES vì nó đã khuyến khích các nỗ lực quốc tế bảo tồn các loài chim

di cư xuyên biên giới cũng như đã nhấn mạnh các cách tiếp cận trong việc nghiên cứu,quản lý và kiểm soát săn bắn

Còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là:

ĚCông ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực

ĚCông ước Quốc tế về kiểm soát cá voi

ĚCông ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công ước Benelux về việc săn bắn vàbảo vệ các loài chim

ĚCông ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển Bantic

ĚCông ước bảo tồn đa dạng sinh học

Nhược điểm của các hiệp ước quốc tế này là sự tham gia tự nguyện; các quốc gia cóthể rút lui khỏi công ước để theo đuổi các lợi ích riêng của họ khi cảm thấy các điều kiệnphải tuân thủ là quá khó khăn Cần có sự thuyết phục và cả sức ép của quần chúng để buộccác quốc gia phải thực hiện các điều khoản của công ước và khởi tố những người vi phạm

Tóm tắt nội dung:

Các quần thể nhỏ có nguy tuyệt chủng hơn các quần thể có kích thước lớn Kíchthước quần thể tối thiểu của một loài có thể sống được chính là số lượng cá thể cần đủ đểbảo đảm cho quần thể có khả năng sống sót cao trong tương lai gần

Các quần thể nhỏ dễ bị suy giảm nhanh về số lượng và bị tuyệt chủng cục bộ vì 3nguyên nhân chính: những vấn đề về mặt di truyền; những dao động về số lượng quần thể

do những biến động ngẫu nhiên trong tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết; và những nhiễu động môitrường do những biến đổi về sự bắt mồi, cạnh tranh, dịch bệnh, nguồn thức ăn cũng nhưcác rủi ro về thiên tai xảy ra bất thường như cháy, lũ lụt hay hạn hán

Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể nhỏ (subpopulations) của một loài sốngbiệt lập trong mỗi mảnh nhỏ của nơi cư trú trong một vùng sinh cảnh, tồn tại được do sựcân bằng giữa tuyệt chủng cục bộ và phục hồi của các quần thể, nhờ vào sự di nhập các cáthể từ một hoặc một vài quần thể này (quần thể gốc -source- population-) tới các quần thểkhác (quần thể suy thoái - sink population)

Để bảo tồn và quản lý một loài hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng là phải hiểu biếtđầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường chung quanh và tình trạng quầnthể của loài đó Những thông tin như thế thường được gọi là Sinh thái học cá thể

Qua quan trắc quần thể của một loài có nguy cơ bị đe dọa, có thể biết được hiện trạngcủa loài đó

Có thể phục hồi các quần thể mới của các loài quý hiếm nhờ vào việc sử dụng cácloài nuôi nhốt Để tái lập quần thể thành công cần lưu tâm đến khía cạnh tổ chức và tập tính

xã hội của các động vật sau khi chúng được thả ra Việc tái lập các quần xã mới cho các loàithực vật hiếm và có nguy cơ tuyệt diệt có sự khác biệt về cơ bản so với những nỗ lực tái lập cácquần thể động vật

Ngày đăng: 09/07/2014, 23:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học (Heywood& Baste 1995) - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 1.1. Các mức độ đa dạng sinh học (Heywood& Baste 1995) (Trang 3)
Bảng 1.2. Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001) - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 1.2. Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001) (Trang 4)
Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 2.1. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay (Trang 14)
Bảng 4.1. Các mục tiêu quản lý trong các khu bảo vệ - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 4.1. Các mục tiêu quản lý trong các khu bảo vệ (Trang 45)
Bảng 6.1. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR,  VU và EN) và cấp quốc gia - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 6.1. Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR, VU và EN) và cấp quốc gia (Trang 78)
Bảng 6.2. Thống kê số lượng bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam theo danh lục  đỏ của IUCN 1996, 1998 và 2004. - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 6.2. Thống kê số lượng bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam theo danh lục đỏ của IUCN 1996, 1998 và 2004 (Trang 79)
Bảng 6.1. Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm (đơn vị tính 1.000.000 - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 6.1. Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm (đơn vị tính 1.000.000 (Trang 79)
Bảng 6.2.  Các Vườn Quốc gia Việt Nam - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 6.2. Các Vườn Quốc gia Việt Nam (Trang 83)
Bảng 6.3. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam (tính đến tháng 12 năm 2003) - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 6.3. Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam (tính đến tháng 12 năm 2003) (Trang 84)
Bảng 6.4. Thống kê diện tích (km 2 ) các khu BTTN của các nước vùng Đông Nam  Á - Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảng 6.4. Thống kê diện tích (km 2 ) các khu BTTN của các nước vùng Đông Nam Á (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w