Đề thi 45 phút

3 279 0
Đề thi 45 phút

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Lịch sử Thời gian làm bài: 40 phút; (30 câu trắc nghiệm 1 câu tự luận) Mã đề thi 102 A. Trắc nghiệm (7,5 điểm) Câu 1: Để bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp, các triều đại Lí, Trần, Lê sơ đã làm gì? A. Quy định trâu bò thuộc tài sản công của làng xã. B. Ban lệnh cấm và phạt nặng ai giết mổ trộm trâu bò. C. Trâu bò chỉ được mổ vào dịp hội làng và các ngày lễ lớn. D. Cấp trâu bò cho các hộ nghèo. Câu 2: Việc buôn bán và trao đổi với thương nhân nước ngoài bị hạn chế dưới triều đại nào? A. Lê sơ. B. Hồ. C. Lí. D. Trần. Câu 3: Các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập quan xưởng, nhằm mục đích gì? A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. B. Góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự. (2) C. Chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội. (1) D. May mũ áo cho vua, quan lại và quý tộc. (3) Câu 4: Các vua Trần đã cho thực thi biện pháp gì để thúc đẩy phát triển nông nghiệp? A. Thu hồi ruộng đất của các nhà chùa cho dân làm đất canh tác. B. Chia lại ruộng công làng xã một cách bình đẳng. C. Tịch thu ruộng đất của các vương hầu, quý tộc trọng tội đem chia cho nông dân cày cấy. D. Khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân nghèo đi khẩn hoang, lập các điền trang. Câu 5: Những bài thơ, bài phú, bài hịch, bài văn nổi tiếng trong nền văn học từ thời Lý đến thời Lê sơ là: A. Bạch Đằng giang phú, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm. B. Thơ thần, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều. C. Truyện Kiều, Bình Ngô đại cáo, Bài Thơ thần. D. Thơ thần, Bình Ngô đại cáo, Bạch Đằng giang phú. Câu 6: Các địa điểm buôn bán, trao đổi chủ yếu của nhân dân ta trong các thế kỷ X đến XV? A. Các phường buôn. B. Các thương hội. C. Các trung tâm thương mại. D. Các chợ làng, chợ huyện và chợ chùa. Câu 7: Tên làng gốm nổi tiếng trong các thế kỷ X đến XV? A. Làng Thô Hà, Hương canh.(3) B. Làng Bát Tràng.(1) C. Tất cả (1); (2);(3). D. Làng Chu Đậu, Huê Cầu.(2) Câu 8: Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu là ai? A. Hồ Nguyên Trừng. B. Hồ Qúy Ly. C. Trần Hưng Đạo D. Trần Qúy Cáp. Câu 9: Nội dung cơ bản của phép quân điền là gì? A. Chia đều phần đất đai đã được khai khẩn cho những người tham gia khai hoang. B. Tịch thu ruộng đất của vương hầu quý tộc cho dân nghèo. C. Chia lại ruộng đất công làng xã. D. Ban cấp đất đai cho những người có công với nước. Câu 10: Những năm quân dân Đại Việt chiến thắng giặc Nguyên Mông? A. Năm 1285. Năm 1287.Năm 1288. B. Năm 1258. Năm 1282 Năm 1285. C. Năm 1258. Năm 1285.Năm 1288. D. Năm 1258. Năm 1285. Năm 1287. Câu 11: Đâu là hạn chế của giáo dục Nho học đối với sự phát triển của đất nước? A. Giai cấp thống trị lợi dụng để tăng cường bóc lột nhân dân. B. Không có nội dung khoa học, kỹ thuật. C. Không thúc đẩy sự phát triển kinh tế. D. Nhân dân ngày càng xa rời thực tế cuộc sống. Câu 12: Chiến thắng lớn nhất của quân dân Đại Việt đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên là chiến thắng nào? A. Hàm Tử. B. Vạn Kiếp. C. Bạch Đằng. D. Chương Dương. Câu 13: Vị vua nào ở triều Lê đã tổ chức 12 khoa thi Hội chọn Tiến sĩ? A. Lê Nhân Tông (1442 - 1459). B. Lê Thái Tông (1433 - 1442). C. Lê Thánh Tông (1460 - 1497). D. Lê Thái Tổ (1428 - 1433). Câu 14: Vào năm nào, nhà nước quyết định cho dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu? A. 1460 B. 1484. C. 1497. D. 1075. Câu 15: Hàng năm nhà vua tổ chức lễ cày ruộng để làm gì? A. Tất cả (1); (2);(3) B. Khuyến khích dân sản xuất.(3) C. Cầu trời cho mưa thuận, gió hòa.(1) D. Khai giảng dạy cày ruộng.(2) Câu 16: Người đề xướng chủ trương "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc" là ai? Trang 1/3 - Mã đề thi 102 A. Lý Thường Kiệt B. Vua Lý Thánh Tông. C. Nguyên phi Ỷ Lan. D. Tể tướng Lý Đạo Thành. Câu 17: Những điều kiện nào thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thương nghiệp nước ta trong giai đoạn này? A. Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và điều kiện đất nước độc lập, thống nhất. B. Các triều đại đều coi thương nghiệp là kinh tế chính. C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp. D. Sự ra đời của tiền tệ. Câu 18: Các địa danh diễn ra các chiến thắng nổi tiếng trong ba cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Hàm Tử, Tây Kết. B. Bạch Đằng, Vạn Kiếp. C. Hàm Tử, Tây Kết. D. Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết. Câu 19: Kể tên các loại hình cây trồng chủ yếu của nhân dân ta trong các thế kỉ X - XV A. Cây lương thực, rau xanh và cây ăn quả. B. Cây lương thực và cây công nghiệp. C. Cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp. D. Lúa, ngô, cây ăn quả. Câu 20: Trong các thế kỉ X - XV, ở nước ta có những tôn giáo nào tồn tại? A. Ki tô giáo, Hồi giáo và Nho giáo. B. Phật giáo, Đạo giáo và Ki tô giáo. C. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. D. Nho giáo, Phật giáo, Hin đu giáo. Câu 21: Tên những vùng hải cảng quan trọng của nước ta trong các thế kỉ X – XV?. A. Đà Nẵng, Sài Gòn, Hội An, Thanh Hà, Thị Nại. B. Vân Đồn, Lạch Trường, Càn Hải, Hội Thống, Thị Nại. C. Đà Nẵng, Sài Gòn, Vân Đồn, Lạch Trường. D. Hội Thống, Sài Gòn, Vân Đồn, Lạch Trường, Hội An, Câu 22: Ruộng đất tư hữu ngày càng có xu hướng mở rộng và lấn át ruộng công làng xã từ thời nào? A. Thời Tiền Lê. B. Thời Trần. C. Thời Hậu Lê. D. Thời Lí. Câu 23: Sự phát triển của thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công bắt nguồn từ nhu cầu nào? A. Nhu cầu tiêu dùng trong nước. B. Nhu cầu tiêu dùng trong nước và buôn bán trao đổi với các nước khác. C. Nhu cầu cống nạp. D. Nhu cầu tự cung, tự cấp của bản thân các làng nghề. Câu 24: Nguyên nhân làm nên chiến thắng oanh liệt của quân và dân nhà Trần trong 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên? A. Tất cả (1);(2);(3). B. Ý chí chiến đấu và quyết tâm đánh thắng của nhân dân ta.(2) C. Sự chỉ huy tài giỏi của triều đình mà nhất là Trần Hưng Đạo.(1) D. Truyền thống yêu nước sâu sắc của nhân dân ta.(3) Câu 25: Những tác động tích cực của sự phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV? A. Củng cố độc lập dân tộc và nâng cao đời sống nhân dân. B. Nâng cao đời sống nhân dân. C. Đẩy nhanh sự phân hóa xã hội. D. Góp phần củng cố độc lập dân tộc. Câu 26: Trước sự suy sụp của Nhà Trần, Hồ Quý Ly đã làm gì? A. Đem quân đàn áp phong trào nổi dậy của nông dân. B. Mở kho cấp lương thực cứu đói cho dân. C. Cầu cứu quân Minh giúp đỡ. D. Tiến hành một cuộc cải cách toàn diện. Câu 27: Thăng Long có 36 phố phường vào thời kỳ nào? A. Thời Trần. B. Thời Lê sơ. C. Thời Hồ. D. Thời Lý. Câu 28: ''Phép quân điền'' được thực hiện dưới triều đại nào? A. Nhà Lý. B. Nhà Tiền Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Hậu Lê. Câu 29: Việc đắp đê ở nước ta được bắt đầu từ thời nào? A. Thời Lê sơ. B. Thời Đinh – Tiền Lê. C. Thời Hồ. D. Thời Lý, Trần. Câu 30: Sự vận động của nền kinh tế trong những thế kỉ X - XV đã dẫn tới hậu quả gì? A. Giai cấp địa chủ thống trị mở rộng ruộng đất tư hữu. (2) B. Cả (1), (2), (3) đều đúng. C. Nhiều tầng lớp nhân dân đói kém mất mùa, nhiều cuộc đấu tranh nông dân nổ ra. (3) D. Sự phân hóa trong xã hội ngày càng sâu sắc. (1) B. Tự luận (2,5 điểm) 1. Phân tích nguyên nhân quân dân nhà Trầnchiến thắng giặc Nguyên?Nguyên nhân quyết định nhất? HẾT Trang 2/3 - Mã đề thi 102 Trang 3/3 - Mã đề thi 102 . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Lịch sử Thời gian làm bài: 40 phút; (30 câu trắc nghiệm 1 câu tự luận) Mã đề thi 102 A. Trắc nghiệm (7,5 điểm) Câu 1: Để bảo. Trầnchiến thắng giặc Nguyên?Nguyên nhân quyết định nhất? HẾT Trang 2/3 - Mã đề thi 102 Trang 3/3 - Mã đề thi 102 . dạy cày ruộng.(2) Câu 16: Người đề xướng chủ trương "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc" là ai? Trang 1/3 - Mã đề thi 102 A. Lý Thường Kiệt B.

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:00