dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số
Đất nước ta đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH, giai đoạn “ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [11, tr.159].
Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và đề ra nhiều chính sách nhằm phát triển đội ngũ công chức tiến bộ về mọi mặt, trên tất cả các lĩnh vực:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu “Toàn Đảng phải hết sức chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ kế cận vững vàng, đủ bản lĩnh về các mặt” và “phải chăm lo cán bộ cho cả hệ thống chính trị, trên tất cả các lĩnh vực” [31]. Để đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới Đảng ta đã ban hành tại Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định: “Xây dựng đội ngũ CB, CC có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước” [32]. Đối với công tác Bồi dưỡng Nghị quyết đã xác định rõ: CB, CC nhà nước “cần phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội” [33].
Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác cán bộ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các
cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài” [34]. Đại hội đã chỉ ra phải “Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp; chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy và học tập” và cần phải “Có chương trình, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức nhà nước”.
Công chức cấp xã người DTTS là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, là những người trực tiếp làm việc trong trong bộ máy hành chính của chính quyền cơ sở. Họ vận hành bộ máy hành chính nhà nước, trực tiếp đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào thực tiễn, vào cuộc sống hàng ngày của đời sống xã hội.
Do đó, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã người DTTS là một vấn đề cấp thiết. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm trước mắt đối với công tác bồi dưỡng là phải nâng cao kiến thức, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã người DTTS đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Bên cạnh việc bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng ngạch, chức danh công chức cấp xã người DTTS, cần thực hiện việc bồi dưỡng để hình thành đội ngũ có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đại hội XI của Đảng khẳng định tầm quan trọng của công tác ĐTBD cán bộ trong việc thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH. Báo cáo chính trị của Đại hội xác định: “Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, ĐTBD cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác ĐTBD cán bộ, khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp” [35]. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ngày
12/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1374/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại. Mục tiêu cụ thể đối với công chức xã là đến năm 2015: 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùng đồng bằng có trình độ cao đẳng đại học trở lên; 90% công chức cấp xã vùng cao có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; 70% - 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm, 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ [43].
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ghi nhận trong Báo cáo chính trị Đảng ta cũng đã tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theo bằng cấp. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” [37].
Tại Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 /01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 cũng đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế” [44]. Trong đó đối với cán bộ, công chức cấp xã cần hướng tới “Đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với
vị trí đảm nhiệm; Hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ; Đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức người dân tộc Kinh công tác tại vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác” [45].
Thực tế hiện nay, chất lượng đội ngũ công chức cấp xã là người DTTS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng vẫn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Đó là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, thừa những công chức yếu kém về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn; trong khi đó, lại thiếu những công chức có đủ kiến thức cần thiết và năng lực công tác để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Do vậy, những định hướng nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung và đối với bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS nói riêng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đội ngũ công chức chính quyền cấp xã. Những định hướng này sẽ là cơ sở để hướng hoạt động bồi dưỡng trong thời gian tới đạt được mục tiêu cao nhất, góp phần đưa nền hành chính ngày càng đạt hiệu lực và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách dân tộc, miền núi, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở khu vực này. Chính vì vậy trong những năm qua Đảng, Nhà nước luôn xem nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số là sự nghiệp cách mạng chung. Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ IX của Đảng đề ra nhiệm vụ “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt các chính sách dân tộc; quan tâm phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu sổ trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thống nhất”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục nêu: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đõ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh:
“Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ các dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc thiểu số”.
Nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XII đưa ra quan điểm “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta” giữ vai trò định hướng, chỉ đạo. Đảng ta xác định: Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung. Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp [46].