1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

LC chiết khấu (negotiation)

11 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 47,96 KB

Nội dung

Negotiation L/C : Thư tín dụng có giá trị chiết khấu.Điều 2 UCP 600 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau: Negotiation được hiểu là việc ngân hàng được chỉ định NHĐCĐ mua các hối ph

Trang 1

Negotiation L/C : Thư tín dụng có giá trị chiết khấu.

Điều 2 UCP 600 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau:

Negotiation được hiểu là việc ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) mua các hối phiếu và/hoặc các chứng từ bằng cách trả tiền trước hoặc đồng ý trả tiền trước cho người hưởng lợi vào ngày hoặc trước ngày làm việc của ngân hàng mà vào ngày đó, số tiền hoàn trả đến hạn phải trả cho NHĐCĐ

Hành động mua hối phiếu và/hoặc chứng từ của NHĐCĐ được hiểu là hành động chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ Thuật ngữ “negotiation” nay được hiểu với một nghĩa duy nhất, đó là “chiết khấu”

Quy trình L/C chiết khấu:

HH (4)

HD ngoại thương

(10)TT GBN(9) BCT(11) HP/BCT(5) (3)T.báo (6)TT L/C CK (1)

HP/BCT(7)

NH phát hành

(issuing Bank)

NH thông báo (advising bank)

Trang 2

TT(8)

Nhà XK và NK kí kết hợp đông mua bán ngoại thương.

Bước 1: nhà NK xin mở thư tín dụng L/C đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà XK hưởng.

Bước 2: căn cứ vào yêu cầu và nội dung đơn xin mở thư tín dụng, NH xem xét thấy hợp lý sẽ phát hành L/C thong qua NHĐL của mình ở nước nhà XK.

Bước 3: NH thông báo kiểm tra tính chân thật của L/C, tiến hành thong báo L/C kèm theo xác nhận (nếu NH thong báo là NHXN (XN: xác nhận)).đồng thời chuyển bản gốc thư tín dụng cho nhà xuất khẩu.

Bước 4: Nhà XK kiểm tra nội dung L/C, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng hóa, nếu không đồng ý sẽ đề nghị NH điều chỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng.

Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà XK trình hối phiếu và BCT (Bộ chứng từ) vào ngân hàng phục vụ mình xin chiết khấu.

Bước 6: NH chiết khấu kiểm tra chứng từ nếu phù hợp với yêu cầu của L/C thì NH thanh toán tiền ngay cho nhà Chiết Khấu Tỷ lệ chiết khấu sẽ do Ngân hàng Chiết khấu quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Bước 7: Sau đó ngân hàng chiết khấu lập thư đòi tiền chuyển hối phiếu và BCT đến ngân hàng mở L/C.

Bước 8: Ngân hàng mở L/C kiểm tra hối phiếu và bộ chứng từ nếu phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho Ngân hàng chiết khấu theo như đã thỏa thuận.

Bước 9: Ngân hàng mở L/C xuất trình chứng từ đòi nợ (là hối phiếu) nhà Nhập khẩu

Trang 3

Bước 10: Nhà nhập khẩu kiểm tra và hoàn lại tiền cho ngân hàng mở L/C hoặc vay ngân hàng thanh toán L/C.

Bước 11: Ngân hàng mở L/C tiến hành ký hậu vận đơn và giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu ra cảng nhận hàng.

VÍ DỤ:

1.Dịch vụ Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng Agribank:

(Cập nhật lúc 15:26 ngày 27/4/2010)

Đây là dịch vụ Agribank ứng vốn trước cho quý khách hàng tại thời điểm quý khách hàng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C Dịch vụ áp dụng với quý khách hàng là doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

Thông tin chi tiết

- Có 2 hình thức chiết khấu bộ chứng từ:

+ Chiết khấu miễn truy đòi: Agribank mua đứt bộ chứng từ.

+ Chiết khấu có truy đòi: Agribank thực hiện chiết khấu bộ chứng từ và được quyền truy đòi Khách hàng nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán.

Tiện ích

- Quý khách hàng có thể xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C

để chiết khấu tại bất kỳ Chi nhánh nào của Agribank trong cả nước

- Tỷ lệ chiết khấu cao; Thủ tục chiết khấu đơn giản, nhanh chóng

Điều kiện

Trang 4

- Đối với hình thức chiết khấu miễn truy đòi:

+ L/C đã được Agribank xác nhận

+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều kiện, điều khoản L/C

- Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi:

+ Ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín.

+ Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam.

+ Quý khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại Agribank; uy tín, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh.

Ưu đãi đặc biệt

Sử dụng dịch vụ Chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ, quý khách hàng

có thêm lựa chọn sản phẩm cho vay ưu đãi xuất nhập khẩu và các ưu đãi khác của Agribank.

Biểu phí

Áp dụng theo biểu phí hiện hành của Agribank

Kênh phân phối

Quý khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ tại mọi chi nhánh/phòng giao dịch của Agribank

Công nghệ

Agribank sử dụng hệ thống xử lý và hạch toán tự động.

2 Hình thức tín dụng chiết khấu tại ngân hàng BIDV:

Chiết khấu hối phiếu đòi nợ

BIDV cấp tín dụng cho người xuất khẩu trên cơ sở xuất trình hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng

từ xuất khẩu đòi tiền theo L/C hoặc không theo L/C (nhờ thu, chuyển tiền, Trade Card) tại BIDV.

Đặc điểm

• Hình thức chiết khấu: Có truy đòi/ Miễn truy đòi

• Khách hàng xuất trình hối phiếu đòi nợ và bộ chứng từ hàng xuất tại BIDV cùng các chỉ dẫn tại L/C/hợp đồng ngoại thương.

Trang 5

• BIDV kiểm tra chứng từ theo L/C hoặc theo hợp đồng ngoại thương và lập thông báo gửi đến ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng nhờ thu hoặc người nhập khẩu (tùy theo hình thức thanh toán)

• Trên cơ sở tình trạng bộ chứng từ và thỏa mãn các điều kiện theo quy định, BIDV thực hiện chiết khấu có truy đòi cho khách hàng Ngay khi nhận được tiền thanh toán của bộ chứng từ, BIDV sẽ thu nợ gốc, phí, lãi chiết khấu và báo

có cho khách hàng phần chênh lệch còn lại

Lợi ích của khách hàng

• Được hỗ trợ vốn tạm thời khi bộ chứng từ xuất khẩu chưa đến hạn thanh toán qua đó đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng tính thanh khoản của bộ chứng từ, chủ động quản lý dòng tiền trong hoạt động kinh doanh

• Nâng cao khả năng cạnh tranh của khách hàng bằng cách cấp tín dụng cho người nhập khẩu thông qua việc chấp nhận thanh toán trả chậm

Hồ sơ, điều kiện sử dụng

Điều kiện

• Khách hàng có L/C xuất khẩu hoặc hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức nhờ thu, TTR hoặc TradeCard

• Khách hàng đáp ứng các điều kiện chiết khấu theo quy định hiện hành của BIDV

Hồ sơ

• Đơn đề nghị chiết khấu của khách hàng và bộ chứng từ xuất khẩu.

L/C hoặc hợp đồng ngoại thương và nội dung chỉ dẫn của khách hàng

***THÔNG TIN BỔ SUNG

LC quy định chiết khấu tại một ngân hàng bất kỳ được gọi là LC chiết khấu tự do hoặc chiết khấu không hạn chế (a freely negotiable LC or unrestricted LC), theo đó người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối phiếu và chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào

để chiết khấu LC quy định việc chiết khấu được thực hiện tại một NHĐCĐ đích danh

Trang 6

(ví dụ tại X Bank) hoặc tại ngân hàng xác nhận (NHXN) được gọi là LC chiết khấu hạn chế (Restricted LC), theo đó thông thường người hưởng lợi sẽ phải xuất trình tại NHĐCĐ đích danh hoặc tại NHXN để chiết khấu

Sau khi chiết khấu (trả tiền cho người hưởng lợi), NHĐCĐ gửi hối phiếu và chứng

từ đến NHPH hoặc đến NHXN (tuỳ theo quy định của LC) để được NHPH hoặc NHXN hoàn trả tiền.

Negotiation:là việc NHđCĐ tiếp nhận, kiểm tra BCT và kết luận BCT có phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C hay không Nếu chứng từ phù hợp, thì tùy theo chất lượng BCT và uy tín của khách hàng mà ngân hàng được ủy quyền có thể trả tiền, ứng trước cho BCT đến 100% giá trị hóa đơn hay hối phiếu theo hình thức có truy đòi hay miễn truy đòi Sau đó, NHCK sẽ làm thủ tục đòi tiền NHPH hay ngân hàng hoàn trả Nếu chứng từ không phù hợp, ngân hàng tiếp nhận chứng từ sẽ thông báo những sai biệt đến NHPH hay ngân hàng hoàn trả để hỏi ý kiến họ về cách xử lý chứng từ xem những sai biệt đó có được chấp nhận hay không Nghiệp vụ như vậy trong giao dịch L/C có tên gọi là "Negotiation" và ngân hàng thực hiện tác nghiệp đó gọi là NHCK chứng từ (Negotiating bank).

Chiết khấu chứng từ có giá

Khái niệm chiết khấu

Chiết khấu là một hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng So với hình thức cho vay, chiết khấu có điểm khác biệt là :

• Không cần tài sản thế chấp mà sử dụng ngay chứng từ nhận chiết khấu làm đảm bảo tín dụng

Trang 7

• Ngân hàng thu lãi trước khi phát tiền vay bằng cách khấu trừ vào mệnh giá

• Qui trình xem xét cấp tín dụng đơn giản và nhanh chóng hơn so với cho vay

Các ngân hàng thương mại hiện nay thường nhận

loại là hối phiếu và lệnh phiếu

Theo Pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam, Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

Trong thương mại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi tiền người trả tiền, có thể là người nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu

Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng

Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền

sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu Số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu so với số tiền khách hàng nhận được gọi là lãi chiết khấu và phí hoa hồng

Chiết khấu thương phiếu vừa giống như hành vi mua bán chứng khoán ở chỗ chuyển quyền đòi nợ ở con nợ đồng thời vừa giống tín dụng ở chỗ nó không đơn thuần là hành vi mua bán vì nếu ngân hàng không đòi được nợ thì sẽ có quyền đòi nợ ở người xin chiết khấu Như vậy, chiết khấu thương phiếu là một đồng

Trang 8

được phép truy đòi Do vậy, thực chất chiết khấu thương phiếu là hình thức tín dụng ngắn hạn

Khi thực hiện chiết khấu thương phiếu, ngân hàng xác định số tiền phát ra cho khách hàng như sau :

Số tiền chuyển cho người xin = Mệnh giá TP – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí chiết khấu

Trong đó:

• Hoa hồng phí = Mệnh giá TP x % tỷ lệ hoa hồng

• Lãi chiết khấu = ( Mệnh giá TP x lãi suất CK( %/ năm) x Số ngày nhận

CK ) x 365

• Số ngày nhận chiết khấu tính từ ngày xin chiết khấu đến ngày đáo

hạn (không tính ngày xin chiết khấu và ngày đáo hạn )

Cách thức thu lãi được thực hiện ngay khi chiết khấu bằng cách khấu trừ vào mệnh giá Đến ngày thanh toán ghi trên thương phiếu, ngân hàng thực hiện thu nợ ở người trả tiền bằng cách thông báo cho người trả tiền hoặc gửi thương phiếu đến ngân hàng uỷ nhiệm nhờ thu hộ Nếu không thu được nợ ngân hàng có thể xử lý bằng cách hoàn thương phiếu truy đòi người xin chiết khấu hoặc truy tố trước pháp luật

Bài tập áp dụng:

Ngày 20/11/2006, nhân viên tín dụng của ngân hàng ACB có nhận được của một khách hàng loại chứng từ có giá xin chiết khấu: Hối phiếu số 1247/06 ký phát ngày 15/10/2006 sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 15/04/2007 có mệnh giá là 128.000 USD đã được ngân hàng Citybank New York chấp nhận chi trả khi đáo hạn Biết rằng ACB áp dụng mức hoa hồng là 0.5% trên mệnh giá chứng từ nhận chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 6%/năm đối với USD

Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu chứng từ

trên

Cách làm:

1 Mệnh giá Hối phiếu = 128.000 USD

Trang 9

2 % tỷ lệ hoa hồng = 0.5%/ mệnh giá Hối phiếu.

3 Mức hoa hồng phí = (2) x (1) = 128.000 x 0.5% = 640 ( USD )

4 Lãi suất chiết khấu tiền USD/năm : 6%

5 Số ngày nhận chiết khấu : ( 145 ngày )

Ngày xin chiết khấu : 20/11/2006

Ngày đáo hạn : 15/04/2007

6 Lãi chiết khấu = ( 128.000 x 6% x 145 ) / 365 = 3.051 ( USD )

7 Số tiền khách hàng sẽ nhận = (1) – ( 6) – (3) = 124.309 ( USD)

Chiết khấu chứng từ có giá khác:

Ngoài thương phiếu , các chứng từ có giá khác như Trái phiếu, tín phiếu kho bạc nhà nước, kỳ phiếu, sổ tiền gửi tiết kiệm cũng được ngân hàng thực hiện chiết khấu

Đối với trái phiếu và tín phiếu kho bạc nhà nước người hưởng lợi là người mua, còn người thanh toán là kho bạc nhà nước Khi chiết khấu, cần phân biệt hai loại: Trái phiếu chiết khấu hay trái phiếu không hưởng lãi định kỳ và trái phiếu được hưởng lãi định kỳ

Trái phiếu chiết khấu là loại trái phiếu mà người mua chỉ trả một số tiền nhỏ hơn mệnh giá (phần chênh lệch này chính là lãi trái phiếu) và khi đến hạn thanh toán, kho bạc sẽ trả cho người mua một số tiền bằng mệnh giá Về phương pháp tính chiết khấu của trái phiếu chiết khấu cũng giống như tính chiết khấu thương phiếu

Trái phiếu được hưởng lãi định kỳ là loại trái phiếu mà người mua nó phải trả cho kho bạc một số tiền bằng mệnh giá, đổi lại người mua sẽ nhận lợi tức định

kỳ và khi đến hạn thanh toán họ sẽ nhận được số tiền bằng mệnh giá của trái phiếu Do đó, phương pháp tính chiết khấu trái phiếu được hưởng lãi định kỳ như sau :

Số tiền chuyển cho người xin chiết khấu = Trị giá chiết khấu – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí

Trong đó :

Trang 10

• Trị giá chiết khấu = Mệnh giá + Lãi hưởng định kỳ.

• Lãi hưởng định kỳ = Mệnh giá x % Lãi suất được hưởng định kỳ

• Hoa hồng phí = Mệnh giá x % tỷ lệ hoa hồng

• Lãi chiết khấu = ( Trị giá CK x Lãi CK %/năm x số ngày nhận CK )/ 365

Bài tập áp dụng:

Ngày 20/11/2006, nhân viên tín dụng của ngân hàng ACB có nhận được của một khách hàng loại chứng từ có giá xin chiết khấu : Trái phiếu chính phủ có mệnh giá 2 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào ngày 17/10/2007 và được hưởng lãi hàng năm là 8.5% Biết rằng ACB áp dụng mức hoa hồng là 0.5% trên mệnh giá chứng từ nhận chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 1%/tháng đối với VND

Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu chứng từ

trên

Cách làm

1 Mệnh giá TP = 2.000 ( tr.đ )

2 Thời hạn từ 20/11/2006 đến ngày 17/10/2007 : khoảng 327 ngày

3 Lãi suất hưởng định kỳ : 8.5%

4 Lãi hưởng định kỳ = (1) x ( 3) = 170

5 Trị giá chiết khấu = (1) + (4) = 2.170

Trang 11

6 Lãi chiết khấu ngân hàng = (5)x 12% x 327/365 = 233.3

7 Hoa hồng phí = (1) x 0.5% = 10

8 Số tiền khách hàng nhận = (5) – ( 6) – ( 7) = 2.170 – 233.3 – 10 = 1.926.7

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w