Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 112 - 128)

3.4.1. Đối với các cơ quan Trung ương

Thứ nhất, Các cơ quan Trung ương cần tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp từ tỉnh đến các huyện, thành phố và cơ sở quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng công chức cấp xã là người DTTS. Sớm có Nghị quyết chuyên đề về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, Ban hành các quy định phù hợp với đối tượng người dân tộc thiểu số và có chính sách riêng đối với vùng Tây Nguyên về bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ mọi mặt giai đoạn 2015 - 2020 để góp phần nâng cao chất lượng thực sự đội ngũ công chức cấp xã người DTTS, có đủ phẩm chất và năng lực công tác, sáng tạo, tận tụy phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.

Thứ ba, Đổi mới nội dung giáo trình sát với thực tiễn, tránh trùng lặp theo hướng hiệu quả, thiết thực, bám sát thực tế, chú trọng kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ ngạch, bậc của công chức cấp xã.

Cần nghiên cứu đưa ra một bộ giáo trình chuẩn nhằm bồi dưỡng công chức cấp xã là người DTTS phù hợp với thực tế và đáp ứng với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Giáo trình mới phải vừa trang bị được kiến thức về lý luận chính trị và kỹ năng làm việc trong thực tiễn, trong đó đặc biệt là kỹ năng làm việc.

Thứ tư, Bộ Nội vụ, phối hợp với các Học viện thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng công chức để đội ngũ giảng viên này thường xuyên được cập nhật kiến thức, vận dụng những phương pháp giảng dạy tích cực góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã người DTTS nói riêng.

Thứ năm, Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã là người DTTS nói riêng để có khung pháp lý đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng, qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh việc nâng cao khả năng thực thi công vụ của công chức cấp xã người DTTS.

Thứ sáu, Có cơ chế để các cơ sở bồi dưỡng công chức được phép tuyển dụng đặc cách một số giảng viên là người dân tộc thiểu số tham gia giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, bởi vì cán bộ, giảng viên là người dân tộc thiểu số họ sẽ có cùng ngôn ngữ, có sự am hiểu phong tục tập quán nên điều đó sẽ rất thuận lợi trong quá trình quản lý, giảng dạy và kết quả đạt được sẽ cao hơn.

3.4.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng

Thứ nhất, Phải có nhận thức đúng vai trò, vị trí của hệ thống chính trị cấp cơ sở, đặc biệt là ở vùng DTTS. Đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu hợp lý cán bộ, công chức người DTTS trong hệ thống chính trị các cấp, ở địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống và trong cơ cấu quy hoạch cán bộ các cấp; bố trí cán bộ, công chức là người DTTS vào các vị trí chủ chốt tại cấp cơ sở vùng DTTS.

Thứ hai, Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả Quyết định số 316/ QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015 – 2020 theo Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 5106/KH-UBND ngày 29/8/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Thứ ba, Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng gắn với công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; chủ động hợp đồng với các cơ sở đào tạo trong

tỉnh để mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, kỹ năng hòa giải ở cơ sở trong vùng đồng bào DTTS; kiến thức quản lý nhà nước cho công chức người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn, lý luận chính trị và kỹ năng xử lý công việc. Rà soát nắm chắc số lượng học sinh dân tộc thiểu số học xong tại các trường phổ thông trung học và các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh cũng như số học sinh cử tuyển tại các trường cao đẳng, đại học để có định hướng tuyển dụng và tiếp tục bồi dưỡng.

Thứ tư, Có chế độ ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt dành riêng cho công chức người dân tộc thiểu số đi học. Nhằm động viên họ yên tâm học tập để nâng cao trình độ, năng lực thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới. Tỉnh cần đầu tư thêm kinh phí cho bồi dưỡng công chức người dân tộc thiểu số, ban hành những quy định cụ thể, các chế độ ưu tiên trong bồi dưỡng sát từng nhóm đối tượng ở địa phương.

Thứ năm, Lựa chọn, bố trí công chức có cơ cấu hợp lý, có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu công tác của cơ sở và xây dựng, thực hiện hệ thống chính sách đồng bộ có tác động thực sự đến động lực công tác, phấn đấu, vươn lên của đội ngũ công chức ở cơ sở.

Thứ sáu, Tăng cường nguồn lực tài chính công để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập và nghiên cứu khoa học; quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của các cơ sở bồi dưỡng công chức, góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, đổi mới và cải cách hành chính hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Quá trình xây dựng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS phải dựa trên những mục tiêu, quan điểm của Đảng và phải xuất phát từ thực tiễn để xây dựng mục tiêu và quan điểm mới phù hợp với điều kiện của địa phương.

công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã người DTTS hiện nay nói riêng, tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp và được nhóm thành các nhóm giải pháp cơ bản, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp đã nêu ra trước đó.

Các giải pháp này là một chuỗi hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó để thực sự phát huy hết hiệu quả chúng cần được tiến hành thực hiện đồng bộ trên cơ sở nhận thức toàn diện và đúng đắn về tình hình thực tiễn của địa phương cũng như của cả nước, góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ giao lưu hội nhập quốc tế và công cuộc đổi mới đất nước, cải cách hành chính hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang chuyển mình trong sự nghiệp đổi mới, từng bước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình đổi mới đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, năng lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ đề ra, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam khu vực Tây Nguyên có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, hệ thống giao thông còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng đội ngũ công chức còn nhiều hạn chế. Mặc dù trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ công chức cấp xã người DTTS ở Lâm Đồng trong những năm qua đã được nâng lên so với những năm trước đây. Nhưng so với mặt bằng chung về chất lượng đội ngũ công chức trong toàn tỉnh cũng như trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của địa phương thì chất lượng hiện nay của đội ngũ công chức cấp xã người DTTS có thể sẽ tụt hậu trong những năm tiếp theo. Vì vậy, tác giả mong muốn thực hiện đề tài: “Bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” nhằm góp phần nâng cao chất lượng công chức cấp xã người DTTS, đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bồi dưỡng công chức, tác giả luận văn đã thu thập, phân tích, đánh giá về thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã là người DTTS ở tỉnh Lâm Đồng trong vòng 5 năm qua, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại cho thấy: Công tác bồi dưỡng công chức là người dân tộc thiểu số trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền chú trọng triển khai, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng có được nâng lên để từng bước đáp ứng với yêu cầu chuẩn hóa cán bộ cũng như đòi hỏi năng lực thực hiện nhiệm vụ của tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do nhiều nguyên

nhân khác nhau công tác này còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cũng như các kỹ năng cần thiết trong quá trình hội nhập và cải cách hành chính của công chức cấp xã người DTTS trên địa bàn tỉnh còn thấp. Tỷ lệ công chức chưa qua ĐT –BD hay có trình độ sơ và trung cấp còn rất cao.

Dựa trên những lý luận, thực tiễn và hoàn cảnh cụ thể tại địa phương, luận văn đưa ra những giải pháp thiết thực, bảo đảm tính khả thi. Các giải pháp đã chú trọng đến ba yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên năng lực thực thi công vụ của công chức là trình độ, kỹ năng và thái độ. Việc tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản như: Giải pháp về cơ sở vật chất, nội dung chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên… nhằm giải quyết những tồn tại trong công tác bồi dưỡng công chức tại địa phương, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng công chức cấp xã người DTTS của tỉnh.

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy đổi mới, nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS một cách thực chất là một vấn đề lớn. Nếu công tác này được sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương và sự quyết tâm nỗ lực rèn luyện, phấn đấu vượt qua khó khăn để không ngừng học tập nâng cao trình độ của mỗi cá nhân thì chất lượng công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã người DTTS nói riêng sẽ ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa làm rõ một cách toàn diện công tác bồi dưỡng đối với công chức cấp xã người DTTS. Chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thành luận văn cả về lý luận và thực tiễn; góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS tại tỉnh Lâm Đồng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa và cải cách hành chính hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc An (2009), “Lai Châu xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 10.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Bộ Nội vụ (2011), “Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2020”, Đề án cấp bộ, Hà Nội.

11. Bộ Nội vụ (2011), “Chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ công chức giai đoạn 2011 - 2020”, Đề án cấp Bộ, Hà Nội.

12. Vĩnh Các (2004), Tăng cường các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã cho người dân tộc bản địa Tây Nguyên, Luận văn Thạc

sĩ Hành chính công - Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

13. Ngô Thành Can (1999), “Những thành tố cơ bản của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

14. Ngô Thành Can (2001), “Công chức hành chính - Những vấn đề và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

15. Nguyễn Cúc - Doãn Hùng - Lê Phương Thảo (2005), “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp”, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

16. Nguyễn Cương (2014), Đổi mới chính sách về giáo dục đào tạo học sinh – sinh viên các dân tộc ít người ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

17. Chính phủ (2009), về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, Hà Nội.

19. Chính phủ (2011), Về công chức xã, phường, thị trấn, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, Hà Nội.

20. Chính phủ (2011), Về công tác dân tộc, Nghị định số 05/2011/NĐ- CP, Hà Nội

21. Chính phủ (2011), Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020, Nghị quyết 30c/NQ-CP, Hà Nội.

22. Chủ tịch nước (1950), Ban hành Quy chế Công chức, Sắc lệnh số 76/ SL, Hà Nội.

23. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2015), Niên giám thống kê năm 2015. 24. Nguyễn Thượng Hải (2014), Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở là người dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sỹ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

25. Lưu Thị Thu Hạnh (2010), Phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 112 - 128)