Biện pháp chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn Q. Cầu Giấy hiện nay
Trang 1Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế, cáchình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú Khi đời sốngcủa người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngày càngtăng Do đó các hoạt động mua, bán các hình thức tổ chức thương mại diễn ratấp nập hơn và ngày càng mở rộng
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triển cùngvới sự phát triển của nền sản xuất xã hội Tính chất và trình độ xã hội hoá nềnsản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì nhucầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hoá,dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với ngườitiêu dùng ngày càng phát triển Thông qua bộ mặt và tình hình sinh hoạt chợ cóthể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống dân cưcủa một vùng, địa phương
Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chợ nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều yếukém như cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựngchợ mới chỉ do Nhà nước làm, chưa thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tưxây dựng chợ theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều chợchưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.Công tác quản lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý cònnhiều người chưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn Trên cở sở
đó ta thấy được sự cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ theo hướng nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động
Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển đột biến mạng lướichợ là chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức, cá nhântham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ UBND quận Cầu Giấy đã lên kếhoạch và đề án để thực hiện việc chuyển đổi này Tuy nhiên, việc triển khai có
Trang 2liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thí điểmbước đầu Vì thế đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng có những biện pháp để tạomôi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức,
cá nhân đầu tư, kinh doanh chợ, từ đó làm cho việc chuyển đổi được triển khainhanh chóng trong thực tế
Xuất phát từ thực tiến đó, em xin chọn đề tài "Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận về chợ và các mô hình tổchức quản lý chợ ở nước ta Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển vàquản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, đưa ra phương hướng, giải pháp vàkiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địabàn quận trong giai đoạn hiện nay
Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ
- Chương II: Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên đại bàn quận
Cầu Giấy hiện nay
- Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ
chức quản lý trên đại bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sót nhấtđịnh, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể cácbạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Bưu cùng các cô,chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy đã tận tình giúp đỡ em hoànthành đề tài nghiên cứu này
Trang 3Chương I Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ
I Chợ và vai trò của chợ trong nền kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay
1 Khái niệm, đặc trưng của chợ
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương Mạihướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hìnhthành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội"
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ vềphát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hìnhthành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theoquy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùngcủa khu vực dân cư"
(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe,kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường baoquanh chợ
(1) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)
(2) Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155)
Trang 4(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngànhhàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác
(2) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng
được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tíchquy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết luận:
Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.
1.2 Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
- Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch
vụ của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổihàng hoá, dịch vụ với nhau
- Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổihàng hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc
do quá trình nhận thức tự giác của con người Vì vậy trên thực tế có nhiều chợ
đã được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ củacác cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật Nhưng cũng có rấtnhiều chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổihàng hoá của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ
- Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường đượcdiễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định Chu
kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán củatừng vùng, từng địa phương quy định
1.3 So sánh chợ với siêu thị:
Trang 5Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bánnhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thựcphẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác".
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:
- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ
- Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ
- Giá ở siêu thị được niêm yết công khai
- Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá
- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằngnhững tiến bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trongbán hàng…)
2 Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theo nhữngtiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
2.1 Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn.2.1.1 Chợ đô thị:
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn Do ở đây,đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên các chợthành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trong chợcũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung vàhoàn chỉnh Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông
và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn
2.1.2 Chợ nông thôn:
Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã Hình thứcmua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, người dân tộcthiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy, sạp có quy
mô nhỏ lẻ, manh mún Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đà bản sắctruyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khác nhau
Trang 62.2 Theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bán buôn
và bán lẻ
2.2.1 Chợ bán buôn:
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung vói khối lượng hàng hoá lớn.Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi Cácchợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, các chợ bán
lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuất khẩu.Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn
có bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ
2.2.2 Chợ bán lẻ:
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân
cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.2.3 Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Có chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh
2.3.1 Chợ tổng hợp:
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khác nhau.Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giày dép,các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao động nôngnghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn bộ cácnhu cầu của khách hàng Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quát nhữngđặc trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫn chiếm
ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển
2.3.2 Chợ chuyên doanh:
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng nàythường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác,các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu Hình thức chợ này
Trang 7cũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợ rauquả, chợ giống cây trồng…
2.4 Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ:
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP củaChính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại
1, chợ loại 2 và chợ loại 3
2.4.1 Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiệnđại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh,thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổchức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổchức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quảnhàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh antoàn thực phẩm và các dịch vụ khác
2.4.2 Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 diểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc
là bán kiên cố theo quy hoạch;
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họpthường xuyên hay không thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổchức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quảnhàng hoá, dịch vụ đo lường
2.4.3 Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xâydựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,phường và địa bàn phụ cận
Trang 82.5 Theo tính chất và quy mô xây dựng:
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và chợtạm:
2.5.1 Chợ kiên cố:
Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trìnhkiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm) Chợ kiên cốthường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tích đất
từ 6000-9000 m2 Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phố lớn, cáchuyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài và là trungtâm mua bán của cả vùng rộng lớn
2.5.2 Chợ bán kiên cố:
Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh Bên cạnh những hạng mục xâydựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựngtạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10năm) và thiếu tiện nghi Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có điện tích đất3000-50000 m2 Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xaxôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn
2.5.3 Chợ tạm:
Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm có tínhchất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít tốnkém Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, có chợđược dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễ hội…)
3 Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quan trọngtrong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những năm đầucủa thập niên 90 Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm thươngmại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu củacác doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu của người dân Tuynhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
Trang 93.1 Về mặt kinh tế
Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp
xã hội :
- Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập
trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thịtrường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệptiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nôngthôn
- Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng,
lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư Tuy nhiên hiện nay đãxuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thếbên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấpchất lượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ.Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người dân,
rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phầntích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi Trong cácphiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán, lưuthông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khảnăng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình có thể ýthức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi mới
Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước Mặc dù Nhànước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâmđầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhànước khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trựctiếp)
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sảnxuất Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung
để làm ăn, buôn bán Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm thươngmại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất
Trang 103.2 Về giải quyết việc làm
Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người laođộng Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán trongcác chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm
Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụviệc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụtheo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp
ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một
số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động
3.3 Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơiphản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùngdân cư Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùngsâu, vùng xa
- Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấychợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cảviệc dựng vợ gả chồng cho con cái Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậyngười dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như
là người dưới xuôi thường gọi Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời,
và nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta
- Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địađiểm duy nhất hội tụ đông người Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả cácthôn bản và các dân tộc Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đã biết lấychợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyêntạc đường lối của Đảng Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình đến kỹ thuật chămsóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể được phổ biến một cáchhiệu quả ở đây Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xuôi đều được bố trí ở
Trang 11trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi) Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâmlàm công tác tuyên truyền
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành mộtđịa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở NamĐịnh…) Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâmquản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịchtrong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đãhình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạtcủa người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có thể nóichợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính
là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó
là siêu thị và trung tâm thương mại
II Một số mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay ở nước ta
1 Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý
1.1 Khái niệm:
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản
lý chợ: "Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật".
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ Ban Nhân Dân cáccấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho Ban quản lý chợ quản lý một hoặcmột số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý Trường hợp lập Banquản lý liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ
Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt độngtrong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng vớithương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ;
tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
Trang 12trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ trình
Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổchức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ; điều hành chợhoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạtđộng kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nướctheo hướng dẫn của Bộ Thương mại
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ:
Theo thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ, Ban quản lýchợ có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợquyết định:
Các
tổ dịchvụ
Tổkiểmtra
Tổđiệnnước
Tổ vệsinhmôitrường
Tổquản lýngànhhàng
Tổ kiểmđịnh sốlượngchấtlượng
Trang 13 Phê duyệt Phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp cácngành nghề kinh doanh tại chợ.
Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn với các biện pháp quản lýđiểm kinh doanh tại chợ
Phê duyệt Nội quy chợ
Phê duyệt Phương án bảo đảm Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môitrường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ
Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triểncác hoạt động của chợ khi có nhu cầu
- Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựachọn thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương
án đã được duyệt Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểmkinh doanh hiện có, Ban quản lý chợ được quyền quyết định việc lựa chọnthương nhân, không phải tổ chức đấu thầu
- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tạichợ theo Phương án đã được duyệt
- Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quychợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổchức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và antoàn thực phẩm trong phạm vi chợ
- Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phươngtiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hoá,cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinhmôi trường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợphù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiệnđại
- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân vàcác loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật
Trang 14- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chứcthông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, cácquy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinhdoanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lýchợ theo quy đinh của pháp luật
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳcho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại
1.3 Về tổ chức
Ban quản lý chợ có Trưởng ban và có một đến hai Phó trưởng ban Trưởngban, Phó trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết địnhviệc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật
Trưởng Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp cóthẩm quyền về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ Phó trưởngban có trách nhiệm giúp trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thựchiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công
Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính,Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên mônnghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tạichợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan,doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninhtrật tự… trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật
1.4 Các khoản thu từ hoạt động của chợ
Ban quản lý chợ được thu các khoản sau:
1 Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ,hàng hoá:
- Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng,thuê điểm kinh doanh;
Trang 15- Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữhàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác;
- Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thutiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thutiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân thamgia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kếtvới Ban quản lý chợ
2 Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8năm 2001, bao gồm:
- Phí phòng cháy, chữa cháy
1.5 Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ
Ban quản lý chợ được sử dụng các khoản thu ở trên để chi cho các nội dungsau:
1.5.1 Đối với chợ loại 1 và loại 2:
- Chi hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ
- Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoảnphụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc,họp bàn, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máymóc, thiết bị…
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả thu theo hợp đồng uỷ nhiệmthu)
Trang 16- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, trích khấuhao tài sản cố định).
- Chi khác
Ban quản lý chợ được thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sựnghiệp có thu
1.5.2 Đối với chợ loại 3:
- Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ
- Chi tiền công cho người lao động
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liên lạc,sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị…
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả các hoạt động thu theo hợp đồng
uỷ nhiệm thu)
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, khấu hao tàisản cố định)
- Chi khác
Ban quản lý chợ được sử dụng số thu để chi các khoản theo quy định, sốthu còn lại nộp ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sáchhiện hành
1.6 Quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của Ban quản lý chợ
- Hàng năm, Ban quản lý chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toánthu, chi kinh phí hoạt động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo sự phâncấp quản lý chợ
- Ban quản lý chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tàichính theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho cácđơn vị hành chính sự nghiệp
2 Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanhkhai thác và quản lý chợ)
2.1 Khái niệm:
Trang 17Để hiều được doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trướchết cần phải định nghĩa khái niệm doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu làthực hiện các hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉcác đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhànước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệpvừa và nhỏ…
Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thìdoanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thựchiện các hoạt động kinh doanh
Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinhdoanh, khai thác và quản lý chợ) là gì?
Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công
ty, các cá nhân, các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiếnhành xây dựng chợ, các cấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu Các tổchức, các cá nhân có khả năng có thể tham gia đấu thầu Thông qua đấu thầu cóthể chọn ra được một tổ chức, một cá nhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tư,kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ đó Khi đó, địa phương trên cơ sở
là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm, ngoài ra còn có thể thuthêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là doanh nghiệpđầu tư để kinh doanh chợ)
Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí chothuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độclập như các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh củaLuật doanh nghiệp
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí vớimột mức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại
Trang 18chợ Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ởcác địa phương nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ
Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có tráchnhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dưới sau:
- Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanhnghiệp quản lý
Phòng Quản lý chợ
Đội
bốc
xếp
Cáctổdịchvụ
Tổkiểmtra
Tổđiệnnước
Đội
vệ sinhmôitrường
Độibảovệ
Tổ quản lýngànhhàng
Trang 19- Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninhtrật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Xây dựng Nội quy trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệttheo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ
và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ
- Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệsinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanhtại chợ
- Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinhdoanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật
và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướngdẫn của cơ quan chức năng
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳcho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại
2.3 Các khoản thu từ hoạt động chợ
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoảngiống như Ban quản lý chợ, bao gồm:
1 Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ,hàng hoá:
- Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng,thuê diểm kinh doanh
- Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữhàng hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác
- Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thutiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thutiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân thamgia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kếtvới Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Trang 202 Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8năm 2001, bao gồm:
2.4 Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ:
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoảnthu nêu trên
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng kếhoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình Việc xâydựng phương án tài chính dựa trên cơ sở các khoản thu để sử dụng chi cho cácmục đích như hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết cho hoạtđộng của doanh nghiệp
- Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức (doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã,công ty cổ phần…) và quy mô hoạt động của các loại chợ, doanh nghiệp kinhdoanh khai thác và quản lý chợ được áp dụng với quy định hiện hành phù hợpvới mỗi loại hình để tổ chức công tác kế toán, thống kê, quản lý và sử dụng cáckhoản thu, chi liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độquyết toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Nhận xét chung: Mô hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu hiện nay ở nước ta
là Ban quản lý chợ Một số nơi đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp quản lý chợthuộc các thành phần kinh tế như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố CầnThơ, Đồng Nai, Thành phố Hà Nội Đã có cá nhân, các Công ty cổ phần, cácHợp tác xã tiến hành đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó cómột số chợ gọi là công ty chợ như Công ty cổ phần chợ Đồng Xuân - Hà Nội
Trang 21Nhìn chung, công tác quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khaithác và quản lý chợ có hiệu quả hơn, khai thác triệt để các nguồn thu, công tácphòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự… được quan tâm vàđảm bảo hơn.
Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai loại hình trên) có thểthấy rõ rằng, sự quản lý chợ ở nước ta đã dần dần được chuyên nghiệp hoá vàcách bố trí cũng như sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó là hiệuquả của công tác quản lý Nó hợp lý hoá cách phân bổ lực lượng lao động quản
lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa
vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ hoạt động một cách độc lập, thốngnhất và hiệu quả
Số lượng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thức quản
lý chuyên nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lưới chợ ở nước ta
Số lao động quản lý trong chợ ngày càng tăng, có tình chuyên môn, nghiệp vụhơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chợ tại thời điểm hiện tại và cảtrong tương lai
Khi công tác quản lý chợ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọi hoạtđộng của chợ đều được lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toán kinhdoanh có thể cho biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó có thể đưa
ra những phương án hiệu quả để xử lý và khắc phục Các hoạt động của chợ sẽchủ động hơn khi chúng ta nắm bắt được quy trình quản lý chợ một cách hợp lý(như các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giátổng kết…)
Nói tóm lại, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một hệ thống quản lý ởcác chợ trong nước, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thì nói mới
có thể hoạt động hiệu quả và có thể phát triển được trong tương lai
III Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số nơi ở nước ta
Trong bối cảnh chợ phải đối đầu cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻkhác như siêu thị, cửa hàng và các đội quân bán hàng di động, nếu không theo
Trang 22kịp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần Để vựcdậy hoạt động chợ, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là biện pháp khả thi
mà một số nơi đang tiến hành
1 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lýchợ
Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiếtyếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắc đến chợnhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môi trường, lối đithì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nói thách, cân thiếu vàvấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác có thể nói
là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc Do vậy, người dân thường chọncách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng mua sắm thoải mái và sạchsẽ
Theo Báo cáo của Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố
có khoảng 120 chợ chưa phù hợp với quy hoạch (chưa kể các chợ tự phát) nằmrải rác ở các Quận như quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận 8… Nhiều chợkhông có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường, gây kẹt xe, mất trật
tự trên địa bàn Ngoài ra Ban quản lý chợ năng lực còn hạn chế nên không tổchức quản lý tốt và không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ.Trong bối cảnh đó thì tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm nay,
có tới gần 50 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã ra đời,thu hút dần lượng khách của các chợ Trước đây, siêu thị được đánh giá là nơimua sắm dành cho những người có thu nhập cao, nhưng hiện tại theo thăm dò vàthống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyên của siêu thị là nhữngngười có thu nhập trung bình và khá
Trước tình hình cạnh tranh găy gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống vàhiện đại, tiểu thương nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm Ở một số Quận, vớinhững chợ do Nhà nước quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nước cũngphải luôn bù lỗ huồng gì nói tới việc thu nộp ngân sách
Trang 23Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trongdân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết Chính vì vậy,Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thành phầnkinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ Trước mặt tư nhân mới chỉđấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầu tư), chứ chưa bỏtiền để xây dựng toàn bộ chợ.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương Mại thành phố đãthí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấu thầutừng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ đượcđấu thầu toàn phần
Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một sốquận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều doNgân sách Nhà nước bỏ ra Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộpngân sách tăng lên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước
Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp), được
tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001 Người trúng thầu là một cá nhân Trướckhi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, nhưnghiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng Ngoài ra, các chi phí sửa chữa, tântrang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sách cấp
Còn đối với chọ Tân Hương (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là Hợp tác
xã Tân Tiến Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phường, việc thu chi cũng khôngcân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp,tiểu thương và dân cư kêu ca Đến nay, ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước mỗinăm chợ bỏ ra từ 50-60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp
Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tàichính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗtrợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp Một khi tư nhân tự bỏvốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thuđược lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản
Trang 24Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy,
an ninh trật tự… cũng được quản lý sâu sát hơn Theo Sở Thương mại Thànhphố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên do phường,quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau vàphải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện một cách lỏng lẻo.Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so với chợ do Nhà nướctrực tiếp trực tiếp quản lý Ngoài ra các quầy sạp cũng được bố trí ngăn nắp, gọngàng hơn nên số tiểu thương tăng đáng kể
Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh đã ban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từ ngày 30/09/2004) Trên
cơ sở đó, Sở Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu nhiều chợ tiếp theo trongthời gian tới
Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng ngân sáchNhà nước, giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ.Tuy nhiên, từ nay, các cá nhân không còn được tham gia đấu thầu mà phải là các
tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã…,trừ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Một tổ chức hay doanhnghiệp sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa, để trúng thầu cònphải có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trong kinh doanh Sở Thương mại sẽchọn lọc những đối tượng dự thầu đầy đủ năng lực quản lý và tổ chức đấu thầuminh bạch, công khai
Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểuthương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt) Nếu hoạt động của chợvăn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vì chợ vốn lànét văn hoá độc đáo của dân tộc
2 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông CửuLong: Hợp tác xã quản lý chợ
Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% là chợloại 3 Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ít nơi còn
Trang 25nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành Nguồn phí chợthu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triển chợ Bên cạnh
đó, các Ban quản lý chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chu yếu lo tập trung vàothu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị trường, định kếhoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mong muốn có một chỗtrong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi có nhu cầu cũng nghĩngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực" Đây làhiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ Do đó để thúc đẩy hoạt động chợphát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư, việc thay đổi hình thức tổchức quản lý đã được tiến hành Uỷ ban nhân dân Thành phố Cân Thơ đã giao
17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh Mặc dùđến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thương mại Tổng hợp Thành phốCần Thơ khai thác được, số còn lại bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằngnhưng các chợ khai thác được đều kinh doanh rất tốt, nộp ngân sách tăng nhanh.Đến nay, Liên minh Hợp tác xã Thành phố Cần Thơ đã phối hợp với SởThương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ laọi 3 trên toàn thànhphố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm Hợp tác quản lý chợ ở một sốchợ thuộc quận ninh Kiều
Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có Hợp tác xã BìnhTây từ một Hợp tác xã Nông nghiệp chuyển sang "đa ngành nghề" đã thực hiện
mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các
xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú Hợp tác xã Bình Tây khôngchỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mối giao thương vớicác vùng lân cận Hàng năm ngoài việc nộp ngân sách Nhà nước, Hợp tác xãcòn đầu tư 30-40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạptrong chợ
Hợp tác xã chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiến mangtính đột phá về công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốn trong dân, đẩymạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Trang 26Chương II Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên đại bàn quận Cầu Giấy hiện nay
I Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triểncủa mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
1 Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nóichung và thương mại - dịch vụ nói riêng Quận Cầu Giấy được thành lập và đivào hoạt động ngày 01/09/1997, trên cơ sở của 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa Đô,Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của huyện TừLiêm cũ, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204,5 ha trong đó có 78 ha là đấtnông nghiệp (năm 2005)
Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chínhcủa Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giápQuận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Ba Đình,phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm
Nằm trên trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bayQuốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệtinh Hoà Lạc - Sơn Tây, bên cạnh đó sự phát triển của hệ thống giao thông và sựphân bổ không gian công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Cầu Giấytrong việc giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá với các tỉnh lân cận
Những yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng cho sự hình thành và pháttriển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
2 Về xã hội
2.1 Dân số và sự gia tăng dân số trên địa bàn Quận Cầu Giấy
Trang 27Dân số trên địa bàn Quận trong những năm qua có tỉ lệ tăng bình quân rấtcao (4,4% giai đoạn 2000-2005), bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng gần 7nghìn người.
Bảng: biến động dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
Chỉ tiêu
Năm
Dân số trungbình (người)
Mức tăng(người)
Tỉ lệ tăng dân
số (%)
Mật độ dân số(người/km2)
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy
Ta thấy tỷ lệ dân số bình quân của Quận tăng rất nhanh bao gồm cả tăng tựnhiên và tăng cơ học, trong khi đó diện tích đất tự nhiên của Quận không đổi.Điều đó làm cho mật độ dân số bình quân tăng nhanh Khi mật độ dân cư càngcao thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, nó đòi hỏi sự phát triển của mạng lưới chợ.Như vậy, dân số đóng vai trò rất trong việc phát triển mạng lưới chợ trên địa bànQuận Cầu Giấy, nó vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực
Sự gia tăng dân số, mật độ dân số đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá,phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động Tổng mức hànghoá bán lẻ trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọngngày càng cao trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra đã cho thấy dân số đóngmột vai trò nhất định
Bảng: Biến động doanh thu bán lẻ của quận Cầu Giấy Chỉ tiêu
Năm
Tổng doanh thu bán
lẻ (triệu đồng)
Mức tăng (triệu đồng)
Tỉ lệ tăng (%)
Trang 282005 6.812.982 1.088.496 19,01
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, việc gia tăng dân số, nhất là dân nhập cư dã ảnh hưởng tiêu cựcđến sự phát triển và hoat động của chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy Số lượngchợ phát triển không tương xứng với việc gia tăng dân số, nhất là các khu dân cưmới hình thành, khu đô thị mới… đã dẫn đến việc hình thành các chợ tự phát.Mặt khác, một bộ phận dân cư chủ yếu là dân nhập cư không có công ăn việclàm thường tụ tập vào các chợ, các khu vực đông dân cư để buôn bán kiếm sốngqua ngày dẫn đến hình thành các chơ tự phát ở nhiều khu vực, kể cả những khuvực ở xung quanh chợ chính thức Các chính quyền địa phương cần kiên quyếtgiải quyết các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, thực hiện nếp sống vănminh, trật tự đô thị và an toàn giao thông
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Về cơ cấu chi tiêu, một người một tháng chi cho ăn uống cao nhất khoảng45-48% tổng chi, kế đến là chi cho nhà ở, điện nước, thiết bị, đồ dùng khoảng30-33%, chi cho học hành, y tế, vui chơi giải trí từ 22-24%
Mức sống của người dân trong Quận trong những năm qua đã ảnh hưởnglớn đến hoạt động kinh doanh khu vực thương mại - dịch vụ nói cung và chợ nóiriêng Mức sống dân cư mặc dù tăng lên rất nhanh nhưng nhìn chung vẫn cònthấp, nhất là khu vực nông thôn, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, khuchế xuất… chi tiêu chủ yếu là cho hoạt động ăn uống hàng ngày với chất lượnghàng hoá ở mức trung bình Các kết quả khảo sát về nhu cầu mua sắm trong thời
Trang 29gian qua cho thấy, hàng lương thực, thực phẩm vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn Điềunày cho thấy chợ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dântrong Quận.
Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã diễn ra sự phân hoá về mức sốngdân cư trên địa bàn Một bộ phận dân cư có mức sống cao đã được hình thành vàquy mô ngày càng lớn, tầng lớp này có những nhu cầu về những loại hàng hoáchất lượng cao từ hàng tiêu dùng đến hàng lương thực, thực phẩm, các loại thựcphẩm an toàn… Thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đãxuất hiện ở tầng lớp dân cư có mức thu nhập từ trung bình trở lên Một xuhướng mua sắm mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn Quận
Đó là mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại của bộ phận dân cư có thunhập cao, lan toả đến bộ phận dân cư có thu nhập khá và trung bình
3 Về kinh tế
Mặc dù Quận mới được thành lập, có xuất phát điểm thấp so với các quậnkhác trong Thành phố nhưng trong những năm qua Quận đã đạt được tăngtrưởng khá về kinh tế, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng: Biến động giá trị GDP của quận Cầu Giấy theo khu vực kinh tế:
Đơn vị: triệu đồng Chỉ
tiêu
Năm
Tổng
Trong đóKhu vực I
Nông nghiêp
Khu vực II Công nghiệp -Xây dựng
Khu vực IIIThương mại -Dịch vụ
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Chú thích: GDP tính theo giá hiện hành
Trang 30Ta thấy giá trị GDP của Quận tăng lên rất nhanh, năm 2005 cao gấp 3 lần
so với năm 2000, trong đó đặc biệt khu vực Thương mại - Dịch vụ tăng gấpkhoảng 4 lần
Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng khối lượng hàng hoá sản xuất
ra, từ đó gia tăng tổng mực hàng hoá bán ra trên thị trường; hàng hoá ngày càngphong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hàng hoá về các chợ cũng nhiều hơn,người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn
Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua có ảnhhưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Quận
II Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ
1 Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ
Những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự tham giacủa các thành phần kinh tế đã làm có nhu cầu ngày càng tăng về việc tổ chức địađiểm trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng củadân cư Ngoài ra, từ ngày thành lập Quận cho đến nay, công tác phát triển mạnglưới chợ trên địa bàn cũng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cáccấp, các ngành Vì thế, số lượng chợ tăng lên rất nhanh Tính đến hết năm 2005,trên địa bàn Quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, tăng thêm 7 chợ so với năm
1997 Bảy chợ xây mới sau khi Quận thành lập là: chợ Quan Hoa, chợ Xe máy
-đồ cũ Dịch Vọng, chợ đêm Nông sản Dịch Vọng, chợ Đồng Xa, chợ Trần DuyHưng, chợ Hợp Nhất và chợ 337 Dịch Vọng
Bảng: Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
(tính đến hết tháng 12/2005) Chỉ tiêu
Phường
Số chợ(chợ)
Dân số(người)
Dân số bìnhquân một chợ(người/chợ)
Trang 31-Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, sự phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nayvẫn chưa đồng đều giữa các phường, các khu vực Có phường có đến 3 chợ nhưphường Quan Hoa, phường Dịch Vọng, do đó mật độ dân số bình quân của mộtchợ ở các phường này thấp hơn hẳn các phường khác Trong đó có nhữngphường chưa có chợ nào (phường Dịch Vọng Hậu, phường nghĩa Đô) Bên cạnh
đó sự quy hoạch mạng lưới chợ không theo kịp với sự quy hoạch đô thị nênkhông đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư ở đây Từ đó dẫn đến việc hìnhthành các tụ điểm chợ xanh, chợ tạm, chợ cóc như chợ hoa tươi trước cổng KhuTổng cục chính trị (phường Mai Dịch); chợ Bái Ân, chợ K800 (phường NghĩaĐô); chợ đầu cầu Yên Hoà, chợ Xóm chùa (phường Yên Hoà), chợ Sân vậnđộng Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân)…
Theo đặc điểm mặt hàng
Theo tính chất
và quy mô xây dựng
Theo số lượng
hộ kinh doanh,
vị trí và mặt bằng của chợ Bán
buôn
Bán lẻ
Tổng hợp
Chuyên
Bán kiên cố
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Trang 323 Thực trạng về quy mô các loại chợ
Ta phân tích thực trạng quy mô các loại chợ theo 2 tiêu thức diện tích chợ
và số người bán Ta có bảng số liệu sau:
Tổng số ngườibán (người)
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
3.1 Quy mô theo tiêu thức diện tích chợ
Với 9 chợ trên địa bàn toàn Quận (không kể chợ 337 Dịch Vọng xây dựngnăm 2005) có tổng diện tích là 35.166 m2, bình quân mỗi chợ có diện tích là
Trang 333907 m2; bình quân diện tích cho mỗi người bán là 12,9 m2/người, trong đó diệctích xây dựng là 5,9 m2/người.
Ta thấy đa số các chợ mặc dù có tổng diện tích không nhỏ nhưng diện tíchđược xây dựng còn ít (chiếm chưa đến 50% tổng diện tích), do đó cần thiết phảiđầu tư để mở rộng quy mô diện tích được xây dựng, đặc biệt là xây dựng kiên
cố, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh buôn bán ở chợ đượcthoải mái và đầy đủ
3.2 Quy mô theo tiêu thức người bán
Hiện có khoảng 2730 người bán hàng tại các chợ trên địa bàn Quận, trong
đó số người bán cố định là 1830 người (chiếm 67%) và số người bán không cốđịnh trong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sảnxuất là khoảng 900 người (chiếm 33%)
Tuy nhiên, tỷ lệ số người bán cố định và không cố định này giữa các chợ làkhông giống nhau, có chợ tỷ lệ này là 100% (chợ Cầu Giấy, chợ Đồng Xa, chợ
Xe máy cũ Dịch Vọng), số chợ còn lại tỷ lệ này khoảng 70-90%, riêng chợNông sản Dịch Vọng số người bán trong chợ 100% là không cố định, điều nàyhoàn toàn phù hợp với chức năng của chợ là chợ đầu mối, tập trung lượng hàngnông sản từ các nguồn, các hộ trực tiếp sản xuất để tiếp tục phân phối tới cácchợ và các kênh lưu thông khác
Từ đó ta có thể thấy, hoạt động buôn bán trong chợ chưa có tính chuyênsâu, tức là trong chợ, hình thức tự sản xuất và tự bán thành phẩm vẫn xảy ratương đối, nó hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại trong chợ, cáchoạt động chợ sẽ dẫn tới sự thất thường do phụ thuộc một phần vào lực lượngngười bán không cố định này Mặt khác, số lượng người bán trung bình trongmỗi chợ chỉ khoảng 203 người, như thế quy mô đa số các chợ hiện nay trên địabàn Quận vẫn còn nhỏ Vì vậy, cần thiết phải phát triển hệ thống chợ trên địabàn Quận, mở rộng hơn nữa cả về diện tích lẫn số người bán
4 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật