chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Đồng bào DTTS vốn tính thật thà, chất phác, tư duy trực quan, luôn lấy việc làm là thước đo; do đó, lòng tin của đồng bào vào Đảng luôn gắn chặt với những hành động cụ thể của công chức ở cơ sở. Vì vậy, xây dựng cho được đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là việc làm cấp thiết hiện nay, nhất là tại các vùng dân tộc. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức vốn đã có vị trí đặc biệt quan trọng, đối với miền núi và vùng dân tộc lại càng quan trọng hơn vì đây là vùng có lực cản trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Để nâng cao chất lượng công chức cấp xã là người DTTS cần tập trung triển khai thống nhất và đồng bộ những giải pháp cơ bản dưới đây:
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức
Nhóm giải pháp này rất quan trọng, nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ là điều kiện thúc đẩy các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng đạt hiệu quả và chất lượng.
trọng một số nội dung sau:
3.3.1.1. Xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số
Sự đổi mới trước hết là phải xác định nhu cầu bồi dưỡng kiến thức cho công chức cấp xã người DTTS. Việc xác định nhu cầu học tập của công chức cấp xã người DTTS cần thỏa mãn đồng thời hai yêu cầu của họ, đó là kiến thức làm việc và bằng cấp để chuẩn hóa. Đây là bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chứ không chỉ là đơn thuần bồi dưỡng chuyên môn thuần túy.
Tiến hành khảo sát có thể dựa vào việc đánh giá hiệu suất lao động; kết quả đạt được trong công việc hay những trải nghiệm hằng ngày, hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra tình hình thực tế năng lực và nhu cầu phát triển năng lực của từng công chức cấp xã.
Trên cơ sở đó có thể đánh giá, phân loại về năng lực, kỹ năng… từ đó xác định nhu cầu cần đào tạo đối với công chức cấp xã người DTTS. Việc xác định nhu cầu đào tạo còn phải dự báo nhu cầu của tương lai, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mức độ chính xác của dự báo đảm bảo cho việc tổ chức bồi dưỡng không lãng phí, thiếu hụt.
3.3.1.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng đối với công chức cấp xã người dân tộc thiểu số
Hàng năm Sở Nội vụ, phối hợp với các địa phương trên cơ sở đánh giá tình hình đội ngũ công chức cấp xã người DTTS của tỉnh, cần lập quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng toàn diện và thiết thực theo mục tiêu, nhiệm vụ đã định cho từng đối tượng.
Cần ưu tiên các dự án bồi dưỡng về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức cấp xã người DTTS để nâng cao mặt bằng trình độ chung của đội ngũ này.
3.3.1.3. Ban hành các chế độ khuyến khích, đãi ngộ cho công chức cấp xã người dân tộc thiểu số có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn
- xã hội còn nhiều khó khăn, công tác ban hành các chính sách nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã người DTTS cũng như nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS chưa đáp ứng được nhiều; các chế độ khuyến khích công chức cấp xã người DTTS học tập chưa thực sự tạo động lực cho công chức cấp xã người DTTS không ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác. Chủ yếu là triển khai các văn bản, quy định, chính sách của nhà nước về công tác bồi dưỡng. Nhưng đây chỉ là triển khai công tác ở khía cạnh bị động, còn muốn chủ động và đi trước một bước thì tỉnh cần xây dựng và ban hành các chính sách, chương trình bồi dưỡng riêng, mang tính đặc thù phù hợp với địa phương, các chế độ khuyến khích công chức cấp xã người DTTS học tập nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã là người DTTS nói riêng. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và thu thập tài liệu thì các chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS còn ít, một số nội dung không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay nhưng chưa được bổ sung sửa đổi; các chính sách hỗ trợ cho công chức cấp xã tham gia học tập chưa phù hợp và chưa phát huy hiệu quả. Điều đó dẫn đến tình trạng chưa phát huy được những tiềm năng của đội ngũ công chức cấp xã; chưa khuyến khích được đội ngũ công chức cấp xã tham gia học tập, chưa có ý thức nâng cao trình độ, năng lực của mình.
Trong thời gian đến, tỉnh Lâm Đồng cần rà soát lại các chính sách, chương trình về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS; thay thế bổ sung những nội dung không còn phù hợp. Đồng thời nghiên cứu yêu cầu thực tế để ban hành các chương trình, chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS; các chính sách khuyến khích công chức cấp xã người DTTS học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác. Để làm được điều đó, rất cần sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự nhận thức được vai trò, tầm quan trọng hàng đầu của chất lượng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3.3.1.4. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học ở các cơ sở bồi dưỡng công chức cấp xãngười dân tộc thiểu số
Cơ sở vật chất có liên quan đến việc triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo. Để bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của học viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên phải tăng cường xây dựng cơ sở vật chất; từng bước hiện đại hóa các cơ sở đào tạo nguồn cán bộ, công chức.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, ngân sách Nhà nước chi cho công tác bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS mới chỉ đáp ứng được việc chi trả lương cho giáo viên và xây dựng cơ bản. Còn kinh phí cho tài liệu dạy và học do địa phương tự đáp ứng. Vì vậy, cần tăng cường kinh phí nghiên cứu khoa học, trang bị sách tham khảo, sách hướng dẫn thực hành và loại sách tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
Tiến hành sắp xếp lại các cơ sở bồi dưỡng của tỉnh theo hướng gọn, nhẹ, tạo điều kiện chỉ đạo và quản lý chặt chẽ của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sớm xây dựng các chỉ tiêu về tiêu chuẩn đối với phòng học, cơ sở phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và đối tượng học viên là công chức cấp xã người DTTS, không để tình trạng đầu tư xây dựng lớp học, cơ sở công chức cấp xã chắp vá thiếu đồng bộ khoa học. Việc đầu tư các cơ sở bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS phải xác định là nhiệm vụ thường xuyên mang tính ổn định và lâu dài, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển.
Tập trung đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu học phí và các nguồn đầu tư hợp pháp khác để đẩy nhanh các dự án xây dựng cơ bản, mở rộng cơ sở đối với các cơ sở bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh như: Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, hệ thống các Trường Cao đẳng trên địa bàn,…
Đồng thời, phải trang bị các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hiện đại cho công tác giảng dạy. Cần sớm nâng cấp các thiết bị cơ bản đã quá lạc hậu như: Âm thanh, ánh sáng, bảng,… Tăng cường đầu tư các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới căn bản nội dung, phương pháp bồi dưỡng
như: Máy chiếu, phông chiếu, máy vi tính và phương tiện nghe nhìn hiện đại. Với đặc điểm học viên là cấp xã, nên tổ chức phương pháp trực quan là phù hợp nhất (kết hợp giữa nghe và nhìn).
3.3.1.5. Tăng cường công tác về kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số trên địa bàn
Công tác kiểm tra và đánh giá công tác bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS là công việc phải được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm nhằm đánh giá chất lượng và sử dụng nguồn nhân lực từ việc tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên, việc cấp văn bằng, chứng chỉ đến công tác tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ công chức cấp xã người DTTS nhằm phát huy tốt mối quan hệ giữa bồi dưỡng với sử dụng. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá thường xuyên sẽ kịp thời chấn chỉnh được việc bồi dưỡng tràn lan, không hiệu quả và tập trung về một đơn vị theo quy định.
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
3.3.2.1. Tăng cường đội ngũ giảng viên
Một trong những yếu tố nâng cao chất lượng bồi dưỡng là chất lượng của đội ngũ giảng viên mà như cách gọi của GS.TS Bùi Văn Nhơn là “lực lượng máy cái của các cơ sở ĐT, BD” [11, tr.20]. Vì vậy, cần chú ý tăng cường lực lượng giảng viên: Đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng (phẩm chất chính trị, phương pháp, kỹ năng sư phạm) để đảm nhiệm công tác giảng dạy, bên cạnh đó thường xuyên chú trọng việc bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ cho đội ngũ này “Cần có sự đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, là lực lượng máy cái của các cơ sở ĐT, BD. Tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên cốt cán của các cơ sở được ĐT,BD ở các trung tâm đào tạo nổi tiếng trên thế giới” [49].
Khác với đối tượng học viên người Kinh, giảng viên giảng dạy cho học viên người dân tộc phải có phẩm chất “hoá thân” vào năng lực tư duy, vào trình độ được ưu đãi chuẩn hoá ở bậc phổ thông, vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội vùng sâu, vùng xa. Rõ ràng, những yêu cầu trên cao hơn hẳn những kỹ năng sư phạm
mang tính kinh viện. Vì vậy, đội ngũ cán bộ giảng dạy khu vực Tây Nguyên cần đầu tư hơn rất nhiều để tăng các khả năng trên.
Do đó, cần tổ chức cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nghiên cứu điều kiện sinh hoạt và làm việc của đội ngũ công chức tại chỗ từ đó đề xuất nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sát với thực tế. Kết quả điều tra xã hội học, trong câu hỏi: Học chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính theo bạn nên sử dụng ngôn ngữ nào thì thích hợp và thuận lợi cho người học là dân tộc ít người? Phần trả lời: Của dân tộc bạn (11 phiếu); Của tiếng phổ thông (27 phiếu); Kết hợp cả hai (31 phiếu); Ngôn ngữ nào cũng được (01 phiếu) cho thấy đội ngũ giảng viên giảng dạy cho các lớp học có học viên là dân tộc thiểu số cần phải biết tiếng dân tộc. Tuy nhiên, phương án tối ưu vẫn là tăng cường người dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức [50].
Xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng viên bổ sung giảng viên dân tộc thiểu số cho các cơ sở bồi dưỡng công chức.
Định kỳ bố trí cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế các xã vùng DTTS phù hợp với tình hình cụ thể trong thời gian 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Để họ nắm bắt được văn hóa, đời sống và cách xử lý công việc hàng ngày đối với người DTTS để tích lũy kiến thức thực tế và phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS.
Xuất phát từ sự khác biệt về phong tục, tập quán, tâm lý và ngôn ngữ nên cán bộ giảng dạy là người Kinh khó khăn khi trao đổi những nội dung có liên quan như: Quản lý nhà nước về văn hoá- xã hội, Quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo và dân tộc, Quản lý Nhà nước về thực hiện các chính sách xã hội gắn với công tác xoá đói giảm nghèo, Qui chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn,… Nếu giảng viên là người dân tộc họ am hiểu phong tục, tập quán sẽ thuận lợi trong việc dẫn chứng những ví dụ cụ thể gắn với người dân tộc thì sinh động dễ hiểu hơn.
thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng công chức là người dân tộc thiểu số.
3.3.2.2. Đổi mới về chương trình, nội dung bồi dưỡng công chức cấp xã người dân tộc thiểu số theo hướng phù hợp với đối tượng bồi dưỡng
Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã người DTTS phải chú ý đến tính đồng bộ, toàn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm; phải gắn với yếu tố tâm lý và truyền thống dân tộc Tây Nguyên; phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, gắn với đặc điểm của địa phương. Hiện nay, chương trình, nội dung bồi dưỡng công chức nói chung và công chức cấp xã người DTTS chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, luôn đòi hỏi phải có sự đổi mới cả về nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo để đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực.
Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng được bồi dưỡng; chú trọng cả phẩm chất và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Đặc biệt là kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, kỹ năng hòa giải vùng đồng bào DTTS, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp xử lý tình huống, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học…
Nội dung, chương trình phải theo hướng ngắn gọn, phù hợp với khả năng nhận thức của đối tượng là công chức cấp xã người DTTS, hạn chế tình trạng trùng lặp trong nội dung chương trình của một khóa học, có thể kết hợp chương trình lý luận với kiến thức quản lý nhà nước trong chương trình đào tạo thống nhất, không nên phân định rạch ròi hai hệ bồi dưỡng lý luận chính trị và quản lý nhà nước.
Nội dung, chương trình cần được xác định phù hợp với trình độ văn hóa của đối tượng bồi dưỡng, hệ thống chương trình cần được xây dựng đơn giản. Để đảm bảo tính thiết thực về mặt nội dung cho chương trình bồi dưỡng, cần thay đổi quan điểm xác định nội dung bồi dưỡng: Chỉ bồi dưỡng những nội dung phù hợp, những nội dung mà đối tượng cần theo yêu cầu hoạt động của
từng vị trí, chức danh, công việc, nhiệm vụ và đối tượng học xong phải vận dụng được khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể khối lượng của từng loại kiến thức còn phụ thuộc vào từng loại chương trình cho từng đối tượng khác nhau, “làm việc gì, học việc nấy”. Nội dung phải được thể hiện trên cả hai mặt lý thuyết và thực tiễn, kiến thức và kỹ năng, đảm bảo tinh gọn.
Bên cạnh đó người DTTS vốn sống khép kín lâu đời, các luật tục ăn sâu bám rễ vào trong ý thức cộng đồng và điều chỉnh mọi quan hệ. Người dân tộc