1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỌC THUYẾT KINH LẠC - KỲ KINH BÁT MẠCH ppt

4 425 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 99,04 KB

Nội dung

HỌC THUYẾT KINH LẠC KỲ KINH BÁT MẠCH Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch. Kỳ kinh bát mạch gồm : Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch. Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này. Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng. Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm "Linh Quy Bát Pháp". - 8 mạch, Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận ở các huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải. - 8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh - Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ. - Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động. - Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể. BẢNG TÓM KẾT KỲ KINH BÁT MẠCH Mạch Biểu hiện Bệnh lý Tác dụng chữa bệnh ĐỐC (28 huyệt riêng) Cột sống vận động khó, bệnh nặng thì như uốn Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, bệnh của tạng ván, đầu váng, lưng yếu phủ NHÂM (24 huyệt riêng) Nam : thoái vị Nữ : khí hư, không sinh đẻ, bụng có u Hệ sinh dục, tiết niệu, bao tử, ngực, họng, trợ dương, bổ âm XUNG (Không huyệt riêng) Kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đái dầm, thoái vị, khí bốc lên đau trước tim Đau bụng, ngực cấp, các chứng của kinh thận, suyễn ĐỚI (Không huyệt riêng) Bụng đầy trướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân teo, liệt Bụng, thắt lưng đau thắt, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu DƯƠNG KIỂU (Không huyệt riêng) Mắt mờ, đau mắt đỏ, mất ngủ, động kinh, lưng đau Bàn chân lệch ngoài, động kinh, mất ngủ ÂM KIỂU (Không huyệt riêng) Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị ở nam, băng lậu ở nữ Bàn chân lệch trong, họng đau, động kinh, buồn ngủ DƯƠNG DUY (Không huyệt riêng) Sức yếu, sốt rét, đầu váng, hoa mắt, suyễn, đau sưng thắt lưng Chứng sốt ở Biểu ÂM DUY (Không huyệt riêng) Vùng tim đau, ngực sườn đau, Thắt lưng đau, vùng sinh dục nam Bao tử đau, vùng tim đau, ngực đau, bụng đau. . kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch. Kỳ kinh bát mạch gồm : Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch. Trong 8 mạch, . HỌC THUYẾT KINH LẠC KỲ KINH BÁT MẠCH Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm (địa. 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này. Khác với 12 kinh

Ngày đăng: 09/07/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w