Phương hướng của tỉnh Lâm Đồng về xây dựng công chức nói chung và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 97 - 100)

chung và công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số nói riêng từ nay đến năm 2020

Lâm Đồng là một trong những tỉnh Tây Nguyên có đông đồng bào DTTS, cả người bản địa và người DTTS nhập cư sau này. Sau các sự kiện Tây Nguyên

năm 2001 và năm 2004 Đảng bộ tỉnh xác định công tác xây dựng đội ngũ công chức ở cơ sở, là khâu quan trọng, quyết định vào việc xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS gốc địa phương, góp phần ổn định chính trị, tránh bạo loạn lật đổ, đưa vùng dân tộc phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào DTTS, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

Với mục tiêu tập trung đầu xây dựng, kiện toàn đội ngũ công chức ở cơ sở đủ về số lượng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng; có phẩm chất, năng lực tốt; có cơ cấu và trình độ chuyên môn phù hợp, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Mục tiêu cụ thể đối với bồi dưỡng công chức cấp xã được UBND tỉnh xác định trong Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến 2020 như sau:

+ 100% công chức tốt nghiệp trung học phổ thông; 95% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

+ 90% công chức sử dụng được vi tính trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và 80% có trình độ A ngoại ngữ tiếng Anh trở lên;

+ 90% công chức được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu thực thi công vụ.

3.2.1. Quan điểm về xây công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng

Trên cơ sở những quan điểm chung của Đảng, chủ trương của Nhà nước. Tỉnh đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo trực tiếp về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đến năm 2020. Tại Kế hoạch số 5106/KH-UBND ngày 29/8/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo nêu rõ:

xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức kinh tế, xã hội; là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương; nòng cốt là các cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ các cấp.

Công tác cán bộ, công chức người DTTS, phải vừa quan tâm hơn nữa về việc tạo nguồn, tuyển dụng từ con em cán bộ và gia đình cách mạng là người DTTS; vừa coi trọng công tác quản lý, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ công chức người DTTS đương chức. Nhằm đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp vững vàng, liên tục của đội ngũ công chức DTTS ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, trong đó phải coi trọng đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS tại chỗ.

Phải triển khai đồng bộ các biện pháp gắn với việc ban hành các chính sách vừa phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh; vừa tạo ra động lực mạnh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS trong thời gian tới. Bên cạnh việc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS thì phải quan tâm nâng cao trình độ dân trí và đào tạo tay nghề cho người lao động là đồng bào DTTS, nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên; gắn với giải quyết việc làm, coi đây là một trong những cách tạo nguồn cán bộ, công chức người DTTS lâu dài.

3.2.2. Đảm bảo yêu cầu của việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, sự bình đẳng giữa các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong tình hình hiện nay phải tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức DTTS, đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết giữa cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ người Kinh công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đó là điều kiện mấu chốt để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng đối với chính quyền cấp xã ở vùng núi, đối với đội ngũ công chức thì việc đưa chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước vào đời sống của đồng bào là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đối với các xã vùng đồng bào DTTS, do trình độ dân trí thấp, để đưa được đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tế cuộc sống

thì công chức cấp xã người DTTS phải làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, tổ chức cho đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, động viên phải đặt mục tiêu là không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, phải đào tạo được đội ngũ công chức cấp xã người DTTS đáp ứng được yêu cầu trên, điểm quan trọng là người công chức sau này phải tạo được lòng tin với đồng bào, thì mọi việc sẽ được đồng bào nghe theo và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Mặt khác, việc bồi dưỡng công chức cấp xã người DTTS phải luôn gắn bó chặt chẽ với công tác dân tộc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 97 - 100)