HỌC THUYẾT KINH LẠC - HỆ THỐNG LẠC MẠCH doc

7 349 0
HỌC THUYẾT KINH LẠC - HỆ THỐNG LẠC MẠCH doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC THUYẾT KINH LẠC HỆ THỐNG LẠC MẠCH a- Đại Cương -Thiên ?Kinh Mạch? ghi : "Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch" (LKhu 10, 117) và ?Những mạch hiện ra đều thuộc Lạc mạch" (LKhu 10, 121). Trương Cảnh Nhạc khi chú giải đoạn này của thiên Kinh Mạch giải thích : "Phàm những sợi gân nằm ở phía ngoài cánh tay đều hiện lên rõ ràng, tục gọi là gân xanh. Thực ra đây không phải là gân , không phải là mạch, đó là những đại lạc chứa huyết, gọi là ?Phù Lạc?". b- Cơ Cấu Của Lạc Mạch Sách Nan Kinh, điều 26 ghi : "Kinh có 12, Lạc có 15 ". Các tài liệu Kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là : 12 Lạc của 12 Kinh. 1 Đại lạc của Tỳ. 2 lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch. c- Phân Loại Lạc Mạch Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc Dọc và Lạc Ngang. c.1) Lạc Dọc : "Là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính" (Trung Y Học Khái Luận). c.2) Lạc Ngang : (Sách ?Trung Y Học Khái Luận? gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và Nguyên huyệt của 2 đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau. d- Vận Hành Của Lạc Mạch Xét kỹ về Lạc mạch, có thể nhận thấy : + Lạc ngang : đa số khu trú ở khủy tay, bàn tay và bàn chân. + Lạc Dọc : đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt. + Tôn lạc : đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ. e- Tác Dụng Của Lạc Mạch + Lạc Ngang : Nối kết sự hoạt động liên lạc chủ yếu giữa 2 kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau [qua các huyệt Lạc và Nguyên] (Trung Y Học Khái Luận). + Lạc Dọc : Đưa kinh khí từ các kinh chính đến các Tạng phủ và vùng đầu mặt (Trung Y Học Khái Luận). + Tôn Lạc : Giúp dễ chẩn đoán, nhất là qua các mạch máu nhỏ nổi ở vùng hoặc đường đi của kinh lạc bị bệnh. f- Điều Trị Lạc Mạch + Nếu là Lạc Ngang * Thực chứng : Tả Lạc huyệt kinh Chính + bổ Nguyên huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh. * Hư Chứng : Bổ Nguyên huyệt kinh Chính + tả Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh. + Nếu là Lạc Dọc * Thực chứng : Tả Lạc huyệt của kinh Chính. * Hư Chứng : Tả Nguyên huyệt của kinh Chính + Bổ Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh. + Nếu là Tôn Lạc, Huyết Lạc, Phù Lạc Theo thiên ?Kinh Mạch? (LKhu 10), chủ yếu là châm cho ra máu (xuất huyết). BẢNG TỒNG KẾT 15 LẠC MẠCH Lạc Mạch của Kinh Chứng thực Chứng hư Huyệt chữa Thái âm PHẾ Mỏm trâm quay và gan tay nóng Hắt hơi, đái dầm, đái nhiều Liệt Khuyết Dương minh ĐẠI TRƯỜNG Răng sâu, điếc Răng lạnh, cảm giác tức ở vùng cơ hoành Thiên Lịch Dương minh VỊ Cuồng, động kinh Chi dưới liệt, cơ cẳng chân teo Phong Long Thái âm TỲ Ruột đau ở 1 chỗ Bụng trướng căng Công Tôn Thiếu âm TÂM Ngực khó chịu Không nói được Thông Lý Thái dương TIỂU TRƯỜNG Khớp yếu, khuỷ tay khó vận động Mọc nhiều mụn cơm ở da Chi Chánh Thái dương BÀNG QUANG Nghẹt mũi, sổ mũi, lưng đau Sổ mũi nước trong, chảy máu cam Phì Dương Thiếu âm THẬN Đại tiểu tiện không thông Lưng đau Đại Chung Quyết âm TÂM BÀO Vùng tim đau Đầu gáy cứng Nội Quan Thiếu dương TAM TIÊU Khuỷ tay co quắp Khuỷ tay co duỗi khó Ngoại Quan Thiếu dương ĐỞM Chân giá lạnh Chân yếu không đi được, ngồi xuống đứng lên không được Quang Minh Quyết âm CAN Dương vật cương, dài Ngứa ở bộ phận sinh dục ngoài Lãi Câu ĐỐC mạch 2 bên cột sống cứng Đầu váng nặng Trường Cường NHÂM mạch Da bụng đau Da bụng ngứa Cưu Vĩ Đại Lạc của TỲ Toàn thân đau Khớp toàn thân lỏng lẻo, không có sức Đại Bao BIỂU ĐỔ NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU KINH BIỆT, KINH CÂN VÀ LẠC MẠCH KINH MẠCH TRỊ LIỆU Kinh Biệt 1- Do Tà Khí : Huyệt Tỉnh kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía đối bên bệnh). Huyệt Du kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía bên bệnh). 2- Do Nội Nhân Huyệt Khích của kinh bệnh. Huyệt Bổ của kinh bệnh. Huyệt theo đường kinh Biệt. Kinh Cân  Thực : Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Bổ Kinh Chính  Hư : Tả Kinh Chính + Cứu Kinh Cân Lạc Dọc  Thực : tả huyệt Lạc.  Hư : bổ huyệt Lạc + tả huyệt Nguyên. Lạc Ngang Tả huyệt Lạc (kinh bệnh) + bổ huyệt Nguyên kinh có quan hệ Biểu Lý. . HỌC THUYẾT KINH LẠC HỆ THỐNG LẠC MẠCH a- Đại Cương -Thiên ?Kinh Mạch? ghi : "Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch& quot; (LKhu 10, 117) và ?Những mạch hiện. như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là : 12 Lạc của 12 Kinh. 1 Đại lạc của Tỳ. 2 lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch. c- Phân Loại Lạc Mạch Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về. KINH BIỆT, KINH CÂN VÀ LẠC MẠCH KINH MẠCH TRỊ LIỆU Kinh Biệt 1- Do Tà Khí : Huyệt Tỉnh kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía đối bên bệnh). Huyệt Du kinh bệnh + kinh có quan hệ

Ngày đăng: 09/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan