1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MẠCH HỌC - MẠCH NHU pot

10 285 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MẠCH HỌC MẠCH NHU A- ĐẠI CƯƠNG. - Sách ‘Nội Kinh Tố Vấn’ chỉ nói đến mạch Nhuyễn (³n ) không thấy nói đến mạch Nhu hoặc Nhuyễn (ÐR ). - Trương Sơn Lôi, trong bộ ‘Mạch Học Chính Nghĩa’ cho là chữ Nhuyễn biến thành chữ Nhu là do người Hán đặt chữ Lệ mà ra. - Sách ‘Mạch Kinh’ gọi là Nhuyễn. - Sách ‘Tứ Chẩn Quyết Vi’ ghi:”Chữ Nhu về ý nghĩa cũng như chữ Nhuyễn, vì vậy mạch Nhuyễn tức là mạch Nhu”. - Thuộc loại mạch âm. - Sách ‘Thiên Kim Dực’ ghi:”Ấn tay như không có, nhấc tay lên thì có thừa hoặc như áo gấm trong nước , để tay nhẹ lên thịt thì thấy ngay mà mềm, gọi là mạch NHU”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH NHU - Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi:”Mạch Nhuyễn thì rất mềm mà Phù - Tế”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi:”Mạch Nhu đi phù mà rất nhỏ, rất mềm, nhẹ tay thì thấy ngay, ấn nặng tay thì không thấy”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Nhu đi phù, nhỏ mà mềm”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH NHU - Sách ‘Mạch Chẩn’ ghi lại hình vẽ mạch Nhu như sau : C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH NHU - Sách ‘Chẩn Tông Tam Muội’ ghi:”Nhu là vị khí không đủ”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Nhu là do khí huyết không đủ hoặc do thấp khí đè lên làm nghẽn dương mạch gây ra”. D- MẠCH NHU CHỦ BỆNH - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (T. Luận) ghi:”Mạch ở bộ thốn khẩu mà Nhuyễn là vong huyết”. - Chương ‘Bình Tam Quan Bệnh Hậu Tịnh Trị Nghi’ (M. Kinh) ghi: “Mạch ở thốn khẩu Nhu là dương khí suy yếu, tự ra mồ hôi, hư tổn. Mạch ở bộ quan Nhu là Tỳ khí suy yếu hư lạnh, mót rặn. Mạch ở bộ xích mà Nhu thì tiểu khó”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch bộ thốn Nhu: mồ hôi tự ra (tự hãn), dương hư. Mạch bộ quan Nhu: khí bị hư. Bộ xích Nhu: tinh huyết bị tổn thương, hư hàn”. - Sách ‘Mạch Ngữ ‘ ghi: “Mạch Nhu là thấp ở trung tiêu, mồ hôi tự ra, lạnh, chứng tý. Bộ thốn Nhu là dương hư. Bộ quan Nhu là trung khí bị hư. Bộ xích Nhu là thấp nhiều, tiêu chảy”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Nhu thấy ở chứng âm hư, Thận hư, tủy bị kiệt, tinh bị tổn thương”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Nhu chủ về mọi chứng hư, về thấp”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: Tả Thốn NHU Hồi hộp, hay quên. Hữu Thốn NHU Khí bị hư, mồ hôi tự ra. Tả Quan NHU Huyết không đủ nuôi gân. Hữu Quan NHU Tỳ hư, thấp tim. Tả Xích NHU Tinh huyết không đủ. Hữu Xích NHU Mệnh môn hỏa suy. E- MẠCH NHU KIÊM MẠCH BỆNH - Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn 17) ghi: “Mạch Tâm, nếu Nhuyễn mà Tán thì sẽ sinh ra chứng tiêu khát, trong vòng 10 ngày sẽ khỏi. Mạch Phế nếu Nhuyễn mà Tán thì mồ hôi ra nhiều. Mạch Can nếu Nhuyễn mà Tán, sắc mặt bóng nhuận đó là chứng ‘Dật ẩm’, do khi khát mà uống quá nhiều nước, nước tràn ra bì phu, trường vị. Mạch Tỳ nếu Nhuyễn mà Tán, sắc mặt không bóng, đầu gối trở xuống sẽ bị sưng phù như có nước. Mạch Thận nếu Nhuyễn mà Tán là bệnh thiếu máu, khó lòng hồi phục”. - Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH. Luận) ghi: “Can bệnh mà thấy mạch Nhu Nhược thì sẽ khỏi”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Mạch Nhuyễn mà Huyền là chóng mặt, hoa mắt, ngón tay tê. · Nhuyễn mà Tế là Tỳ hư, thấp tim. · Nhuyễn mà Sáp là vong huyết. · Nhuyễn mà Phù là phần vệ, dương hư. · Nhuyễn mà Trầm, Tiểu là Thận hư, di tinh. G- MẠCH NHU QUA CÁC LỜI BÀN - Sách ‘Chẩn Gia KhuYếu’ ghi: ‘Mạch Nhu phù, mềm, giống với mạch Hư, nhưng Hư thì hình tượng của mạch to, còn Nhu thì lại nhỏ. Mạch Nhu Tế nhỏ giống như mạch Nhược nhưng mạch Nhược thì ở vị trí sâu (Trầm) còn Nhu thì ở phần trên (phù). Mạch Nhu không ổn thì giống với mạch Tán nhưng Tán là từ Phù Đại biến dần thành Trầm mà Tuyệt, còn Nhu thì từ Phù Tiểu biến dần thành không thấy Bệnh lâu ngày, người lớn tuổi mà thấy mạch Nhu thì cũng chưa sao vì là mạch hợp với chứng. Nếu người bình thường, trẻ tuổi, sức mạnh hoặc bị bạo bệnh mà thấy mạch Nhu là mạch không gốc, thì ngày chết không còn xa”. - Chương ‘Sư Truyền Tam Thập Nhị Tắc’ (CTT. Muội) ghi: “ Người bình thường suy nhược, mạch tuy thấy Nhu, Nhuyễn, thiếu sức nhưng còn đại ôn, đại bổ được, không giống như chứng âm hư thoát huyết, mạch chỉ thuần thấy Tế Sác mà Huyền, cứng, cầu được Nhu, Nhược cũng khó”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: ‘Xét nghĩa chữ Nhuyễn thì biết rằng mạch này ấn tay thì thiếu sức, khí thế sút kém, chưa hẳn là ấn tay thấy như không có”. H- CÁC Y ÁN MẠCH NHU Y Án Mạch NHU - TẾ (Trích trong ‘Ái Lu Y Án’) “Có người bị hoa mắt chóng mặt đã lâu năm, thường phát bệnh lúc tiết trời ẩm thấp. Chẩn mạch thấy Nhu Tế, rêu lưỡi trắng nhờn. Về chứng này thì người xưa đều căn cứ vào Nội Kinh có ghi: “Các chứng phong, chóng mặt đều thuộc về Can” nên nguyên nhân là do phong dương nghịch lên. Khi chữa phải phân biệt thêm là kiêm hỏa hoặc có kiêm đờm mà thôi. Nay xét mạch chứng thì thấy chứng này là do thấp bị uất, dồn lên trên (thấp uất thượng phiếm) kiêm thêm đờm trọc trở ngại gây ra. Chứng này người xưa chưa bàn đến mà lâm sàng cũng ít gặp. Cách chữa là “Tân hương vận trung’ (dùng vị thuốc cay, thơm để làm cho trung khí chuyển vận) để hóa thấp, hóa đờm. Cho uống Bán Hạ (chế) 4g, Thảo Quả (nướng) 1,2g, Tô Tử (sao) 6g, Tuyền Phúc Hoa (bì) 4g, Bạch Giới Tử 2,8g, Xích Linh 12g, Tiêu Mục 2g. Khám lại lần thứ 2: hết hoa mắt, chóng mặt, lưỡi còn trắng, mạch Nhu, tiêu chảy. Nếu cứ câu nệ theo phép của cổ xưa: “Người mập hoặc người uống rượu nhiều hoặc thích uống trà lạnh thì thấp đình trệ” rồi cho dùng thuốc tự giáng thì chẳng sai sao? Vẫn dùng phương thuốc cũ gia giảm, chủ yếu chữa ở Thái âm và Dương minh. Cho uống Mao Truật 4g, Thảo Quả (nướng) 2g, Bán Hạ (chế) 6g, Bạch Truật (sao đất) 6g, Bội Lan (laù) 2g, Hoắc Hương 6g, Trần Bì 4g, Thông Thảo 4g. Bệnh khỏi”. Y Án Mạch NHU (Trích trong ‘Nội Khoa Học của Thượng Hải’). “Thị X, nữ, 31 tuổi. Khám lần đầu: trước đây 5 ngày, bỗng nhiên bị đau trướng vùng bụng dưới kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu gấp, bài tiết nước tiểu nóng rít và buốt, đau nước tiểu sắc vàng, có vẩn đục, 1 ngày đi tiểu hơn 20 lần, khi tiểu, có cảm giác như 1 luồng đau buốt từ vùng rốn lan đến đường tiểu, lưng không đau. Xét nghiệm: nhiệt độ cơ thể 370C, tỉnh táo, dinh dưỡng phát dục bình thường, rêu lưỡi trắng mỏng, nhớt dính, đầu lưỡi có gai đỏ, mạch Nhu. Vùng tim, phổi bình thường, bụng mềm, giữa bụng dưới có vùng ấn đau rõ (cầu bàng quang căng đau), gõ vùng thận thấy đau, nước tiểu sắc vàng, đục, có ít tròng trắng trứng, bạch cầu 4+, hồng cầu 2+, cấy nước tiểu thấy có trực khuẩn đại trường. Chẩn đoán: Chứng nhiệt lâm (bàng quang viêm cấp). Cho dùng: Sinh Địa 16g, Cù Mạch 12g, Xa Tiền Tử 12g, Sơn Chi 12g, Hoàng Bá 12g, Mộc Thông 8g, Biển Xúc 12g, Hoạt Thạch 12g, Cam Thảo 6g, Hổ Phách 3g, Đăng Tâm 4g. Khám lần 2: Sau khi uống 2 thang, tiểu hết đau, buốt, số lần tiểu từ hơn 20 lần giảm xuống còn hơn 10 lần, ấn vào vùng bụng dưới chỉ hơi thấy đau nhẹ. Nước tiểu sắc vàng, trong, hết albumin (hết chất tròng trắng trứng), bạch cầu còn vết, hồng cầu âm tính. Tiếp tục cho uống như thang cũ. Khám lần 3: Sau khi uống 3 thang nữa, hết hẳn đau trướng và vùng bụng dưới ấn không còn đau nữa, số lần tiểu trở lại bình thường. Xét nghiệm nước tiểu cũng bình thường”. . MẠCH HỌC MẠCH NHU A- ĐẠI CƯƠNG. - Sách ‘Nội Kinh Tố Vấn’ chỉ nói đến mạch Nhuyễn (³n ) không thấy nói đến mạch Nhu hoặc Nhuyễn (ÐR ). - Trương Sơn Lôi, trong bộ Mạch Học. gọi là mạch NHU . B- HÌNH TƯỢNG MẠCH NHU - Chương Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: Mạch Nhuyễn thì rất mềm mà Phù - Tế”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: Mạch Nhu đi phù. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: Mạch Nhu đi phù, nhỏ mà mềm”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH NHU - Sách Mạch Chẩn’ ghi lại hình vẽ mạch Nhu như sau : C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

Xem thêm: MẠCH HỌC - MẠCH NHU pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w