Ung thư-Các liệu pháp I.Ung thư là gì? Bệnh ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất, chỉ sau bệnh tim mạch, nhưng nó lại là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở nữ giới trong độ tuổi 35-74. nếu không thật sự có phương pháp ngăn chặn, đến năm 2010, ung thư sẽ nhanh chóng trở thành căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Bệnh ung thư là căn bệnh phát triển do sự phân chia, phát triển bất bình thường của các tế bào, dẫn đến tiếp sau đó là sự rối loạn biệt hoá và di căn đến các mô khác. Từ “cancer” theo tiếng Latin có nghĩa là “con cua”, diễn tả chân thực bản chất bám dính ở phần cơ thề bất kì và phát triển, tăng sinh. Các tế bào của mô tăng sinh bất thường có thể dẫn đến những sự phá huỷ các cơ quan chính và trong đa số trường hợp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể, dẫn đến tử vong. Khi một tế bào đã mất khả năng kiểm soát sự tăng trưởng, nó sẽ biến dạng, tế bào có hình dạng kích thước và các thành phần bên trong khác hẳn các tế bào xung quanh. Khối u ung thư chỉ có thể phát hiện bằng các phương pháp lý học, phóng xạ khi số lượng tế vào mô tăng sinh bất thường đạt đến một tỉ tế bào. Sự tăng trưởng tế bao nhanh chóng sẽ dẫn đến những sai hỏng trong cấu trúc phân tử DNA của tế bào, sai hỏng này sẽ làm các thế hệ tế bào sau bắt đầu xuất hiện các chức năng mới đồng thời mất đi các chức năng ban đầu của tế bào. Chúng có khả năng di động như một tế bào bạch cầu hoặc chúng mất đi khả năng bám dính với các tế bào lân cận. Khi đó, các tế bào ác tính này bắt đầu rời chỗ và di chuyển trong dịch cơ thể để đến một cơ quan khác. Quá trình này được gọi là sự di căn. Kết quả là hình thành một khối u thứ cấp ở cơ quan khác. Các khối u trong cơ thể đều có khả năng huy động, cảm ứng sự hình thành các mạch máu mới tạo thành một hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng cho khối nó. Các tế bào ung thư không nhất thiết phải tăng trưởng nhanh hơn các tế bào khác, nhưn quan trọng là chúng tồn tại lâu hơn tế bào bình thường và phân chia liên tục trong suốt quá trình sống của chúng. Chúng tập trung, cạnh tranh chất dinh dưỡng với các tế bào bình thường và tăng diện tích cư trú, tăng kích thước, chèn ép các tế bào khác. Nhiều loại ung thư, ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt, phát triển rất chậm và tồn tại trong suốt nhiều năm liền trước khi xuất hiệncác triệu chứng cụ thể. Loại ung thư này rất hiếm khi thấy xuất hiện ở nam giới trong những năm 40 tuổi đến 50 tuổi, nhưng đến độ tuổi 85 tuổi đến 90 tuổi, hầu hết nam giới đều bị ung thư ở tuyến tiền liệt. Nhưng ngược lại, ung thư ở trẻ em lại phát triển rất nhanh, nhanh hơn hiều ở những người trưởng thành do hệ thống mô của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh II.Nguyên nhân gây bệnh ung thư Các nguyên nhân chính gây bệnh ung thư được xếp vào thành ba nhóm lớn: Tác nhân hoá học, virus và chất phóng xạ. Trong khi có hàng trăm chất hoá học có thể gây ung thư trên động vật thì thực chất chỉ có 24 chất hoá học là có thể gây ung thư trên người. Các chất còn lại được biết đến như là tác nhân cảm ứng gây ung thư trên các tế bào thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc trên mô hình động vật. 1/ Tác nhân hoá học: a/Ở nơi làm việc: Một số nghề nghiệp trong xã hội có sự tiếp xúc thường xuyên với một hàm lượng chất gây ung thư lớn, bao gồm các hoạt động nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm, các nhà máy thuộc gia, sản xuất isopropyl alcohol, các loại nhựa, chất dẻo và các sản phẩm xăng dầu. Người ta có thể vô tình đưa vào cơ thể các chất độc hại dưới dạng bụi nhỏ khi hít vào, các chất đó có thể là amiăng, zeolite, nickel… b/ Thuốc lá Hiện nay, 1/3 số người bị bệnh ung thư là do hút thuốc lá. Hút thuốc lá gây nên ung thư phổi, miệng, ung thư vòm họng, thực quản, ung thư tụy, mật, thận. Khói thuốc lá chứs các chất đã được chứng minh hoặc nghi ngờ là tác nhân gây ung thư như amin thơm (aromatic amine), polonium, formaldehyde, cadmium. Rượu cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư miệng, ung thư hầu, họng, ung thư thanh quản, thực quản và ung thư gan. Những người nghiện cả thuốc lá và rượu có khả năng bị ung thư cao gấp 35 lần so với người không hề dùng hai thứ này. c/Chế độ khẩu phần ăn. Các chất độc hại trong thức ăn chủ yếu là các amin thơm và hydrocarbon đa vòng trong các loại thức ăn bị cháy và các loại thịt nướng than. Alflatoxin, một hợp chất tự nhiên do nấm mốc mọc trên thức ăn tiết ra, là nguyên nhân chính gây nên ung thư gan. chế độ ăn uống quá nhiều chất béo và ít chất xơ ở các quốc gia phát triển đều có liên quan đến ung thư kết tràng và các loại ung thư khác. Tuy nhiên, người ta cũng không thể nghiên cứu chắc chắn được là một người phải ăn vào một chất trong thời gian bao lâu thì mới có thể mắc bệnh. d/Do ô nhiễm môi trường Người ta cho rằng hàm lượng các chất gây ung thư trong môi trường không khí nói chung là thấp hơn và ít tác động tập trung hơn là trong môi trường làm việc. Chất ô nhiễm gây ung thư chủ yếu là các hydrocarbon có vòng thơm phóng thích ra môi trường do đốt rừng và trong các loại khí đốt. 2/Virus Một số ít virus có khả năng gây ung thư, bao gồm virus gây viêm gan B (HBV), virus Epstein-Barr (EBV), virus papilloma gây bệnh ở người (HPV), virus HIV, virus HTLV-1, HTLV-2. 3/Chất phóng xạ Tia tử ngoại từ mặt trời, các chất phóng xạ trong các vụ nổ hạt nhân và cả khí Randon, một loại khí hiện diện ở hang động, mỏ than và ở những nơi ít có sự lưu thông, tuần hoàn khí, là các tác nhân chủ yếu gây các loại ung thư da, ung thư phổi… III Một số mục tiêu tác động của thuốc trị ung thư Ung thư là một loại bệnh đa nhân tố tác động, phải có nhiều yếu tố hợp lại cùng tác động thì mới có thể gây nên những sai hỏng trong chức năng của tế bào, dẫn đến sai hỏng trong hàng loạt tế bào khác, trong mô cơ quan và cuối cùng là bệnh ung thư bùng phát. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm và đưa vào sản xuất một số loại thuốc trị bệnh ung thư và đã thu được một số hiệu quả nhất định. Chủ yếu các loại thuốc trị ung thư đều có mục đích chính là làm sao ngăn chặn được tình trạng tăng sinh tế bào bất thường, tiêu diệt các tế bào bị sai hỏng, phá huỷ khối u ung thư. Một số mục tiêu tác động của thuốc đã được nghiên cứu cho đến nay là: -Tác động vào quá trình phân bào của tế bào: quá trình phân bào của tế bào phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là do một hệ thống các enzyme điều khiển, hoạt hoá. Người ta tiến hành đưa vào cơ thể một loại thuốc có khả năng ức chế một loại enzyme nào đó trong các giai đoạn này, làm cho quá trình phân bào không thể diễn ra hoàn chỉnh, tế bào không phân chia nữa và chết sau một thời gian. -Tác động vào các yếu tố tăng trưởng và các yếu tố truyển tin liên quan đến quá trình phân bào: thông thường, khi các nhân tố tăng trưởng gắn vào các thụ thể (receptor) trên màng tế bào hoặc ở tế bào chất, chúng sẽ khởi động hàng loạt hoạt động của các protein, dẫn đến mục tiêu cuối cùng là khởi động quá trình phân chia tế bào. Ở tế bào ung thư, các quá trình này đựơc hoạt hoá liên tục do sai hỏng trong DNA tế bào làm cho tế bào phân chia liên tục, không kiểm soát. -Tác động khởi động chương trình chết của tế bào: chủ yếu hướng này tác động vào ti thể, sử dụng các tác nhân tấn công màng ti thể, phá huỷ màng, phá huỷ các bơm proton trên màng làm ngưng hô hấp tế bào, dẫn đến sự chết tế bào. -Tác động vào khả năng kháng thuốc của tế bào: một số tế bào ung thư có khả năng kháng thuốc, do hoạt động quá mạnh của một loại P- glycoprotein trên bề mặt màng tế bào. P-glycoprotein là một loại protein có chức năng đẩy các chất độc hại ra khỏi tế bào, nhưng khi nó hoạt động quá mạnh nó sẽ làm cho tế bào ung thư trở nên kháng lại các loại thuốc đặc trị, do các loại thuốc đặc trị ung thư thực chất đều là những chất gây độc tế bào. Mục tiêu của thuốc trị ung thư loại này là gây ức chế hoạt động của P- glycoprotein, như vậy thuốc kết hợp mới có thể đi vào trong tế bào và tiêu diệt tế bào ác tính. -Tác động vào sự tăng sinh mạch máu ở khối u: can thiệp cào các giai đoạn khác nhau của quá trình này để ngăn chặn sự cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho khối u, cô lập khối u không cho lan rộng, ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới xung quanh khối u tức là đã ngăn chặn được sự di căn của khối u sang các cơ quan khác. -Tác động lên gene mã hoá cho enzyme biến đổi tiền dược (prodrug) thành thuốc có độc tính tiêu diệt đặc hiệu tế bào ung thư. -sử dụng kháng nguyên của khối u tạo đáp ứng miễn dịch tiêu diệt đặc hiệu khối u. -Tác động ngăn chặn sự di căn lan rộng của tế bào ung thư đến các cơ quan khác: bằng các tác động ức chế protein giúp đỡ tế bào ung thư rời chỗ khỏi mô ban đầu của nó, di chuyển vào mạch máu để đi đến các mô khác. Quá trình di căn của khối u là một quá trình rất phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác hoạt động của rất nhiều yếu tố, do đó hướng tác động này cần phải có nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa mớ có thể đi đến một kết quả thật sự khả quan. Tóm lại, bệnh ung thư là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, không có cách phòng ngừa và không có triệu chứng thực sự rõ nét, thường chỉ được phát hiện khi đã lan rộng, do đó thuốc trị bệnh ung thư có ý nghĩa rất lớn. Các phương pháp trị liệu phổ biến nhất hiện nay, đồng thời được coi như là một chuẩn mực để trị ung thư là các phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hoá trị liệu. Tuy nhiên, các phương pháp này đều bộc lộ những khuyết điểm rất lớn là không có tính đặc hiệu, thường tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành và tính hiệu quả kém, không tiêu diệt được tận gốc, toàn bộ khối u ung thư. Các tế bào ung thư còn sót lại sau đó lại nhanh chóng phát triển thành những khối u mới và hầu hết đều có khả năng đề kháng rất tốt với các phương pháp hoá trị cũng như xạ trị được sử dụng sau đó. Ngoài ra, các phương pháp này còn để lại các tác dụng phụ như: buồn nôn, rụng tóc, mỏi mệt, giảm lượng bạch cầu, viêm nhiễm, sai hỏng DNA (trong trường hợp xạ trị) và tuỷ xương bị huỷ hoại dần. Xu hướng hiện nay của các nhà khoa học là làm sao nghiên cứu được một loại thuốc đặc trị ung thư, tiêu diệt đặc hiệu, triệt để các tế bào cũng như khối u ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào, mô lành khác, khắc phục mặt hạn chế của các phương pháp trị liệu như hoá liệu pháp, xạ trị, phẫu thuật đang được sử dụng hiện nay. . Ung th - Các liệu pháp I .Ung thư là gì? Bệnh ung thư là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất, chỉ sau bệnh. gây ung thư như amin thơm (aromatic amine), polonium, formaldehyde, cadmium. Rượu cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư miệng, ung thư hầu, họng, ung thư thanh quản, thực quản và ung thư. ít có sự lưu thông, tuần hoàn khí, là các tác nhân chủ yếu gây các loại ung thư da, ung thư phổi… III Một số mục tiêu tác động của thuốc trị ung thư Ung thư là một loại bệnh đa nhân tố tác động,